Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 110 trang )
5
Yếu tố xã hội: Các yếu tố xã hội như dân số, cơ cấu dân cư, tôn
giáo...chuẩn mực đạo đức, phong tục tập quán, giá trị văn hóa, cộng đồng doanh
nhân...đều có tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các yếu tố xã hội thường biến đổi chậm nên các doanh nghiệp thường lãng quên
khi xem xét những vấn đề chiến lược.
Yếu tố tự nhiên: Yếu tố tự nhiên không những là yếu tố đặc biệt quan trọng
đối với đời sống của con người, mà còn là yếu tố đầu vào quan trọng của các ngành
kinh tế. Yếu tố tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, sông biển, tài
nguyên khoáng sản, môi trường sinh thái...Nhận biết được các yếu tố tự nhiên giúp
các doanh nghiệp phát huy thế mạnh của nó, bảo vệ môi trường và có các quyết
định cùng các biện pháp thực hiện quyết định đúng đắn.
Yếu tố công nghệ: Trong thời gian gần đây, khoa học công nghệ đã có sự
phát triển biến đổi nhanh chóng. Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và những áp
dụng các tiến bộ đó vào lĩnh vực sản xuất và quản lý đang là yếu tố ảnh hưởng lớn
đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải nhận biết và
khai thác những công nghệ phù hợp để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Để hạn chế nguy cơ tụt hậu về công nghệ và chớp cơ hội trong kinh doanh, các
doanh nghiệp phải thường xuyên đánh giá hiệu quả công nghệ đang sử dụng, theo
dõi sát sao diễn biến sự phát triển công nghệ và thị trường công nghệ, tập trung
ngày càng nhiều cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), đồng thời phải
cảnh giác với công nghệ mới có thể làm cho sản phẩm của mình bị lạc hậu trực tiếp
hoặc gián tiếp.
1.2.2 Phân tích môi trƣờng vi mô (môi trƣờng ngành)
- Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố bên ngoài tác động trực tiếp đến mục
tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong
ngành sản xuất kinh doanh đó. Theo Michael E. Porter, ngành kinh doanh nào cũng
phải chịu tác động của năm lực cạnh tranh[6, trang 8] :
6
(1) Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng,
(2) Mức độ cạnh tranh của các công ty trong cùng ngành,
(3) Sức mạnh của khách hàng,
(4) Sức mạnh của nhà cung cấp,
(5) Sự đe dọa của các sản phẩm thay thế.
Mối quan hệ giữa các yếu tố này được thể hiện trên hình 1.2
Nhiệm vụ của các nhà chiến lược là nhận dạng các cơ hội và các nguy cơ tiềm
ẩn mà năm lực cạnh tranh đem lại, qua đó xây dựng các chiến lược cạnh tranh thích
hợp cho doanh nghiệp.
Những người nhập ngành
Đe dọa của
những
người nhập
ngành
Những người
cung cấp
Sức mạnh
trả giá của
nhà cung
Những nhà cạnh tranh
cấp
trong ngành.
Mật độ của các nhà
cạnh tranh
Sức mạnh
trả giá của
người mua
Những người
mua
Đe dọa của
sản phẩm
thay thế
Những sản phẩm thay thế
Hình 1.2 Mô hình năm lực cạnh tranh của Michael E. Porter[6, trang 19]
1.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh
Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong
ngành, tốc độ tăng trưởng của ngành, cơ cấu chi phí cố định và mức độ đa dạng hóa
sản phẩm. Các đối thủ cạnh tranh sẽ ảnh hưởng đến tính chất và mức độ cạnh tranh
giành lợi thế trong ngành. Doanh nghiệp cần phân tích từng đối thủ cạnh tranh để
hiểu được thực lực, khả năng phản kháng, cũng như dự đoán chiến lược kinh doanh
của các đối thủ để từ đó có chiến lược cạnh tranh hợp lý.
7
1.2.2.2 Khách hàng
Khách hàng là lý do tồn tại của doanh nghiệp. Việc đáp ứng ngày một tốt hơn
nhu cầu của khách hàng, đáp ứng chuỗi giá trị giành cho khách hàng sẽ giúp doanh
nghiệp tồn tại và phát triển bền vững. Tuy nhiên khách hàng có thể tạo áp lực lên
doanh nghiệp bằng cách ép giá hoặc đòi hỏi chất lượng phục vụ cao hơn. Trường
hợp không đáp ứng được các đòi hỏi quá cao của khách hàng thì doanh nghiệp phải
thương lượng với khách hàng hoặc tìm những khách hàng mới có ít ưu thế hơn. Để
làm được điều này doanh nghiệp cần phải tập nghiên cứu: khả năng tài chính, thói
quen, quan điểm, hành vi mua sắm, khả năng chuyển đổi sản phẩm...của khách hàng
nhằm xác định đúng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
1.2.2.3 Nhà cung ứng
Doanh nghiệp luôn phải chịu áp lực từ phía các tổ chức cung ứng thiết bị,
nguyên vật liệu, vốn, lực lượng lao động...
-
Đối với nhà cung cấp vật tư thiết bị: để tránh tình trạng bị các tổ chức này
gây khó khăn bằng cách tăng giá, giảm chất lượng hàng hóa hoặc dịch vụ
đi kèm thì doanh nghiệp cần phải liên hệ với nhiều nhà cung ứng, giảm
thiểu tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào một nhà cung ứng duy nhất.
-
Đối với nhà cung cấp vốn: hầu hết các doanh nghiệp đều phải vay vốn để
tiến hành các hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp này doanh nghiệp
cần nghiên cứu một cơ cấu vốn hợp lý, tránh tình trạng lệ thuộc quá nhiều
vào một loại hình huy động vốn.
-
Nguồn lao động: doanh nghiệp cần có chính sách tuyển dụng và đào tạo
hợp lý để thu hút, chủ động nguồn lao động nhất là đội ngũ lao động có
trình độ. Đây là cơ sở đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
1.2.2.4 Đối thủ tiềm ẩn
Đối thủ tiềm ẩn được hiểu là những đối thủ chuẩn bị tham gia vào ngành hoặc ai
đó mua lại một công ty hoạt động không hiệu quả trong ngành để thâm nhập vào
môi trường kinh doanh ngành. Mối đe dọa xâm nhập sẽ thấp nếu rào cản xâm nhập
cao và các đối thủ tiềm ẩn này gặp phải sự trả đũa quyết liệt của các doanh nghiệp
đang hoạt động trong ngành.
8
Có sáu rào cản chính yếu đối với việc xâm nhập một ngành nghề:
-
Tăng hiệu quả kinh tế do qui mô lớn.
-
Chi phí dị biệt hóa sản phẩm cao.
-
Yêu cầu lượng vốn lớn.
-
Phí tổn chuyển đổi cao.
-
Khó khăn trong việc tiếp cận các kênh phân phối.
-
Những bất lợi về giá cả cho dù qui mô lớn nhỏ thế nào.
1.2.2.5 Sản phẩm thay thế
Phần lớn các sản phẩm thay thế là kết quả của cuộc bùng nổ công nghệ. Về cơ
bản, sản phẩm thay thế thường có ưu thế hơn bởi những đặc trưng riêng biệt. Sự
xuất hiện các sản phẩm thay thế rất đa dạng và phức tạp tạo thành nguy cơ cạnh
tranh về giá rất mạnh đối với sản phẩm hiện có của doanh nghiệp, làm giảm lợi
nhuận của doanh nghiệp. Nhân tố thúc đẩy mạnh nhất sự xuất hiện sản phẩm thay
thế là sự tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất, do vậy doanh nghiệp phải
thường xuyên phân tích, theo dõi và đầu tư thích đáng vào R&D.
1.2.3 Phân tích hoàn cảnh nội bộ
Hoàn cảnh nội bộ của doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống bên
trong của doanh nghiệp, phải cố gắng phân tích kỹ lưỡng các yếu tố nội bộ đó nhằm
xác định rõ các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra các
biện pháp nhằm giảm bớt nhược điểm và phát huy ưu điểm để đạt được lợi thế cạnh
tranh tối đa. Tuy nhiên để đánh giá chính xác cần phải xem xét các yếu tố của môi
trường bên trong với tư cách là các hoạt động trong dây chuyền giá trị của doanh
nghiệp.
“Dây chuyền giá trị (value chain) là tổng hợp các hoạt động có liên quan của
doanh nghiệp làm tăng giá trị cho khách hàng. Việc thực hiện có hiệu quả các hoạt
động trong dây chuyền giá trị sẽ quyết định hiệu quả hoạt động chung và tạo ra
những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp” [15, trang 92].
Lý thuyết phân tích dây chuyền giá trị của công ty chia các hoạt động của
công ty thành hai nhóm chính: các hoạt động chủ yếu và các hoạt động hỗ trợ.
9
Hình 1.3 Dây chuyền chuỗi giá trị của doanh nghiệp[15, trang 92]
1.2.3.1 Phân tích các hoạt động chủ yếu
Bao gồm các hoạt động liên quan trực tiếp đến việc sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là các hoạt động đầu vào, sản xuất, hoạt
động đầu ra, marketing và dịch vụ hậu mãi.
Hoạt động đầu vào: gắn liền với các yếu tố đầu vào như quản lý vật tư, tồn
trữ, kiểm soát tồn kho, kiểm soát chi phí đầu vào...
Hoạt động sản xuất: bao gồm tất cả các hoạt động nhằm chuyển các yếu tố
đầu vào thành sản phẩm cuối cùng như triển khai sản xuất, quản lý chất
lượng, vận hành và bảo trì thiết bị...
Hoạt động đầu ra: bao gồm các hoạt động nhằm đưa sản phẩm đến các
khách hàng của công ty: bảo quản, quản lý hàng hóa, phân phối, xử lý các
đơn hàng.
Marketing: xoay quanh bốn vấn đề chủ yếu: sản phẩm, giá cả, chiêu thị và
kênh phân phối. Đây là hoạt động có vai trị quan trọng, nếu thực hiện kém sẽ
làm cho ba hoạt động trên kém theo.
Dịch vụ hậu mãi: đây cũng là hoạt động quan trọng, ngày càng được các nhà
quản trị quan tâm. Nó bao gồm các hoạt động như lắp đặt, sửa chữa, huấn
luyện khách hàng, giải quyết các thắc mắc và khiếu nại của khách hàng.
10
1.2.3.2 Phân tích các hoạt động hỗ trợ
Là những hoạt động tác động một cách gián tiếp đến sản phẩm, và nhờ nó mà
các hoạt động chính được thực hiện một cách tốt hơn. Dạng chung nhất của hoạt
động hỗ trợ bao gồm các hoạt động như quản trị nguồn nhân lực, phát triển công
nghệ, kiểm soát chi tiêu và cấu trúc hạ tầng của công ty.
Nguồn nhân lực: Bao gồm nhà quản trị các cấp và nhân viên thừa
hành ở tất cả các bộ phận. Nhà quản trị các cấp là nguồn nhân lực quan
trọng, có vai trò lãnh đạo doanh nghiệp. Mục đích của việc phân tích nhà
quản trị các cấp là xác định khả năng hiện tại và tiềm năng của từng nhà
quản trị, nhằm xem xét và đánh giá đạo đức nghề nghiệp, các kỹ năng
chuyên môn, kỹ năng nhân sự, kỹ năng tư duy và những kết quả đạt được
trong quá trình thực hiện các chức năng quản trị, những lợi ích mà nhà quản
trị mang lại cho doanh nghiệp. Đối với nhân viên thừa hành, việc phân tích
do nhà quản trị thực hiện nhằm đánh giá tay nghề, trình độ chuyên môn, đạo
đức nghề nghiệp và kết quả đạt được trong từng thời kỳ liên quan đến nghề
nghiệp và các nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể trong các kế hoạch tác nghiệp, từ đó
hoạch định các kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, huấn luyện...để nâng cao chất
lượng.
Phát triển công nghệ: Công nghệ gắn liền với tất cả các hoạt động
tạo giá trị trong một doanh nghiệp. Nó gắn liền với việc đổi mới và đầu tư
công nghệ- kỹ thuật, khai thác và sử dụng thiết bị mới, khả năng cạnh tranh
công nghệ.
Kiểm soát mua sắm chi tiêu: Đây là hoạt động thu mua các yếu tố
đầu vào được sử dụng trong dây chuyền giá trị của doanh nghiệp. Các hoạt
động mua sắm được hoàn thiện sẽ dẫn tới yếu tố đầu vào có chất lượng tốt
hơn với mức chi phí thấp.
Cấu trúc hạ tầng: Đóng vai trò hỗ trợ cho tồn bộ các hoạt động trong
dây chuyền giá trị kể cả các hoạt động chính cũng như các hoạt động hỗ trợ
khác. Cấu trúc hạ tầng của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động như: tài
chính và kế toán, những vấn đề pháp luật và chính quyền, hệ thống thông tin
và quản lý chung.
11
1.2.3.3 Phân tích chuỗi giá trị và xác định lợi thế cạnh tranh
Phân tích chuỗi giá trị của M.Porter giúp nhận dạng các nguồn lực trong hệ
thống làm cơ sở cho các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Cách nhận dạng các
nguồn lực tạo ra giá trị khách hàng bằng cách làm ngược[15, trang 221]. Sau đây là
quy trình xác định lợi thế cạnh tranh từ sự hài lòng của khách hàng
Các nguồn lực
Chuỗi giá trị
Sự hài lòng của khách hàng
C2
B2
A
C1
B1
= Các quan hệ phụ thuộc
= Hướng phân tích
A, B1, B2, C1, C2 = Các bước trong quá trình phân tích
Hình 1.4: Mô hình chuỗi giá trị để nhận dạng các nguồn lực tạo giá trị khách
hàng[15, trang 221]
Lợi thế cạnh tranh của công ty bao gồm: lợi thế cạnh tranh dài hạn về nguồn
lực, lợi thế cạnh tranh dài hạn trong thị trường- sản phẩm và vị thế mạnh trong các
thị trường hấp dẫn. [14, trang 23]
Lợi thế cạnh tranh dài hạn về nguồn lực: nguồn lực ở đây được hiểu bao
gồm: nguồn lực các yếu tố cứng và nguồn lực các yếu tố mềm.
Yếu tố cứng: máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, hệ thống thông tin, khả năng
tài chính, tài sản...
Yếu tố mềm: văn hóa công ty, hình ảnh thương hiệu, năng lực đặc biệt (năng
lực đổi mới, năng lực hợp tác, khả năng thay đổi...)
2 yếu tố này tác động hỗ trợ lẫn nhau, bên cạnh các yếu tố cứng, ngày nay, các
yếu tố mềm được chú ý nhiều hơn, do đây chính là các yếu tố mà không phải ai
cũng có thể bắt chước được. Nó giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh
của mình, đồng thời là cơ sở để phân biệt giữa doanh nghiệp này và doanh nghiệp
khác.
12
Lợi thế cạnh tranh dài hạn trong thị trường- sản phẩm: lợi thế này bao gồm:
khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, quảng cáo, khuyến mãi... Lợi
thế này giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên toàn bộ chuỗi giá
trị.
Vị thế mạnh trong các thị trường hấp dẫn: Thị trường hấp dẫn được hiểu là thị
trường có quy mô lớn, mức độ tăng trưởng cao, cường độ cạnh tranh thấp. Lợi
thế này chính là lợi thế tổng quát của doanh nghiệp. Hai loại lợi thế trên sẽ hỗ
trợ cho việc nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Hình 1.5 sẽ cho
thấy một cái nhìn tổng quát về các loại lợi thế và chiều ảnh hưởng giữa chúng
[14, trang 23]:
1. Vị thế mạnh trong các
thị trường hấp dẫn
2A. Lợi thế cạnh tranh dài hạn
trong thị trường- sản
phẩm
2B. Lợi thế cạnh tranh dài
hạn về nguồn lực
Vấn đề
chính của
chiến lược
công ty
Vấn đề
chính của
chiến lược
kinh doanh
Hình 1.5 Các loại tiềm lực thành công của doanh nghiệp [14, trang 23]
1.2.3.4 Mối quan hệ giữa giá trị cảm nhận và sự hài lòng của khách hàng đối
với sản phẩm café hòa tan
- Hài lòng là phản ứng của người tiêu dùng khi được đáp ứng mong muốn
(Oliver, 1997), là phản ứng của khách hàng về sự khác biệt giữa mong muốn và
mức độ cảm nhận sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ (Tse &Wilson, 1998). Như
vậy hàm của sự khác biệt giữa kết quả nhận được và kỳ vọng (Kottler, 2001)
Parasuraman và cộng sự ( 1993), cho rằng giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng
khách hàng tồn tại một số khác biệt, điểm khác biệt cơ bản là vấn đề “ nhân quả’’ .
- Parasuraman, Zeilthaml & Berry (1985, 1988) [II.6, II.7] cũng có những
nghiên cứu về CLDV trong ngành tiếp thị rất chi tiết, cụ thể. Họ đã đưa ra mô
hình 5 khoảng cách CLDV (xem hình 1.6).
13
Hình 1.6: Mô hình chất lƣợng dịch vụ
- Bộ thang đo Parasuraman nhằm đo lường sự cảm nhận về dịch vụ thông qua
năm thành phần chất lượng dịch vụ bao gồm:
1 Tin Cậy (Reliability): liên quan đến khả năng chắc chắn thực hiện
dịch vụ theo đúng cam kết với khách hàng.
2 Đáp ứng (Responsiveness): thể hiện qua sự mong muốn, khả năng
sẵn sàng đáp ứng, cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng.
3 Năng lực phục vụ (Compentence): thể hiện qua trình độ chuyên môn
và cung cách phục vụ lịch sự, niềm nở với khách hàng.
4 Đồng cảm (Empathy): thể hiện sự quan tâm thấu hiểu những ước
muốn, mối quan tâm của từng khách hàng.
5 Phƣơng tiện hữu ích (Tangibles): liên quan đến cơ sở vật chất, trang
thiết bị cũng như trang phục, ngoại hình nhân viên phục vụ,…
- Giá trị cảm nhận là sự nhận thức của khách hàng về chất lượng và tính ưu
việt của một sản phẩm hoặc dịch vụ trong mối tương quan với các sản phẩm thay
thế, mục đích sử dụng sản phẩm đó. Do đó, giá trị cảm nhận là đánh giá tổng thể
dựa trên nhận thức của khách hàng về những gì tạo nên chất lượng của một sản
phẩm và mức độ uy tín của thương hiệu được đánh giá dựa trên những tiêu chí
đó. Giá trị cảm nhận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua sắm và sự trung
thành của khách hàng đối với sản phẩm đó.
14
-
Hình ảnh
(Image)
Sự mong đợi
(Expectations)
Giá trị cảm
nhận
(Perceived
value)
Sự hài lòng
của khách
hàng (SI)
Sự trung thành
(Loyalty)
Chất lƣợng cảm nhận về
– sản phẩm
(Perceved quality-Prod)
– dịch vụ
(Perceved quality–Serv)
Hình 1.7. Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng
- Hình ảnh (Image): Hình ảnh biểu hiện mối quan hệ giữa thương hiệu (nhãn
hiệu) và sự liên tưởng của khách hàng đối với các thuộc tính của thương hiệu (nhãn
hiệu). Biến số này được thể hiện bởi danh tiếng, uy tín, lòng tin của chính người
tiêu dùng đối với thương hiệu. Các nghiên cứu thực tiễn đã khẳng định rằng, đây là
nhân tố quan trọng và có tác động trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng
- Sự mong đợi (Expectations): thể hiện mức độ chất lượng mà khách hàng
mong đợi nhận được, các thông số đo lường sự mong đợi gắn liền với những thông
số của hình ảnh và chất lượng cảm nhận của sản phẩm và dịch vụ. Đây là kết quả
của kinh nghiệm tiêu dùng trước đó hoặc thông tin thông qua những kênh truyền
thông đối với sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong một số ngành, có thể, biến số này
không có mối quan hệ với giá trị cảm nhận, kết quả này cũng được thể hiện trong
nghiên cứu của Martensen và cộng sự (2000).
- Chất lƣợng cảm nhận (Perceived quality): Có 2 loại chất lượng cảm nhận:
(1) chất lượng cảm nhận sản phẩm (hữu hình): là sự đánh giá về tiêu dùng sản phẩm
gần đây của khách hàng đối với sản phẩm và (2) chất lượng cảm nhận dịch vụ
(vô hình) là sự đánh giá các dịch vụ liên quan như dịch vụ trong và sau khi bán,
điều kiện cung ứng, giao hàng… của chính sản phẩm. Do vậy, cả hai được tạo thành
bởi những thuộc tính quan trọng (importants attributs) được kết tinh trong chính sản
phẩm – dịch vụ.
- Giá trị cảm nhận (Perceived value): Các nghiên cứu về lí thuyết cho thấy,
sự hài lòng của khách hàng phụ thuộc vào giá trị cảm nhận của hàng hóa và dịch vụ
[8]. Giá trị là mức độ đánh giá / cảm nhận đối với chất lượng sản phẩm so với giá
phải trả hoặc phương diện “giá trị không chỉ bằng tiền” mà khách hàng
15
tiêu dùng sản phẩm đó. Theo Kotler (2003), giá trị dành cho khách hàng là chênh
lệch giữa tổng giá trị mà khách hàng nhận được và tổng chi phí mà khách hàng phải
trả về một sản phẩm/dịch vụ nào đó.
- Đối với sản phẩm hữu hình khách hàng đánh giá sự hài lòng thông qua
hình thức, kiểu dáng sản phẩm, bao bì đóng gói, hệ thống phân phối, uy tín
thƣơng hiệu,… thông qua việc chạm vào sản phẩm, nắm, ngửi, nhìn trực tiếp
sản phẩm [II,8 trang 158-199].
- Từ các khám phá trên cho thấy: sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm
café hòa tan có thể do các nhân tố sau: chất lượng sản phẩm, kiểu dáng bao bì sản
phẩm, hệ thống phân phối, quảng cáo, khuyến mãi và uy tín thương hiệu. Thông
qua các phân tích trên, tác giả đề xuất mô hình giả thuyết sau:
Chất lượng sản
phẩm cafe hòa tan
Chất lượng bao bì
sản phẩm
Hệ thống phân
phối sản phẩm
cafe hòa tan
Quảng cáo sản
phẩm cafe hòa
tan
Khuyến mãi sản
phẩm cafe hòa
tan
Uy tín thương
hiệu café hòa tan
Sự hài lòng của
khách hàng đối
với sản phẩm
café hòa tan