1. Trang chủ >
  2. Kỹ Thuật - Công Nghệ >
  3. Kiến trúc - Xây dựng >

1 Tổ chức lao động trong doanh nghiệp xây lắp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.36 MB, 420 trang )


- Lao động hợp đồng (hợp đồng dài hạn hay ngắn hạn, hợp đồng có thời hạn, hợp

đồng theo thời vụ, hợp đồng theo công việc), bao gồm số cán bộ công nhân viên đợc

tuyển dụng theo nhu cầu sản xuất - kinh doanh và các nhu cầu khác của doanh nghiệp.

Trong đó thu nhập của họ sẽ đợc doanh nghiệp trả theo sự thoả thuận trong hợp đồng

lao động và quyền lợi, nghĩa vụ của họ cũng đợc xác định trong hợp đồng lao động

trên cơ sở của bộ Luật lao động

Hiện nay chuyển sang nền kinh tế thị trờng theo định hớng Xã hội chủ nghĩa,

các tổ chức xây lắp đợc thực hiện hạch toán độc lập, có quyền tạo lập và vay vốn, làm

ăn có hiệu quả để bảo toàn và phát triển vốn. Công ty có quyền tự tuyển chọn lao động

về trình độ chuyên môn, điều kiện năng lực và sức khoẻ theo đúng tiêu chuẩn phù hợp

với quá trình sản xuất kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Công ty có quyền từ

chối không nhận ngời nếu nh không cần dùng ngời cho sản xuất kinh doanh. Khi

tuyển chọn cần u tiên cho lao động tại chỗ. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp xây

lắp tuyển chọn lao động theo dạng hợp đồng có thời hạn theo phơng án tổ chức lựa

chọn nhằm tinh giảm biên chế và đảm bảo nhịp độ tăng năng suất lao động vợt nhịp

độ tăng tiền lơng bình quân.

- Nguồn bổ sung lực lợng lao động trong xây dựng có thể là nguồn đào tạo ở các

trờng theo mọi hình thức và đào tạo theo hình thức kèm cặp tay nghề tại chỗ hay bổ

sung từ các nguồn lao động khác. Lao động trong xây lắp có thể là tuyển chính thức

hay tạm tuyển theo hợp đồng ngắn hạn. Lực lợng tuyển chính thức theo hợp đồng dài

hạn là chủ chốt, còn hợp đồng ngắn hạn thờng có tính chất thời vụ.

10.1.2. Nội dung cơ bản của tổ chức lao động khoa học trong xây dựng

a. Khái niệm về tổ chức lao động

Do những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất xây dựng có nhiều điểm

khác biệt nên việc tổ chức quản lý lao động trong xây dựng càng cần phải đợc coi

trọng. Đó là điều kiện lao động nặng nhọc và có tính chất lu động cao, các quá trình

trong xây dựng rất phức tạp và khó tổ chức chặt chẽ nh các dây chuyền sản xuất

trong các nhà máy công nghiệp, các phơng án tổ chức lao động có tính đơn chiếc,

địa bàn hoạt động rộng lớn... Tổ chức lao động là hệ thống những biện pháp tạo điều

kiện thuận lợi nhất để sử dụng hợp lý thời gian lao động của công nhân nhằm tăng

năng suất lao động.

Tổ chức lao động khoa học trớc hết phải đảm bảo nguyên tắc cơ bản trong tổ chức

lao động là tạo ra hiệu quả cao cho từng ngời, từng tập thể lao động dựa trên căn cứ

khoa học. Tổ chức lao động khoa học là kiểu tổ chức sản xuất đảm bảo năng suất lao

động cao với chi phí là ít nhất.

Tổ chức lao động đợc gọi là khoa học chỉ khi nó đợc dựa trên việc áp dụng những

thành tựu khoa học và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, kết hợp một cách tốt nhất giữa kỹ

thuật và con ngời trong một quá trình sản xuất thống nhất, bảo đảm khả sử dụng dự

375



trữ về vật chất và lao động cao nhất, không ngừng tăng năng suất lao động, đảm bảo

sức khoẻ cho ngời lao động và dần dần biến lao động thành nhu cầu của cuộc sống.

Tổ chức quản lý lao động phải đảm bảo mục đích về kinh tế và mục tiêu chung của

toàn xã hội.

b. Nội dung cơ bản của tổ chức lao động khoa học trong xây dựng

Tổ chức lao động khoa học đợc nghiên cứu với nhiều nội dung khác nhau, bao gồm:

1. Tổ chức quá trình lao động: Phân chia công việc và bố trí công nhân; tổ chức tổ

đội sản xuất, tổ chức nơi làm việc, ca làm việc.

2. Định mức lao động.

3. Tổ chức tiền lơng.

4. Củng cố và tăng cờng kỷ luật.

5. Đào tạo và bồi dỡng nâng cao trình độ văn hoá chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp

vụ cho ngời lao động.

6. Công tác an toàn lao động và bảo hộ lao động.

7. Tổ chức bộ máy quản lý lao động, đại hội và công tác thi đua.

10.1.3. Tổ chức quá trình lao động trong thi công công trình

a. Sự phân công lao động và hợp tác hoá trong xây dựng

Trong xây dựng, với tính chất đa dạng của ngành nghề và đặc điểm của sản phẩm

xây dựng đòi hỏi ngành xây dựng phải có sự phân công lao động theo chuyên môn

hoá và sự hợp tác hoá lao động có hiệu quả.

Sự phân công lao động theo chuyên môn hoá quá sâu có mặt hạn chế nhất định, đó

là: Khó sắp xếp bố trí đủ công việc cho tổ đội và công nhân trong suốt ca làm việc. Do

đó làm tăng thời gian di chuyển và thời gian ngừng nghỉ, đôi khi còn tăng thêm cả chi

phí cho việc trang bị lại một phần chỗ làm việc. Sự hợp tác hoá lao động đợc phát

triển và tồn tại song song với sự phân công lao động.

Ba hình thức chuyên môn hoá trong xây dựng là: Chuyên môn hoá theo loại hình

sản phẩm xây dựng (xây dựng dân dụng và công nghiệp, cầu, giao thông, sân bay, thuỷ

lợi, hạ tầng kỹ thuật), chuyên môn hoá theo từng giai đoạn thi công (san nền, điện,

nớc, lắp đặt thiết bị máy móc,); chuyên môn hoá sản xuất (sản xuất cấu kiện, bê

tông thơng phẩm).

b. Hình thức tổ chức các tổ đội lao động trong xây dựng

Phần lớn những công việc trong xây dựng đều do một tổ hay một đội thi công nào

đó thực hiện có tính đến việc bố trí xen kẽ công nhân có trình độ cao với công nhân có

trình độ thấp.

Khi phân phối công việc giữa các tổ, đội riêng lẻ cần phải làm sao cho mỗi khâu

hoàn thành một công việc đồng nhất trong một thời gian dài để tổ chức và phân công

lao động đợc ổn định không phải ngừng việc và thay đổi tính chất cũng nh tốc độ

công việc (tổ chức thi công theo dây chuyền).

376



Thông thờng việc tổ chức tổ, đội sản xuất trong thi công có hai dạng là đội chuyên

nghiệp và đội hỗn hợp (tổ đội chuyên môn hoá và tổ đội tổng hợp).

Hình thức tổ chức tổ đội chuyên nghiệp (tổ đội chuyên môn hoá) là tổ đội sản

xuất gồm những công nhân lao động có cùng chuyên môn nghề nghiệp, họ chỉ khác

nhau về trình độ kỹ thuật hay bậc nghề. Tổ đội chuyên nghiệp đôi khi còn đợc

hiểu là tổ đội trong đó chỉ có một hoặc hai loại thợ cùng tiến hành một hoặc hai

nghề khác nhau.

Tổ chức tổ đội sản xuất theo hình thức chuyên nghiệp đợc phân ra làm ba loại

hình sau:

+ Chuyên môn hoá theo sản phẩm: là hình thức thành lập các đội chuyên nghiệp,

chuyên xây dựng một loại sản phẩm hoàn chỉnh nào đó. Ví dụ: Đội xây dựng về nhà ở,

đờng bộ, cầu, công trình cấp thoát nớc. Hình thức này đang đợc áp dụng rộng rãi ở

nớc ta hiện nay.

+ Chuyên môn hoá theo công nghệ: là hình thức tổ chức đội chuyên thực hiện theo

một công nghệ nào đó. Ví dụ: Đội chuyên làm đất, đội thi công cọc nhồi và tờng vây,

đội xây dựng tầng hầm, đội hoàn thiện,

+ Chuyên môn hoá theo nghề chuyên môn: là hình thức tổ, đội theo nghề chuyên môn

nhất định mà họ đợc đào tạo. Hình thức này ít đợc áp dụng tổ chức theo hình thức

đội mà chỉ áp dụng ở mức tổ, nh tổ nề, tổ mộc, tổ sắt, tổ đổ bê tông...

Hình thức tổ đội chuyên môn hoá gắn liền với phơng pháp tổ chức thi công theo

dây chuyền, phù hợp với việc đảm nhiệm thi công các hạng mục công trình có tính chất

tập trung, quy mô xây dựng vừa và lớn, có yêu cầu kỹ thuật và chất lợng cao. Hình

thức chuyên môn hoá này đòi hỏi phải có sự hợp tác hoá cao giữa các tổ đội và sự đồng

bộ về chuyên môn theo yêu cầu kỹ thuật - tổ chức quá trình thi công để hạn chế sự gián

đoạn về thời gian khi di chuyển từ công tác xây lắp này sang công tác xây lắp khác.

Hình thức tổ đội tổng hợp là hình thức tổ chức tổ, đội bao gồm một số nhóm

chuyên nghiệp khác nhau để cùng thực hiện một nhiệm vụ sản xuất chung. Hình thức

tổ đội tổng hợp còn đợc xem là hình thức chuyên môn hoá không có sự phân công lao

động đầy đủ (đa năng), trong đó mỗi ngời lao động là công nhân giỏi một nghề, biết

và thành thạo một số nghề khác. Khi tổ chức các tổ đội tổng hợp (đa năng, hỗn hợp) thì

số công nhân thờng không quá 25-30 ngời.

Hình thức này có u điểm là tạo ra khả năng chủ động trong công việc, không bị

gián đoạn về thời gian vì dễ dàng chuyển loại sang công tác xây lắp khác. Tổ đội tổng

hợp có khả năng độc lập đảm nhiệm thi công từng hạng mục công trình, thích hợp với

thi công công trình có quy mô vừa và nhỏ có yêu cầu kỹ thuật không phức tạp, các công

trình phân tán cách xa nhau.

c. Tổ chức quá trình lao động và nơi làm việc

Tổ chức quá trình lao động là phân chia quá trình thành các phần việc, các quá trình

đơn giản và quá trình phức tạp. Tổ chức quá trình lao động cần phải đợc nghiên cứu đầy

377



đủ về hiệu quả sử dụng các công cụ lao động để tác động nên đối tợng lao động theo

những trình tự nhất định về thời gian và không gian để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

+ Tổ chức quá trình lao động cần phải nghiên cứu thực hiện các nội dung sau:

- Xác định cơ cấu về số lợng và chất lợng của đội ngũ lao động tham gia vào

quá trình sản xuất dựa trên các nguyên tắc chuyên môn hoá và sự hợp tác hoá. Việc sử

dụng các tổ đội chuyên môn hoá hay tổ đội tổng hợp phải căn cứ vào tính chất của

công việc và điều kiện cụ thể của công trờng. Nếu loại công việc thực hiện có khối

lợng lớn và kéo dài nên dùng tổ đội chuyên môn hoá. Khi danh mục các chủng loại

công việc nhiều, nhng khối lợng mỗi loại công việc ít thì cần phải sử dụng các đội

hỗn hợp, đa năng hoá đến mức độ nhất định.

- Nghiên cứu sử dụng các công cụ lao động hợp lý theo các đối tợng lao động.

- Lập kế hoạch tiến độ thi công theo thời gian.

- Thiết kế tổng mặt bằng thi công cho các giai đoạn chủ yếu, quan trọng trong quá

trình thi công. Lập kế hoạch di chuyển lao động và các yếu tố sản xuất trên mặt bằng

và cả không gian thi công xây dựng.

+ Tổ chức bố trí nơi làm việc là một trong nội dung quan trọng của tổ chức quá

trình lao động, vì tổ chức lao động hợp lý có năng suất cao đều đợc thực hiện trên

nơi làm việc cụ thể.

- Tổ chức nơi làm việc của công nhân và cán bộ quản lý phải tuân theo các nguyên

tắc về khoa học tổ chức lao động và an toàn vệ sinh lao động.

- Nơi làm việc của công nhân xây dựng chính là vùng hoạt động hay vị trí không

gian cần thiết cho một công nhân (hoặc một nhóm công nhân) để họ thực hiện các thao

tác xây dựng hoặc lắp đặt nhất định. Diện tích nơi làm việc yêu cầu phải đảm bảo đủ

diện tích để bố trí vật liệu, thiết bị, đảm bảo sự di chuyển và tác nghiệp của công nhân

đợc thuận lợi an toàn, với hiệu suất lao động cao. Không gian vị trí làm việc cần đảm

bảo thông thoáng và bảo đảm điều kiện vệ sinh công nghiệp.

Nếu là lao động thủ công thì không gian làm việc bao gồm chỗ bố trí đối tợng lao

động, công cụ sản xuất, sản phẩm. Để đảm bảo điều kiện năng suất lao động cao cho

công nhân, chiều cao của nơi làm việc (khi công nhân đứng làm việc) đợc xác định

theo công thức sau:

H=



Chiều cao trung bình của CN x 100

75



; cm



d. Tổ chức ca làm việc

Nội dung chủ yếu của việc tổ chức ca làm việc là lựa chọn hình thức đảo ca hợp lý,

sắp xếp lịch đi ca, bố trí thời gian nghỉ trong ca.

- Việc lựa chọn hình thức đảo ca dựa vào chế độ làm việc của doanh nghiệp. Hình

thức đảo ca có thể là đảo ca thuận hay đảo ca nghịch. Đảo ca thuận là đảo ca theo thứ

tự thuận theo thời gian: Sáng, chiều, đêm (ca 1, ca 2, ca 3). Đảo ca nghịch là đảo ca

378



theo thứ tự ngợc với đảo ca thuận: Đêm, chiều, sáng (ca 3, ca 2, ca 1).

Trờng hợp tổ chức làm việc liên tục các ngày trong tuần và nghỉ chủ nhật, ta có

thể chọn hình thức đảo ca nào cũng đợc vì thời gian nghỉ ngơi giãn cách khi đổi ca

tối thiểu là 24h. Với trờng hợp tổ chức làm việc liên tục các ngày trong tháng, không

nghỉ chủ nhật và đổi ca theo tuần, ta nên chọn hình thức đảo ca ngợc (tránh trờng

hợp công nhân phải làm việc 2 ca liền).

- Để tổ chức lịch đi ca tốt cần phải thông báo rõ biểu đồ tổ chức lịch đi ca cho các

tổ đội và công nhân nắm vững. Khi sắp xếp lịch đi ca, cần chú ý sắp xếp lịch đi ca phải

phù hợp với quy định của Bộ Luật lao động về khoảng thời gian làm việc và nghỉ ngơi

của công nhân (tuần làm việc 6 ngày, ngày làm việc 8 giờ). Lịch đi ca sắp xếp bảo

đảm tính chu kỳ của việc đảo ca, đó là làm việc ở bất kỳ ca nào cũng có số ngày công

bằng nhau và sau 3 lần đảo ca số ca đêm là nh nhau. Việc bố trí khoảng thời gian làm

việc liên tục trong một loại ca không nên quá dài hoặc quá ngắn để năng suất ca đêm

đạt hiệu quả cao nhất.

- Tổ chức ca làm việc ngoài việc đảm bảo năng suất lao động cao, đảm bảo sử

dụng hiệu quả trang thiết bị máy móc, diện tích không gian làm việc, đảm bảo sẩn xuất

liên tục. Tổ chức đảo ca hợp lý còn cần phải chú ý bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý

theo ca. Thời gian nghỉ giữa ca khoảng 30 - 60 phút. Trong 1 ca làm việc có thể bố trí

hai lần nghỉ ngắn giữa ca (1 lần nghỉ giữa ca và 1 lần sau khi nghỉ giữa). Thời gian mỗi

lần nghỉ ngắn, có thể chỉ cần 5-10 phút. Đối với ca đêm số lần nghỉ và thời gian nghỉ

có thể là nhiều và dài hơn.

10.1.4. Tổ chức công tác quản lý lao động và đại hội công nhân viên chức trong

doanh nghiệp

a. Tổ chức công tác quản lý lao động và nhân sự

ở mỗi công ty xây dựng thờng có phòng tổ chức cán bộ, lao động và tiền lơng

để quản lý các vấn đề về nhân sự. ở cấp thấp hơn có thể bố trí một ban hay một ngời

đặc trách vấn đề này. Bộ phận này có nhiệm vụ tham mu cho thủ trởng về mọi vấn

đề có liên quan đến nhân sự trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ của quản lý lao động gồm

hai nhóm lớn. Nhóm nhiệm vụ quản lý lao động có tính chất nghiệp vụ mang tính chất

tơng đối tĩnh. Nhóm nhiệm vụ về các chính sách đối với ngời lao động mang tính

chất động hơn.

b. Đại hội công nhân viên chức và hội đồng quản trị doanh nghiệp

Hiện nay Nhà nớc đã ban hành Quy chế dân chủ trong các doanh nghiệp Nhà

nớc để nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp t nhân, Nhà

nớc ban hành luật riêng để bảo vệ quyền lợi cho ngời lao động.

Để phát huy quyền dân chủ của ngời lao động trong sản xuất - kinh doanh, Nhà

nớc quy định việc áp dụng các hình thức đại hội công nhân viên chức hàng năm. Hội

đồng quản trị doanh nghiệp và ban thanh tra của doanh nghiệp với sự tham gia của

379



công nhân sản xuất nhằm giải quyết tốt những vấn đề lớn của sản xuất - kinh doanh

của doanh nghiệp nói chung và về con ngời nói riêng. Các tổ chức này có nhiệm vụ

tìm cách tốt nhất để thúc đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền lợi

cho ngời lao động và kiểm tra các kết quả sản xuất kinh doanh

10.2. Năng suất lao động trong xây dựng

10.2.1. Khái niệm năng suất lao động

Năng suất lao động là mức độ kết quả của một quá trình lao động sản xuất của con

ngời trong đơn vị thời gian. Trình độ năng suất lao động đợc đo bằng số lợng sản

phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số thời gian cần thiết để sản xuất ra

một đơn vị sản phẩm hợp quy cách chất lợng.

Khi nghiên cứu, phân tích năng suất lao động cần phân biệt khái niệm năng suất lao

động cá nhân và năng suất lao động xã hội.

Năng suất lao động cá nhân là hiệu quả lao động cụ thể của một ngời trong thời

gian nhất định. Trình độ năng suất lao động cá nhân cũng đợc đo bằng số lợng sản

phẩm sản xuất trong một đơn vị thời gian (hay số thời gian cần thiết tiêu hao để sản

xuất ra một đơn vị sản phẩm).

Năng suất lao động cá nhân đợc đo bằng hao phí lao động sống đầu t vào một đơn

vị sản phẩm, vì vậy khi xét năng suất lao động cá nhân, ngời ta chủ yếu xét đến hao phí

lao động sống mà ngời lao động đã tiêu hao trực tiếp (số giờ công, ngày công lao động)

để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, ít xét đến hao phí lao động quá khứ (hao phí các

nguyên vật liệu, năng lợng, công cụ lao động). ở đây cũng dễ hiểu, năng suất lao động

cá nhân càng cao thì lợng hao phí lao động trong một đơn vị sản phẩm cànggiảm, đó

chính là cơ sở để nâng cao thu nhập (tiền lơng) chính đáng cho ngời lao động.

Năng suất lao động x hội là hiệu quả chung của lao động xã hội trong quá trình

sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động xã hội đợc xác định bởi toàn bộ

chi phí lao động xã hội trên một đơn vị sản phẩm, tức là bao gồm tất cả hao phí lao

động sống và lao động trong quá khứ.

+ Năng suất lao động xã hội không phải là sự tổng hợp đơn thuần của nhiều năng

suất lao động cá nhân cùng tiến hành một quá trình sản xuất thống nhất mà là sự tổng

hợp về năng suất lao động của những ngành sản xuất khác nhau, nhng có quan hệ mật

thiết với nhau trong quá trình sản xuất ra sản phẩm đang xét.

+ Chỉ tiêu năng suất lao động xã hội rất khó xác định, rất phức tạp, vì vậy hầu hết

năng suất lao động xã hội đợc xác định thông qua thu nhập quốc dân trên một đầu

ngời trong lĩnh vực sản xuất. Trong các doanh nghiệp và trong các ngành kinh tế quốc

dân, chủ yếu tính theo năng suất lao động cá nhân để xác định chi phí nhân công (tiền

lơng, thu nhập) cho ngời lao động.

Chính vì vậy, muốn nâng cao năng suất lao động xã hội cần phải chú ý tới nhiều

vấn đề, có liên quan tới nhiều ngành và nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội của

380



đất nớc. Nói cách khác là trình độ của năng suất lao động xã hội phản ánh trình độ kỹ

thuật và trình độ phát triển của nền kinh tế quốc dân trong từng giai đoạn.

Ví dụ, Định mức dự toán xây dựng cơ bản quy định mức hao phí trung bình về vật

liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lợng công tác xây lắp

là dạng biểu thị năng suất lao động cá nhân trong ngành xây dựng.

Tơng tự, các định mức sản xuất là dạng biểu thị năng suất lao động cá nhân trong

nội bộ doanh nghiệp để làm cơ sở thực hiện chế độ khoán và trả lơng trong từng

doanh nghiệp cụ thể.

Mức giá chuẩn nhà ở đợc xây dựng mới tại các tỉnh, thành phố là một dạng biểu

thị năng suất lao động xã hội đo bằng tiền, đó là hao phí lao động xã hội trung bình cần

thiết để tạo ra 1m2 sàn xây dựng đối với từng loại nhà (bao gồm chi phí trực tiếp, chi

phí chung, thu nhập chịu thuế tính trớc và thuế giá trị gia tăng).

10.2.2. Chỉ tiêu năng suất lao động

a. Các chỉ tiêu về năng suất lao động

Hiện nay trong các doanh nghiệp xây dựng, việc tính năng suất lao động thờng

đợc nghiên cứu theo ba loại chỉ tiêu sau:

1. Chỉ tiêu năng suất lao động tính theo giá trị dự toán công tác xây lắp đ

thực hiện

Đây là chỉ tiêu (ký hiệu là Wg) phản ánh giá trị sản phẩm xây lắp thực hiện tính

cho một công nhân viên hay một công nhân trong kỳ (tháng, quý, năm).

Wg =



G

S



(10.1)



Trong đó: G - Giá trị dự toán xây lắp dã thực hiện ở kỳ đang xét;

S - Số lợng công nhân viên chức (hay công nhân) trung bình trong

danh sách của kỳ đang xét.

- Ưu điểm: Chỉ tiêu này có tính khái quát cao, có thể dùng để tính năng suất cho

doanh nghiệp xây dựng khi thực hiện nhiều loại công việc khác nhau (điều này là phổ

biến trong xây dựng). Việc tính năng suất cho đầu ngời công nhân viên chức (kể cả cán

bộ quản lý gián tiếp) sẽ phản ánh đợc mức độ tinh giản của bộ máy quản lý.

Chỉ tiêu năng suất lao động tính theo giá trị công tác cho phép năng suất lao động

tính tổng hợp của nhiều loại công việc khác nhau và đợc dùng để lập kế hoạch về

năng suất ở các khâu, cho các bộ phận đến toàn doanh nghiệp.

- Nhợc điểm: Chỉ tiêu này chịu ảnh hởng của biến động giá cả (trong đó chủ yếu

là chi phí vật liệu) và cơ cấu công tác xây lắp, do vậy chỉ có thể dùng để so sánh năng

suất giữa hai đơn vị hay hai thời kỳ khi chúng có cùng một cơ cấu công tác xây lắp.

Nói chung chỉ tiêu này không phản ánh đúng thực chất sự nỗ lực của doanh nghiệp.

Để khắc phục nhợc điểm này, ngời ta thờng tính năng suất lao động theo giá trị

sản phẩm thuần tuý, theo hai cách sau: Thứ nhất là trong chỉ tiêu G không có chi phí

381



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (420 trang)

×