1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triền sản xuất cây cam Bù tại các nông hộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.03 KB, 113 trang )


4.2.2.1 Tập quán sản xuất và thói quen tiêu dùng

Tập quán canh tác lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ theo dạng kinh tế hộ, chưa đầu tư

ứng dụng mạnh những tiến bộ khoa học kỹ thuật… dẫn đến giá thành sản xuất cao.

Mặt khác, hệ thống thu mua qua nhiều trung gian làm cho giá trái cây cam tại nhà

vườn rất thấp nhưng ra đến chợ lại quá cao, từ đó làm mất tính cạnh tranh so với các

loại sản phẩm khác. Bên cạnh đó, là giống cây bản địa, đặc sản riêng có tại Hương

Sơn nhưng các nông hộ vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất; Mặc dù đã

có đã có nhiều tiến bộ KHKT nhưng hiện nay hình thức trồng cam vẫn theo quy mô hộ

gia đình, canh tác theo phong tục tập quán, kinh nghiệm dân gian mà chưa có quy trình

kỹ thuật cụ thể.

Cam Bù loại trái cây này vừa có thể ăn tươi, vừa có thể làm nguyên liệu cho

sản xuất bánh kẹo, nước ngọt, đồ hộp…Vỏ, quả, hoa, lá đều có thể làm nguyên liệu

cho công nghiệp chế tạo tinh dầu, nước hoa và nhiều vị thuốc cổ truyền trong đông

y cũng đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của quả cam, phòng tránh

bệnh ung thư…Càng ngày đời sống người dân càng nâng cao thì nhu cầu về rau quả

nói chung và đặc biệt các loại rau quả có giá trị lại càng tăng lên rất nhiều.Với

người dân Hương Sơn, cam Bù là biểu tượng văn hoá đã ăn sâu vào tâm thức, cứ

mỗi độ xuân về ở Hương Sơn bất kể gia đình giàu hay nghèo đều có đĩa cam Bù đặt

lên bàn thờ để dâng lên tổ tiên. Cam Bù thực sự là loại trái cây quý, có giá trị cao

cần được phát triển.

4.2.2.2 Tác động của thị trường

* Thị trường tiêu thụ đầu ra

Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, đây

cũng là giai đoạn bù đắp chi phí và thu lợi nhuận. Việc đầu tiên của quá trình tiêu

thụ sản phẩm là phải lựa chọn các kênh phân phối hợp lý, có hiệu quả nhằm mục

đích đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, nhanh chóng giải phóng nguồn

hàng, bù đắp chi phí sản xuất thu hồi vốn. Xây dựng một hệ thống mạng lưới tiêu

thụ sản phẩm tốt cũng có nghĩa là xây dựng một nền móng vững chắc cho việc củng

cố và phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh việc

tổ chức một mạng lưới bán hàng, doanh nghiệp đồng thời cũng cần mở rộng và đẩy



75



mạnh các hoạt động hỗ trợ bán hàng như quảng cáo, khuyến mại và các dịch vụ sau

bán. Đây là một trong những chiến lược cạnh tranh phi giá cả gây ra sự chú ý và thu

hút khách hàng một cách có hiệu quả. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm được tổ chức tốt

sẽ làm tăng sản lượng bán hàng và từ đó tăng doanh thu, lợi nhuận dẫn tới tốc độ

thu hồi vốn nhanh và kích thích sản xuất phát triển.

Hình thức tiêu thụ vẫn chỉ tự phát, chủ yếu là do các thương lái trong tỉnh,

trong huyện đến mua và bán rải rác khắp các chợ. Từ đó, người sản xuất và

người tiêu dùng thiếu thông tin của nhau, đã làm cho giá bán bị nhiễu loạn. Điều

này là do có sự chênh lệch giá ở từng chợ, từng nơi bán khác nhau. Tình trạng

cam Bù rớt giá vẫn xảy ra tại địa bàn huyện Hương Sơn, làm cho các hộ sản xuất

dè dặt hơn trong đầu tư chăm bón vườn cam. Với mức giá ngang bằng với mức

giá thị trường giúp cho người trồng cam Bù giữ được khách hàng, nếu chủ hộ

tìm ra được những biện pháp nhằm làm giảm giá thành thì lợi nhuận thu được sẽ

lớn hơn và hiệu quả kinh tế sẽ cao. Ngược lại, với mức giá thấp hơn mức giá thị

trường thì sẽ thu hút nhiều khách hàng, làm tăng sản lượng tiêu thụ, nghành sản

xuất cam Bù có cơ hội thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường...

Huyện Hương Sơn đang từng bước thực hiện xây dựng nhãn hiệu chứng

nhận cho sản phẩm cam Bù. Như vậy sản phẩm cam Bù đang dần được dễ dàng đến

với các thị trường hơn với nguồn thông tin chính thống và thống nhất của cả vùng

trồng cam. Do đó, thị trường tiêu thụ sẽ luôn ổn định và càng được mở rộng.

* Thị trường các yếu tố đầu vào

Yếu tố đầu vào là quan trọng đối với sản xuất kinh doanh. Qua điều tra cho

thấy có 43% số hộ sản xuất cam Bù là thường xuyên mua tại cửa hàng Vật tư nông

nghiệp của huyện, số hộ còn lại thì mua các cửa hàng vật tư do tư nhân mở trên địa

bàn huyện. Điều này làm cho chất lượng đầu vào của sản xuất cam Bù không đảm

bảo. Hộ trồng cam vẫn gặp rủi ro khi hộ mua phải hàng dởm, hàng kém chất lượng,

làm ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và chất lượng của cam Bù trong quá trình

sản xuất.

* Ảnh hưởng của yếu tố giá



76



Giá cả của một sản phẩm trên thị trường được hình thành và thông qua quan

hệ cung cầu. Người bán và người mua thoả thuận với nhau để tiến tới mức giá cuối

cùng nhằm đảm bảo lợi ích của cả hai bên. Giá cả đóng vai trò quan trọng trong

quyết định mua hay không mua của khách hàng.

Cam Bù là đặc sản bản địa của huyện Hương Sơn, do đó giá của cam Bù

luôn được đảm bảo ở mức giá cao so với các loại cam khác. Bình quân giá bán cam

Bù trên thị trường là 75.000đồng/kg trong khi cam chanh có giá 13.000 đồng/kg,

cam Sành có giá 25.000 đồng/kg. Chính vì giá bán cam Bù cao nên các hộ dân tin

tưởng vào giá để đầu tư phát triển cam Bù.

4.2.2.3 Tác động của chính sách

Phát triển sản xuất cam Bù là một trong những mục tiêu quan trọng trong

chiến lược phát triển kinh tế nhằm phát huy tiềm năng và thế mạnh của huyện

Hương Sơn. Xác định được những tiềm năng, lợi thế của cây cam Bù trong việc

phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. UBND tỉnh Hà Tĩnh và huyện Hương

Sơn đã có chiến lược cụ thể phát triển cây Cam Bù trong thời gian tới. Ngày

7/5/2008 UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định số 1235/QĐ-UBND về việc

phê duyệt quy hoạch phát triển các loại cây trồng vật nuôi chủ yếu tỉnh Hà Tĩnh

giai đoạn 2007-2010, định hướng đến năm 2020, trong đó ưu tiên phát triển sản

xuất các loại cây ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế cao. Theo đó, kế hoạch sản

xuất cây cam Bù trong thời gian tới sẽ là: phục hồi, lưu trữ, bảo tồn nguồn giống

và phát triển diện tích trồng Cam Bù lên 1.177 ha vào năm 2020 ở 2 huyện

Hương Sơn và Vũ Quang. Tập trung, khuyến khích đẩy mạnh sản xuất theo

hướng hàng hoá, phát triển các trang trại sản xuất cam Bù có quy mô, đáp ứng

nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Sở KH&CN Hà Tĩnh đã trình Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công

nghệ Dự án: “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cam Bù

Hương Sơn cho sản phẩm cam quả của huyện Hương Sơn - Hà Tĩnh”. Như tên

gọi, mục tiêu của dự án là tạo lập nhãn hiệu chứng nhận “Cam Bù Hương Sơn”

cho sản phẩm cam quả của huyện Hương Sơn. Xây dựng và tổ chức thực hiện hệ

thống quản lý nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm “Cam Bù Hương Sơn”; đồng



77



thời đề xuất nội dung, phương pháp tổ chức quản lý và phát triển nhãn hiệu công

nghiệp cho sản phẩm ”Cam Bù Hương Sơn” thông qua việc xây dựng quy chế tổ

chức quản lý NHCN; Bảo vệ quyền và nâng cao năng lực về quản lý nhãn hiệu

chứng nhận; Quy hoạch và phát triển vùng sản xuất “Cam Bù Hương Sơn”.

4.2.2.4 Trình độ, năng lực của các chủ hộ trong sản xuất kinh doanh

Trình độ học vấn là yếu tố ảnh hưởng lớn đến nhận thức và tiếp thu khoa học

công nghệ. Qua điều tra cho thấy, đa số người trồng cam ở đây trình độ học vấn còn

bị hạn chế. Các hộ có trình độ học vấn cao tiếp nhận thông tin và học hỏi kinh

nghiệm của các hộ khác nhanh hơn. Họ mạnh dạn đầu tư và mang lại thu nhập bình

quân cao. Ở đây có một số chủ hộ được đào tạo tại các trường trung cấp, cao đẳng,

đại học về phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại trên chính quê hương mình.

Qua điều tra cho thấy: Tuổi bình quân, trình độ học vấn, và mức độ tham gia

tập huấn của các chủ hộ ở cả ba nhóm hộ không có sự chênh lệch lớn. Hầu hết các

chủ hộ có độ tuổi trên 50 kinh nghiệm sản xuất và mức độ tham gia tập huấn của hộ

là khá cao. Tuy nhiên trình độ học vấn của các chủ hộ còn hạn chế, tỷ lệ học hết cấp

III bình quân ở cả ba nhóm hộ là 10%. Đây là nhân tố có tính chất nền tảng có tác

động mạnh đến mức độ nhận thức về kỹ thuật trồng cam của các chủ hộ. Do đó,

trong thời gian tới công tác tập huấn kỹ thuật cần được phát triển phổ biến hơn là

điều rất cần thiết.

Bảng 4.123 Trình độ KT và kinh nghiệm trồng cam

Chỉ tiêu



ĐVT



Hộ quy



Hộ quy



Hộ quy



Bình



mô lớn mô vừa mô nhỏ

quân

- Đã được tập huấn

(%)

92,00

94,00

86,67

92,22

,,

- Không được tập huấn

8,00

6,00

13,33

7,78

,,

- Số năm trồng cam >10 năm

84,00

68,00

46,67

68,89

,,

- Số năm trồng cam <=10năm

16,00

32,00

53,33

31,11

Nguồn: số liệu thống kê của huyện Hương Sơn năm 2011

Nhìn chung xét toàn huyện Hương Sơn về số năm kinh nghiệm trồng cam

của các nhóm hộ lại thấy có sự khác biệt khá rõ ràng… Tỷ lệ nhóm hộ quy mô lớn

có số năm kinh nghiệm lớn hơn 10 năm có tỷ lệ rất cao với 84%, và ngược lại đối

với nhóm hộ quy mô nhỏ lại thấp là 46,67%. Điều này chính là tiền đề để phát triển



78



mở rộng quy mô trồng cam của nhóm hộ quy mô lớn. Để có một vườn cam tốt,

mang lại thu nhập lại cao, hộ trồng cam cần phải có kinh nghiệm đúc rút từ thực tế

trồng cam. Qua phỏng vấn người dân cho biết trước tiên người trồng phải biết chọn

giống cam tốt. Đặc biệt là quy trình chăm sóc phải đúng thời điểm, phân loại rõ

ràng giống, phân bón phù hợp theo từng thời kỳ sinh trưởng… Ở sơn Trường nói

riêng và huyện Hương Sơn nói chung thì kinh nghiệm trồng cam Bù của các hộ là

khá cao. Điều này đã và đang là thuận lợi cho các hộ mở rộng quy mô sản xuất

nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo ra nhiều lợi thế cho lĩnh vực sản xuất này.

Bởi với kinh nghiệm trồng cam lâu năm hộ sẽ có nhiều hiểu biết về kỹ thuật trồng

cam cũng như những biến động ảnh hưởng tới cây cam, qua đó hộ có thể dự phòng

để hạn chế thiệt hại mà thiên tai hay thị trường gây ra.

4.2.2.5 Quy mô sản xuất

Trong nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, sản phẩm nông sản

không những phải cạnh tranh với các đối thủ trong nước mà còn phải đương đầu với

nhiều đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Do đó, chất lượng sản phẩm là vấn đề sống

còn đối với các loại nông sản hàng hóa. Đặc biệt là các sản phẩm ăn quả như cam

Bù. Một khi chất lượng sản phẩm không được đảm bảo đồng nghĩa với lĩnh vực sản

xuất đó dần mất đi khách hàng, mất đi thị trường... nhất là ngày nay, chất lượng sản

phẩm lại được chi phối và quyết định bởi khách hàng chứ không phải là người sản

xuất hay người cung ứng.

Có thể thấy diện tích, năng suất, sản lượng và chất lượng cam Bù ảnh hưởng

tới phát triển sản xuất cam Bù qua những điểm sau:

- Chất lượng cam Bù ngon, bổ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối

lượng cam bán ra, và kích thích hộ sản xuất kéo dài chu kỳ sống cho sản phẩm cam.

- Cam Bù không những có chất lượng về phẩn chất cam mà còn có chất

lượng về mẫu mã, hình dáng nên làm tăng uy tín của hộ sản xuất, kích thích khách

hàng tìm đến tận nơi sản xuất, tạo thị phần lớn cho mặt hàng

- Chất lượng cam Bù cao làm tăng khả năng sinh lời, cải thiện tình hình tài

chính của hộ trồng cam…



79



4.2.3 Đánh giá chung về thuận lợi , khó khăn, cơ hội và thách thức của phát

triển sản xuất cam Bù ở xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

4.2.3.1 Những thuận lợi

Từ lâu, cam Bù đã là thứ quả đặc sản nổi tiếng của Hương Sơn. Điều kiện tự

nhiên, điều kiện thổ nhưỡng và những kinh nghiệm, bí quyết chăm sóc của các chủ

vườn cam ở Hương Sơn đã tạo cho cam Bù Hương Sơn hương vị thơm ngon đặc

biệt. Chính vì vậy, cam Bù đã có vị trí nhất định trong thói quen mua bán của người

tiêu dùng mỗi dịp tết về.

- Về điều kiện tự nhiên: Với địa hình của xã chủ yếu là đồi núi, hầu hết là miền

núi thấp, hẹp ngang, sườn dốc, độ cao trung bình khoảng 180m- 330 m so với mặt

nước biển. Do địa hình dốc nên khả năng giữ nước rất kém tránh tình trạng ngập úng

ở góc cây, mặt khác lại có nhiều sông chảy qua nên nguồn nước khá dồi dào. Vì thế

việc cung cấp nước là hoàn toàn điều chỉnh được theo quy trình kỹ thuật.

Đặc biệt xã Sơn Trường có thổ nhưỡng với những đặc điểm riêng biệt mà ở

những vùng khác không có. Ở đây lượng phốt phát trong đất rất cao và có những chất

vi lượng khác quyết định đến phẩm chất cam Bù. Mặt khác, diện tích đất đồi núi ở xã

là rất lớn, phần lớn là phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển cam Bù nên rất

thuận lợi cho việc mở rộng diện tích và phát triển vùng chuyên canh cam Bù.

- Nhân lực: Nghề trồng cam Bù ở Hương sơn đã có từ lâu đời và trở thành

nghề sản xuất mang lại thu nhập chính cho người dân ở đây. Với đặc điểm siêng

năng chịu khó, sáng tạo mà người dân ở đây đã không ngừng tìm tòi , sáng tạo, học

hỏi kinh nghiệm qua phương tiện thông tin, các lớp tập huấn ... Đặc biệt kinh

nghiệm và kỹ thuật trồng, chăm sóc cam Bù đã được người trồng cam ở đây đúc rút

từ hàng chục năm, do đó mà kỷ năng xử lý các tình huống bất thường xảy ra đối

với vườn cam luôn được họ chủ động và thực hành hiệu quả hơn. Có nhiều hộ trồng

cam đã có rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình trồng, chăm sóc và thực hiện quy

trình kỹ thuật sản xuất, vì thế hạn chế được rất nhiều rủi ro do sự biến động bất

thường của thời tiết, dịch bệnh gây ra.

- Thị trường tiêu thụ: Về thị trường nội địa thì tập trung chủ yếu ở Vinh, Hà Nội,

Thành phố Hồ Chí Minh và đang ngày càng được mở rộng hơn. Về thị trường xuất



80



khẩu, hiện nay thương hiệu cam Bù Hương sơn chủ yếu được xuất sang Lào,

Campuchia, Thái Lan theo con đường tiểu ngạch qua cửa khẩu Cầu Treo.

4.2.3.2 Những khó khăn

* Khó khăn trong sản xuất

- Vấn đề vốn sản xuất là một yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. Sản xuất

cam Bù yêu cầu đòi hỏi mức chi phí đầu tư lớn, nhất là trong những năm đầu trồng mới

và thời kỳ kiến thiết cơ bản chỉ có đầu tư mà không có thu nhập. Với thu nhập bình

thường của người dân ở đây so với mức đầu tư ban đầu đối với cam Bù như thế là rất

khó khăn, chỉ có một số ít hộ đáp ứng được điều kiện về vốn, vì thế dẫn đến tình trạng

sản xuất cam ở đây vẫn còn mang tính tự phát, tập trung lớn ở một số hộ có đủ vốn để

sản xuất, còn đa số diện tích cam Bù còn lại được trồng rải rác.



Hộp 4.1 Ý kiến của hộ khi vay vốn



81



- thời gian vay ngắn làm đòi hỏi một quy trình kỹ vay rất chặt chẽ

“Lãi cao cao,Trình độ: Sản xuất cam Bùchúng tôi băn khoăn khi thuật vốn, hơn

từnữa chúng thôi không biết phải vay vốn của ngân hàng giai nào? kinhnhiều thủ

chọn giống, trồng, chăm sóc giai đoạn kiến thiết cơ bản, thế đoạn Có doanh, giai

đoạn nào cũng quan trọng và cóchấp hưởng đến năng suất, sản lượng khi hiệu quả của

tục phiền hà quá,thủ tục thế ảnh tài sản nên chúng tôi rất ngại và phải thực

vườn cam cũngtục này.” hưởng đến tuổi thọ của vườn cam. Tuy nhiên vẫn còn không ít

hiện các thủ như ảnh

hộ nông dân ở đây thiếu kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng sản xuất. Vì thế không đáp

Chú Trần Văn Huân – Xã Sơn Trường – Hương Sơn – Hà Tĩnh

ứng được quy trình kỹ thuật vốn rất khắt khe của sản xuất cam Bù, do đó dẫn đến hiện

tượng vườn cam sau giai đoạn kiến thiết cơ bản tỷ lệ thành cam Bù chỉ đạt ở mức 60 –

70 %. Ngoài ra tính cộng đồng trong sản xuất của nông dân ở đây còn hạn chế.

- Quy mô sản xuất: Mặc dù là vùng sản xuất cam Bù từ lâu đời, hơn nữa sản

xuất còn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, quy mô sản xuất cam Bù

ở Sơn Trường, Hương sơn vẫn chưa thực sự lớn vẫn còn mang tính tự phát và rãi rác.

Diện tích trồng Cam Bù phân bố còn rải rác, không tập trung, thiếu quy hoạch (20%

trồng xen trong các vườn cây ăn quả, 70% trồng ở trang trại vùng sâu, vùng xa,

10% trồng ở vườn nhà); khâu thiết kế, quản lý vườn cam của các hộ vẫn chưa tốt

(mật độ trồng dày, trên 500 cây/ha).



Hộp 4.2 Mở rộng diện tích trồng cam Bù

“Tôi muốn mở rộng thêm đất để trồng cam, nhưng chưa thuê khoán được

quả đồi bên cạnh. Có diện tích đồi cho thuê nhưng nó xa các vườn cam khác

nên không tiện chăm sóc, do đó nhà tôi không thuê…”

Ông Đinh Nho Niêm – Xã Sơn Trường - Huyện Hương Sơn - Tỉnh Hà Tĩnh

- Chất lượng quả còn thấp, không đồng đều, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày

càng cao của thị trường các thành phố lớn và cả nước, hướng tới xuất khẩu. Các hộ phải

đối mặt với các dịch bệnh hại cây, và yêu cầu chăm sóc đặc biệt. Những người có kinh

nghiệm ươm trồng chăm sóc cam bù đều có chung nhận xét: “ Đây là giống cây từ

cách ươm trồng đến chăm sóc khác hẳn với các cây ăn quả khác. Đây cũng là cây bị

nhiều sâu bệnh tấn công nên phải chăm sóc thường xuyên”. Cam bù kỵ cuốc xới,

đánh gốc. Hễ chạm đến bộ rễ phờ là rụng lá. Cam Bù thường bị nhiễm bệnh

Greening, bệnh nấm rễ và bệnh tàn lụi đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng

quả và gây tổn thất sau thu hoạch.



82



-



Vấn đề về sâu bệnh: Tình hình sâu bệnh hại có giảm nhưng cho đến nay các nghiên

cứu về bảo vệ thực vật cho cây cam Bù đã được tiến hành thì việc áp dụng phòng

trừ vẫn chưa mang lại hiệu quả kể cả một số bệnh thông thường.

Các hộ sản xuất cam Bù hiện nay đang phải đối mặt với các loại bệnh nguy

hiểm đối với cam Bù là bệnh gân xanh lá vàng, bệnh thối rễ và bệnh lụi tàn. Các

loại bệnh này làm cho năng suất và chất lượng của cam Bù bị giảm sút, phá huỷ

nhiều diện tích vườn trồng cam Bù.



Hộp 4.3 Dấu hiệu của bệnh gân xanh lá vàng

"Khi bị nhiễm bệnh, lá cam bắt đầu chuyển sang màu vàng ở vùng lân

cận rồi lan ra cả phiến lá hoặc khảm vàng nhưng gân lá vẫn xanh. Cây bị bệnh

thường cho ra hoa trái vụ và vẫn cho quả nhưng thường bị méo mó, chất lượng

kém. Cây bị bệnh thường bị tàn lụi sau khi nhiễm bệnh 2-4 năm. Lúc đó thì chỉ

còn cách là chặt bỏ cây thôi".

Ông Nguyễn Văn Dược, Chủ tịch Hội nông dân xã Sơn Trường, Hương Sơn.



Hộp 4.4 Dấu hiệu bệnh thối rễ

"Khi cam đã cho thu hoạch bắt đầu có hiện tượng rễ bị sần sùi nhìn như

\\

nấm, sau đó rễ bắt đầu thối dần ".

Ông Nguyễn Văn Tý, Sơn Trường, Hương Sơn.

- Hiện nay chưa có bất kỳ cơ sở chế biến, cơ sở bảo quản nào cho cam Bù. Sau

khi thu hái người sản xuất thường đem đi tiêu thụ ngay, tỷ lệ hao hụt cao.

* Khó khăn trong tiêu thụ

- Thị trường tiêu thụ Cam Bù nhiều bấp bênh, không có hợp đồng, có sự giả

mạo Cam Bù do thiếu nhãn hiệu sản phẩm (cam kém chất lượng cũng lấy tên cam

Bù, 55% lượng cam Bù đi tiêu thụ ở Vinh dưới nhãn hiệu cam Vinh). Hoạt động tiêu

thụ vẫn còn tự phát dẫn đến tình trạng cam Bù bị rớt giá do bị tư thương chèn giá.

Bên cạnh đó, cam là loại quả mọng nước nên việc bảo quản và di chuyển còn mang

lại khó khăn khi đi đường xa.



83



Hộp 4.5 Thị trường tiêu thụ

“Tôi mua cam đưa ra bán tại thị trường Hà Nội, nhưng trong quá trình vận

chuyển số lượng cam bị dập nát, thối hỏng đã gần 1/3. Mặt khác, người tiêu dùng

ngoài nay chưa biết đến nhãn hiệu cam Bù Hương Sơn, do đó rất ít người mua.Thế

này, buôn bán chẳng có lãi là bao nhiêu đâu.”

Cô Thu Hà – Tư thương chuyên buôn bán cam Bù tại huyện Hương Sơn

* Nguyên nhân của các bất cập

- Cam Bù phải cạnh tranh với các thương hiệu khác như: cam Vinh, cam

Sành, cam Chanh.

- Trong quá trình hội nhập kinh tế, yêu cầu về sản phẩm hoa quả sạch là một

thách thức đối với cam Bù Hương Sơn nói chung và cam Bù Sơn Trường nói riêng.

- Sự biến đổi của khí hậu: Đây là vấn đề của toàn cầu. Tuy nhiên, cam Bù là

đối tượng cây trồng rất nhạy cảm với sự biến đổi của khí hậu nên đây càng là một

nguy cơ lớn đối với nghề trồng cam Bù. Đặc biệt là ở miền trung nói chung, tĩnh Hà

tĩnh nói riêng phải chịu nhiều nhiễu cực đoan của thời tiết, khí hậu như giông, mưa

rét và hạn hán kéo dài ... đã gây ra và ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát

triển cây cam Bù dẫn đến kém năng suất, hiệu quả và thậm chí có những nơi cây

cam bị chết.

- Các loại cam quýt nói chung và cam Bù nói riêng thường bị nhiều loại sâu

bệnh gây hại. Mức độ gây hại, thời gian gây hại thay đổi tùy thuộc vào giống, kỹ

thuật canh tác và điều kiện sinh thái của mỗi vùng. Ngoài ra các loại cam nói chung

và cam Bù nói riêng xuất hiện rất nhiều bệnh hại như: Bệnh Greening, bệnh chết

khô cành, cam Chanh, bệnh loét cam, bệnh chảy gôm, bệnh sẹo, nấm và thối rễ ...

4.2.4.3 Các cơ hội

- Nhận thức rõ tiềm năng giá trị kinh tế do phát triển sản xuất cam Bù mang

lại, do đó chính quyền các cấp đã ban hành các chính sách của nhà nước, tỉnh Hà

Tĩnh, và huyện tạo điều kiện cho phát triển cây cam Bù



84



- Quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam trên thế giới đã tạo điều kiện cho

thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế càng được mở rộng.

- Giao lưu mở rộng quan hệ với các nước tiên tiến trên thế giới giúp cho Việt

Nam tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.

4.2.3.4 Các thách thức

- Cam Bù phải cạnh tranh với các thương hiệu khác như: cam Vinh, cam

Sành, cam Chanh.

- Trong quá trình hội nhập kinh tế, yêu cầu về sản phẩm hoa quả sạch là một

thách thức đối với cam Bù Hương Sơn.

- Sự biến đổi của khí hậu: Đây là vấn đề của toàn cầu. Tuy nhiên, cam Bù là

đối tượng cây trồng rất nhạy cảm với sự biến đổi của khí hậu nên đây càng là một

nguy cơ lớn đối với nghề trồng cam Bù. Đặc biệt là ở miền trung nói chung, tĩnh Hà

tĩnh nói riêng phải chịu nhiều nhiễu cực đoan của thời tiết, khí hậu như giông, mưa

rét và hạn hán kéo dài ... đã gây ra và ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát

triển cây cam Bù dẫn đến kém năng suất, hiệu quả và thậm chí có những nơi cây

cam bị chết.

- Các loại cam quýt nói chung và cam Bù nói riêng thường bị nhiều loại sâu

bệnh gây hại. Mức độ gây hại, thời gian gây hại thay đổi tùy thuộc vào giống, kỹ

thuật canh tác và điều kiện sinh thái của mỗi vùng. Ngoài ra các loại cam nói chung

và cam Bù nói riêng xuất hiện rất nhiều bệnh hại như: Bệnh Greening, bệnh chết

khô cành, cam Chanh, bệnh loét cam, bệnh chảy gôm, bệnh sẹo, nấm và thối rễ ...



85



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

×