Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 499 trang )
PLATON
45
thể quý tộc dân chủ. Thay vì phải chọn lựa những ứng cử viên
do c|c bè ph|i đưa ra, người dân có thể tự đề cử mình bằng cách
học hỏi. Ở trong chế độ này hoàn toàn không có giai cấp, không
có vấn đề cha truyền con nối, tất cả mọi t{i năng đều có cơ hội
phát triển đồng đều, dù là con vua chúa hay là con thứ d}n cũng
đều bắt đầu ngang nhau. Nếu con vua chúa mà không có khả
năng cũng vẫn bị đ{o thải. Nếu là con thứ d}n m{ có đủ khả
năng cũng vẫn có thể tiến tới. Đ}y l{ nền dân chủ của học
đường, một nền dân chủ trăm ng{n lần đẹp đẽ hơn nền dân chủ
của thùng phiếu.
V{ như vậy những người cầm quyền sẽ dành tất cả nỗ lực của
mình để duy trì tự do cho xứ sở. Không có vấn đề phân quyền;
lập ph|p, h{nh ph|p cũng như tư ph|p đều tập trung vào một
nhóm người, ngay cả nguyên tắc pháp trị cũng không thể làm
cho họ bó tay trước những tình thế đặc biệt. Quyền hành của họ
là một thứ quyền hành vừa thông minh, vừa mềm dẻo, vừa
không có giới hạn.
Làm sao có thể tìm ra những người có đủ sự thông minh và mềm
dẻo? Adeimantus (một nhân vật trong tác phẩm của Platon)
quan niệm rằng triết gia cũng có thể lầm lạc và ích kỷ, những
người n{y đôi khi trở thành kỳ dị và hoàn toàn vô dụng trong xã
hội. Quan niệm này có thể áp dụng đối với một số người trong
xã hội ng{y nay. Platon đ~ nghĩ đến vấn đề này và chủ trương
một lối giáo dục thực tế, đi đôi với đời sống, song hành với một
nền học vấn uyên thâm. Hậu quả của phương ph|p n{y l{ đ{o
tạo những phần tử nhìn xa thấy rộng v{ ưa hoạt động. Platon
quan niệm triết lý là một nền văn hóa hoạt động kết hợp được
sự khôn ngoan sáng suốt và nhu cầu hoạt động của con người.
Trong lĩnh vực này Platon rất khác biệt với triết gia Kant.
46
Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC
Để đối phó với sự tham nhũng trong giai cấp l~nh đạo, Platon
chủ trương một chế độ cộng sản triệt để: “Trong giai cấp này
không ai được quyền có của riêng ngoài những vật dụng tối cần
thiết cho đời sống. Họ không được có nhà riêng có cửa khóa, vật
dụng v{ đồ ăn uống chỉ vừa đủ cho một chiến sĩ l}m trận. Họ
lãnh một số phụ cấp vừa đủ ăn v{ sống đời sống tập thể giống
như những quân nhân trong doanh trại. Họ không cần có vàng
bạc vì giá trị bản thân họ quý hơn v{ng bạc. Họ không cần phải
động đến các thứ đó hoặc đeo chúng v{o người. Trong những
điều kiện ấy họ mới có thể duy trì được nước. Nếu trái lại họ
ham mua nh{, đất hoặc tích trữ tiền bạc, họ sẽ trở nên những
người chủ nhà hoặc chủ nông trại thay vì phải là những người
giữ nước. Họ sẽ trở nên kẻ thù của những người khác. Sự căm
thù và những }m mưu l{m hại nhau là những mầm móng phá
tan xã hội từ bên trong, hiệu quả hơn những kẻ thù từ bên
ngo{i”.
Lối sống kể trên làm cho giai cấp l~nh đạo không nghĩ đến việc
bè phái mà chỉ nghĩ đến ích lợi chung. Họ không thiếu thốn,
không cần lo nghĩ về những vấn đề kinh tế nhưng đồng thời họ
cũng không có cơ hội để tham nhũng v{ đeo đuổi những khát
vọng cá nhân. Họ sẽ ăn chung với nhau, ngủ chung với nhau
trong một đời sống giản dị. Quyền lực của họ sẽ không làm hại
kẻ khác, phần thưởng độc nhất của họ là niềm tự h{o đ~ giúp ích
cho xã hội. Chắc chắn sẽ có những người bằng lòng sống một
đời sống như vậy, họ sẽ đ|nh gi| một đời sống tận tụy cho xứ sở
cao hơn những món lợi kinh tế. Do đó sẽ không còn những phe
phái cấu xé nhau vì địa vị.
Những người vợ ở nhà thì sao? Các bà này có chịu hy sinh
những xa hoa của đời sống không? - Giai cấp l~nh đạo sẽ không
PLATON
47
có vợ, chế độ cộng sản bao gồm cả những người vợ. Chẳng
những họ không tìm cái lợi cho bản thân mà còn không tìm cái
lợi cho gia đình. Họ không bị các bà vợ thúc giục vơ vét của cải,
họ tận tâm với xã hội chứ không phải với một người. Những
đứa con sinh ra cũng không thể gọi là con của người nào. Tất cả
h{i nhi đều phải rời mẹ từ khi mới lọt lòng v{ được nuôi nấng
chung, không ai được giành quyền sở hữu trên những hài nhi ấy.
Tất cả những người mẹ đều chăm sóc cho to{n thể những người
con. Tình huynh đệ giữa những đứa trẻ này sẽ nẩy nở vô cùng
tốt đẹp. Tất cả những đứa con trai đều là anh em, tất cả những
đứa con g|i đều là chị em, tất cả những người đ{n ông đều là
cha, tất cả những người đ{n b{ đều là mẹ.
Tìm đ}u ra những người đ{n b{ ấy? - Một số sẽ tuyển dụng trong
những giai cấp khác, một số sẽ từ giai cấp l~nh đạo lớn lên.
Trong xã hội này sẽ không có vấn đề phân chia nam nữ nhất là
trong lĩnh vực giáo dục. Con g|i cũng có đầy đủ cơ hội học hỏi
như con trai v{ có thể đảm nhận những chức vụ vao nhất trong
xã hội. Khi Glaucon (một nhân vật trong tác phẩm của Platon)
nêu ra ý kiến rằng nếu để cho phái nữ tham gia chính trị thì
nguyên tắc phân công sẽ bị xâm phạm, Platon trả lời rằng
nguyên tắc ph}n công căn cứ trên khả năng không phải trên điều
kiện sinh lý. Nếu một người đ{n b{ tỏ ra có khả năng trong lĩnh
vực chính trị, h~y để cho bà ta làm chính trị. Nếu một người đ{n
ông có khả năng rửa chén, h~y để cho ông ta rửa chén.
Sung công phụ nữ không phải là giao hợp bừa bãi. Ngay trong
lĩnh vực n{y cũng phải có kế hoạch và kiểm soát. Cần phải rút
kinh nghiệm trong kỹ thuật nuôi súc vật: người ta đ~ th{nh công
trong việc pha giống bò để có những con bò to lớn khỏe mạnh,
tại sao người ta không áp dụng những kỹ thuật tương tự trong
48
Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC
việc đ{o tạo giống người. Cho đứa trẻ một nền giáo dục thích
hợp chưa đủ, cần phải cho nó một giống tốt. Sự giáo dục phải
bắt đầu trước khi đứa bé ra đời. Vì lẽ đó, không một người đ{n
ông hoặc đ{n b{ n{o được phép gầy giống v{ sinh đẻ nếu họ
không hoàn toàn khỏe mạnh. Muốn l{m gi| thú trước hết phải
có chứng chỉ sức khỏe. Người đ{n ông chỉ được phép gây giống
nếu trên 30 tuổi v{ dưới 45 tuổi. Người đ{n b{ chỉ được phép
sinh đẻ nếu trên 20 tuổi v{ dưới 40 tuổi. Những người đ{n ông
khỏe mạnh trên 35 tuổi mà không chịu lập gia đình sẽ bị đ|nh
thuế nặng. Những h{i nhi ra đời một cách bất hợp pháp hoặc tàn
tật ốm yếu sẽ bị thủ tiêu. Sự giao hợp được tự do ngoài những
thời kỳ cho phép với điều kiện là phải phá thai. Hôn thú giữa
những người bà con sẽ bị cấm vì con cái sinh ra không được
khỏe mạnh. “Những phần tử ưu tú nhất trong ph|i nam cũng
như trong ph|i nữ sẽ được giao hợp càng nhiều càng tốt. Những
phần tử yếu kém chỉ được giao hợp với nhau. Tuy nhiên chỉ
những hài nhi do những phần tử ưu tú sinh ra mới được nuôi
dưỡng. Đó l{ phương ph|p duy nhất để có một giống nòi ưu tú!”
Một xã hội như vậy cần phải được bảo vệ chống với kẻ thù bên
trong lẫn bên ngoài. Cần phải sẵn s{ng để chiến thắng. Xã hội
của chúng ta lẽ cố nhiên là hiếu hòa và giữ mức độ dân số phù
hợp với những phương tiện sinh sống. Nhưng c|c nước láng
giềng có thể thèm thuồng sự thịnh vượng n{y v{ đem qu}n qua
cướp phá. Vì lẽ đó chúng ta sẽ có một giai cấp chiến sĩ sống một
cuộc đời khắc kỷ giống như giai cấp l~nh đạo v{ cũng do d}n
chúng chu cấp. Đồng thời tất cả mọi biện pháp phải được thi
h{nh để tránh chiến tranh. Nguyên do thứ nhất của chiến tranh
là dân số qu| đông, nguyên do thứ hai là sự buôn bán giữa các
nước. Thật vậy, sự cạnh tranh trong lĩnh vực buôn bán thật ra là
PLATON
49
một hình thức chiến tranh. Vì lẽ đó xã hội của chúng ta cần phải
ở s}u trong đất liền để không có điều kiện phát triển ngoại
thương. “Đại dương l{m cho một quốc gia tràn ngập hàng hóa
cùng với những kẻ làm tiền, những sự mua b|n đổi chác nó làm
cho con người quen với tính tham lam và gian xảo. Nền ngoại
thương đòi hỏi một hạm đội để bảo vệ, và hạm đội là mầm móng
của chiến tranh. Trong tất cả c|c trường hợp, chiến tranh là
trách nhiệm của một thiểu số trong khi đại đa số quần chúng là
bạn. Hình thức chiến tranh tệ hại nhất là nội chiến, giữa người
Hy Lạp với người Hy Lạp. Nếu tất cả c|c người Hy Lạp biết đo{n
kết thành một liên minh thì họ có thể tr|nh được sự đô hộ của
ngoại bang.
Cơ cấu chính trị của chúng ta sẽ do một nhóm l~nh đạo, nhóm
n{y được bảo vệ bởi các quân nhân và sau cùng là các nhóm
người buôn bán, làm kỹ nghệ, làm ruộng để n}ng đỡ hai nhóm
trên. Chỉ có nhóm thứ ba này mới được có của cải riêng, vợ
chồng riêng, con cái riêng. Tuy nhiên các ngành thương mại và
canh nông sẽ do nhóm l~nh đạo điều khiển để tránh những
trường hợp quá giàu hoặc quá nghèo, những người nào có của
cải gấp 4 lần trung bình phải nộp số thặng dư cho nh{ nước, việc
cho vay nặng lãi bị cấm và tiền lời bị hạn chế. Chế độ cộng sản
triệt để áp dụng cho giai cấp l~nh đạo không thể áp dụng cho giai
cấp kinh tế. Đặc điểm của giai cấp n{y l{ tính ưa vơ vét v{ cạnh
tranh, chỉ có một số ít có tâm hồn cao thượng hơn, còn phần
đông chỉ lo chỉ lo chạy theo món lợi thay vì phải chạy theo chân
lý và lẽ phải. Những kẻ chạy theo tài lợi không đủ tư c|ch để trị
nước và chúng ta hy vọng rằng nếu giai cấp l~nh đạo sống giản dị
và làm việc hữu hiệu thì giai cấp kinh tế sẽ vui lòng chịu nhận sự
l~nh đạo của họ. Nói tóm lại một xã hội lý tưởng là một xã hội
50
Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC
trong đó mỗi giai cấp sống theo bản tính tự nhiên của mình và
không giai cấp n{o động chạm đến quyền lợi của giai cấp khác.
Trái lại tất cả ba giai cấp đều phối hợp để hợp thành một xã hội
điều hòa, một quốc gia công bằng.
9. GIẢI PHÁP LUÂN LÝ
Chúng ta đ~ b{n về giải pháp chính trị. Bây giờ chúng ta sẵn sàng
để trả lời câu hỏi đ~ đặt ra: - Công bằng là gì?
Trên đời này chỉ có ba vật đ|ng gi|, đó l{ công bằng, mỹ thuật và
chân lý. Trong ba ý niệm ấy, không có một ý niệm nào có thể
định nghĩa được. Bốn trăm năm sau Platon, một viên chức La
Mã, Judea, cũng đặt ra câu hỏi: Sự thật là gì? Và ngày hôm nay
các triết gia cũng không thể cho chúng ta biết mỹ thuật là gì?
Đối với ý niệm công bằng Platon cho chúng ta một định nghĩa
như sau: Công bằng là có hoặc làm cái gì thuộc về ta. Định nghĩa
này có vẻ làm ta thất vọng. Sau ba cuộc tham luận chúng ta chờ
mong một định nghĩa huyền diệu. Định nghĩa của Platon diễn tả
một cách giản dị rằng công bằng là mỗi người nhận được cái gì
mình đ~ l{m ra v{ l{m công việc thích hợp với bản tính của mình
nhất. Một người công bằng là một người ở đúng vị trí của mình,
l{m theo đúng bản tính của mình và trả lại cho xã hội những cái
gì họ đ~ nhận của xã hội. Một xã hội gồm có những người công
bằng là một xã hội điều hòa và hữu hiệu vì mỗi phần tử ở đúng
vị trí của họ, l{m theo đúng bản tính của họ giống như những
nhạc khí trong một ban nhạc toàn hảo. Sự công bằng trong một
xã hội là một yếu tố điều hòa sự di chuyển của các tinh tú trên
bầu trời. Có công bằng xã hội mới có thể tồn tại. Nếu con người
PLATON
51
không giữ đúng vị trí của mình, nếu giai cấp kinh tế |p đảo giai
cấp l~nh đạo, nếu giai cấp qu}n nh}n đòi cầm quyền thì sự điều
hòa đ~ bị tổn thương, x~ hội sẽ bị phân hóa và tan rã. Công bằng
chính là sự phối hợp tuyệt hảo.
Đối với cá nhân, công bằng cũng l{ một sự phối hợp của những
bản năng, mỗi bản năng giữ đúng vị trí của mình v{ l{m đúng
phận sự của nó. Mỗi một cá nhân là một sự phối hợp của các
ước muốn, các tình cảm v{ c|c ý nghĩ. Nếu các yếu tố ấy được
điều hòa thì cá nhân sẽ được tồn tại và thành công. Nếu các yếu
tố ấy không giữ đúng vị trí của mình, nếu để tình cảm hướng
dẫn h{nh động con người sẽ mất thăng bằng. Công bằng là sự ổn
cố của tâm hồn. Tâm hồn cần có công bằng cũng như thể xác cần
có sức khỏe. Tất cả sự xấu xa trên đời đều do sự thiếu điều hòa
nghĩa l{ thiếu công bằng: giữa người v{ vũ trụ, giữa người và
người, giữa những yếu tố trong tâm hồn của một người.
Theo Platon thì công bằng chẳng những là sức mạnh mà còn là
sức mạnh điều hòa. Công bằng không phải là quyền lực của kẻ
mạnh mà là sự điều hòa của toàn thể. Một người ra khỏi vị trí
của mình có thể gặt hái một v{i điều lợi, người cuối cùng họ sẽ
bị chế tài một cách tự nhiên. Chiếc đũa của nhạc trưởng luôn
luôn kéo những nhạc khí v{o đúng }m điệu và tiết nhịp. Vị sĩ
quan đảo Corse có thể muốn đặt ch}u Âu dưới một nền quân
chủ chuyên chế nhưng cuối cùng ông bị đ{y ra một hòn đảo hoang vắng v{ khi đó ông mới nhận thấy rằng ông chỉ là công cụ
của tạo hóa.
Những ý niệm trên không có gì mới mẻ hoặc lạ lùng và chúng ta
có thể nghi ngờ những lý thuyết tự cho là mới mẻ trong lĩnh vực
triết học. Chân lý có thể mỗi ngày khoác một bộ |o kh|c nhưng