1. Trang chủ >
  2. Lớp 12 >
  3. Toán học >

Dạng 13. Viết phương trình mặt phẳng (α) đi qua một điểm M và vuông góc với 2 mặt phẳng (P), (Q) cho trước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 170 trang )


Hướng dẫn giải:

Vecto pháp tuyến của mặt phẳng (P) là n1→(1; -1; 1)

Vecto pháp tuyến của mặt phẳng (Q) là n2→(2; 0; -1)

Ta có: [n1→, n2→] = ( 1; 3; 2) nên mặt phẳng (α) nhận (1; 3; 2) là một vecto pháp

tuyến và (P) đi qua điểm O(0; 0; 0) nên mặt phẳng (α) có phương trình:

1. (x – 0) + 3( y – 0) + 2(z – 0) = 0 hay x+ 3y + 2z = 0

Chọn D.

Ví dụ 2: Trong không gian hệ tọa độ Oxyz, viết phương trình mặt phẳng (P) đi

qua điểm M(0; 1; 5), đồng thời vng góc với cả hai mặt phẳng (Q): 3x – 2y + 2z

+ 1 = 0 và (R): 5x – 4y + 3z + 10 =0

A. 2x+ y - 2z + 9 = 0

C. 2x- y – 2z + 11 = 0



B. x+ 2y- z + 3 = 0

D. Đáp án khác



Hướng dẫn giải:

Vecto pháp tuyến của mặt phẳng (Q) là n1→( 3; -2; 2)

Vecto pháp tuyến của mặt phẳng (R) là n2→( 5; -4; 3)

Ta có: [n1→, n2→] = (2; 1; -2) nên mặt phẳng (P) nhận (2; 1; -2) là một vecto pháp

tuyến và (P) đi qua điểm M (0; 1; 5) nên mặt phẳng (P) có phương trình:

2.(x – 0) + 1(y - 1) - 2( z - 5) = 0 hay 2x+ y – 2z + 9= 0

Chọn A.

Ví dụ 3: Trong khơng gian hệ tọa độ Oxyz, viết phương trình mặt phẳng (P) đi

qua điểm A ( 3; 2; -1), đồng thời vuông góc với mặt phẳng Oxy và mặt phẳng (Q):

x + 2y – z + 9 = 0.

A. y+ z - 1= 0



B. 2y – z – 5 = 0



C. 2x- y - 4= 0



D. x+ 2y – 7= 0



Hướng dẫn giải:

Mặt phẳng Oxy có vecto pháp tuyến n1→(0; 0; 1)

Vecto pháp tuyến của mặt phẳng (Q) là n2→( 1; 2; -1)

Ta có: [n1→, n2→] = ( - 2; 1; 0) nên mặt phẳng (P) nhận ( 2; -1; 0) là một VTPT

và (P) đi qua điểm A (3; 2; -1) nên mặt phẳng (P) có phương trình:

2( x- 3) - 1( y – 2)+ 0( z+ 1)= 0 hay 2x – y – 4= 0

Chọn C.

Dạng 14: Viết phương trình mặt phẳng (P) song song với mặt phẳng (Q) và

cách (Q): Ax+ By + Cz + D = 0 ( hoặc điểm H) một khoảng k cho trước.

1. Phương pháp giải

• Trên mặt phẳng (Q) chọn một điểm M

• Do mặt phẳng (P) song song với mặt phẳng (Q) nên mặt phẳng (P) có dạng: Ax+

By+ Cz + D’= 0

• Sử dụng công thức khoảng cách: d((P); (Q)) = d(M; (Q))= k để tìm D’.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Trong không gian hệ tọa độ Oxyz, viết phương trình mặt phẳng (P) song

song với mặt phẳng (Q): x + 2y - 2z + 1 = 0 và cách (Q) một khoảng bằng 3.

A. x + 2y - 2z + 4= 0 hoặc x + 2y - 2z – 2= 0

B. x + 2y - 2z+ 3= 0 hoặc x + 2y - 2z – 3= 0

C. x + 2y - 2z – 8= 0 hoặc x + 2y - 2z + 10= 0

D. Tất cả sai



Hướng dẫn giải:

Trên mặt phẳng (Q) chọn điểm M (-1; 0;0)

Do mặt phẳng (P) song song với mặt phẳng (Q) nên phương trình mặt phẳng (P)

có dạng:

x+ 2y – 2z + D = 0

Vì khoảng cách giữa 2 mặt phẳng (P) và (Q) bằng 3 nên ta có:

d(M; (P))= 3



Vậy có 2 phương trình mặt phẳng (P) thỏa mãn yêu cầu đề bài là

x+ 2y – 2z + 10 = 0 hoặc x+ 2y - 2z – 8= 0

Chọn C.

Ví dụ 2: Trong khơng gian hệ tọa độ Oxyz, viết phương trình mặt phẳng (P) song

song với mặt phẳng (Q): 2x+ 3y – z + 3 = 0 và cách (Q) một khoảng bằng √14

A. 2x+ 3y - z + 1= 0 hoặc 2x+ 3y – z – 3= 0

B. 2x+ 3y – z – 11= 0 hoặc 2x + 3y – z + 17= 0

C. 2x+ 3y – z+ 4= 0 hoặc 2x + 3y – z - 6= 0

D. Tất cả sai



Hướng dẫn giải:

Trên mặt phẳng (Q) chọn điểm M (0; -1;0)

Do mặt phẳng (P) song song với mặt phẳng (Q) nên phương trình mặt phẳng (P)

có dạng:

2x + 3y – z + D = 0

Vì khoảng cách giữa 2 mặt phẳng (P) và (Q) bằng √14 nên ta có:



Vậy có 2 phương trình mặt phẳng (P) thỏa mãn yêu cầu đề bài là :

x+ 2y – 2z + 17 = 0 hoặc x + 2y – 2z – 11= 0

Chọn B.

Ví dụ 3: Trong khơng gian hệ tọa độ Oxyz, gọi (α) là mặt phẳng song song với

mặt phẳng

(β): 2x - 4y + 4z + 3 = 0 và cách điểm A(2; -3; 4) một khoảng bằng 3. Viết phương

trình mặt phẳng (α)?

A. 2x- 4y + 4z – 14= 0 hoặc 2x – 4y+ 4z – 50 = 0

B. 2x- 4y+ 4z + 12= 0 hoặc 2x- 4y + 4z – 50 = 0

C. 2x- 4y+ 4z – 14= 0 hoặc 2x- 4y + 4z + 16= 0

D. Đáp án khác



Hướng dẫn giải:

Mặt phẳng (α) song song với mặt phẳng (β) nên phương trình mặt phẳng (α) có

dạng:

2x - 4y + 4z + D = 0 (D ≠ 3)

Vì d(A; (P))= 3



Vậy có 2 phương trình mặt phẳng (P) thỏa mãn yêu cầu đề bài là

2x - 4y+ 4z – 14= 0 và 2x – 4y + 4z – 50 = 0

Chọn A.

Ví dụ 4: Trong khơng gian hệ tọa độ Oxyz, cho 3 điểm A(1; 0; 0), B(0; -2; 0);

C(0; 0; 4). Viết phương trình mặt phẳng (P) song song với mặt phẳng (ABC) và

cách điểm M(2; -1; -1) một khoảng bằng √21

A. 4x- 2y+ z- 20= 0 hoặc 4x- 2y + z + 10= 0

B. 4x+ 2y + z – 17= 0 hoặc 4x+ 2y + z + 10= 0

C. 4x- 2y+ z+ 12= 0 hoặc 4x- 2y + z – 30 = 0

D. 4x+ 2y + z- 10= 0 hoặc 4x + 2y + z+ 8= 0

Hướng dẫn giải:

Phương trình mặt phẳng (ABC) là: x/1 + y/(-2) + z/4 = 1 hay 4x - 2y + z – 4= 0



Mặt phẳng (P) song song với mặt phẳng (ABC) nên phương trình mặt phẳng (P)

có dạng:

4x – 2y + z + D = 0 ( D ≠ -4 )

Do khoảng cách từ M đến mặt phẳng (P) bằng √21 nên ta có:



Vậy có 2 phương trình mặt phẳng (P) thỏa mãn yêu cầu đề bài là

4x – 2y + z – 30 = 0 và 4x – 2y + z + 12= 0

Chọn C.

Ví dụ 5: Trong khơng gian với hệ tọa độ Oxyz; cho ba điểm A(1; 0; 2); B( -1;2; 1)

và C( 0; 2; 3). Gọi (P) là mặt phẳng song song với mặt phẳng ( ABC) và cách

điểm M( 2; 1;-2) một khoảng là √29. Viết phương trình mặt phẳng ( P) ?

A. 4x+ 3y – 2z+ 1= 0 hoặc 4x + 3y – 2z – 10= 0

B. 4x+ 3y – 2z - 44 = 0 hoặc 4x + 3y – 2z + 14= 0

C. 4x- 3y – 2z + 10= 0 hoặc 4x - 3y – 2z – 16= 0

D. 4x- 3y – 2z + 18= 0 hoặc 4x – 3y – 2z – 24= 0

Hướng dẫn giải:

+ Viết phương trình mặt phẳng (ABC) : AB→(-2; 2; -1); AC→(-1; 2; 1)

=> [AB→, AC→] = ( 4; 3; -2)



Măt phẳng ( ABC) đi qua điểm A(1; 0; 2) và nhận vecto n→( 4; 3; -2) làm VTPT.

Phương trình mặt phẳng ( P):

4( x- 1) + 3( y- 0) -2( z- 2) = 0 hay 4x+ 3y – 2z = 0.

+ Mặt phẳng (P) song song với mặt phẳng (ABC) nên phương trình mặt phẳng (P)

có dạng:

4x + 3y – 2z + D = 0 (D ≠ 0)

Do khoảng cách từ M đến mặt phẳng (P) bằng √29 nên ta có:



Vậy có 2 phương trình mặt phẳng (P) thỏa mãn yêu cầu đề bài là

4x + 3y – 2z - 44 = 0 và 4x + 3y – 2z + 14 = 0

Chọn B.

Dạng 15. Viết phương trình mặt phẳng (P) liên quan đến mặt cầu (S).

1. Phương pháp giải

• Tìm tọa độ tâm I và tính bán kính của mặt cầu (S)

• Nếu mặt phẳng (P) tiếp xúc với mặt cầu (S) tại M ∈ (S) thì mặt phẳng (P) đi qua

điểm M và có vecto pháp tuyến là MI→.



• Khi bài tốn khơng cho tiếp điểm thì ta phải sử dụng các dữ kiện của bài tốn để

tìm VTPT của mặt phẳng và viết phương trình mặt phẳng: Ax+ By+ Cz +D = 0 (D

chưa biết)

Sử dụng điều kiện khoảng cách để tìm D

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Trong khơng gian hệ tọa độ Oxyz, gọi (P) là mặt phẳng song song với

mặt phẳng Oxz và cắt mặt cầu (S): (x - 1) 2 + ( y+ 2)2 + z2 = 12 theo đường tròn có

chu vi lớn nhất. Phương trình của mặt phẳng (P) là:

A. x+ 12= 0



B. y+ z= 0



C. y - 4= 0



D. y+ 2= 0



Hướng dẫn giải:

Mặt cầu (S) có tâm I(1; -2; 0) và bán kính R = 2√3 .

Mặt phẳng Oxz có phương trình y= 0

Mặt phẳng (P) song song với mặt phẳng Oxz nên phương trình mặt phẳng (P) có

dạng:

y + D = 0 (D ≠ 0)

Mặt phẳng (P) cắt mặt cầu (S) theo đường tròn có chu vi lớn nhất nên mặt phẳng

(P) đi qua tâm I của mặt cầu.

Thay tọa độ tâm I vào phương trình mặt phẳng (P) ta được : - 2+ D = 0 nên D = 2

Phương trình mặt phẳng (P) là: y+ 2= 0

Chọn D.

Ví dụ 2: Trong không gian với hệ trục toạ độ Oxyz,cho mặt cầu (S): (x-1) 2 +(y2)2 +(z- 3)2 = 9, điểm A( 0; 0; 2) . Mặt phẳng ( P) đi qua A và cắt mặt cầu ( S) theo

hình tròn (C) có diện tích nhỏ nhất. Tìm một vecto pháp tuyến của (P) ?

A. n→(1;2;3).



B. n→(1;2;1).



C.n→(1;2;0) .



D. n→(1;-2;1).



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (170 trang)

×