Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 499 trang )
SCHOPENHAUER
319
hữu thức là dục vọng hữu thức hoặc vô thức, một sức sống nỗ
lực dai dẳng, một hoạt động tự nhiên, một ý dục với nỗi khát
thèm mãnh liệt. Trí năng thỉnh thoảng dường như có thể điều
khiển ý dục nhưng chỉ như một kẻ đưa đường dẫn dắt người
chủ; ý dục l{ người mù khỏe mạnh mang trên vai người què sáng
mắt. Không phải ta muốn một điều gì bởi vì ta đ~ tìm ra lý lẽ cho
điều ấy, trái lại, ta tìm lý lẽ cho nó vì ta muốn nó; chúng ta lại còn
thiết lập, khai triển ra những nền triết học và thần học để khoác
ra ngoài dục vọng của mình.[15] Bởi thế Schopenhauer gọi người
ta là “con vật siêu hình”; những con vật khác ham muốn không
cần siêu hình “không gì l{m ta tức bực hơn, khi ta dùng lý luận
và giải thích để cãi với một người nào, mất công thuyết phục y,
mà cuối cùng ta lại khám phá rằng y nhất định không muốn hiểu,
rằng chúng ta đang đương đầu với ý chí của y”. Do đó, luận lý
thật vô dụng: không ai từng thuyết phục ai được nhờ luận lý; và
ngay những nhà luận lý cũng chỉ sử dụng luận lý như một nguồn
lợi. Để thuyết phục người nào ta phải lôi cuốn lòng tư lợi của y,
dục vọng y, ý chí y. Hãy quan sát chúng ta nhớ những chiến
thắng của mình lâu biết bao, và chóng quên làm sao những thất
bại; ký ức là kẻ tôi đòi của ý chí (Tiểu luận, 126). Khi tính toán ta
thường lầm lẫn có lợi cho mình hơn l{ hại; và ta làm thế khi
tuyệt nhiên không có một ý định bất lương n{o cả. “Tr|i lại, sự
hiểu biết của con người ngu si nhất trở nên bén nhạy khi những
sự vật đang b{n có liên quan mật thiết với những ước vọng của
y”; nói chung, trí năng được phát triển nhờ hiểm nguy, như nơi
con chồn, hoặc do sự thiếu thốn, như nơi người tội lỗi. Nhưng
nó dường như luôn luôn phụ thuộc dục vọng và làm khí cụ cho
dục vọng; khi trí năng cố truất phế ý chí, thì hỗn loạn sẽ theo sau.
Không ai dễ lầm lạc hơn l{ người chỉ h{nh động theo suy tưởng.
[15]
Một nguồn gốc của học thuyết Freud.
320
Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC
Hãy nhìn cuộc tranh đấu sôi nổi của người ta về thức ăn, nam
nữ, con cái; có thể n{o đ}y l{ công việc của sự suy tưởng chăng?
Dĩ nhiên không ; nguyên do chính ở cái ý chí muốn sống (nửa vô
ý thức), và muốn sống thật trọn vẹn. “Bề ngo{i, con người tuồng
như có c|i gì ở trước thúc đẩy họ đi tới, song kỳ thực họ bị thúc
tới từ đ{ng sau”, họ tưởng họ được thúc đẩy tiến tới do những
gì họ thấy nhưng thực ra họ bị thúc dục bởi những gì họ cảm
thấy -bởi những bản năng m{ về sự vận hành của chúng, họ
không hoàn toàn ý thức được. Trí năng chỉ là một bộ trưởng
ngoại giao; “Thiên nhiên đ~ sản xuất nó ra và phụng sự cho ý chí
cá nhân. Bởi thế nó chỉ d{nh để biết sự vật trong giới hạn sự vật
ấy cung cấp nguyên động lực cho ý chí chứ không phải d{nh để
thăm dò căn nguyên sự vật hay lãnh hội bản thể đích thực của sự
vật. “Ý chí l{ yếu tố duy nhất trường tồn bất biến trong tâm thức;
chính ý chí, qua sự liên tục của mục đích, đ~ đem lại nhất tính
cho ý thức và liên kết những ý nghĩ v{ tư tưởng của ý thức đi
theo chúng như một hòa điệu liên tục”. Chính ý chí l~nh đạo tư
tưởng.
Cá tính nằm trong ý chí, không phải trong trí năng; c| tính cũng
là sự liên tục của mục đích v{ th|i độ: và những yết tố này chính
là ý chí. Ngôn ngữ thông thường đ~ đúng khi nó thích nói “Lòng”
hơn l{ “Đầu” ; nó biết (bởi vì đ~ không lý luận) rằng một “thiện
chí” l{ s}u sắc v{ đ|ng tin cậy hơn một tâm thức sáng suốt; và
khi ngôn ngữ thông thường gọi một người l{ “tinh ranh”,
“khôn”, “l|u c|”, điều ấy ngụ sự nghi ngờ v{ ít ưa. “Những tính
xuất sắc của tri thức l{m cho người ta khâm phục, nhưng chẳng
bao giờ l{m người ta thương yêu”; v{ mọi tôn gi|o đều hứa hẹn
một phần thưởng... cho những ưu điểm của ý chí hay trái tim,
nhưng không phần thưởng nào dành cho những ưu điểm của cái
SCHOPENHAUER
321
đầu hay tri thức”.
Ngay thân xác là sản phẩm của ý chí. Được thúc đẩy tiến tới do
cái ý dục m{ ta thường gọi mơ hồ là sự sống, máu huyết tự xây
dựng lên những mạch cho nó bằng cách tạo thành những rãnh
trong cơ thể của bào thai: những rãnh này sâu dần và kín lại đ~
thành những động mạch v{ tĩnh mạch. Ý chí muốn hiểu biết xây
dựng nên não bộ, hệt như ý chí muốn nắm cầm đ~ dựng nên bàn
tay, hoặc như ý chí muốn ăn đ~ ph|t triển bộ phận tiêu hóa. Quả
thế, những cặp này - hình thức của ý chí và hình thể của xác thịt
- chỉ là hai mặt của tiến trình và một thực tại duy nhất. Mối
tương quan được thấy rõ nhất trong sự xúc động, ở đấy cảm
thức và những biến chuyển nội thân hợp thành một nhất thể
phức tạp.[16]
„Hành vi của ý chí và chuyển động của thân xác không phải là hai
chuyện kh|c nhau được kết hợp lại theo luật nhân quả mà là
cùng một chuyện xảy ra theo những cách hoàn toàn khác nhau,
tức khắc, rồi bằng tri gi|c... H{nh động của thân thể chỉ là một
hành vi của ý chí được cụ thể hóa. Điều n{y đúng cho mọi
chuyển động của thân xác;... toàn thể thân xác chỉ là ý chí được
cụ thể hóa. Bởi thế, những phần tử của thân thể phải hoàn toàn
tương ứng với dục vọng chính yếu qua đó ý chí biểu lộ; chúng
phải là biểu hiện của những dục vọng n{y. Răng, yết hầu, ruột là
cơn đói được cụ thể hóa... Thần kinh hệ là những d}y ăng-ten
của ý chí, ý chí đ~ giăng chúng ra bên trong v{ bên ngo{i... cũng
như cơ thể con người nói chung tương ứng với ý chí con người
nói chung, cơ cấu thể x|c c| nh}n cũng tương ứng với ý chí đ~
biến đổi theo c| nh}n, nghĩa l{ tương ứng với cá tính của cá
[16]
Phải chăng đ}y l{ một nguồn gốc cho thuyết cảm xúc của J. Lange?
322
Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC
nh}n”. Trí năng có mỏi mệt nhưng ý chí thì không bao giờ mỏi
mệt. Trí năng cần ngủ nhưng ý chí hoạt động ngay cả trong giấc
ngủ. Sự mỏi mệt, cũng như đau đớn, có chỗ ở của nó trong não
c}n; nhưng bắp thịt không liên lạc với não bộ (như quả tim) thì
không bao giờ mệt.[17] N~o c}n dinh dưỡng bằng giấc ngủ; nhưng
ý chí thì không cần thức ăn n{o cả. Do đó m{ nhu cầu ngủ lớn
lao nhất nơi những người làm việc bằng trí óc. Tuy nhiên “không
nên vì thế mà ngủ qu| độ; vì khi ấy giấc ngủ không còn cần thiết
mà chỉ thành ra mất thì giờ”.[18] Trong giấc ngủ, sự sống con
người chìm xuống hàng thảo mộc, và khi ấy “ý chí l{m việc tùy
theo bản chất nguyên thủy của nó, không bị bên ngoài quấy rầy,
không bị giảm năng lực vì hoạt động của não và sự thi thố trí
năng, vốn là nhiệm vụ nặng nề nhất..., bởi thế, trong giấc ngủ
toàn thể năng lực ý chí được hướng về việc duy trì và cải thiện
cơ thể. Do đó mọi sự lành bệnh, mọi cuộc khủng hoảng cần thiết
đều xẩy đến trong giấc ngủ. Burdach có lý khi tuyên bố rằng giấc
ngủ là trạng thái tối sơ. Bào thai ngủ hầu như liên miên, h{i nhi
ngủ phần lớn thì giờ của nó. Đời sống l{ “một cuộc tranh đấu
chống lại giấc ngủ: đầu tiên chúng ta thắng giấc ngủ, cuối cùng
giấc ngủ phụ hồi. Giấc ngủ là một mảnh của sự chết được vay
mượn để duy trì v{ đổi mới một phần của sự sống đ~ bị tiêu hao
v{o ban ng{y”. Giấc ngủ là kẻ thù bất diệt của ta; ngay cả khi
thức, giấc ngủ cũng chiếm đoạt chúng ta một phần. Chung quy,
ta chờ đợi gì được từ nơi những c|i đầu mà ngay những cái
khôn ngoan nhất cũng l{ s}n khấu cho những giấc mộng quái gở
phi lý nhất ban đêm, những c|i đầu phải trầm tư trở lại khi thức
[17]
Nhưng há không có cái gọi là sự ngấy chán hay kiệt dục? Trong sự
mệt mỏi hay đau yếu qu| độ, thì ngay cả ý chí muốn sống cũng phai
tàn.
[18]
Tiểu luận "Về mối liên lạc giữa chúng ta với chúng ta"
SCHOPENHAUER
323
dậy từ những giấc mộng kia ?”.
Thế thì ý chí cũng l{ tinh thể của con người. Bây giờ, đọc giả
nghĩ sao nếu ý chí cũng l{ tinh thể của sự sống trong mọi hình
thức của nó, và ngay cả của vật chất “vô tri”? Nếu ý chí chính là
“vật tự th}n” m{ ta tìm kiến bấy l}u, m{ ta đ~ từ lâu tuyệt vọng
trong sự truy tầm, nếu ý chí chính là thực tại nội tâm tối hậu và
tinh thể bí yếu của mọi sự?
Vậy chúng ta hãy thử giải thích ngoại giới theo tiêu chuẩn của ý
chí. V{ h~y đi ngay v{o căn để; chỗ mà những người khác bảo ý
chí là một hình thức của sức mạnh, chúng ta hãy nói rằng sức
mạnh chính là một hình thức của ý chí. Trả lời cho câu hỏi của
Hume: nhân quả là gì? Ta sẽ bảo: ý chí. Cũng như ý chí là nguyên
nhân phổ quát trong chính chúng ta, trong sự vật nó cũng vậy, và
nếu chúng ta không hiểu được nguyên nh}n l{ ý chí như thế thì
nhân quả vẫn chỉ là một phù chú thần bí, ho{n to{n vô nghĩa.
Nếu không có bí yếu này, chúng ta chỉ đi đến những đặc tính tối
nghĩa như “năng lực” hay “dẫn lực” (Gravity) hay “|i lực” (affinity); chúng ta không biết những sức mạnh n{y l{ gì, nhưng chúng
ta biết -ít nhất l{ rõ hơn một chút- ý chí là gì; thế thì hãy nói rằng
sự ghê tởm và vẻ quyến rũ, sự phối hợp và phân chiết từ lực, dẫn
lực, sự kết tinh (crystalization) chính l{ ý chí, Goethe đ~ diễn tả ý
tưởng n{y trong nhan đề một cuốn tiểu thuyết khi ông gọi sự
thu hút không thể cưỡng lại của những tình nhân là die Wahlverwandtschaft - sự “th}n mật tuyển chọn” [die Wahlverwandtschaft (congeniality -engl.) = “Sự t}m đầu ý hợp; sự tương đắc”;
một nghĩa kh|c trong hóa-học: elective affinity (engl.) = “|i lực
của sự tuyển chọn”[19]]. Cái mãnh lực thu hút người đang yêu, v{
[19]
(chú thích riêng của người đ|nh m|y)
324
Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC
mãnh lực thu hút hành tinh chỉ là một.
Trong đời sống thảo mộc cũng thế. C{ng đi xuống những hình
thức thấp kém của sự sống bao nhiêu, chúng ta càng nhận thấy
vai trò của trí năng nhỏ lại bấy nhiêu; nhưng với ý chí thì không
thế.
“C|i năng lực trong ta theo đuổi mục đích của nó nhờ tri thức,
nhưng ở đây thì chỉ có tiến lên một c|ch mù qu|ng c}m điếc với
cách thế một chiều bất biến, song trong cả hai trường hợp - nó
cũng có tên l{ ý chí... Vô thức l{ điều kiện nguyên thủy tự nhiên
của mọi sự vật, và bởi thế cũng l{ nền tảng từ đấy, trong những
loài chúng sinh đặc biệt, ý thức đ~ sinh th{nh như sự triển khai
tột độ của loài ấy; v{ đến lúc ấy vô thức cũng luôn luôn tiếp tục
chiếm ưu thế. Do đó phần lớn mọi cuộc tồn sinh đều không có ý
thức; tuy nhiên chúng h{nh động theo những định luật của bản
tính chúng, nghĩa l{ của ý chí chúng. Thảo mộc chỉ có một tương
tự rất yếu với ý thức lo{i động vật thấp nhất chỉ có bóng d|ng sơ
khai của ý thức. Nhưng ngay cả sau khi ý thức đ~ lên cao qua qu|
trình từ động vật cho đến con người với lý trí của nó, vô ý thức
của thảo mộc (khởi điểm của ý thức) vẫn còn l{ căn bản, và ta có
thể truy tầm căn bản ấy trong nhu cầu ngủ. Aristote có lý: có một
năng lực nội tại hun đúc hình thể trong cây cối và hành tinh,
trong động vật v{ người “Bản năng của động vật nói chung cho
chúng ta tỷ dụ tốt nhất về cái gì gọi l{ cùng đích ở trong thiên
nhiên. Vì, cũng như bản năng l{ một h{nh động tựa như h{nh
động được dẫn dắt bởi quan niệm về một cứu cánh, tuy nhiên lại
hoàn toàn không có một cứu c|nh n{o; cũng thế, mọi sự tạo tác
trong thiên nhiên cũng tựa như sự tạo t|c được hướng dẫn bởi
quan niệm về mục đích, tuy nhiên lại hoàn toàn không mục
đích”. Sự khéo léo một c|ch m|y móc nhưng tuyệt diệu nơi động
SCHOPENHAUER
325
vật chứng tỏ ý chí có trước trí năng ra sao. Một con voi đ~ được
đưa đi khắp Âu ch}u, v{ đ~ qua h{ng trăm chiếc cầu, sẽ không
chịu bước lên một chiếc cầu ọp ẹp, mặc dù nó đ~ thấy người và
ngựa đi qua. Một con chó nhỏ sợ nhảy từ bàn xuống; nó thấy
trước kết quả cuộc té ngã không phải nhờ lý luận (và nó không
có một kinh nghiệm nào về một vụ té như vậy) mà nhờ bản
năng. Những con đười ươi sưởi ấm bên một lò sưởi chúng gặp
thấy, nhưng không nuôi ngọn lửa; như vậy rõ ràng những hành
vi kia là do bản năng, chứ không phải kết quả của lý luận; chúng
là biểu hiện không phải của trí năng m{ của ý dục (I, 29).
Ý dục ấy, dĩ nhiên, l{ dục vọng muốn sống, một ý chí muốn được
sống tới mức tối đa. Sự sống quý giá biết bao đối với tất cả mọi
loài ! - Và nó chờ đợi cơ hội một cách kiên nhẫn biết bao! “Trong
h{ng năm, lưu điện (galvanism) ngủ mê trong đồng đỏ và thiếc,
và những kim khí này nằm yên bên cạnh bạc, cả ba thứ sẽ được
đốt cháy thành ngọn vừa khi chúng được mang lại nhau dưới
những điều kiện cần thiết. Ngay trong lĩnh vực của loài hữu cơ,
chúng ta cũng thấy một hạt giống khô duy trì sức sống ngủ yên
qua 3.000 năm v{, cuối cùng khi những hoàn cảnh thuận tiện xảy
đến, nó sẽ lớn lên thành cây nhỏ”, những con cóc sống được tìm
thấy trong đ| vôi đưa đến kết luận rằng cả đến sự sống động vật
cũng có thể ngưng lại qua h{ng ng{n năm. Ý chí ấy là một ý chí
muốn sống; và kẻ thù bất diệt của nó là sự chết.
Nhưng có lẽ nó có thể đ|nh bại ngay cả thần chết?
326
Will Durant: CÂU TRUYỆN TRIẾT HỌC
B. Ý chí muốn sinh sản
Vâng, nó có thể, qua chiến lược và cực hình “tử đạo” của sự sinh
sản. Mọi cơ thể bình thường lúc trưởng th{nh đều vội vã tự hy
sinh cho nhiệm vụ sinh sản: từ con nhện đực bị xơi trọn do
chính con cái nó vừa mới làm cho sinh sản, hay con tò vò tận tụy
kiếm thức ăn nuôi đ{n con m{ nó sẽ không bao giờ hội ngộ, đến
con người phải ra thân tàn ma dại trong nỗ lực nuôi ăn, lo mặc
và giáo huấn bầy con sinh sản là mục đích tối hậu của mọi cơ
thể, bản năng m~nh liệt nhất của nó; vì chỉ có cách ấy ý chí mới
có thể chinh phục cái chết. V{ để bảo đảm sự đắc thắng này, ý
chí sinh sản hầu như ho{n to{n đặt ngoài sự kiểm soát của hiểu
biết hay suy tưởng: ngay cả một triết gia đôi khi cũng có con c|i
đ{ng ho{ng.
Ý dục ở đ}y tỏ ra biệt lập với tri thức, và hoạt động một cách mù
qu|ng, như trong thiên nhiên vô thức... Do đó, những cơ quan
sinh sản chính là trung tâm của ý dục, và làm thành một cực đối
lập với não bộ, vốn là biểu tượng của tri thức... Cơ quan sinh sản
là nguyên lý duy trì sự sống, chúng bảo đảm một đời sống bất
tận; “vì lẽ đó chúng được người Hy Lạp thờ phụng trong phallus
(nam căn) v{ người Ấn độ giáo thờ trong lingam (nữ căn)...
Hésiode và Parménides đ~ nói đầy ý nghĩa rằng Eros l{ người đầu
tiên, đấng sáng tạo, là nguyên lý từ đó mọi sự vật tiến tới. Sự
tương quan giữa hai giống... chính thật l{ trung t}m điểm vô
hình của mọi hoạt động và hành vi, nó ló ra khắp nơi mặc dù có
đủ loại màn che phủ lên nó. Đấy là nguyên nhân của chiến tranh
và cứu cánh của hòa bình; l{ căn bản của những gì nghiêm trọng
và mục tiêu của trò hề; nó là nguồn bất tận của sự chơi chữ, chìa
SCHOPENHAUER
327
khóa của mọi ẩn dụ v{ ý nghĩa của mọi ám chỉ huyền bí[20]...
Chúng ta thấy nó an vị ở đấy trong mọi lúc, như chúa tể đích
thực tập truyền của thế giới, bởi chính sức mạnh tròn đầy của
riêng nó, an vị trên chiếc ngai của tiên tổ; và từ đấy nhìn xuống
bằng cái nhìn khinh bỉ, nhạo b|ng trước những trò chuẩn bị để
trói buộc nó, cầm tù nó, hay ít nhất cũng hạn chế và che dấu nó
càng nhiều càng tốt, và ngay cả chế phục nó để nó chỉ có thể có
vẻ là mối bận tâm phụ thuộc, thứ yếu của đời sống. “Siêu hình
học về tình yêu” xoay quanh sự phụ thuộc của người cha đối với
người mẹ, của cha mẹ đối với con cái, của c| nh}n đối với nòi
giống. Đầu tiên định luật của sự lôi cuốn nhục thể là sự lựa chọn
đôi bạn phần lớn được định đoạt - dù một cách vô thức đến đ}u
- bởi sự thích ứng với nhau để sinh con đẻ cái.
”Mỗi người tìm một người bạn đường khả dĩ dung hòa được
những nhược điểm của mình, sợ chúng di truyền cho con cái;...
một người đ{n ông có cơ thể yếu sẽ tìm một người đ{n b{ mạnh
khỏe... Mỗi người sẽ xem một người kh|c l{ đẹp trước hết vì
những điểm hoàn hảo của người n{y y không có, nói đúng hơn,
ngay những điểm bất toàn của người n{y cũng đối lập với những
bất toàn của chính y[21]... Vì mục đích phục hồi mẫu mực của nòi
giống, những đức tính về thể xác của hai cá nhân cốt yếu là làm
sao cho người n{y đặc biệt và hoàn toàn là sự bổ sung hoàn tất
cho người kia, v{ người kia vì vậy cũng chỉ ham muốn người
này... Ý thức s}u xa m{ ta dùng để xét gẫm mọi phần tử trong cơ
thể,... sự tỉ mỉ phê phán ta có trong khi nhìn một người đ{n b{
bắt đầu làm ta hài lòng... cá nhân ở đ}y h{nh động do mệnh lệnh
của một c|i gì cao hơn chính mình m{ y không biết... Mọi cá
[20]
[21]
Một nguồn gốc của thuyết Freud về "chơi chữ và vô thức".
Một nguồn gốc của thuyết Weininger