1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.03 KB, 113 trang )


diện tích đã tăng lên 352 ha với năng suất 1000 tấn/ 1 ha. Với thu nhập 70 triệu

đồng / 1 vụ thu hoạch. Năm 2012 đã tăng thu nhập lên 100 triệu đồng / 1 vụ thu

hoạch.

Đất đai để trồng cam đang dần được phục hồi, tái sinh và mở rộng diện tích

trồng trọt. Tuy vậy, việc sản xuất vẫn đang nhỏ lẻ, chưa tập trung. Ngoài một số

trang trại sản xuất tập trung quy mô lớn diện tích héc-ta trồng từ 500-1000 cây.

Người dân nơi đây còn tranh thủ trồng cam trong vườn nhà, ít từ 5-7 cây, nhiều thì

từ 50-70 cây nhưng phổ biến cũng vào khoảng 20-50 cây. Phân bố ở 15 xã vùng

thượng và vùng trung tâm nhưng tập trung chủ yếu vẫn là các xã : Sơn Trường, Sơn

Mai, Sơn Thủy và Sơn Hàm…

Việc trồng và thu hoạch cam đang gặp không ít khó khăn trong thiên tai, sâu

bệnh hại thời tiết không ổn định khiến sản lượng và diện tích bị thu hẹp một ít.

Nguồn thu nhập giá cả của cam mang lại chưa ổn định chưa xứng đáng với công

sức, chăm sóc của người dân. Quy trình sản xuất trồng cây chưa tiến bộ. chưa được

áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào việc sản xuất,tiêu thụ đang nhỏ lẻ, bán buôn

bán lẻ xuất khẩu đang còn hạn chế do bảo quản Cam chưa được chú trọng, Băn

khoăn lớn nhất của người dân Hương Sơn là dù đã chiếm trọn lòng tin đối với người

tiêu dùng trong và ngoài tỉnh nhưng cam Bù vẫn chưa được có thương hiệu của

riêng mình, vẫn chỉ mang tính thuận mua vừa bán chưa có hợp đồng ràng buộc tem,

nhãn mác đăng ký bảo hộ.

Từ những lý do trên đây, em quyết đinh thực hiện đề tài : “Thực trạng sản

xuất cam Bù tại xã Sơn Trường - huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh” nhằm chỉ ra

hiện trạng cũng như đem ra một số giải pháp tạo điều kiện sản xuất tiêu thụ Cam

Bù tốt hơn, phát triển ngành Cam Bù trở nên có thương hiệu mà không ai còn lạ lẫm

trên thị trường, giá trị của nó mang lại xứng đáng với giá trị thực mà nó mang lại.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu Thực trạng sản xuất cam Bù của các hộ dân ở xã Sơn Trường huyện Hương Sơn – tỉnh Hà Tĩnh từ đó phân tích các thuận lợi khó khăn để đưa



13



13



ra các giải pháp cụ thể và những định hướng cho sản xuất, tiêu thụ cam của các

hộ dân có kết quả cao.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất và

tiêu thụ cam bù.

- Tìm hiểu thực trạng sản xuất, tiêu thụ cam Bù tại xã Sơn Trường huyện

Hương Sơn, Hà Tĩnh.

- Phân tích các thuận lợi, khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ cam Bù của

các hộ dân xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.

- Đề xuất các định hướng và giải pháp chính nâng cao hiệu quả sản xuất cam Bù

của các hộ dân xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Tình hình sản xuất, tiêu thụ cam trên thế giới và Việt Nam như thế nào?

- Có những cách thức trồng cam Bù nào? Các hộ dân ở xã Sơn Trường,

huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trồng cam theo hình nào?

- Thực trạng sản xuất và tiêu thụ cam Bù của các hộ dân trên địa bàn xã

Sơn Trường, huyện Hương Sơn đang gặp những vấn đề nào?

- Các hộ dân có những thuận lợi gì trong sản xuất và tiêu thụ cam Bù?

- Các hộ dân đang gặp những khó khăn nào trong sản xuất, tiêu thụ cam

Bù?

- Cần có những giải pháp, nhóm giải pháp nào để giải quyết những khó

khăn trong sản xuất cam Bù của các hộ dân?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Người sản xuất( hộ sản xuất và một số trang trại trồng cam Bù) hộ kinh

doanh bán buôn bán lẻ cam Bù trên địa bàn xã Sơn Trường - huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh, cán bộ quản lý ở các xã và cán bộ quản lý tại huyện Hương Sơn



14



14



1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

1.4.2.1 Phạm vi về nội dung

Tập trung tìm hiểu thực trạng sản xuất, tiêu thụ cam Bù và những thuận

lợi, khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ cam Bù của các hộ dân trên địa bàn xã

Sơn Trường, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.

1.4.2.2 Phạm vi thời gian

+ Các số liệu thứ cấp thu thập trong những 3 năm gần đây 2011-2013

+ Các số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2014

+ Thời gian thực hiện đề tài từ 23/1 đến 30/5 năm 2014

1.4.2.3 Phạm vi về không gian

Đề tài được tiến hành nghiên cứu các vùng sản xuất cam Bù ở xã Sơn

Trường, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.



15



15



PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số khái niệm

2.1.1.1 Hộ nông dân, kinh tế hộ nông dân

Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiểm kê sinh nhai

trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để

sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn nhưng chủ yếu đặc trưng

bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ

không hoàn hảo cao.

Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất

xã hội, trong đó các nguồn lực đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất

được coi là của chung để tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ, ngủ chung một

nhà và ăn chung. Mọi quyết định sản xuất kinh doanh và đời sống là tùy thuộc

vào chủ hộ, được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển.

2.1.1.2 Sản xuất và phát triển sản xuất

* Khái niệm về sản xuất

Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên

hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra). Có 2

phương thức sản xuất là:

- Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ còn thấp

của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu

cho các nhu cầu của chính họ, không có sản phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường.

- Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, sản

phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy

mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung chuyên canh

và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao.

Phát triển kinh tế thị trường phải hướng theo phương thức thứ hai. Nhưng cho dù

sản xuất theo mục đích nào thì người sản xuất cũng phải trả lời được ba câu hỏi cơ bản

là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?



16



16



Tóm lại sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng sản

xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ

đời sống con người.

* Phát triển sản xuất

Phát triển sản xuất là một quá trình lớn lên (tăng tiến) về mọi mặt của quá

trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy

mô sản lượng và sự tiến bộ về mặt cơ cấu. Phát triển sản xuất bao gồm phát triển

theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.

Phát triển theo chiều rộng như việc tăng lên về diện tích, sản lượng, giá trị

(sản phẩm hàng hóa) muốn vậy ta phải tăng diện tích đất cho sản xuất, đầu tư thêm

về giống, khoa học kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật, tăng cường đội ngũ lao động.

Phát triển theo chiều sâu như việc tăng đầu tư thâm canh, từng bước nâng

cao chất lượng sản phẩm đồng thời giá thành của sản phẩm ngày càng hợp lý, đáp

ứng ngày càng tốt yêu cầu của thị trường trong nước tương lai hướng tới xuất khẩu,

thu hút được nhiều việc làm cho người lao động (chú ý đến đội ngũ lao động có

trình độ), chống suy thoái các nguồn tài nguyên, đảm bảo phát triển bền vững.

Cam Bù là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi người sản

xuất đầu tư một lượng vốn khá lớn và kỹ thuật chăm sóc cao hơn một số cây ăn quả

khác. Vì vậy, việc phát triển sản xuất cam Bù sẽ đưa giá trị của ngành nông nghiệp

tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về loại quả chất lượng cao của người tiêu

dùng; dẫn đến cơ cấu chuyển kinh tế trong nông nghiệp là tỷ trọng các nông sản có

giá trị cao, tỷ trọng hàng hoá lớn tăng lên.

Phát triển sản xuất cây ăn quả nói chung, cây cam Bù nói riêng góp phần làm

cho ngành công nghiệp chế biến phát triển, tạo thêm công ăn việc làm cho một phần

lao động nông nghiệp ở khu vực nông thôn trở thành công nhân, thực hiện chủ

trương chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp của Đảng và Nhà

nước; đồng thời cung cấp nguồn quả nhanh, chất lượng, quanh năm cho nhân dân.

Phát triển sản xuất cam Bù còn góp phần tạo cảnh quan, môi trường sinh thái

thúc đẩy ngành du lịch dịch vụ nông nghiệp phát triển như tham quan mô hình, du

lịch miệt vườn, nghỉ dưỡng…



17



17



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

×