Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 110 trang )
2
1.1.2 Vai trò của quản trị chiến lƣợc kinh doanh
-
Vai trò hoạch định: Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp thấy rõ mục
đích và hướng đi của mình. Nó chỉ ra cho nhà quản trị biết là phải xem xét và xác
định xem tổ chức đi theo hướng nào và lúc nào sẽ đạt được kết quả mong muốn.
-
Vai trò dự báo: Trong một môi trường luôn luôn biến động, các cơ hội cũng
như nguy cơ luôn luôn xuất hiện. Quá trình hoạch định chiến lược giúp cho nhà
quản trị phân tích môi trường và đưa ra những dự báo nhằm đưa ra các chiến lược
hợp lý. Nhờ đó nhà quản trị có khả năng nắm bắt tốt hơn các cơ hội, tận dụng được
các cơ hội và giảm bớt các nguy cơ liên quan đến môi trường.
-
Vai trò điều khiển: Chiến lược kinh doanh giúp nhà quản trị sử dụng và
phân bổ các nguồn lực hiện có một cách tối ưu cũng như phối hợp một cách hiệu
quả các chức năng trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung đề ra.
1.1.3 Quy trình quản trị chiến lƣợc (Strategic Management)
-
Quy trình quản trị chiến lược kinh doanh giúp các doanh nghiệp thấy rõ mục
đích và hướng đi, giúp các nhà quản trị xem xét và xác định xem doanh nghiệp đi
theo hướng nào và khi nào thì đạt tới vị trí đề ra.
-
Nhờ có quy trình quản trị chiến lược, doanh nghiệp sẽ gắn liền các quyết
định đề ra với điều kiện môi trường liên quan. Các doanh nghiệp không vận dụng
quản lý chiến lược thường đưa ra các quyết định phản ứng thụ động, sau khi môi
trường thay đổi mới đưa ra hành động. Tuy các quyết định phản ứng thụ động nhiều
khi cũng mang lại hiệu quả, nhưng quản trị chiến lược sẽ giúp các doanh nghiệp
chuẩn bị tốt hơn để đối phó và chủ động với những thay đổi của môi trường.
-
Lợi thế cạnh tranh có thể được xác định trong tất cả các bước của quá trình
hình thành chiến lược. Muốn có chiến lược tốt nhất, trước hết cần phải có quy trình
lập chiến lược khoa học. Có thể khái quát mô hình lập chiến lược doanh nghiệp theo
các bước như sau: (Hình 1.1 Sơ đồ tổng quát về quản trị chiến lược)
3
1. Phân đoạn chiến
lược. Xác định sứ
mệnh, mục tiêu và
chiến lược hiện tại
Hình
thành
chiến
lược
5. Mục
tiêu dài
hạn
và
mục
tiêu
hàng
năm
3. Phân tích các nguồn lực
để xác định các điểm
mạnh, điểm yếu quan
trọng của tổ chức
6. Chiến lược
CÔNG TY
Mục tiêu
CÔNG TY
Mục tiêu các
SBU (b)
Chiến lược
các SBU
Mục tiêu
Bộ phận
chức năng
Thực
hiện
chiến
lược
Các chiến lược
chức năng
7. Chính sách và phân phối
các nguồn lực
8. Lựa chọn cơ
cấu tổ chức phù
hợp với chiến
lược mới
Đánh
giá
chiến
lược
4. Phân tích lợi thế cạnh
tranh, tiềm lực thành
công, SWOT và xét lại
sứ mệnh của tổ chức (a)
2. Phân tích môi
trường vĩ mô, vi mô
để xác định cơ hội
và nguy cơ chính
9. Thực hiện thay
đổi chiến lược
10. Lãnh đạo,
quyền lực và văn
hóa tổ chức
11. Đo lường và đánh giá
kết quả thành tích
Hình 1.1 Sơ đồ tổng quát về quản trị chiến lƣợc [14, trang 1]
4
1.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG KINH DOANH VÀ HOÀN CẢNH NỘI NỘ
CỦA DOANH NGHIỆP.
-
Phân tích môi trường nhằm tìm ra những cơ hội, đe dọa, điểm mạnh, điểm
yếu của doanh nghiệp. Quản trị chiến lược kinh doanh là việc vận dụng và phát huy
các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu trong việc khai thác các cơ hội và né tránh
các đe dọa từ phía môi trường. Môi trường của tổ chức bao gồm: môi trường vĩ mô,
môi trường vi mô, môi trường nội bộ[4, trang 7]
1.2.1 Phân tích môi trƣờng vĩ mô
-
Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi: doanh
nghiệp đang trực diện với những vấn đề gì? Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến tất cả
các ngành kinh doanh. Các nhà quản trị chiến lược của các doanh nghiệp thường
chọn các yếu tố chủ yếu sau đây của môi trường vĩ mô để nghiên cứu:
Yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp trên
mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh. Yếu tố kinh tế của doanh nghiệp được xác
định bởi tiềm lực của nền kinh tế đất nước, bao gồm: tốc độ tăng trưởng của nền
kinh tế, lãi xuất ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, chu kỳ kinh tế, các cân thanh toán, chính
sách tiền tệ, mức độ thất nghiệp, thu nhập quốc dân... Mỗi yếu tố trên đều có thể là
cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp cũng có thể là mối đe dọa đối với sự phát triển
kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích yếu tố kinh tế giúp các nhà quản trị
tiến hành các dự báo và đưa ra những kết luận về những xu thế chính của sự biến
đổi môi trường tương lai, là cơ sở cho các sự báo ngành và dự báo thương mại.
Yếu tố chính trị và pháp lý: Các thể chế kinh tế xã hội như các chính sách,
quy chế, định chế, luật lệ chế độ tiền lương, thủ tục hành chính...do Chính phủ đề ra
cũng như mức độ ổn định về chính trị, tính bền vững của Chính phủ đều là những
môi trường có thể tạo ra cơ hội hay nguy cơ đối với kinh doanh và nhiều khi quyết
định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nhìn chung, các doanh nghiệp
hoạt động được là vì điều kiện xã hội cho phép. Chừng nào các điều kiện đó thay
đổi xã hội sẽ rút lại sự cho phép đó bằng cách đòi hỏi Chính phủ can thiệp bằng chế
độ chính sách hoặc thông qua hệ thống pháp luật.
5
Yếu tố xã hội: Các yếu tố xã hội như dân số, cơ cấu dân cư, tôn
giáo...chuẩn mực đạo đức, phong tục tập quán, giá trị văn hóa, cộng đồng doanh
nhân...đều có tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các yếu tố xã hội thường biến đổi chậm nên các doanh nghiệp thường lãng quên
khi xem xét những vấn đề chiến lược.
Yếu tố tự nhiên: Yếu tố tự nhiên không những là yếu tố đặc biệt quan trọng
đối với đời sống của con người, mà còn là yếu tố đầu vào quan trọng của các ngành
kinh tế. Yếu tố tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, sông biển, tài
nguyên khoáng sản, môi trường sinh thái...Nhận biết được các yếu tố tự nhiên giúp
các doanh nghiệp phát huy thế mạnh của nó, bảo vệ môi trường và có các quyết
định cùng các biện pháp thực hiện quyết định đúng đắn.
Yếu tố công nghệ: Trong thời gian gần đây, khoa học công nghệ đã có sự
phát triển biến đổi nhanh chóng. Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và những áp
dụng các tiến bộ đó vào lĩnh vực sản xuất và quản lý đang là yếu tố ảnh hưởng lớn
đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải nhận biết và
khai thác những công nghệ phù hợp để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Để hạn chế nguy cơ tụt hậu về công nghệ và chớp cơ hội trong kinh doanh, các
doanh nghiệp phải thường xuyên đánh giá hiệu quả công nghệ đang sử dụng, theo
dõi sát sao diễn biến sự phát triển công nghệ và thị trường công nghệ, tập trung
ngày càng nhiều cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), đồng thời phải
cảnh giác với công nghệ mới có thể làm cho sản phẩm của mình bị lạc hậu trực tiếp
hoặc gián tiếp.
1.2.2 Phân tích môi trƣờng vi mô (môi trƣờng ngành)
- Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố bên ngoài tác động trực tiếp đến mục
tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong
ngành sản xuất kinh doanh đó. Theo Michael E. Porter, ngành kinh doanh nào cũng
phải chịu tác động của năm lực cạnh tranh[6, trang 8] :