1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

4- Phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng tiền lương bình quân với tốc độ tăng năng suất lao động bình quân của công ty Văn Phòng Phẩm Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.42 KB, 95 trang )


Luận văn tốt nghiệp



TNBQ

TLBQ

NSLĐBQ



1000đ/

ngời/tháng

1000đ/

ngời/tháng

Tr.đ/ngời/năm



(1)

1125

984



(2) (3)=(2)/(1)

1171

1,0409

1117



1,1352



80.53 101.72



1,2631



(4)

1180



(5) (6)=(5)/(4)

1182

1,0017



(7)

1550



(8)

(9)=(8)/(7)

2209

1,4252



1022



1122



1,0978



1292



2114



1,6362



164 211.52



1,2898



256.5 370.53



1,4446



( Nguồn: Báo cáo lao động tiền lơng một số năm gần đây, phòng TC- KT)

Qua số liệu thực tế trên ta thấy:

Năng suất lao động kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch của công ty đều tăng lên

qua các năm, mặc dù với tốc độ tăng lên không đều giữa các năm . Cụ thể:

+ Năng suất lao động bình quân kỳ thực hiện năm 2000 là 101,72 (tr.đ/ngời/tháng), Năng suất lao động bình quân kế hoạch năm 2000 là 80,53 (tr.đ/ngời/tháng). Do đó tốc độ tăng NSLĐBQ kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch đã tăng lên

là 26,31%, về số tuyệt đối đã tăng lên là 21,19(tr.đ/ngời/năm)

+ Tốc độ tăng NSLĐBQ kỳ thực hiện so với NSLĐBQ kỳ kế hoạch năm

2001đã tăng lên là 28,98%, về số tuyệt đối đã tăng lên là 47,52(tr.đ/ngời/năm)

+ Tốc độ tăng NSLĐBQ kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch năm 2002 là đã tăng

lên là: 44,46%, còn về số tuyệt đối đã tăng lên là: 114,03 (tr.đ/ngời/năm)

Nếu so sánh tốc độ tăng năng suất lao động bình quân kỳ thực hiện giữa các

năm ta thấy: Nếu lấy năm 2000 làm gốc so sánh thì:

+ NSLĐBQ kỳ thực hiện năm 2001 so với NSLĐBQ kỳ thực hiện năm 2000đã

tăng lên là: 108%, tức là đã tăng lên 2 lần, về số tuyệt đối đã tăng lên 109,8 (tr.đ/ngời/năm)

+ NSLĐBQ kỳ thực hiện năm 2002 so với kỳ thực hiện năm 2000 đã tăng lên

là 264%, tức là tăng lên hơn 3 lần, về số tuyệt đối đã tăng lên 268,81 (tr.đ/ngời/năm)

+NSLĐBQ kỳ thực hiện năm 2002 so với kỳ thực hiện năm 2001là tăng lên :

75% , về số tuyệt đối đã tăng lên là 159,01 (tr.đ/ngời/tháng)

Nh vậy: Qua số phân tích trên cho ta thấy là: tốc độ tăng năng suất lao động

bình quân qua các năm đều tăng lên nhanh chóng với tốc độ khác nhau. Trong đó

tốc độ tăng nhiều nhất là năm 2002. Kết quả đạt đợc là do trong năm 2001 công ty

mới đầu t các dây truyền máy móc công nghệ mới vào sản xuất, và đến năm 2002

tiếp tục hoàn thiện toàn bộ dây truyền sản xuất, do đó nhu cầu số lao động giảm

xuống. Đây là nguyên nhân chủ yếu góp phần làm tăng NSLĐ của công ty trong các

năm qua

Tiền lơng bình quân kỳ thực hiện so với kỳ kế hoach của công ty cũng không

ngừng tăng dần lên qua các năm . Cụ thể:

+ Tiền lơng bình quân kỳ thực hiện năm 2000 là: 1,117(tr.đ/ngời/tháng), TLBQ

kỳ kế hoạch năm 2000 là :0,984 (tr.đ/ngời/tháng) . Do đó tốc độ tăngTLBQ kỳ thực

hiện so với kỳ kế hoạch năm 2000 đã tăng lên là: 13,52%, về số tuyệt đối đã tăng

lên là 133.000(đ/ngời/ tháng)

Hà Duy Hào - KTLĐ 41A



Luận văn tốt nghiệp



+Tốc độ tăng tiền lơng bình quân kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch năm 2001

đã tăng lên là 9,78% , về số tuyệt đối đã tăng lên là: 100.000(đ/ngời/tháng)

+Tốc độ tăng TLBQ kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch năm 2002 đã tăng lên

là:63,62%, về số tuyệt đối đã tăng lên là : 1,292(tr.đ/ngời/tháng)

Nếu so sánh tốc độ tăng TLBQ kỳ thực hiện giữa các năm ta thấy:

+ Tốc độ tăng TLBQ kỳ thực hiện năm 2001 so với năm 2000 gần nh bằng

nhau, không thay đổi đáng kể

+Tốc độ tăng TLBQ kỳ thực hiện năm 2002 so với năm 2000đã tăng lên

là:89,25%, còn về số tuyệt đối đã tăng lên là: 997.000(đ/ngời /tháng)

+Tốc độ tăng TLBQ kỳ thực hiện năm 2002 so với năm 2001đã tăng lên là :

88%, còn về số tuyệt đối đã tăng lên là: 932.000(đ/ngời/tháng)

Nh vậy : Qua kết quả phân tích trên cho ta thấy là tốc độ tăng tiền lơng bình

quân của công ty VPP Cửu Long đều tăng dần lên qua các năm . Trong đó tốc độ

tăng cao nhất là vào năm 2002. Sở dĩ nh vậy là do trong năm 2002 công ty đầu t mới

hoàn thiện dây truyền sản xuất do đó số lao động có nhu cầu sử dụng giảm xuống và

trong năm 2002 mọi kết quả sản xuất kinh doanh của công ty đều đạt và vợt rất

cao so với kế hoạch, hơn nữa năm 2002 công ty đang chuẩn bị tiến trình cổ phần hoá

doanh nghiệp. Do đó một mặt nhằm bảo đảm đời sống của cán bộ công nhân viên

trong công ty và đảm bảo ngời lao động có vốn để mua cổ phần cho nên tiền lơng

cuả ngời lao động đều tăng lên

Nếu so sánh tốc độ tăng NSLĐBQ với tốc độ tăng TLBQ trong công ty, thì

qua số liệu phân tích trên ta thấy: Nhìn chung là tốc tăng NSLĐBQ đều tăng nhanh

hơn tốc độ tăng TLBQ qua các năm và tốc độ tăng TLBQ qua các năm chủ yếu là do

tốc độ tăng NSLĐBQ

Tuy nhiên ta thấy là, năm 2001 so với năm 2000 thì tốc độ tăng của TLBQ cha

tơng xứng với tốc độ tăng lên của NSLQBQ và kết quả sx- kd mà công ty đã đạt đợc,

do đó cha đảm bảo phân phối mức lơng thoả đáng với những gì ngời lao động đã

đóng góp. Giữa năm 2002 so với năm 2001 thì tiền lơng của ngời lao đông cũng đã

tăng lên, nhng tốc độ tăng của TLBQ còn lớn hơn tốc độ tăng của NSLĐBQ. Điều

này đã vi phạm nguyên tắc của quản lý tiền lơng, cha đảm bảo tiết kiệm chi phí tiền

lơng một cách hợp lý

* Mặt khác, cũng qua số trên cho thấy tốc độ tăng thu nhập bình quân của ngời

lao động cha lớn hơn tốc độ tăng TLBQ một cách đáng kể, chứng tỏ là mức tiền thởng và các khoản thu nhập ngoài lơng của ngời lao động trong công ty còn hạn chế



Hà Duy Hào - KTLĐ 41A



Luận văn tốt nghiệp



III- Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý tiền

lơng tiền thờng hiện nay tại Công ty VPP Cửu Long

1. Những mặt đã đạt đợc:



Từ việc phân tích thực trạng công tác quản lý tiền lơng, tiền hởng ở Công ty

VPP Cửu Long ta thấy, nhìn chung công tác này đã đạt đợc nhiều kết quả đáng

khích lệ:

+ Tiền lơng, thu nhập của ngời lao động trong Công ty không ngừng đợc nâng

lên và gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua

cũng tăng lên đáng kể thể hiện ở chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách đều

tăng.

Việc trả lơng sản phẩm, lơng thời gian đã tính đến hiệu quả sản xuất kinh

doanh và hiệu quả đóng góp của ngời lao động, do đó đã phân biệt khá rõ mức độ

đóng góp sức lao động của từng bộ phận với hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung

và là hình thức phù hợp với tính chất đặc thù của từng loại lao động trong Công ty.

Tiền lơng trả cho ngời lao động đã căn cứ vào các quy định của Nhà nớc và

thực tế của Công ty, quán triệt nguyên tắc trả lơng theo lao động, tiền lơng và tiền

thởng đợc xác định trên cơ sở năng suất, chất lợng và hiệu quả công tác của từng ngời và phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùng. Việc quản lý phân phối

quỹ lơng, quỹ thởng đảm bảo tính công khai, dân chủ, rõ ràng. Điều đó đã tạo ra

động lực thúc đẩy sản xuất phát triển và đời sống của CBCNV ngày càng đợc nâng

cao. Đồng thời nhờ áp dụng các hình thức tiền lơng linh hoạt, kết hợp với việc tổ

chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Do đó vừa đảm bảo nâng cao mức sống cho

ngời lao động và gia đình họ, đã khích lệ tinh thần làm việc cho ngời lao động tại

Công ty, đồng thời đảm bảo chi phí tiền lơng của Công ty bỏ ra 1 cách hợp lý và

hiệu quả.

+ Công tác quản lý tiền lơng, tiền thởng của Công ty về cơ bản đã tuân thủ

theo đúng quy định, hớng dẫn của Nhà nớc và phù hợp với điều kiện thực tế của

Công ty. Công ty đã xây dựng đợc một cơ chế phân phối tiền lơng, tiền thởng theo

đúng tinh thần: gắn tiền lơng, tiền thởng với hiệu quả sản xuất kinh doanh, có cơ sở

khoa học, đảm bảo quyền lợi chính đáng của ngời lao động theo đúng quy định của

Nhà nớc... Tạo điều kiện cho ngời lao động dễ hiểu, dễ theo dõi và có vai trò kích

thích rất lớn đối với ngời lao động.

+ Công tác quản lý tiền lơng, tiền thởng đã góp phần đảm bảo tiền lơng, tiền

thởng trở thành công cụ hữu hiệu của công ty trong công tác quản lý lao động.

Thông qua tiền lơng, tiền thởng trả cho ngời lao động công ty đã kết hợp đợc mục

đích là vừa đảm bảo mức thu nhập ổn định, nâng cao đời sống cho CBCNV trong

công ty, vừa đạt đợc mục đích là thông qua việc trả lơng, trả thởng để kiểm tra giám

Hà Duy Hào - KTLĐ 41A



Luận văn tốt nghiệp



sát ngời lao động làm việc có hiệu quả theo mục đích của công ty với mức chi phí

tiền lơng bỏ ra một cách hợp lý

Việc trả lơng, trả thởng đã gắn chặt chẽ với kết quả, thành tích thực có của ngời lao động và có tính đến trình độ, năng lực, vai trò quan trọng của mỗi cá nhân, bộ

phận trong quá trình SX-KD của công ty. Do đó đã khuyến khích ngời lao động

không ngừng học hỏi nâng cao trình độ, có ý thức trong lao động và có trách nhiệm

gắn bó với công ty. Điều đó đợc thể hiện là các chỉ tiêu kết quả SX-KD của công ty

không ngừng đợc nâng cao sau mỗi năm

Nh vậy: Công tác quản lý tiền lơng, tiền thởng của Công ty đã đảm bảo kết hợp

hài hoà về lợi ích giữa Công ty, Nhà nớc và ngời lao động nên tạo tiền đề vững chắc

cho Công ty phát triển đi lên trong thời gian vừa qua.

2. Những mặt còn tồn tại của công tác quản lý tiền lơng, tiền thởng

tại Công ty Văn Phòng Phẩm Cửu Long:



2.1. Những tồn tại của công tác quản lý tiền lơng:

2.1.1- Lập quỹ lơng:

Hiện nay công tác lập kế hoạch quỹ tiền lơng của Công ty cha đợc thực hiện

một cách chính xác do các chỉ tiêu để lập kế hoạch để lập quỹ lơng cha hợp lý và

đúng đắn nh: Chỉ tiêu số lao động định biên, hệ số cấp bậc bình quân, hệ số phụ cấp

bình quân...

Mặt khác việc phân bổ kế hoạch quỹ lơng cho các bộ phận trong Công ty cũng

cha hợp lý nh: Tính gộp số lao động quản lý vào số lao động ở các bộ phận sản xuất

để lập kế hoạch quỹ tiền lơng trong khi mà chỉ có một số cán bộ quản lý đợc tính lơng trên cơ sở tiền lơng của các bộ phận sản xuất, còn lại một số đợc tính lơng theo

chế độ quy định của Nhà nớc.

2.1.2- Xây dựng đơn giá tiền lơng:

Đơn giá tiền lơng của Công ty VPP Cửu Long đợc xác định theo % tiền lơng so

với doanh thu, nếu bên cạnh những thuận lợi vốn có thì nó cũng còn có những mặt

hạn chế khi sử dụng chỉ tiêu này để lập đơn giá, do nó cha phản ánh chính xác hiệu

quả sản xuất kinh doanh và do đó cha phản ánh chính xác hiệu quả của việc sản xuất

lao động so với chi phí tiền lơng bỏ ra. Mặt khác đơn giá tiền lơng còn phụ thuộc

vào quỹ tiền lơng kế hoạch, trong khi đó việc lập quỹ lơng kế hoạch còn tồn tại hạn

chế nên ảnh hởng đến mức độ chính xác của đơn giá tiền lơng.

2.1.3-Việc áp dụng các hình thức tiền lơng trong Công ty còn khá phức tạp:

* Đối với hình thức tiền lơng theo thời gian: Mặc dù tiền lơng đã gắn với kết

quả sản xuất kinh doanh chung của Công ty nhng việc trả lơng cho một số bộ phận

còn mang tính bình quân, cha có chỉ tiêu để đánh giá sự đóng góp của mỗi ngời đối

với kết quả chung của Công ty để tính lơng.

Hà Duy Hào - KTLĐ 41A



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

×