1. Trang chủ >
  2. Đại cương >
  3. Triết học >

A. Khoa học Hy Lạp trước thời Aristote

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 499 trang )


68



Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC



v{ trước Aristote cũng có khoa học và triết lý nhưng còn trong

trạng th|i thô sơ. Đ~ có nhiều cuộc nghiên cứu của người Hy

Lạp để phát triển khoa học nhưng những cuộc nghiên cứu ấy

ngày nay không thể xem là khoa học mà chỉ có thể xem như một

loại thần học. Nói một cách khác, dân cổ Hy Lạp có khuynh

hướng giảng giải tất cả những hiện tượng thiên nhiên như l{

hành vi của các thần linh.

Một v{i người tiên phong tìm c|ch đi ra khỏi ngõ bí ấy. Thalès

(649 - 550 TCN) được coi l{ cha đẻ của triết lý xuất thân là một

nh{ thiên văn lên tiếng công kích thói mê tín, xem các tinh tú

trên trời như những thần linh. Môn đệ của Thalès là Anaximandre có công vẽ những vị trí của những tinh tú v{ đưa ra thuyết

táo bạo rằng vũ trụ trước kia chỉ là một khối loãng, các hành tinh

v{ định tinh từ trong khối ấy m{ ra. Vũ trụ xoay vần theo từng

chu kỳ hợp rồi tan, tan rồi hợp. Tr|i đất nằm trên không trung

nhờ sức hút, tất cả c|c h{nh tinh đều có chất lỏng, dần dần chất

lỏng ấy bốc hơi do ảnh hưởng của mặt trời. Đời sống bắt đầu ở

dưới biển và lần lần xuất hiện trên mặt đất vì biển bị bốc hơi.

Những con vật không còn nước để sống dần dần tập thở không

khí, đó là thủy tổ của những giống vật sống trên đất. Ngay cả loài

người cũng phải có một hình dáng khác bây giờ. Vì nếu loài

người quá yếu ớt lúc sơ sinh v{ đòi hỏi quá nhiều thời gian để

trưởng th{nh như ng{y nay thì không sao có thể tồn tại đến ngày

nay.

Một triết gia khác Anaximènes cho rằng vũ trụ bắt đầu bằng một

khối chất loãng. Khối ấy dần dần cô đọng lại thành gió, mây,

nước, đất v{ đ|. Ba trạng thái của vật là trạng thái khí, lỏng và

đặc l{ 3 giai đoạn của sự cô đọng. Động đất là do sự cô đọng chất

lỏng trong lòng đất. Đời sống và linh hồn là một sức mạnh tiềm



ARISTOTE



69



tàng có mặt khắp nơi.

Anaxagoras tìm cách giảng giải nhật thực và nguyệt thực. Ông là

thầy học của danh tướng Periclès. Ông khám phá sự hô hấp của

cây cỏ và loài vật. Ông đưa ra giả thuyết rằng sở dĩ lo{i người

thông minh hơn súc vật là nhờ biết đi 2 ch}n trong khi d{nh 2

tay để làm những việc khác.

Một học giả kh|c tên l{ Héraclite đ~ hy sinh tất cả của cải để hiến

mình cho sự nghiên cứu khoa học. Ông tìm thấy rằng tất cả mọi

vật đều thay đổi. Tạo hóa xoay vần theo từng chu kỳ. Sự đấu

tranh l{ cha đẻ của vạn vật. Một học giả kh|c đ~ đưa ra thuyết

tiến hóa: ông cho rằng các bộ phận trong cơ thể của muôn loài

đều thay đổi theo với luật đ{o thải. Những bộ phận n{o đ|p ứng

với nhu cầu và thích hợp với hoàn cảnh sẽ được tồn tại trong khi

những bộ phận khác không thích hợp sẽ bị đ{o thải. Một vài học

giả kh|c đ~ đi gần đến thuyết nguyên tử dù một cách rất thô sơ.

Họ cho rằng ngoài thế giới hiện tại còn có vô số thế giới khác.

C|c h{nh tinh trong vũ trụ thường va chạm nhau và làm tan vỡ

nhiều thế giới. Trên đ}y l{ những điều mà các học giả Hy Lạp

dưới thời Aristote đ~ tìm thấy. Cần phải công nhận mặc dù với

những dụng cụ thô sơ, công trình ph|t minh của họ không phải

nhỏ. Mặt khác, chính chế độ nô lệ làm trì hoãn các phát minh

khoa học giúp ích đời sống: trong khi các nô lệ làm tất cả những

công việc nặng nhọc thì không ai nghĩ đến việc phát minh máy

móc làm gì. Trái lại phần lớn tư tưởng các học giả hướng về các

vấn đề chính trị và xã hội trong một nước Hy Lạp bị chia rẽ bởi

nhiều phe nhóm chống đối nhau gay gắt. Do đó triết lý và khoa

học chính trị có phần phong phú hơn những ngành khoa học

khác.



70



Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC



B. Aristote một nhà nghiên cứu thiên nhiên

Nếu chúng ta bắt đầu bằng cách khảo sát một tác phẩm của Aristote nhan đề là Vật lý học, chúng ta sẽ bị thất vọng. Sự thật là

trong cuốn vật lý học ấy chỉ trình bày những khái niệm siêu hình

về vật chất, sự chuyển động, không gian, thời gian, nguyên lý, và

những khái niệm tương tự. Một đoạn đặc sắc trong tác phẩm

trên là đoạn công kích khái niệm chân không của một học giả

đương thời. Aristote cho rằng trong vũ trụ không làm gì có chân

không. Ngày nay thuyết của Aristote đ~ bị khoa học chứng minh

l{ sai, nhưng chính nhờ sự công kích mà chúng ta biết được một

thuyết khoa học có giá trị. Về khoa thiên văn Aristote không tiến

bộ hơn c|c học giả đương thời là bao. Ông công kích thuyết của

Pythagore cho rằng mặt trời l{ trung t}m điểm của th|i dương

hệ, ông một dành vinh dự ấy cho tr|i đất. Tuy nhiên ông cũng có

nhiều nhận xét giá trị về sức nóng của mặt trời làm bốc hơi nước

biển, làm cạn sông ngòi, nước bốc hơi th{nh m}y v{ rơi xuống

th{nh mưa. Ông cho rằng xứ Ai Cập là công trình của sông Nil:

chính phù sa của nước sông này trong hàng ngàn thế kỷ đ~ đem

lại cho xứ Ai Cập những vùng đất phì nhiêu. Aristote cũng đ~

giảng giải một cách thỏa đ|ng sự thành lập các lục địa trên trái

đất, ông cho rằng các lục địa được nảy sinh và dần dần biến mất

dưới đ|y biển cùng với tất cả những nền văn minh ở trên ấy

trong một sự thay đổi tuần hoàn. Con người đi từ trạng th|i sơ

khai đến trạng th|i văn minh cực độ rồi sẽ trở về trạng th|i sơ

khai do những biến cố vĩ đại của tạo hóa.



ARISTOTE



71



C. Nền tảng của khoa sinh vật học

Trong khi Aristote quan sát những loại sinh vật trong vườn bách

thảo rộng lớn của ông, tự nhiên ông nhận thấy rằng những loại

sinh vật có thể được xếp hạng và giữa những hạng ấy có những

mối liên hệ mật thiết trong nhiều phương diện khác nhau chẳng

hạn như trong sự cấu tạo cơ thể, cách sinh sống, sự thụ thai, sự

cảm xúc... Những mối liên hệ này nối liền những loại sinh vật

thô sơ nhỏ bé nhất đến những loại sinh vật phức tạp nhất. Trong

lĩnh vực những loại sinh vật thô sơ nhỏ bé người ta rất khó lòng

phân biệt một sinh vật và một khoáng chất. Aristote cho rằng

ranh giới giữa một sinh vật và một khoáng chất trong lĩnh vực

này rất mơ hồ v{ đ|ng nghi ngờ. Mặt kh|c, người ta không thể

phân biệt động vật và thực vật. Đối với một vài loại có thể xem là

thực vật cũng được m{ xem l{ động vật cũng được. Trong nhiều

trường hợp khác rất khó phân biệt một loại này với một loại

khác.

Người ta có thể kết luận rằng đời sống trên tr|i đất phát triển

một cách liên tục từ trạng th|i thô sơ nhất đến trạng thái phức

tạp nhất. Trí thông minh cùng phát triển theo với trạng thái, nói

cách khác: trạng thái càng phức tạp, trí thông minh càng phát

triển. Đồng thời c|c cơ quan kiểm soát càng ngày càng tập trung,

thần kinh hệ được phát triển cùng với sự tập trung này.

Mặc dù có những nhận xét x|c đ|ng kể trên, Aristote không chủ

trương thuyết tiến hóa. Ông đả kích thuyết cho rằng các sinh vật

đấu tranh để sống và chỉ những sinh vật nào thích hợp nhất mới

được tồn tại. Ông cũng phủ nhận thuyết cho rằng con người trở

nên thông minh nhờ dùng 2 tay để làm việc thay vì để di chuyển.

Ông nói rằng cần phải suy nghĩ ngược lại nghĩa l{ con người biết



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (499 trang)

×