Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 499 trang )
SPINOZA
185
chất và vật chất cũng không phải là một hình ảnh do tâm thức
tạo nên. Các diễn tiến trong óc não không phải là nguyên do mà
cũng không phải là kết quả của sự suy nghĩ, c|c diễn tiến ấy và
sự suy nghĩ cũng không phải ho{n to{n độc lập đối với nhau.
Diễn tiến v{ suy nghĩ chỉ là một hiện tượng được nhìn dưới hai
khía cạnh khác nhau. Nếu ở trong nhìn ra, thì chúng ta cho đó l{
suy nghĩ, nếu ở ngo{i nhìn v{o thì chúng ta cho đó l{ sự di
chuyển của c|c dòng điện. Spinoza còn đi xa hơn v{ cho rằng
tâm thức và vật chất chỉ là một hiện tượng nhìn dưới hai khía
cạnh khác nhau. Tâm thức không thể ảnh hưởng đến tâm thức
vì cả hai chỉ là một. Thân xác không thể bắt tâm thức suy nghĩ,
tâm thức không thể bắt thân xác cử động hoặc nằm yên vì lẽ rất
giản dị rằng quyết định của tâm thức và sự cử động của thân xác
chỉ là một. Các hiện tượng khác của vũ trụ cũng đều có hai khía
cạnh như vậy: một khía cạnh ngoài mặt và một khía cạnh bên
trong. Quan niệm n{y đ~ được nhiều người Do Th|i t|n đồng
khi họ nói rằng trí năng Thiên chúa v{ những sự vật do trí năng
ấy tạo ra chỉ là một. Nếu t}m trí được hiểu theo nghĩa rộng và
được đồng hóa với toàn thể thần kinh hệ thì tất cả những sự
thay đổi trong thể x|c đều phải kèm theo những sự thay đổi
trong tâm trí. Nếu ý nghĩ v{ những hiện tượng trong trí óc đều
có liên quan chặt chẽ với nhau thì tất cả những gì xảy đến cho
thể xác đều được trực nhận bởi t}m trí. Do đó những cảm xúc
chỉ là hậu quả của những sự thay đổi trong cơ thể, trong bộ máy
tuần hoàn, bộ máy hô hấp hoặc bộ máy tiêu hóa. Một môn phái
tâm lý học ng{y nay tin tưởng rằng ý nghĩ của con người có thể
được phát hiện do những sự rung chuyển trong yết hầu.
Sau khi giải thích sự tương quan giữa tâm trí và thể xác, Spinoza
đề cập đến sự tương quan giữa ý chí và lý trí. Ông cho rằng rất
186
Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC
khó mà phân biệt thế nào là ý chí, thế nào là lý trí, thế nào là sự
tưởng tượng, thế nào là trí nhớ. Tâm trí không phải là một bộ
phận để sản xuất ra những ý nghĩ, t}m trí v{ ý nghĩ chỉ là một.
Nhiều ý nghĩ họp lại v{ người ta cho đó l{ t}m trí, nhiều sự ham
muốn họp lại v{ người ta cho đó l{ ý chí. Spinoza kết luận rằng ý
chí và tâm trí chỉ là một, vì ý chí chỉ là một ý nghĩ có một mãnh
lực đặc biệt và có thể biến thành h{nh động. Tất cả c|c ý nghĩ
đều có thể biến th{nh h{nh động nếu không bị ngăn trở bởi
những ý nghĩ kh|c. Ý nghĩ chỉ l{ bước đầu của một qu| trình tư
tưởng h{nh động. Những ý chí chỉ là những sự tham muốn và
tham muốn l{ đặc tính căn bản của con người. Tham muốn có
thể xem như l{ một bản năng. Chúng ta có thể nhận thức được
sự tham muốn trong khi chúng ta rất ít khi nhận thức được bản
năng. Spinoza cho rằng trong thế giới loài người, cũng như trong
thế giới loài vật, bản năng tự tồn có một sức mạnh vô biên.
Schopenhauer v{ Nietzsche cũng thấy rằng bản năng tự tồn và
bản năng b{nh trướng thế lực là hai bản năng cơ bản của con
người. Tất cả những bản năng đều nhằm mục đích kéo dài sự
tồn tại của cá nhân hoặc của dòng giống. Khoái lạc v{ đau khổ là
hậu quả của sự thỏa mãn hoặc không thỏa mãn của bản năng.
Khoái lạc v{ đau khổ không phải là nguyên nhân của lòng tham
muốn, chúng nó là kết quả của lòng tham muốn. Chúng ta không
tham muốn những sự vật vì những sự vật ấy đem lại cho chúng
ta nhiều khoái cảm. Phải nói rằng những sự vật đem lại cho
chúng ta nhiều khoái cảm chỉ vì chúng ta tham muốn những sự
vật ấy. Tại sao chúng ta tham muốn? Vì đó l{ bản năng của chúng
ta.
Do đó, tự do ý chí là một điều không thể có. Bản năng tự tồn quy
định sự tham muốn và sự tham muốn quy định sự suy luận, sự
SPINOZA
187
suy luận quy định h{nh động. Các quyết định của con người chỉ
là sự hiện diện của lòng ham muốn. Trong t}m trí con người
không có một ý chí nào có thể gọi là tự do. Một ý chí xuất hiện là
do một ý chí kh|c thúc đẩy và cứ như thế cho đến khi con người
trở về với bản năng. Người ta tưởng rằng họ có tự do chỉ vì họ
nhận thức được những ý chí và những sự thèm muốn của họ,
nhưng họ hoàn toàn mù tịt về những c|i gì thúc đẩy những ý chí
và những sự thèm muốn ấy. Con người cho rằng mình có tự do
không khác gì cục đ| cho rằng nó có tự do khi nó bị ném đi đến
một nơi xa. Sau khi đả kích quan niệm tự do trong ý chí v{ tư
tưởng, Spinoza kết luận rằng th|i độ của con người có thể được
x|c định bằng những định luật tâm lý minh bạch và khách quan
không khác gì những định luật về hình học. Ông ước mong sẽ
tìm được những định luật ấy hầu nghiên cứu tâm thức một cách
khoa học không khác gì các kỹ sư nghiên cứ c|c đường thẳng và
các mặt phẳng. Mục đích của Spinoza là tạo nên một khoa tâm lý
hoàn toàn khách quan, không tìm cách phê bình chê bai những
hành vi của con người mà trái lại chỉ tìm hiểu các hành vi ấy.
Ông muốn nghiên cứu các sự đam mê, c|c tật xấu như những
hiện tượng hoàn toàn khách quan, với th|i độ của một nhà khoa
học khi nghiên cứu các hiện tượng nóng lạnh mưa gió sấm chớp
của vũ trụ. Sự cố gắng của Spinoza đ~ khích lệ rất nhiều triết gia.
C. Lý trí v{ đạo đức
Có ba hệ thống tư tưởng về đạo đức. Hệ thống thứ nhất là hệ
thống của Phật giáo và Thiên chúa giáo. Hệ thống n{y đề cao
những đức tính từ bi mà Spinoza gọi l{ đức tính đ{n b{. Theo hệ
thống n{y thì nên yêu thương v{ quý trọng tất cả mọi người,
188
Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC
đem }n trả o|n, xem tình thương l{ đức tính cao cả nhất, và trên
trên bình diện chính trị thì thiên về chế độ dân chủ. Hệ thống
thứ hai là hệ thống của Machiavel v{ Nietzsche. Hai ông n{y đề
cao những đức tính hùng tráng mà Spinoza gọi là những đức
tính của đ{n ông. Hệ thống đạo đức thứ hai chấp nhận sự bất
bình đẳng giữa lo{i người, đề cao sự đấu tranh, chinh phục và
thống trị, đồng hóa đạo đức với sức mạnh, trên bình diện chính
trị thì cổ võ một chế độ quí tộc, huyết thống. Hệ thống thứ ba là
hệ thống của Socrate, Platon và Aristote. Ba ông này muốn dung
hòa những đức tính từ bi và hùng tráng. Họ cho rằng phải tùy
thời m{ h{nh động, không thể luôn luôn nghiêng về một phía
nào, chỉ những lý trí sáng suốt v{ trưởng thành mới xét đo|n
được từng trường hợp và tìm kiếm những giải pháp. Trên bình
diện chính trị họ chủ trương một chế độ vừa dân chủ vừa quý
tộc. Bằng sự phân tích kể trên, Spinoza đ~ dung hòa những
nguồn tư tưởng từ trước đến nay được coi như kh|c biệt.
Spinoza cho rằng hạnh phúc là mục đích của mọi h{nh động.
Hạnh phúc là sự có mặt của khoái cảm và sự vắng mặt của khổ
đau. Tuy nhiên kho|i cảm cũng như khổ đau chỉ là những cảm
gi|c tương đối. Chúng nó không phải là những tình trạng mà là
những sự thay đổi. Ví dụ khoái cảm là sự thay đổi từ một trạng
thái thấp đến một trạng th|i cao hơn. Trong sự vui sướng, nghị
lực của con người được tăng thêm. Đau khổ là sự đi từ một
trạng th|i cao đến một trạng thái thấp. Nếu không có sự thay
đổi, nếu không có sự xê dịch thì con người sẽ không cảm thấy
khoái lạc cũng như đau khổ. Một người vừa mới lọt lòng đ~
được thụ hưởng đầy đủ các tiện nghi sẽ mất khoái cảm đối với
các tiện nghi ấy. Chữ passion có liên quan với chữ passage, nói
một cách khác, cảm xúc là một sự xê dịch, chữ émotion có liên