1. Trang chủ >
  2. Đại cương >
  3. Triết học >

C. Biện chứng pháp siêu nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 499 trang )


IMMANUEL KANT



267



thế kinh nghiệm “người” của chúng ta. Vì nếu sự phân tích của

chúng ta l{ đúng, thì thế giới như chúng ta biết đến là một tạo

tác, một sản phẩm đ~ tựu thành, có thể nói là một món hàng

được chế tạo mà tâm thức đóng góp v{o đó, với những hình

thức đúc kết của nó, cũng nhiều như sự vật với những kích động

của nó. (Bởi thế ta tri giác cái mặt bàn là tròn trong khi cảm giác

của chúng ta thấy nó hình bầu dục). Sự vật như nó xuất hiện cho

chúng ta là một hiện tượng, một dáng vẻ có lẽ rất khác với ngoại

vật trước khi nó vào trong sự nhận biết của giác quan ta; sự vật

nguyên thủy ra sao chúng ta không bao giờ biết được; “vật tự

th}n” có thể là một đối tượng của tư tưởng hay của suy lý (một

“bản thể” noumenon), nhưng nó không thể được kinh nghiệm, vì

trong khi được kinh nghiệm nó sẽ bị biến đổi qua giác quan và

tư tưởng. “Chúng ta vẫn hoàn toàn không biết được sự vật tự

thân ra thế nào, tách biệt với cảm nhận của giác quan ta. Chúng

ta không biết gì ngoài cách thế chúng ta tri giác chúng; cái cách

thế đặc biệt của riêng chúng ta không tất yếu phải chung cho mọi

sinh vật hay cho mọi con người” (Phê bình, trang 37). Mặt trăng

như chúng ta biết được chỉ là một mớ cảm gi|c (như Hume

thấy) được thống nhất lại (điều mà Hume không thấy) bởi cơ

cấu tinh thần bẩm sinh của chúng ta qua sự kiện toàn những

cảm giác thành ra tri giác và tri giác thành ra quan niệm hay ý

tưởng. Kết cuộc, mặt trăng đối với chúng ta chỉ là những ý

tưởng của chúng ta.

Không phải Kant đ~ ho{i nghi hiện hữu của “vật chất” v{ ngoại

giới. Nhưng ông thêm rằng chúng ta không biết gì về chúng

ngoại trừ biết rằng chúng hiện hữu. Hiểu biết chi tiết của ta là về

sự xuất hiện của chúng, hiện tượng của chúng, về những cảm

giác mà ta có về chúng. Duy t}m không có nghĩa như người



268



Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC



thông thường nghĩ, l{ không có gì hiện hữu ngoài chủ thể tri

gi|c, m{ có nghĩa rằng một phần khá lớn của mọi sự vật l{ được

tạo tác bởi những hình thái của tri giác và nhận thức: chúng ta

biết sự vật như l{ sự vật đ~ biến th{nh ý tưởng: nó ra thế nào

trước khi nó bị biến dạng ra như thế, chúng ta không thể biết.

Chung quy, khoa học thật ngây ngô, nó tưởng rằng nó đang xét

đến chính những vật thể rằng thực-tại-tính nguyên vẹn và ngoại

tại của chúng; triết học hơi biết điều hơn, nhận rằng toàn thể

nguyên liệu của khoa học gồm có cảm giác, tri giác và quan niệm,

hơn l{ gồm những sự vật. “Gi| trị lớn lao nhất của Kant chính là

sự phân biệt hiện tượng với vật-tự-th}n”. (Schopenhauer, Thế

giới xét như Ý dục và Biểu tượng, q.II, tr.7). Do đó kết quả là mọi

cố gắng của khoa học hay tôn gi|o để nói rõ thực tại tối hậu là gì,

đều phải rơi trở lại vào giả thuyết suông. “Hiểu biết không bao

giờ có thể vượt ngoài giới hạn của cảm tính” (Phê bình, tr. 215).

Như thế một nền khoa học thuần túy sẽ biến mất trong những

phản luận (paralogisms). Vai trò tàn bạo của “biện chứng pháp

siêu nghiệm” l{ kh|m xét gi| trị những nỗ lực của lý tính để

thoát khỏi vòng rào của cảm giác và ngoại diện nhằm bước vào

trong thế giới không thể biết của những “vật tự th}n”.

Mâu thuẫn là những song quan luận không thể giải quyết, phát

sinh từ một nền khoa học cố vượt qua kinh nghiệm. Bởi thế,

chẳng hạn khi tri thức cố gắng định đoạt xem thế giới là hữu hạn

hay vô cùng trong không gian, thì tư tưởng phản kháng lại cả hai

giả thuyết: chúng ta luôn bị thúc đẩy phải quan niệm một cái gì

xa hơn, vượt ngoài bất cứ giới hạn n{o, đến vô tận; và tuy nhiên,

chính sự vô cùng lại không thể quan niệm được. Lại nữa, thế

giới có một khởi điểm trong thời gian chăng? chúng ta không

thể quan niệm về sự vĩnh cửu, nhưng ở đ}y cũng thế, ta cũng



IMMANUEL KANT



269



không thể quan niệm một thời điểm nào trong quá khứ mà

không cảm thức ngay rằng trước đó còn có một cái gì. Hoặc dây

xích nguyên nhân mà khoa học khảo sát ấy, có một khởi điểm

chăng, một nguyên nh}n đầu tiên? Có, vì một dây xích bất tận

không thể quan niệm được. Không, vì một nguyên nh}n đầu

tiên, không do nh}n sinh, cũng không thể quan niệm. Có một

ngõ ra nào từ những con đường mịt mù này của tư tưởng

không? Có, Kant bảo, nếu ta nhớ rằng không gian, thời gian và

nguyên nhân... là những cách thế tri giác và quan niệm thấm vào

trong mọi kinh nghiệm của chúng ta, bởi chúng l{ tơ dệt v{ cơ

cấu của kinh nghiệm; những song quan luận sinh khởi là vì cho

rằng không gian, thời gian, nguyên nhân... là những vật ngoại

giới biệt lập với tri giác. Chúng ta sẽ không bao giờ có một kinh

nghiệm nào mà ta không giải thích theo những yếu tố không

gian, thời gian v{ nguyên nh}n, nhưng chúng ta cũng không bao

giờ có một nền triết học nào nếu ta quên rằng không có sự vật

mà chỉ có những cách thế giải thích v{ lĩnh hội.

Như thế, với những phản luận của thần học “duy lý” - nền thần

học cố chứng minh bằng lý tính rằng linh hồn là một bản thể bất

hoại, rằng ý chí là tự do v{ vượt trên định luật nhân quả, rằng

của một “thực thể tất yếu”, Thượng đế, như l{ điều tiên quyết

của mọi thực tại,- biện chứng pháp siêu nghiệm phải nhắc nhở

cho thần học biết rằng bản thể, nguyên nhân và tất yếu tính là

những phạm trù hữu hạn, những cách thế sắp đặt và phân loại

mà tâm thức áp dụng cho kinh nghiệm giác quan, và chỉ có giá

trị đ|ng tin cậy đối với hiện tượng xuất hiện cho kinh nghiệm ấy.

Chúng ta không thể áp dụng những khái niệm này cho thế giới

bản thể (hay thế giới chỉ do phỏng đo|n v{ suy lý). Ta không thể

kiểm chứng tôn giáo bằng lý tính thuyết lý.



270



Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC



Cuốn Phê bình đầu chấm dứt ở đó. Người ta có tưởng tượng

ngay David Hume -một người Tô Cách Lan cổ qu|i hơn cả chính

Kant- nhìn những kết quả ấy với một nụ cười nhạo báng.

Đ}y l{ một tác phẩm khổng lồ, t|m trăm trang d{i nặng trĩu

những thuật ngữ kềnh càng khó hiểu; đòi giải quyết tất cả những

vấn đề của siêu hình học, và nhân thể, cứu vớt tuyệt đối tính của

khoa học và chân lý tinh yếu của tôn giáo. Tác phẩm ấy thực sự

đ~ l{m gì? Nó đ~ ph| hủy thế giới chất phác của khoa học và giới

hạn khoa học, nếu không về trình độ thì cũng chắc chắn về phạm

vi, vào một thế giới chỉ có bề mặt và dáng vẻ, ngoài thế giới này

khoa học chỉ có thể đưa ra những “m}u thuẫn” trò hề. Khoa học

được “cứu vớt” như thế đó ! Thảo nào những linh mục của Đức

quốc cực lực phản kháng sự cứu rỗi này, và trả thù bằng c|ch đặt

tên những con chó của họ là Immanuel Kant (Wallace, Kant,

trang 82).

Và thảo n{o Heine đ~ so s|nh vị gi|o sư nhỏ thó của thành Königsberg với hung thần Robespierre; ông này chỉ mới giết một vị

vua v{ sơ sơ v{i ng{n người Ph|p (điều mà một người d}n Đức

có thể tha thứ được), nhưng Kant đ~ giết thượng đế, đ~ l{m bật

tung những luận chứng quý báu nhất của thần học. “Thật là một

mối tương phản gay gắt giữa cuộc đời bên ngoài của con người

ấy với những ý tưởng phá hoại, l{m rúng động thế giới của ông.

Nếu những người dân thành Königsberg phỏng đo|n được toàn

thể ý nghĩa những tư tưởng kia thì có lẽ khi thấy Kant họ đ~ sợ

h~i hơn thấy một đao phủ. Nhưng những người dân lành này chỉ

thấy Kant là một gi|o sư triết học, và khi vào giờ nhất định, ông

đi dạo qua, họ gật đầu chào thân mật rồi sửa lại đồng hồ” (Heine,

Tạp văn, Philadelphia, 1786, tr.146).



IMMANUEL KANT



271



Đấy là một cảnh hoạt kê, hay một khải thị?



4. PHÊ BÌNH LÝ TÍNH THỰC TIỄN

Nếu tôn giáo không thể căn cứ vào khoa học và thần học thì căn

cứ v{o đ}u? V{o đạo đức. Nền tảng nơi thần học quá bấp bênh,

tốt hơn nên loại bỏ nó, phá hủy nó đi nữa, đức tin phải được

đem đặt ra ngoài tầm với, ngo{i lĩnh vực của lý tính. Nhưng bởi

thế nền tảng đạo đức của tôn giáo phải tuyệt đối không xuất phát

từ kinh nghiệm giác quan khả vấn hay từ suy lý bấp bênh; không

bị hư hỏng vì sự trộn lẫn với lý trí có thể lầm lỗi; nó phải xuất

phát từ bản ngã nội tâm nhờ tri giác và trực giác. Chúng ta phải

tìm ra một nền đạo đức tất yếu và phổ quát; tìm những nguyên

tắc tiên nghiệm của đạo đức, tuyệt đối và chắc chắn như to|n

học. Chúng ta phải chứng minh rằng “lý tính thuần túy có thể

thực tiễn, nghĩa l{ tự nó có thể định đoạn ý chí, biệt lập với bất

cứ gì thuộc lĩnh vực kinh nghiệm” (Phê bình lý tính thực tiễn, tr.

31), rằng ý thức đạo đức là bẩm sinh và không xuất phát từ kinh

nghiệm. Mệnh lệnh đạo đức mà chúng ta cần đến xem như nền

tảng của tôn giáo, phải là một mệnh lệnh có tính cách tuyệt đối,

thuộc vào các phạm trù tiên nghiệm. Bây giờ, thực tại lạ kỳ nhất

trong mọi kinh nghiệm chúng ta chính là ý thức đạo đức của

chúng ta, cảm thức không thể tránh của ta khi đứng trước một

cám dỗ, cảm thức rằng điều n{y hay điều nọ là quấy. Chúng ta có

thể đầu hàng cám dỗ nhưng cảm thức vẫn ở đấy. Buổi sáng tôi

lập những dự định, và chiều lại, tôi làm những chuyện điên rồ;

nhưng chúng ta biết đấy là những chuyện điên rồ, và chúng ta lại

quyết định. C|i gì đ~ đem đến sự cắn rứt, hối hận và những

quyết định mới? Chính là mệnh lệnh tuyệt đối (categorical im-



272



Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC



perative) ở trong ta, sự ra lệnh vô điều kiện của lương t}m bắt ta

phải “h{nh động như thể ch}m ngôn h{nh động của chúng ta là

phải trở thành một luật tự nhiên phổ quát (Phê bình lý tính thực

tiễn, tr. 139). Chúng ta biết, không bằng lý luận mà bằng cảm

thức linh động và trực tiếp, rằng ta phải tránh lối cư xử mà nếu

mọi người đều áp dụng thì xã hội sẽ loạn. Tôi có mong thoát

khỏi một hoàn cảnh rối ren bằng một lời dối tr| không? Nhưng

trong khi tôi có thể muốn dối trá, thì tôi lại tuyệt đối không

muốn rằng sự dối trá phải là một luật phổ quát. Vì với một định

luật như thế sẽ không có một hứa hẹn nào cả” (Ibid, p.19). Do đó

có cái cảm thức trong tôi rằng không được nói dối ngay dù sự

nói dối ấy có lợi cho tôi. Sự phòng xa là giả dối, châm ngôn của

nó là: chỉ lương thiện khi đó l{ phương s|ch tốt nhất; nhưng

định luật đạo đức ở trong tâm hồn ta vốn l{ vô điều kiện và tuyệt

đối.

Và một hành vi là thiện không phải vì nó có những kết quả tốt

đẹp, hay vì nó khôn ngoan, mà chính bởi vì nó tuân theo cảm

thức về bổn phận ở nội tâm, tuân theo cái luật đạo đức không do

từ kinh nghiệm riêng tư của ta, m{ được thiết lập tiên nghiệm

cho mọi hành vi của ta trong quá khứ, hiện tại, vị lai. Điều độc

nhất vô cùng thiện trong thế gian chính là thiện chí, ý chí tuân

theo luật đạo đức, bất kể điều ấy có lợi hay có hại cho mình.

Đừng kể đến hạnh phúc của bạn, cứ làm bổn phận của bạn đi.

“Đạo đức không phải là chủ thuyết làm thế n{o để cho ta hạnh

phúc, mà làm thế n{o để xứng đ|ng với hạnh phúc “ (Ibid, tr.

227). Ta hãy tìm hạnh phúc cho kẻ kh|c; nhưng cho chính ta, thì

hãy tìm sự toàn thiện, dù nó đem lại cho ta hạnh phúc hay đau

khổ (Tựa cuốn Những thành tố siêu hình của đạo đức - The Metaphysical Element of Ethics). Hoàn thành sự toàn thiện nơi



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (499 trang)

×