Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.03 KB, 113 trang )
tăng lên 3,4ha. Tuy vậy bên cạnh đó, năm 2012 diện tích giảm so với năm trước là
5ha. Nguyên nhân là do nhiều vườn cam bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh nên cam
bị đốn hạ; điều này đã làm cho diện tích cho quả ở xã giảm đi trông thấy.
4.1.2 Năng suất và sản lượng
Bảng 4.2 Bảng năng suất và sản lượng của xã Sơn Trường qua 3 năm
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
DT cho quả
Ha
80,2
75,2
83,6
Năng suất
Tấn/Ha
2,12
1,99
2,58
Sản lượng
Tấn
170
150
216
Trong những năm qua, tình hình dịch sâu bệnh hại và thời tiết đã làm ảnh
hưởng đến diện tích cho quả, và cũng một phần do thời tiết biến đổi, khí hậu lạnh,
sương muối nhiều ngày càng làm mất trắng nhiều diện tích cam Bù cho quả vào vụ
tết 2012. Đến năm 2013, cam Bù tại xã Sơn Trường đã có dấu hiệu phục sinh trở lại
với 83,6ha trong tổng diện tích trồng là 158,68ha. Diện tích cam Bù tăng chậm là do
sâu bệnh hại nhiều, diện tích cũ đã và đang bị thoái hóa, bên cạnh đó giống không
đạt tiêu chuẩn, kỹ thuật trồng chưa đúng, chí phí đầu tư cho sản xuất thấp, thời tiết
khí hậu không thuận lợi...
Sơn Trường là một trong các xã có số hộ trồng cam với quy mô trang trại
nhiều nhất trong huyện. Chính vì thế mà Sơn Trường đã được chọn là một trong 3
xã làm điểm quy hoạch vùng phát triển sản xuất cây cam Bù. Qua điều tra, chúng
tôi nhận thấy việc phát triển diện tích cam Bù trong xã còn mang tính tự phát, nhiều
diện tích trồng trên đất chưa phù hợp với sinh thái của cây dẫn đến phát triển kém,
năng suất, chất lượng quả còn thấp. Do đó, cần phải có quy hoạch chi tiết cho sản
xuất cam theo vùng và khuyến cáo nông dân phát triển đúng quy hoạch.
Năm 2013, do tình hình sâu bệnh giảm, thời tiết khí hậu thuận lợi và người
dân dầu tư thâm canh khiến cam Bù tặng lên. Điều này kéo theo sản lượng cam Bù
cũng tăng lên rất nhiều mặc dù diện tích cho quả tăng lên không đáng kể. Năng suất
bình quân đạt từ 30-70kg/cây, cá biệt còn có những cây cho năng suất 100200kg/cây. So với năm 2011 thì năng suất năm 2013 tặng một cách đột biến từ 2,12
tấn/ha lên 2.58 tấn/ha. Điều này kéo theo sản lượng cam Bù cũng tăng lên rất nhiều
mặc dù diện tích cho quả tăng lên không đáng kể. Năm 2013, năng suất và sản
57
lượng cam Bù của xã đạt mức cao trên 200 tấn với nặng suất 2.58 tấn/ha. Cá biệt có
một số hộ đạt năng suất 3 tấn/ha, mang lại thu nhập hơn 12 tỷ.
Cam Bù là một trong những thứ quả có múi ở xã Sơn Trường chiếm sản
lượng cao nhất. Tuy năm 2011 sản lượng cam Bù là 170 tấn đến năm 2012 có xu
hướng giảm nhẹ xuống còn 150 tấn, giảm đi 1,13% so với năm 2011. Nguyên nhân
dẫn đến suy giảm năng suất và sản lượng đó cũng là do một phần nhận thức của
người trồng cam, chưa biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc, đặc biệt
sâu bệnh gây hại là nguyên nhân chính làm giảm đi năng suất, chất lượng và chu kì
kinh doanh của vườn cam. Nhưng đến năm 2013 thì sản lượng lại tăng lên một cách
đáng kể, từ năm 2011 với sản lượng là 170 tấn thì năm 2013 đã là 216 tấn , tăng lên
78,7%. Từ khi dự án “ tạo lập nhãn hiệu chứng nhận cam Bù Hương Sơn” được
thực hiện, các nông hộ sản xuất cam Bù tại xã sơn Trường cũng đã được tặng cường
đầu tư KHKT, được tham gia các buổi tập huấn các biện pháp chăm sóc, phòng
bệnh tại xã do cán bộ huyện hướng dẫn mà năng suất cũng như sản lượng cam Bù
đã được cải thiện mạnh.
4.1.3Kết quả và hiệu quả sản xuất của các nhóm hộ điều tra
4.1.3.1 Đặc điểm của các hộ điều tra
Bảng 4.3 Tình hình chung của các hộ điều tra năm 2013
Chỉ tiêu
1.Tuổi TB chủ hộ
2. Trình độ văn hóa
-Hết cấp 2
-Hết cấp 3
ĐVT
Tuổi
Hộ QML
50,16
%
%
73,68
15,79
Hộ QMV
54,63
Hộ QMN
47,33
62,5
100
Không có
Không có
Nguồn: Ttổng hợp phiếu điều tra
Là một huyện có diện tích trồng cam Bù lớn, với những bí quyết và kinh
nghiệm chăm sóc của các chủ vườn đã tạo cho cam Bù Hương Sơn có vị thơm ngon
đặc biệt. Ở xã Sơn Trường cũng vậy, độ tuổi bình quân các chủ hộ điều tra khá cao,
điều này cho thấy kinh nghiệm của các chủ hộ trong quá trình sản xuất cam Bù khá
cao.Nhìn chung, kinh nghiệm trồng cam Bù của các hộ là khá cao (bình quân trên
11 năm). Điều này cho thấy các hộ đã có một vốn kinh nghiệm trồng cam từ lâu nên
58
sẽ thuận lợi hơn khi mở rộng quy mô sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và
tạo ra nhiều lợi thế cho lĩnh vực sản xuất này.
Hiện nay, tổng số diện tích trồng cam Bù ở các quy mô khác nhau có sự khác
biệt lớn. Các hộ trồng cam với quy mô nhỏ là do chủ yếu tận dụng diện tích đất thừa
trong sản xuất, không nhiều chỉ khoảng 2 sào, nhằm tăng thêm thu nhập cho gia
đình. Trong khi đó, các hộ có quy mô vừa có diện tích trồng cam cao hơn 2,44 lần
và hộ quy mô lớn 4,58 lần. Hiện nay trên địa bàn xã đã có một số hộ trồng cam theo
hình thức trang trại, đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành trồng cam trong xã.
Thực tế cho thấy các hộ trồng cam Bù luôn lo ngại về dịch sâu bệnh hại và
thời tiết ảnh hưởng đến chất lượng trồng và sản lượng cam qua các năm. Trong năm
2013 qua, tình hình dịch bệnh và thời tiết cũng làm ảnh hưởng một phần không nhỏ
đến sản lượng và giá cả từng giai đoạn thu hoạch của cam ( đầu, giữa, cuối)…Sự
khác nhau về cách chăm, trồng cam, áp dụng kỹ thuật trồng cam của các hộ điều tra
mà qua đó mang lại năng suất cam khác nhau cho mỗi hộ.
Lao đông bình quân của các hộ điều tra là 2,067 lao động/1 hộ. Tuy nhiên,
không phải tất cả các lao động trong các hộ điều tra đều tham gia trồng và sản xuất
cam. Với quy mô nhỏ, trồng cam chưa phải phải là nguồn thu nhập chính, đây còn
mang hình thức tận dụng, tranh thủ. Ngược lại với các hộ quy mô vừa và quy mô
lớn thì đã có sự đầu tư rõ rệt, đây coi như là nguồn thu nhập chính và có sự đầu tư
về lao động hơn.
4.1.3.2 Diện tích, năng suất và sản lượng của hộ điều tra
Cây cam Bù là một loại cây ăn quả, cũng là một sản phẩm được buôn bán
trên thị trường, do đó để cây cam Bù có khả năng tồn tại và phát triển thì hộ sản
xuất phải đạt được mục đích cuối cùng là giá trị kinh tế. Qua tìm hiểu từ các hộ thì
sau một đợt thu hoạch hộ trồng cam có một số hộ đạt thu nhập bình quân 1ha là 70
– 138 triệu đồng, lãi ròng khoảng 200 triệu/năm. Vậy thực tế tình hình sản xuất cam
Bù của các nhóm hộ như thế nào? Tôi đã tiến hành thu thập số liệu và tính toán theo
công thức, để tổng hợp số liệu phản ánh diện tích sản xuất cam Bù của các nhóm hộ
trong bảng 4.5 sau:
59
Bảng 4.4 Tình hình sản xuất cam Bù của các nhóm nông hộ năm 2013
Chỉ tiêu
1. Diện tích trồng cam Bù
bq/Hộ
2. Giá trị sản xuất
ĐVT
Sào
Trđ/ha
Hộ quy
Hộ quy
Hộ quy
mô lớn
mô vừa
mô nhỏ
9,16
4,875
2
185,26
76,25
13
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra.
Nhìn chung, quy mô về diện tích cam của mỗi hộ rất khác nhau (diện tích
cam của hộ quy mô lớn gấp 1,88 lần hộ quy mô vừa và gấp 4,58 lần hộ quy mô
nhỏ). Bởi vì, tuỳ thuộc diện tích đất vườn, điều kiện thổ nhưỡng, đất không bị ngập
úng và tập quán canh tác... Vì vậy, trong một xóm không phải tất cả các hộ đều
trồng cam Bù. Trong các hộ trồng cam Bù ở vườn nhà, hộ trồng ít nhất là 5 - 7 cây,
trồng phổ biến nhất là từ 20 - 50 cây. Đối với các gia trại trồng phổ biến là trên 100
cây, hộ nhiều nhất trồng trên 500 cây, có hộ đạt đến 2.500 gốc. Những năm gần đây,
nhận thấy việc trồng cam Bù mang lại hiệu quả cao hơn các loại cây ăn quả khác,
nên các hộ xin chính quyền huyện và xã thầu khoán, thuê thêm diện tích đất đồi để
mở rộng diện tích trồng.
Năng suất và sản lượng cam Bù của các nhóm hộ là khá cao. Có được kết
quả như vậy là do các hộ dân đã chú trọng sử dụng các biện pháp KHKT vào trong
sản xuất. Nhưng bên cạnh đó, năng suất cam Bù vẫn chưa đạt năng suất tối đa bởi
do cam Bù phát triển và kháng bệnh tương đối yếu, điều này đã làm giảm đi phần
nào năng suất thực đạt được của cây cam Bù.
Việc thống kê không thường xuyên, sâu sát cả về diện tích, năng suất, và một
phần sản lượng cam Bù được dùng vào mục đích ăn, làm quà biếu của chủ hộ nên
khó thống kê một cách chính xác được sản lượng cam, chính vì vậy sản lượng cam
Bù thống kê không được cao đúng như thực tế và tiềm năng của nó.
Giá trị bình quân hộ thu cho 1ha đưa vào kinh doanh được là 55,8 triệu đồng,
điều này thực sự đã khẳng định nghề trồng cam của các hộ hơn hẳn các lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp khác ở xã.
Bất kỳ một cây trồng nào, đặc biệt là cây ăn quả muốn có khả năng tồn tại và
phát triển thì chúng phải đạt được mục đích cuối cùng là giá trị kinh tế. cam Bù chủ
60
yếu được thu hái 1 lần vào cuối vụ (giáp Tết). Tuy nhiên cũng có một số hộ thu hái
thành nhiều lần. Do đó giá trị sản xuất hàng hoá của các nhóm hộ có sự chênh lệch
lớn, không những do năng suất của hộ mà còn do giá bán và thời điểm bán của sản
phẩm. Mặc dù vậy, hầu hết các hộ điều tra đều cho rằng cây cam Bù là loại cây
trồng có hiệu quả kinh tế cao. Qua tìm hiểu thì sau một đợt thu hoạch 1 tấn cam Bù,
người trồng cam lãi khoảng 43triệu đồng trong thời gian khoảng 20 - 35 ngày trước
và sau Tết Nguyên Đán. Trong một mùa, thu nhập bình quân hộ/năm khoảng từ 70 139 triệu đồng/ha (thu nhập bình quân tháng khoảng 6 - 12 triệu đồng).
4.1.3.3 Quy mô vốn
Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng trong sản xuất kinh doanh, nó sẽ quyết
định đến cách thức và mức đầu tư của các hộ. Qua đó cũng với các yếu tố khác, sẽ
cho năng suất hiệu quả khác nhau. Là loại cây lâu năm nên vốn trồng cam Bù là
tương đối lớn, hộ không chỉ tập trung đầu tư vón trong 3 năm kiến thiết cơ bản mà
còn luôn luôn phải đầu tư vốn hàng năm. Nguồn vốn này giúp hộ chi các khoản chi
phí như: đào hố, bón các loại phân vô cơ, phân hữu cơ, chăm sóc theo giỏi hàng
tháng và thuê lao công, lao động...
Trong năm 2013, lượng vay vốn nhiều hay ít phụ thuộc vào diện tích trồng
cam Bù của từng hộ đua vào kinh doanh ( do đó để phục vụ đề tài tôi chỉ tập trung
vào các diện tích cam đã dua vào kinh doanh và thời gian sống của cây cam).
Bảng 4.5 tình hình vốn tiền mặt của các hộ điều tra
Chỉ tiêu
Tỷ lệ hộ vay
Số tiền vay bq/hộ
Min
Max
TB thời hạn vay
61
ĐVT
%
Tr đồng
Tr đồng
Tr đồng
Năm
Hộ QML Hộ QMV Hộ QMN
Bình quân
10
20
6,67
12,23
43,33
40
41,67
41,67
30
30
30
80
80
50
3
3,167
3,33
3,166
Nguồn : tổng hợp phiếu điều tra 2013
Bảng 4.6tình hình nguồn vay của các hộ điều tra
Nguồn vay
Ngân hàng Nông nghiệp
Ngân hàng người nghèo vay
Số tiền vay bq/1 hộ
Lãi suất(%)
41,665
0,08
41,67
0,06
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra 2013
Ngoài nguồn vốn chính là từ Ngân hàng Nông nghiệp thì ngân hàng còn mở
thêm cho người nghèo vay với lãi suất là …để phục vụ cho việc sản xuất và trồng
cam, đáp ứng nhu cầu về giống, phân bón, thuê mướn lao động phục vụ nâng cao kỹ
thuật trồng và canh tác tốt. Các nguồn vay vốn khác ở các thời điểm khác nhau. Tuy
vậy, Ngân hàng vẫn là nguồn vay chính của cac hộ trồng và sản xuất cam Bù. Theo
ý kiến đánh giá của người vay tiền, việc vay vốn của ngân hàng không còn nhiều
khó khắn như trước, do thủ tục vạy đã dơn giản hóa hơn nhiều, tuy nhiên công tác
phê duyệt vốn cho người dân cũng còn tường đối phức tạp, do ngân hàng phải xem
xét kỹ khả năng hoàn trả của hộ dân và tài sản hộ đem ra thế chấp( do cam Bù ngày
càng rủi ro lớn, bởi nguy cơ về sâu bệnh và dịch bệnh).
Như vậy, phần lớn nguồn vốn phục vụ trồng cam Bù là từ ngân hàng, đặc
biệt tập trung chính là ngân hàng Nông nghiệp và PTNT. Vì vậy, trong thời gian tới
các ngân hàng cần tạo điều kiện nhiều hơn để khuyến khích việc vay vốn của các
hộ, nhằm đảm bảo nguồn vốn luôn sẵn có để phục vụ phát triển sản xuất. Bên cạnh
đó, các tổ chức tian dụng khác cũng cần quan tâm đến công tác cho người dân vay
vốn từ nguồn vốn của đoàn thể để qua công tác này không những phát huy được vai
trò của các đoàn thể mà còn tạo ra sự liên kết giữa các hộ, các vùng với nhau.
4.1.3.4 Tình hình tiêu thụ cam Bù của các nhóm nông hộ
Tiêu thụ sản phẩm là một khâu của quá trình sản xuất, không những thế lại là
một khâu rất quan trọng. Sản phẩm có tiêu thụ được thì sản xuất mới phát triển được và
ngược lại, sản phẩm không tiêu thụ được thì sẽ làm ngừng trệ quá trình sản xuất. Thị
trường quả nói chung phụ thuộc vào mức sống và tập quán sử dụng của nhân dân. Cầu
về sản phẩm quả phụ thuộc vào thu nhập của người tiêu dùng rất nhiều. Ngoài ra, tiêu
thụ quả còn phụ thuộc vào giới tính, tuổi tác, phụ thuộc theo mùa: mùa lạnh nhu cầu
quả khác, mùa nóng nhu cầu khác, dịp lễ Tết thì nhu cầu quả cũng cao hơn... Do đó,
sản xuất cam Bù rất cần chú ý đến những điểm này để sản xuất sản phẩm đáp ứng được
62
thị hiếu người tiêu dùng, chú trọng hơn tới chất lượng, thời vụ chín sớm, chín muộn...
để dễ dàng cho tiêu thụ và bán sản phẩm được giá.
Bảng 4.7 Tình hình tiêu thụ cam Bù của các nông hộ năm 2013 (Tính bình
quân cho 1 hộ)
Chỉ tiêu
Sản lượng BQ (tạ)
Cơ cấu (%)
75
100
45,27
20,56
7,32
1,85
60,36
27,41
9,76
2,47
12,5
42,72
19,78
16,67
56,96
26,37
Tổng sản lượng tiêu thụ bq/vụ
1.Theo đối tượng người thu mua
- Người thu gom
- Người bán buôn
- Người bán lẻ
- Người tiêu dung
2. Theo thời điểm bán
- Đầu vụ
- Giữa vụ
- Cuối vụ
3. Theo địa điểm
- Tại vườn
- Tại chợ địa phương
63,51
84,68
11,49
15,32
Nguồn: tài liệu huyện Hương Sơn.
Cam Bù là sản phẩm không còn lạ với người dân huyện Hương Sơn, các địa
bàn xung quanh và thị trường Nghệ An, nhưng còn mới lạ với các tỉnh thành phố
trong cả nước. Hiện tại, cam Bù đang được bán tự do trên thị trường, không có nhãn
mác, thương hiệu. Trọng điểm tiêu thụ cam Bù chủ yếu là tại các chợ địa phương
trong tỉnh và chợ Vinh. Trong các địa điểm tiêu thụ của hộ thì hộ tiêu thụ tại vườn là
thuận lợi nhất với số lượng bán buôn lớn và chi phí thấp nhất. Qua số liệu ở bảng
4.7, có đến 60,36% sản lượng cam Bù được hộ tiêu thụ bằng cách bán cho tư
thương tại vườn. Thông thường những người thu gom sẽ mua luôn cả vườn cam Bù
và thu hoạch theo kế hoạch của người mua. Khách hàng chính của hộ là người bán
buôn và người thu gom (chiếm 87,77% tổng sản lượng). Chỉ có gần 9,76% hộ đem
đi tiêu thụ tại các chợ địa phương gồm chợ Rạp và chợ Phố Châu, chợ Choi. Bởi vì,
dù đem đi bán ở các chợ thì giá cũng không cao hơn nhiều do các tư thương và
người thu gom (là những người thường xuyên cung cấp cam cho cho họ) đã thoả
thuận trước với nhau không được mua cam của các hộ với giá cao hơn để người
trồng cam bán cho họ và hưởng chênh lệch giá.
63
Hiện tại, huyện có một đội ngũ đông đảo trên 150 người chuyên thu mua
Cam Bù cho các hộ sau đó chở đến các chợ địa phương hoặc đưa đi tiêu thụ ở thành
phố Vinh, Hà Tĩnh dưới nhiều hình thức bán buôn và bán lẻ.
Qua tìm hiểu, thị trường xuất khẩu, hiện nay cam Bù Hương sơn nói chung và
xã sơn Trường nói riêng thì cam Bù chủ yếu được xuất sang Lào, Campuchia và Thái
Lan qua con đường tiểu ngạch, số lượng tiêu thụ qua các nước này không cao.
* Kênh tiêu thụ cam Bù của các hộ
Phỏng vấn các hộ dân cũng cho thấy, sản phẩm cam Bù chủ yếu được tiêu
thụ qua kênh gián tiếp (chiếm khoảng 80%): các thương lái đến tận vườn thu
mua sản phẩm và đưa đi tiêu thụ ở các thị trường, các nhà buôn nhỏ thì họ mua
ngay từ khi cam còn ở trên cây, tính giá theo gốc… Ưu điểm của hình thức tiêu
thụ này là sản phẩm được tiêu thụ với khối lượng lớn. Việc bán được cam kịp
thời nên không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và làm giảm năng suất
vụ sau. Hơn nữa, người sản xuất không phải mất công, mất chi phí trong việc
bảo quản và vận chuyển sản phẩm. Các hộ trồng cam chủ yếu bán sản phẩm cho
thương lái là mặc cả giá rồi bán cả vườn cam. Đặc biệt trong những năm gần đây,
việc hợp đồng thu mua ngày càng trở nên phổ biến hơn nên ngay từ khi cây cam
cho quả vẫn còn xanh, các thương lái đã tới vườn và hợp đồng đặt thu mua.
Cũng có nhiều hộ bán cam thành nhiều đợt, đợt bán đầu tiên người mua cam
được chọn thu hái sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp và chịu giá thành cao hơn
hẳn. Còn các đợt bán sau cam được bán theo cả vườn với giá theo thỏa thuận giữa
hộ và thương lái thị trường. Hiện nay, hình thức tiêu thụ này không được nhiều hộ
áp dụng vì khả năng hộ bị thương lái ép giá với số cam còn lại là rất cao. Kênh tiêu
thụ chính của các hộ là mua bán tự do thông qua mạng lưới tư thương nhỏ, không hề có
hợp đồng mua bán (hầu hết là đôi bên hợp đồng miệng). Qua điều tra, 55% lượng cam
Bù được các tư thương đem đi thành phố Vinh bán dưới nhãn hiệu cam Vinh. Mặc dù
hiện nay cam Bù đang trong quá trình tạo lập nhãn hiệu, thương hiệu nhưng khách
hàng ở các tỉnh lân cận vẫn chưa biết đến tên hiệu “Cam Bù Hương Sơn”. Do đó,vì
cam Vinh hiện đã được đăng ký chỉ dẫn địa lý và đang được thị trường ưa chuộng nên
chất lượng của cam Bù Hương Sơn nhưng lại mang nhãn hiệu cam Vinh. Số còn lại
64
gần 45% lượng Cam Bù được bán tại các chợ địa phương như chợ Phố Châu, chợ Rạp,
chợ Choi, ngã ba Bãi Vọt (Đức Thọ), chợ Hà Tĩnh, phục vụ nhu cầu của nhân dân
trong tỉnh.
Người sản xuất
Người bán buôn
Người bán lẻ
Người thu gom
Người tiêu dùng
2,47%
27,41%
60,36%
10%
90%
9,76
Sơ đồ 4.1 Kênh tiêu thụ cam Bù của các hộ điều tra
* Giá bán Cam Bù của các hộ
65
Theo ý kiến của các hộ thì cam Bù năm nay được giá nên giá cao hơn so với
những năm trước. Giá cao nhất ở đầu vụ là 45.000 – 60.000 đồng/kg.
66
Bảng 4.8 bảng giá bán cam Bù bình quân trên 1 hộ trong vòng 3 năm
ĐVT: 1000đ/kg
Giá bán/1kg
Đầu vụ
Chính vụ
Cuối vụ
Năm 2011
55
45
62
Năm 2012
Năm 2013
50
60
35
45
40
70
Nguồn: số liệu từ huyện Hương Sơn
Đồ thị 4.1 Biến động giá qua các năm 2011 – 2013
Trong khi những năm trước chỉ có khoảng từ 35.000 - 65.000 đồng/kg. Năm
2013 giá bình quân chung là 59.000 đồng/kg. Có một số hộ quy mô lớn bán được
với giá lên tận 80.000 – 120.000 nghìn đồng/kg, vì họ đã có uy tín về chất lượng,
mẫu mã đẹp, quả to cam đảm bảo nhờ đầu tư đúng cách và hợp lý. Riêng năm 2012,
do ảnh hưởng của sâu bệnh hại, Nguyên nhân dẫn đến suy giảm năng suất và sản
lượng đó cũng là do một phần nhận thức của người trồng cam, chưa biết áp dụng
các biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc, đặc biệt sâu bệnh gây hại là nguyên nhân
chính làm giảm đi năng suất, chất lượng và chu kì kinh doanh giá cả khi bán ra của
vườn cam. Tuy nhiên, đến năm 2013. Thì sản lượng, năng suất cam Bù lại tăng lên
trông thấy, chất lượng mẫu mã của cam cũng tốt hơn, do người dân trao dồi ý thức
trồng cây đúng hướng dẫn, thường xuyên tham gia các buổi tập huấn do huyện tổ
chức, vì vậy mà giá bán cao hơn các năm trước. Trong năm qua, giá các yếu tố đầu
vào như phân đạm, thuốc BVTV đều tăng do đó chi phí đầu tư vào sản xuất cam Bù
tăng lên, kéo theo giá bán phải tăng thêm. Tuy giá bán tăng cao nhưng thu nhập của
các hộ tăng lên không cao so với thực tế.
Sau 3 năm triển khai dự án: Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng
nhận “Cam Bù Hương Sơn” cho sản phẩm cam quả huyện Hương Sơn, tỉnh Hà
Tĩnh. Nhãn hiệu chứng nhận “Cam Bù Hương Sơn” được triển khai thực hiện đang
dần khẳng định danh tiếng, tính chất, chất lượng và đặc thù của sản phẩm. Là cơ sở
để quản lý và phát triển uy tín, danh tiếng, hiệu quả của đặc sản cam Bù, góp phần
khôi phục và phát triển vùng sản xuất, giúp người dân làm giàu trên chính mảnh đất
của mình. Tóm lại, người trồng cam Bù vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ
67