1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

2 Cơ sở thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.03 KB, 113 trang )


Bảng 2.2 Sản lượng cam năm 2010 của một số nước trên thế giới (FAO)

STT



Quốc gia



1



Sản lượng (tấn)

191123000



Brazil



2



7478830



Mỹ



3



6268100



Ấn Độ



4



5003289



Trung Quốc



5



3120000



Tây Ban Nha



6



2393660



Italy



7



2032670



Indonesia



8



1415090



Nam Phi



9



1542100



Pakistan



10



729400



Việt Nam



Nguồn: Theo tổ chức FAO

2.2.1.2 Tình hình tiêu thụ

Tình hình tiêu thụ cam trên thế giới được thể hiện qua tình hình xuất, nhập

khẩu cam. Cũng theo FAO, tình hình xuất nhập khẩu cam trên thế giới năm 2009 như

sau:

Bảng 2.3. Tình hình xuất nhập khẩu cam trên thế giới năm 2010

Khu vực

Toàn thế giới

Châu Phi

Bắc Mỹ

Nam Mỹ

Châu Á

Châu Âu



27



Xuất khẩu

Số lượng

Thành tiền

(1.000 tấn)

(Triệu USD)

8.528,2

4.593,3

26,6

10,2

566,5

364,8

56,9

13,2

2.594,9

887,4

6.286,2

3.319,7



27



Nhập khẩu

Số lượng

Thành tiền

(1.000 tấn)

(Triệu USD)

7.625,9

5.224,2

1.566,9

604,1

876,7

492,2

443,4

177,2

544,8

442,7

4.194,0

3.508,1

Nguồn: FAO, 2009



Qua bảng cho thấy, châu Âu là khu vực xuất khẩu cũng như nhập khẩu cam

nhiều nhất. Nước nhập khẩu nhiều nhất là Pháp. Châu Phi và Nam Mỹ là 2 khu vực

có lượng cam xuất khẩu hàng năm trên dưới 1 triệu tấn.

2.2.1.3 Kinh nghiệm của một số nước

* Trung Quốc:

Nhận thức được vai trò to lớn của FDI trong quá trình phát triển của nền kinh

tế nói chung và nông nghiệp nói riêng, chính phủ Trung Quốc đã có nhiều chiến

lược và chính sách thu hút đầu tư FDI có hệ thống vào ngành nông nghiệp ngay từ

khi mở cửa nền kinh tế. Trọng tâm của chính sách này được thể hiện:

Đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông, lâm, ngư

nghiệp: Chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư,

đặc biệt là các chính sách ưu đãi về thuế: ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối

với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (các mức thuế cũng được phân chia theo lĩnh

vực đầu tư, vùng lãnh thổ đầu tư, công nghệ sử dụng, tỷ trọng lao động, tỷ lệ xuất

khẩu sản phẩm... mà áp dụng các mức thuế suất, mức miễn giảm thuế khác nhau).

Chính sách này có tác dụng to lớn khi tác động trực tiếp đến lợi nhuận mong muốn

mà các nhà đầu tư hy vọng nhận được, nó cũng khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư

vào lĩnh vực mà chính phủ mong muốn phát triển nhưng chưa có điều kiện, ngành

nông nghiệp là ngành có nhiều sự ưu tiên khi có mức miễn giảm thuế, đặc biệt đối

với vùng khó khăn, còn được miễn thuế hoàn toàn. Các chính sách miễn giảm thuế

cũng phụ thuộc vào độ dài của dự án đầu tư, do đó mà làm tăng tính bền vững và

hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài.[6]

Thực hiện nguyên tắc tự do hoá đầu tư. Với chính sách này Chính phủ Trung

Quốc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào các lĩnh vực mà trước đây vẫn còn chưa

mở cửa. Với chính sách này, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ cảm thấy được “đối xử”

công bằng so với các nhà đầu tư trong nước, tạo môi trường đầu tư tự do và lành

mạnh.

Chính phủ Trung Quốc đặc biệt chú trọng đến bảo vệ môi trường, đặc biệt

không cấp phép cho những dự án đầu tư có tác động đến nguồn tài nguyên và ảnh

hưởng đến môi trường sinh thái.



28



28



Cùng với các chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài,

đặc biệt vào lĩnh vực nông nghiệp, Chính phủ Trung Quốc cũng có những chính

sách nhằm kiểm soát mạnh mẽ, đảm bảo cho các dự án đầu tư mang lại lợi ích tối đa

mà không gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực, sản xuất trong nước, văn hoá dân

tộc và tài nguyên môi trường, đảm bảo sự phát triển tự chủ của nền nông nghiệp

trong nước.[6]

* Thái Lan:

Trong những năm 1980, cũng như Việt Nam, ngành nông nghiệp vẫn

chiếm một vị trí quan trọng nhất với đất nước này. Là một nước có khá nhiều

điểm tương đồng với Việt Nam, nhưng Thái Lan đã sớm có những nhận thức

đúng đắn về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đã tận dụng nó để phát

triển đất nước. Trong giai đoạn 1997 - 1998, nền kinh tế Thái Lan ảnh hưởng

nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á. Sau đó, nền kinh tế Thái Lan đi

vào giai đoạn phục hồi. Ngành nông nghiệp Thái Lan đã có sự tăng trưởng trở lại

tuy không đạt như giai đoạn trước. Cùng với quá trình khôi phục và phát triển trở

lại của nền kinh tế, thì nền nông nghiệp Thái Lan cũng đã phát triển hơn và trở

thành một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.

Thái Lan đặc biệt áp dụng chính sách khuyến khích ưu đãi về thuế nhập

khẩu đối với các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông

nghiệp. Các dự án FDI trong nông nghiệp được miễn giảm đến 50% thuế nhập

khẩu đối với các loại máy móc, thiết bị để thực hiện dự án mà được cơ quan

quản lý đầu tư công nhận là thuộc loại thiết bị được khuyến khích đầu tư. Riêng

đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt khó khăn và có sản phẩm xuất

khẩu, được miễn hoàn toàn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 5 năm.

Là một quốc gia có nền nông nghiệp tương đồng với Việt Nam, thậm chí có

những điều kiện còn hạn chế hơn so với Việt Nam. Tuy nhiên, Thái Lan đã vươn lên

trở thành một nước đứng đầu xuất khẩu nông sản và với giá trị nông sản xuất khẩu

cao hơn hẳn Việt Nam. Nguyên nhân có được điều đó là do Thái Lan đã biết định

hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khai thác đặc sản của từng vùng, thậm chí

cả những vùng khó khăn nhất. Chính sách này đã làm cho nền nông nghiệp Thái



29



29



Lan có được những lợi thế về chất lượng và giá cả trên thị trường nông sản thế giới

và hơn nữa, nông sản Thái Lan đã tạo được một thương hiệu tốt trên thị trường,

điều mà nông sản Việt Nam vẫn đang tìm kiếm [6].

* Nhật Bản:

Thông qua các Hợp tác xã, Chính phủ Nhật Bản giáo dục, hướng dẫn nông dân

trồng những giống cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao cũng như giúp họ kỹ năng quản

lý hoạt động sản xuất: lập chương trình sản xuất cho nông dân, thống nhất trong nông

dân sử dụng nông cụ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến.

Mục tiêu là giúp nông dân tiêu thụ hàng hóa có lợi nhất. Mục tiêu của chính

sách không phải vì lợi nhuận cho Chính phủ mà đặt mục tiêu hàng đầu là trợ giúp nông

dân. Nông dân có thể ký gửi hàng hóa cho cơ quan quản lý Nhà nước với một mức phí

nhỏ hoặc có thể bán cho nhà nước theo giá thực tế.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, Chính phủ đề nghị nông dân

sản xuất theo kế hoạch với chất lượng và tiêu chuẩn thống nhất với nhau và ưu tiên

bán cho Nhà nước.

Nhà nước cung cấp hàng hóa, vật tư cho nông dân theo giá cả thống nhất và

hợp lý, nhờ đó giúp cho nông dân ở những vùng xa xôi có thể có được vật tư mà

không chịu cước phí quá đắt.

Nhà nước còn sở hữu các phương tiện sản xuất nông nghiệp và chế biến

nông sản để tạo điều kiện cho nông dân sử dụng các phương tiện này hiệu quả nhất,

hạn chế sự chi phối của tư nhân.

Đối với chính sách xuất khẩu nông sản nói chung và cam quýt nói riêng:

Chính phủ Nhật Bản đã ký các hiệp định thương mại song phương với các nước như

Thái Lan có hiệu lực từ cuối năm 2007, theo ước tính, hiệp định này sẽ tăng lượng

trái cây Nhật Bản xuất khẩu vào thị trường Thái Lan từ 30%- 50%; thuế suất đối với

chanh sẽ giảm xuống 0% vào năm 2009, sản phẩm cam sẽ được miễn thuế vào năm

2012, việc cắt giảm thuế trên sẽ hạ giá và đồng nghĩa giúp nâng cao tính cạnh tranh

cho trái cây Nhật Bản trên thị trường Thái Lan. Trái cây Nhật Bản có lợi thế cạnh

tranh nhờ kích cỡ, chủng loại đa dạng và mùi thơm tự nhiên.



30



30



Hiện tại và định hướng xuất khẩu quả của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào 3

thị trường chính là Đài Loan, Mỹ và Sinh ga po là nơi có thu nhập cao yêu cầu quả

có chất lượng cao, số lượng lớn.

Như vậy, tuy là một nước có diện tích nhỏ lại là một nước công nghiệp phát

triển nhưng bằng những chính sách quan tâm đến nông nghiệp, nông dân của Chính

phủ Nhật Bản từ khâu sản xuất, phân phối và tiêu thụ đã giúp cho nông dân yên tâm

sản xuất, giúp Nhật Bản trở thành một trong những nước xuất khẩu rau quả hàng

đầu thế giới [6].

2.2.2 Kinh nghiệm phát triển sản xuất cam ở Việt Nam

Việt Nam có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khá thuận lợi cho việc trồng

trọt các loại quả để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (kể cả

các chủng loại thuộc vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới). Phát triển sản xuất và xuất

khẩu các loại quả để thay thế cho những cây trồng khác có hiệu quả kinh tế thấp,

qua đó mà chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, tạo việc làm thu nhập cao cho

nông dân, góp phần vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá của cả nước là rất cần thiết.

Hơn nữa, đây lại là một lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa xã hội và nhân văn rất to lớn,

góp phần xóa đói giảm nghèo cho một bộ phận xã hội quan trọng với khoảng 70%

là nông dân, đời sống còn rất khó khăn, diện tích đất canh tác đang bị thu hẹp. Do

vậy, việc tập trung sức để phát triển cho được ngành này đi lên lại càng có ý nghĩa

kinh tế, chính trị xã hội cực kỳ quan trọng.

2.2.2.1. Tình hình sản xuất

Nhìn chung cam cũng như nghề trồng cam ở nước ta. Tuy nhiên phải đến

đầu thế kỷ XIX (trong thời kỳ thuộc Pháp thuộc 1884-1945), nghề trồng cây ăn

quả nói chung và cam nói riêng mới được phát triển. Một số trạm nghiên cứu cây

ăn quả được thành lập ở các tỉnh như: trạm Vân Du (Thanh Hóa), trạm Phủ Quỳ

(Nghệ An), Đầm Lô (Hà Tĩnh)... vừa nghiên cứu các cây ăn quả trong nước, vừa

nghiên cứu nhập nội các giống cây ôn đới và á nhiệt đới.

Trong giai đoạn này, các nhà kinh tế Việt Nam và người nước ngoài chưa

có ý thức khai thác nghề trồng cây ăn quả. Nhu cầu quả tươi trong nước còn rất ít

và tình trạng này kéo dài trong suốt những năm chiến tranh chống Pháp.



31



31



Có thể nghề trồng cây ăn quả của Việt Nam nói chung và cam nói riêng được

phát triển một bước so với tất cả các thời kỳ trước đây là từ sau những năm 1960.

Những nông trường chuyên trồng cam quýt đầu tiên ra đời đầu tiên ở miền Bắc với

diện tích 223 ha (1960) đến năm 1965 đã có trên 1.600 ha và sản lượng 1.600 tấn,

trong đó xuất khẩu 1.280 tấn. Năm 1975 diện tích phát triển tới 2.900ha, sản lượng

đạt 14.600 tấn, xuất khẩu 11.700 tấn.

Sau ngày miền Nam giải phóng từ năm 1976 đến 1984 đã có 27 nông trường

cam quýt, với diện tích xấp xỉ 3.500 ha. Sản lượng năm cao nhất (1976) đạt 22.236

tấn, trong đó xuất khẩu 20.916 tấn. Phải nói đây là thời kỳ huy hoàng nhất của

ngành trồng cam nước ta. Ngoài ra do ảnh hưởng của các nông trường đã hình

thành các vùng sản xuất cam tập trung trong nhân dân xung quanh các nông trường.

Có thể nói sự thành lập các nông trường quốc doanh đã tạo một bước ngoặt quan

trọng trong phát triển kinh tế vườn ở khắp các tỉnh trong cả nước- đặc biệt ở các vùng

có truyền thống lâu đời trồng loại cây ăn quả này. Do vậy sau năm 1985 mặc dù diện

tích và sản lượng ở các nông trường quốc doanh giảm đi, song tổng diện tích và sản

lượng cam của nước vẫn tăng. Năm 1985, diện tích cam của cả nước là 17.026 ha,

năm 1900 tăng và đạt 19.062 ha trong đó có 14.499 ha cho sản phẩm với sản lượng

119.238 tấn. Từ năm 1990-1995 mức sản xuất cam quýt tăng nhanh mặc dù gặp nhiều

khó khăn do thời tiết khí hậu, sâu bệnh phá hoại. Trên phạm vi cả nước, sản xuất cam,

quýt đạt khoảng 87,2 ngàn ha, hàng năm cung cấp khoảng 606,5 ngàn tấn cho thị

trường. [12]

Cây có múi (cam, chanh, quýt, bưởi) là những loại cây ăn quả có giá trị dinh

dưỡng và kinh tế cao, được xác định là một trong những cây ăn quả chủ lực trong việc

phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, có

nhiều khó khăn, trong đó nổi bật là công tác chọn tạo giống và phòng chống sâu, bệnh,

do vậy diện tích cây có múi ở nước ta trong một số năm trở lại đây tăng chậm. Năm

2007 diện tích cây có múi ở nước ta khoảng 140,9 nghìn hecta với sản lượng 1.059,3

nghìn tấn, trong đó cam và quýt có diện tích 86,2 nghìn hecta, sản lượng 654,7 nghìn

tấn ; bưởi 41,4 nghìn hecta, sản lượng 310,6 nghìn tấn và chanh 13,3 nghìn hecta, sản

lượng 94,0 nghìn tấn (Tổng cục thống kê, 2007) . Đến năm 2009 diện tích diện tích



32



32



cây có múi ở nước ta tăng nhưng cũng chỉ đạt 142,46 nghìn hecta, trong đó diện tích

cho sản phẩm khoảng 110,9 nghìn hecta và sản lượng khoảng 1.221,8 nghìn tấn (Tổng

cục thống kê, 2009). Mặc dù diện tích tăng chậm, song năng suất luôn được cải thiện,

nên sản lượng cũng được tăng đáng kể. Số liệu sơ bộ năm 2010, sản lượng quả có múi

có thể đạt 1,3 triệu tấn.

Bảng 2.4 Tình hình sản xuất cam quýt giai đoạn 2005-2010

Năm



Tình hình sản

2005



2006



2007



2008



2009



2010



Diện tích (1000 ha)



87,2



135,5



140,9



144,6



142,4



144,0



DT cho thu hoạch (1000 ha)



60,1



96,6



102,1



108,5



110,9



114,5



Năng suất (Tạ/ha)



100,9



102,0



101,1



113,8



115,2



115,2



Sản lượng (1000tấn)



606,4



981,9



1.059,3 1.121,6



xuất cam quýt



1.221,8 1.319



Nguồn: Tổng cục Thống kê 2010

Tuy nhiên, hiện tại hai vấn đề chọn tạo giống để có bộ giống sản xuất hàng hóa,

năng suất, chất lượng và vấn đề phòng chống sâu, bệnh giúp cho sản xuất phát triển

vẫn đang là vấn đề thời sự và bức xúc ở các vùng trồng cây có múi ở nước ta.

Mặc dù sản lượng quả có mui ở nước ta có tăng, song vẫn không đủ cho tiêu

dùng nội địa, do vậy hàng năm nước ta vẫn phải nhập một lượng lớn quả có múi từ

nước ngoài (chủ yếu là từ Trung Quốc, Thái Lan) với giá trị nhập khẩu mỗi năm một

tăng. Năm 2008 là 72,4 triệu USD hơn 2 lần so với năm 2007 và hơn 3 lần so với năm

2005. Trong đó 2 loại quả cam và quýt có ưu thế trồng ở phía Bắc lại là 2 loại quả phải

nhập nhiều nhất. (năm 2008: cam 16,37 triệu USD, quýt 56,0 triệu USD). Xuất khẩu

quả có múi ở nước ta chủ yếu là bưởi và chanh. Tuy nhiên tổng giá trị xuất khẩu quả có

múi ở nước ta mới chỉ bằng 1/35 nhập khẩu (số liệu bảng).



33



33



Bảng 2.5 Giá trị xuất nhập khẩu quả có múi ở nước ta từ 2005 – 2008.

Giá trị xuất khẩu (1.000 USD)

Loại quả



2005



2006



2007



2008



195



699



1.291



3



8



3



10



92



326



1.111



1



7



6



14



44



25



98



18135



19.164 21481 56.001



22



74



15



5266



5.486



6799



16.377



20



59



32



187



3



1



48



24



131



Quả có múi khác



2008



12



Cam



2007



21



Quýt



2006



52



Chanh



2005

26



Bưởi



Tổng



Giá trị nhập khẩu (1.000 USD)



412



1156



2.702



23,408



24.666 28.337 72.426



Nguồn: Trung tâm thương mại quốc gia, 2009

* Các vùng trồng cam quýt chính ở Việt Nam:

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long:

Các yếu tố khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và ánh sáng ở vùng này rất phù

hợp với việc phát triển sản xuất cây có múi. Lịch sử trồng cam quýt ở vùng Đồng bằng

sông Cửu Long có từ lâu đời nên người dân ở đây rất có kinh nghiệm trồng trọt, chăm

sóc các loại cây ăn quả có múi. Cam quýt được trồng chủ yếu ở các vùng đất phù sa

ven sông hoặc trên các cù lao lớn nhỏ của sông Tiền, sông Hậu có nước ngọt quanh

năm, nơi đây có tập đoàn giống cam quýt rất phong phú như: Cam Chanh, Cam Sành,

Chanh Giấy, quýt…

Theo Gurdwer, cam của Nam Bộ trái lớn, hương vị tuyệt hảo, vượt xa loại cam

mang từ Trung Hoa vào cùng mùa. Các giống được ưa chuộng và trồng nhiều hiên nay

là: cam Sành, cam Mật, quýt Tiều (quýt hồng), quýt Xiờm, quýt Đường, bưởi Đường,

bưởi Năm Roi, bưởi Long Tuyển … Năng suất các giống kể trên ở điều kiện khí hậu, đất

đai vùng Đồng bằng sông Cửu Long tương đối cao.

- Vùng khu bốn cũ:



34



34



Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh trải dài từ 18 0 đến 20030’ vĩ Bắc,

trọng điểm trồng cam quýt vùng này là Phủ Quỳ - Nghệ An gồm một cụm các Nông

trường chuyên trồng cam với diện tích năm 1990 là 600 ha. Các giống cam ở Phủ Quỳ

có khả năng sinh trưởng tốt và năng suất tương đối ổn định. Hai giống Sunkiss và Bù

có ưu thế về tiềm năng, năng suất và sức chống chịu sâu bệnh hại nặng trên cả cây và

quả.

Huyện Hương Khê là một trong những vùng đất miền núi của tỉnh Hà Tĩnh. Nhân

dân ở đây đã có tập quán trồng bưởi lâu đời, đặc biệt là bưởi Phúc Trạch, một trong những

giống bưởi đặc sản ngon nhất hiện nay. Ngoài bưởi Phúc Trạch ở vùng này còn có một

giống cam quýt rất nổi tiếng là cam Bù của huyện Hương Sơn. Cam Bù có quả to, ngon,

màu sắc hấp dẫn, chín muộn nên có thể đưa vào cơ cấu cam quýt chính muộn ở nước ta

hiện nay. Cam Bù có năng suất cao nhờ có bộ lá quang hợp tốt và số lượng lá trên cây lớn,

có tính chịu hạn tốt. Cam Bù thường được trồng với mật độ từ 400 – 500 cây/ha như thế để

cho cây chóng giao tán, che phủ đất chống xói mòn và hạn chế ánh sáng trực xạ ở vùng

núi thấp.

- Vùng miền núi phía Bắc:

Vùng này có các tỉnh trồng cam có diện tích lớn đó là: Tuyên Quang, Yên Bái,

Lào Cai, Hà Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn và Thái Nguyên với điều kiện hoàn

toàn khác với hai vùng trên, cam quýt được trồng ở các vùng đất ven sông, suối như:

Sông Hồng, Sông Lô, Sông Gậm, Sông Thương, Sông Chảy…Cam quýt được trồng

thành từng khu tập trung 500 ha hoặc trên 1.000 ha như ở Bắc Sơn – Lạng Sơn, Bạch

Thông – Bắc Cạn, Hàm Yên, Chiêm Hóa – Tuyên Quang, Bắc Quang – Hà Giang, tại

những vùng này cam quýt trở thành thu nhập chính của hộ nông dân, đem lại hiệu quả

kinh tế cao nhất so với các loại cây trồng khác trên cùng một loại đất. Do địa hình sinh

thái phong phú dẫn đến có nhiều loại cam quýt, đặc biệt ở vùng núi phía bắc là nơi

chứa đựng tập đoàn giống cam quýt đa dạng.

Khu vực huyện Bắc Quang – Hà Giang hiện nay là một vùng sản xuất cam quýt

lớn của miền bắc với giống cam Sành chất lượng ngon, màu sắc đẹp, cung cấp một

lượng cam lớn cho miền bắc vào dịp tết và sau tết.



35



35



Người ta tiến hành phân tích khí hậu vùng Bắc Quang, so sánh với các vùng

trồng cam quýt lớn ở miền bắc trước đây như Phủ Quỳ, Sông Bôi, Bố Hạ và một số

vùng cam quýt nổi tiếng thế giới như Califocnia, Floria. Các chỉ tiêu phân tích như chế

độ nhiệt, chế độ mưa, ẩm và những điều kiện thời tiết đặc biệt như: bão, sương muối,

mưa đá… và đi đến kết luận rằng vùng này có các yếu tố thời tiết đặc biệt có lợi cho

cam phát triển, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu sinh thái và có thể hình thành nên vùng

trồng cam quýt xuất khẩu. Tại Bắc Quang có 4 giống quýt là quýt Chum, quýt Chun,

quýt Đỏ và quýt Vàng có triển vọng phát triển với thời gian cho năng suất cao, kéo dài

và có giá trị thương phẩm cao.

* Diện tích, năng suất, sản lượng cây cam, quýt ở nước ta những năm gần

đây:

Về diện tích cho sản phẩm cam quýt: cả nước bình quân 3 năm 2005 – 2007

giảm 13,93%; tuy nhiên năm 2007 so với năm 2006 đó tăng 2.300 ha tương đương

tăng 3,69%. Riêng Đồng bằng sông Hồng bình quân 3 năm chỉ giảm 4,33%; năm 2007

so với năm 2006 tăng 200 ha tương đương tăng 3,85%.

Về năng suất cam quýt: cả nước bình quân 3 năm 2005 – 2007 tăng 0,79%.

Riêng Đồng bằng sông Hồng bình quân 3 năm tăng 1,5% tương đương tăng 3,1 tạ/ha.

Về sản lượng cam quýt: cả nước bình quân 3 năm tăng 55,5 nghìn tấn tức tăng

4,48%. Riêng Đồng bằng sông Hồng tăng 8,8 nghìn tấn tức tăng 8,76%.

2.2.2.2. Tình hình tiêu thụ

Nhìn chung, tập quán tiêu thụ quả của nhân dân từ xưa đã thành truyền

thống. Quả là nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân đô thị. Trong các ngày giỗ chạp,

ngày hội, ngày tết, thăm hỏi lẫn nhau...nhân dân cũng dùng đến quả tươi, với mức

sản xuất hiện tại đạt mức 48 kg quả các loại cho 1 đầu người. Mặt khác, phát triển

quả có múi (trong đó có cam) ở nước ta là phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước là

chủ yếu và một phần cho xuất khẩu. Trong những năm trước mắt xuất khẩu quả có

múi là bưởi, cam. Kế hoạch 2000-2010 là 30 ngàn tấn bưởi sản phẩm tươi, 15 ngàn

tấn cam tươi và 35 ngàn tấn nước quả đồ hộp.



36



36



Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng, trong những năm 1990-1994 mức tiêu

thụ bình quân ở vùng nông thôn khoảng 20-25 kg/người/năm, ở các vùng thành phố

lớn là 40-45 kg/người/năm.

Hiện nay với trên 80 triệu dân mức tiêu thụ đang có xu hướng tăng lên. Điều

tra tiêu dùng riêng về quả của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh năm

2005 đã lên tới 750 nghìn tấn/năm quả tươi các loại.[12]



2.2.2.3 Một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với ngành

sản xuất cam

Việc phát triển cây ăn quả nói chung, với cây cam nói riêng đã góp phần tạo

thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, xoá đói giảm nghèo. Các cơ sở

hạ tầng kinh tế và dân sinh được hình thành khi sản xuất cây ăn quả phát triển, những

vùng chuyên canh cam như vùng cam Bố Hạ, cam Việt Vinh, Bắc Quang, Cam sành,

Cam Cao Phong.... Qua đó góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo

hướng sản xuất hàng hoá.

Chính vì những ý nghĩa to lớn như đã nói ở trên, với những lợi thế về khí hậu,

đất đai, nguồn nước, lao động và kinh nghiệm cổ truyền của mình, kết hợp với việc áp

dụng các thành tựu khoa học trong sản xuất cây ăn quả tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ

cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu làm giàu cho đất nước. Nhà nước ta đã

có những chủ trương chính sách để phát triển:

* Phát triển cây ăn quả theo quan điểm của Đảng và Nhà nước

Ngày 3/3/1999 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 182/QĐ/TTg phê

duyệt đề án phát triển rau quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999-2010. Trên cơ sở phát huy

lợi thế và tiềm năng của từng vùng sinh thái gắn với thị trường tiêu thụ, chương trình

bảo quản chế biến sản phẩm đến hệ thống chính sách nhằm từng bước chuyển dịch cơ

cấu kinh tế trong nông nghiệp, đưa các sản phẩm rau quả và hoa cây cảnh trở thành

hàng hoá có giá trị kinh tế cao.[10]

Trong tình hình thị trường và giá cả nông sản không ổn định, Đảng và Nhà

nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách kinh tế tài chính để hỗ trợ sản xuất nông

nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển nhanh, vững chắc. Đặc biệt là Nghị quyết

09/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản



37



37



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

×