Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 499 trang )
218
Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC
của ông là cất qu}n đ|nh nước Schlesien (Silésie), lôi kéo toàn
thể Âu châu vào chiến tranh!
Năm 1745, Voltaire đến Paris và ứng cử vào Hàn lâm viện Pháp.
Lần đầu ông bị thất cử, lần sao ông thành công. Bài diễn văn đầu
tiên của ông tại Hàn lâm viện là một tác phẩm văn chương bất
hủ. Ông ở tại Paris một thời gian, kết bạn với nhiều văn nh}n
nghệ sĩ v{ s|ng t|c nhiều vở kịch. Năm 1730, vở Brutus ra đời,
năm 1732 vở Eriphyle ra đời, cả hai vở kịch đều thất bại. Nhiều
người bạn khuyên Voltaire nên bỏ sáng tác kịch, nhưng cuối
năm 1732, vở kịch Zaire th}u lượm được nhiều kết quả khả quan.
Sau 15 năm chung sống, tình của ông đối với b{ b| tước Chatelet
vẫn không phai nhạt. Năm 1748 b{ Chatelet phải lòng b| tước
Saint Lambert, việc này làm ông rất buồn phiền nhưng cuối
cùng, hai tình địch giảng hòa. Năm 1749, b{ b| tước Chatelet
chết, chồng b{ cùng hai người nhân tình của bà là Voltaire và bá
tước Saint Lambert đều có mặt lúc bà hấp hối, thật là một tập
tục kỳ lạ của giới thượng lưu Ph|p trong thế kỷ thứ 18!
Voltaire cố quên nỗi buồn trong công việc sáng tác. Ông dự định
hoàn thành tác phẩm Thế kỷ vua Louis XIV, nhưng sau đó, ông
được thư của ho{ng đế Frédérique mời đến Potsdam. Kèm theo
l| thư l{ một ngân phiếu 3000 quan. Voltaire nhận lời và lên
đường đi Potsdam năm 1750.
Ông được đón tiếp long trọng tại l}u đ{i của ho{ng đế Frédérique. Ông gửi thư về nhà và không tiếc lời t|n thưởng những
tiện nghi của hoàng cung. Tuy nhiên sau ít lâu Voltaire cảm thấy
những bất tiện của hoàn cảnh. Dù l{ thượng khách, Voltaire
cũng chỉ là một trong b| quan văn võ của ho{ng đế. Ông cảm
thấy khó chịu khi phải tiếp xúc với c|c tướng lãnh trong các buổi
VOLTAIRE
219
đại yến. Ông chỉ thoải mái khi được nói chuyện riêng với hoàng
đế, cùng một ít văn nh}n thi sĩ. Trong những cuộc nói chuyện ấy,
ho{ng đế cùng đ|m văn nh}n dùng tiếng Ph|p để đ{m đạo về tất
cả mọi vấn đề văn chương, triết lý, chính trị theo dòng tư tưởng.
Frédérique tỏ ra có nhiều cảm tình đối với Voltaire và trong thời
gian này Voltaire không tiếc lời ca ngợi Frédérique.
Một việc đ|ng tiếc xảy ra làm cho uy tín Voltaire bị giảm sút. Ông
có một số tiền đầu tư vào các chứng phiếu Saxon mặc dù Frédérique cấm không cho mua các loại chứng phiếu ấy. Giá thị
trường chứng phiếu vọt lên và Voltaire kiếm được một số lời.
Nhưng người buôn chứng phiếu muốn chia lời cùng ông bằng
cách dọa sẽ tiết lộ câu chuyện cho Frédérique. Một cuộc cãi vã
xảy ra và nội vụ đến tai Frédérique. Ho{ng đế nổi giận tuyên bố
rằng: “Tôi chỉ cần nó thêm một năm nữa, vắt chanh xong tôi sẽ
bỏ vỏ”. Voltaire được tin này hết sức buồn phiền và không còn
lạc quan như xưa nữa.
Từ đó một cuộc đổ vỡ không thể tr|nh được. Năm 1752 hai nh{
toán học của Frédérique là Maupertuis và Koenig hục hặc nhau.
Frédérique bênh vực Maupertuis trong khi Voltaire bênh vực
Koenig. Sự bạo gan của Voltaire làm Frédérique nổi trận lôi đình.
Ông viết như sau: Bọn văn nghệ của tôi thật không biết điều,
chúng nó hoàn toàn thiếu thông minh, đôi khi còn thua cả thú
vật”. Voltaire viết một b{i công kích Maupertuis v{ đọc cho
Frédérique nghe, ho{ng đế không bằng lòng lắm nhưng không
nói gì, chỉ yêu cầu Voltaire đừng cho xuất bản. Mặc dù bị cấm
đo|n, Voltaire vẫn cho xuất bản b{i văn ấy. Frédérique nổi giận.
Biết rằng sự đổ vỡ không thể hàn gắn được, Voltaire bỏ trốn đi
đến Frankfurt, mặc dù thành phố này không nằm trong lãnh thổ
của Frédérique, Voltaire lại bị nhân viên của Frédérique chặn lại,
220
Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC
lục soát hành lý và tịch thu một số tác phẩm.
Khi về đến biên giới nước Ph|p, Voltaire được tin là chính phủ
Pháp từ chối chiếu khán nhập nội, ông hoàn toàn tuyệt vọng,
định sang Mỹ ch}u để nương n|u. Trong khi chờ đợi ông tạm
nương n|u ở ngoại ô Genève. Tại đ}y ông mua lại mảnh đất, đặt
tên là Les Délices. Ông quyết định làm nghề nông để sống những
ngày còn lại nhưng chính trong thời gian này những tác phẩm vĩ
đại nhất đ~ được sáng tác.
5. LES DÉLICES: “LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC”
Voltaire xuất bản ở Berlin một tác phẩm vĩ đại nhan đề l{: “Luận
về phong tục và tinh thần của các quốc gia, cùng những biến cố
của lịch sử từ Charlemagne đến Louis XIII”. Ông bắt đầu tác
phẩm này lúc còn ở Cirey với bà Chatelet.
Chính b{ Chatelet đ~ hối thúc Voltaire viết lịch sử theo một quan
niệm mới. B{ thường nói rằng: “đối với một phụ nữ Pháp như
tôi thì việc vua Egli kế vị vua Haquin hoặc hoàng tử Ottomann là
con của quốc vương Ortogrul không có nghĩa lý gì hết. Tôi chưa
bao giờ có đủ nhẫn nại đọc hết những cuốn sử ký. Tôi chỉ tìm
thấy ở trong đó những sự kiện lộn xộn không bổ ích, hàng ngàn
trận đ|nh không đem lại kết quả n{o. Vì lý do đó tôi ch|n ghét
học lịch sử vì nó làm bận rộn tâm trí mà không soi sáng tinh
thần. Voltaire cũng cho rằng: “Lịch sử không gì kh|c hơn l{ mục
kê khai những tội ác và tai họa, đọc lịch sử một vài quốc gia thật
chẳng kh|c gì đọc chuyện của những kẻ cướp đường cướp chợ”.
Do đó Voltaire thấy cần phải viết lại lịch sử theo một quan niệm
mới, cố gắng tìm thấy khuynh hướng chung nằm sau những biến
VOLTAIRE
221
cố. Ông nói rằng: “Chỉ những triết gia mới có thể viết lịch sử.
Trong hầu hết các quốc gia, lịch sử bị bóp méo bởi những
chuyện bịa đặt, t}m trí con người bị đen tối bởi nhiều thế kỷ lầm
lẫn, nhiều sự kiện, nhiều chứng tích, nhiều nghi lễ được tom góp
lại để yểm trợ cho sự dối trá. Lịch sử không gì kh|c hơn l{
những trò chơi xấu m{ người chết là nạn nhân. Chúng ta thay
đổi quá khứ để thích hợp với ý muốn của chúng ta. Người ta
dùng lịch sử để chứng minh bất cứ c|i gì”.
Voltaire cố gắng tìm trong đống sự kiện của quá khứ những chân
lý của lịch sử. Ông bắt đầu xét những sự kiện và soạn thảo một
số tác phẩm như: Lịch sử Nga, Lịch sử Charles XII, Thời đại Louis XIV, Thời đại Louis XIII. Voltaire đọc tất cả những tài liệu,
hằng trăm t|c phẩm, hằng trăm hồi ký, ông viết thư riêng để hỏi
lại các nhân chứng và sau khi xuất bản sách ông vẫn tiếp tục
nghiên cứu để sửa đổi trong các lần tái bản. Gom góp sự kiện
chưa phải là công việc chính, điều cốt yếu là phải biết lựa chọn
và sắp đặt. Voltaire nói rằng :”Những chi tiết trong lịch sử không
khác gì những h{nh lý trong qu}n đội, nghĩa l{ một loại chướng
ngại vật. T}m trí con người quá yếu ớt, nó sẽ bị chìm xuống nếu
mang nặng quá nhiều chi tiết. Tốt hơn hết là nên sắp đặt các chi
tiết vào một mục riêng để ai muốn biết rõ thì tìm ở đó”. Công
việc chính của Voltaire là tìm một nguyên lý khả dĩ cho chúng ta
hiểu được lịch sử của nền văn minh Âu ch}u v{ ông tin tưởng
rằng nguyên lý ấy là sự phát triển của văn hóa. Ông kết luận
rằng: “Lịch sử không nên đề cập đến sự thăng trầm của các vua
chúa mà phải đề cập đến tr{o lưu tiến hóa của dân tộc, không
nên đề cập đến các quốc gia riêng rẽ mà phải đề cập đến toàn thể
nhân loại, không nên đề cập đến chiến tranh mà phải đề cập đến
sự tiến triển của ý thức. Những trận đ|nh, những bộ đội chiến