1. Trang chủ >
  2. Đại cương >
  3. Triết học >

B. Hôn nhân và giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 499 trang )


ARISTOTE



85



chỉ nên cưới những người vợ vào khoảng 20 tuổi. Một thiếu nữ

vào khoảng 20 đủ sức đương đầu với một nam nhi vào khoảng

30, do đó cần phải lấy người chồng vào khoảng 37 thì trật tự gia

đình mới bảo toàn. Mặt khác, Aristote bênh vực cho thuyết của

mình với nhận xét rằng với số tuổi chênh lệch ấy, khả năng sinh

sản của hai vợ chồng mới có thể chấm dứt vào một lúc. Nếu

người chồng còn khả năng n{y hoặc ngược lại thi đời sống gia

đình sẽ khó khăn. Đối với nam giới tuổi chấm dứt sinh sản là 70,

đối với nữ giới tuổi chấm dứt sinh sản l{ 50, do đó tuổi cưới hỏi

cần phải phù hợp.

Nếu 2 vợ chồng trẻ quá thì sức khỏe của con cái sẽ bị tổn

thương. Những cặp vợ chồng trẻ thường sinh con gái nhiều hơn

con trai. Sức khỏe quan trọng hơn tình yêu giữa vợ chồng.

Những phụ nữ lập gia đình qu| sớm thường dễ hư hỏng, những

thanh niên lập gia đình qu| sớm thường không phát triển được

tất cả những khả năng vật chất và tinh thần của mình. Vấn đề

hôn nhân là một vấn đề tối quan trọng đối với quốc gia xã hội, vì

vậy cần phải được hướng dẫn và kiểm soát bởi chính phủ: chính

phủ phải ấn định tuổi tối thiểu và tuổi tối đa để kết hôn cho mọi

công dân nam nữ, những thời kỳ n{o được phép sinh sản và

mức độ gia tăng của dân số. Nếu mức độ này quá lớn cần phải áp

dụng phương ph|p ph| thai. D}n số trong mỗi quốc gia tùy

thuộc vào các nguồn lợi và vị trí của quốc gia ấy. Nếu dân số quá

ít quốc gia không thể tự túc, nếu dân số quá nhiều các nguyên

tắc dân chủ sẽ khó áp dụng. Dân số một quốc gia không nên quá

10.000 người.

Chính phủ cũng phải kiểm soát nền giáo dục. Muốn chính thể

được lâu dài, nền giáo dục phải thích hợp. Những kẻ xuất chúng

phải được huấn luyện để trở nên những nhà cai trị. Họ sẽ sống



86



Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC



một cuộc đời hoàn toàn vì quyền lợi chung, không đếm xỉa đến

của cải riêng. Toàn dân phải được huấn luyện để biết tuân theo

pháp luật. Những công dân tốt trước khi trở th{nh người chỉ

huy giỏi phải l{ người thừa hành giỏi. Nền giáo dục còn có tác

dụng thống nhất quốc gia, vượt lên trên những vấn đề chia rẽ địa

phương. C|c thanh thiếu niên cần phải thấm nhuần c|c điều lợi

ích do cuộc sống tập thể đưa lại. Một con người có giáo dục là

một con vật (người ?) tốt nhất, những kẻ sống cô độc làm những

kẻ tệ hại nhất. Nếu sự bất công được sử dụng võ khí thì tệ hại

càng lớn hơn. Những kẻ có giáo dục không biết hòa mình vào

đời sống xã hội cũng đ|ng sợ hơn, chúng l{ những con vật tham

lam, chỉ sự kiểm soát của xã hội mới đem chúng về con đường

đạo đức.Nhờ lời nói con người họp thành một xã hội, nhờ xã hội

con người phát triển trí thông minh, nhờ trí thông minh con

người sống trong trật tự, nhờ trật tự con người đi đến văn minh.

Chính trong xã hội con người mới có những cơ hội để phát

triển. Chỉ những thú vật hoặc những thánh hiền mới sống cô

độc.

Những cuộc cách mạng bao giờ cũng đ|ng tr|ch. Chúng có thể

đem lại một vài cải c|ch, nhưng con người phải trả gi| qu| đắt.

Khuyết điểm lớn nhất là tình trạng hỗn độn có thể đưa đến sự

phá hủy trật tự xã hội v{ cơ cấu quốc gia. Những sự cải c|ch đôi

khi có thể thấy được hoặc tính to|n được nhưng c|c điều bất

tiện thì thường thường không thể ngừa trước được mà có khi

lại rất quan trọng. Sở dĩ người ta phê phán một cách dễ dàng là

vì người ta chỉ nhìn sự vật một cách hời hợt. Những người trẻ

tuổi thường dễ bị lừa gạt vì họ tin một cách quá dễ dàng. Hủy bỏ

những tập tục cổ xưa l{ một việc làm rất nguy hiểm có thể đe

dọa sự ổn cố của chính thể. Mặc dù được chính thức hủy bỏ các



ARISTOTE



87



tập tục cổ xưa vẫn còn sống trong dân chúng. Nếu một hiến pháp

muốn được tồn tại lâu dài, hiến ph|p đó phải được đại đa số dân

chúng tán thành. Một nhà cai trị muốn tránh các cuộc nổi dậy

cần phải làm thế n{o để xã hội không có những người quá giàu

hoặc quá nghèo. Họ phải khuyến khích dân chúng ra khai khẩn

đất đai ở nước ngo{i để sự cạnh tranh ở trong nước có lối thoát;

họ phải khuyến khích và thực hành tôn giáo. Một lãnh tụ “cần

phải tỏ ra ngoan đạo. Nếu dân chúng thấy rằng lãnh tụ của mình

ngoan đạo họ sẽ tin tưởng vào vị lãnh tụ nhiều hơn. Do sự tin

tưởng ấy họ sẽ không tìm cách lật đổ vị lãnh tụ, những kẻ yếu

bóng vía còn tưởng rằng vị lãnh tụ của mình thế n{o cũng được

các thần th|nh giúp đỡ”.

C. Dân chủ và quý tộc

Với những bảo đảm về phương diện tôn giáo, giáo dục và nền

tảng gia đình, cơ cấu chính trị mới có thể vững chắc. Trong tất

cả mọi chính thể đều có những ưu điểm và những khuyết điểm.

Trên lý thuyết, chính thể lý tưởng là sự tập trung tất cả quyền

hành chính trị v{o người khôn ngoan nhất. Thi sĩ Homère có nói

rằng: “để cho đ|m đông cai trị là không tốt, việc cai trị chỉ nên

giao cho một người”. Đối với một người như vậy, luật pháp chỉ

là một phương tiện hơn l{ một giới hạn. Đối với người xuất

chúng không thể có luật pháp nào ràng buộc được: chính họ là

luật pháp. Trên thực tế, chế độ quân chủ thường là chế độ dở

nhất. Sức mạnh v{ đạo đức thường không đi đôi với nhau. Do đó

chế độ tạm dùng được là chế độ quý tộc trong đó một số người

xuất chúng nắm giữ guồng máy của quốc gia. Việc cai trị là một

việc quá chuyên môn không thể giao cho dân chúng ngu dốt đảm

nhiệm được. Trong ngành y khoa, chỉ những b|c sĩ mới được



88



Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC



hỏi ý kiến, tại sao không áp dụng nguyên tắc n{y trong lĩnh vực

chính trị. Một nhà toán học có thể chọn lựa những nhà toán học,

một thuyền trưởng có thể chọn lựa những thuyền trưởng, do đó

sự chọn lựa những nhà cai trị phải giao cho những nhà cai trị.

Sự khó khăn của một chế độ quý tộc cha truyền con nối là sự

thiếu một căn bản kinh tế. Trong xã hội luôn luôn có những

người đột nhiên trở nên gi{u v{ do đó đòi quyền được tham dự

vào công cuộc chính trị. Họ sẽ bỏ tiền ra để mua bất cứ cái gì kể

cả chức tước. Đó là tình trạng đ|ng tr|nh vì khả năng chính trị

và khả năng l{m gi{u l{ 2 lĩnh vực ho{n to{n tr|i ngược. Để cho

kẻ làm giàu lên nắm chính quyền tức là khuyến khích dân chúng

có những thủ đoạn của kẻ gian thương vì d}n chúng luôn luôn

có khuynh hướng nghĩ theo v{ l{m theo người l~nh đạo. Một

chế độ quý tộc không căn cứ trên khả năng chính trị không phải

là một chế độ quý tộc thực sự.

Chế độ dân chủ thường thường là kết quả của một cuộc cách

mạng chống giai cấp gi{u sang. Aristote đ~ có một tư tưởng gần

như Karl Marx khi ông nhận xét rằng: “Sự cạnh tranh để làm giàu

khiến cho giai cấp trọc phú càng ngày càng bị thu hẹp, đ|m d}n

chúng vô sản c{ng ng{y c{ng đông đảo. Những phần tử này sẽ

làm cách mạng để lật đổ giai cấp thống trị”. Sự chấp chính của

giai cấp vô sản có một v{i ưu điểm. Xét theo từng cá nhân thì giai

cấp n{y không ra gì nhưng xét theo ý chí chung thì giai cấp này

cũng tạm gọi l{ được. Dân chúng là những người thừa hưởng và

trực tiếp chịu ảnh hưởng những chế độ chính trị, với tư c|ch đó

họ có nhiều kinh nghiệm quý giá mà giai cấp l~nh đạo không có.

Những kẻ hưởng dụng những tiện nghi của một tòa nhà có thể

phê bình tòa nhà ấy x|c đ|ng hơn l{ những kiến trúc sư. Những

thực khách trong một bữa tiệc có thể phê bình những món ăn



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (499 trang)

×