Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.03 KB, 113 trang )
Tóm lại sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng sản
xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ
đời sống con người.
* Phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất là một quá trình lớn lên (tăng tiến) về mọi mặt của quá
trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy
mô sản lượng và sự tiến bộ về mặt cơ cấu. Phát triển sản xuất bao gồm phát triển
theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.
Phát triển theo chiều rộng như việc tăng lên về diện tích, sản lượng, giá trị
(sản phẩm hàng hóa) muốn vậy ta phải tăng diện tích đất cho sản xuất, đầu tư thêm
về giống, khoa học kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật, tăng cường đội ngũ lao động.
Phát triển theo chiều sâu như việc tăng đầu tư thâm canh, từng bước nâng
cao chất lượng sản phẩm đồng thời giá thành của sản phẩm ngày càng hợp lý, đáp
ứng ngày càng tốt yêu cầu của thị trường trong nước tương lai hướng tới xuất khẩu,
thu hút được nhiều việc làm cho người lao động (chú ý đến đội ngũ lao động có
trình độ), chống suy thoái các nguồn tài nguyên, đảm bảo phát triển bền vững.
Cam Bù là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi người sản
xuất đầu tư một lượng vốn khá lớn và kỹ thuật chăm sóc cao hơn một số cây ăn quả
khác. Vì vậy, việc phát triển sản xuất cam Bù sẽ đưa giá trị của ngành nông nghiệp
tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về loại quả chất lượng cao của người tiêu
dùng; dẫn đến cơ cấu chuyển kinh tế trong nông nghiệp là tỷ trọng các nông sản có
giá trị cao, tỷ trọng hàng hoá lớn tăng lên.
Phát triển sản xuất cây ăn quả nói chung, cây cam Bù nói riêng góp phần làm
cho ngành công nghiệp chế biến phát triển, tạo thêm công ăn việc làm cho một phần
lao động nông nghiệp ở khu vực nông thôn trở thành công nhân, thực hiện chủ
trương chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp của Đảng và Nhà
nước; đồng thời cung cấp nguồn quả nhanh, chất lượng, quanh năm cho nhân dân.
Phát triển sản xuất cam Bù còn góp phần tạo cảnh quan, môi trường sinh thái
thúc đẩy ngành du lịch dịch vụ nông nghiệp phát triển như tham quan mô hình, du
lịch miệt vườn, nghỉ dưỡng…
17
17
Việc phát triển sản xuất cam Bù còn thúc đẩy việc tìm tòi và áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Tóm lại, việc phát triển cây ăn quả nói chung và cam Bù nói riêng đã góp
phần tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn,
chuyển dịch cơ cấu lao động và là một hướng giảm nghèo hiệu quả. Các cơ sở kinh
tế và dân sinh được hình thành, nâng cấp khi hình thành những khu vực sản xuất
hàng hoá như đường giao thông, điện, thông tin... Qua đó làm thay đổi cơ cấu kinh
tế nông nghiệp, nông thôn.
2.1.2 Vai trò của cam Bù trong sản xuất, chế biến và tiêu dùng
Cam Bù là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi người
sản xuất đầu tư một lượng vốn khá lớn và kỹ thuật chăm sóc cao hơn một số cây
ăn quả khác. Vì vậy, việc phát triển sản xuất cam Bù sẽ đưa ra giá trị của ngành
nông nghiệp tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về loại quả chất lượng
cao của người tiêu dùng; dẫn đến cơ cấu chuyển kinh tế trong nông nghiệp là tỷ
trọng các nông sản có giá trị cao, tỷ trọng hàng hóa lớn tăng lên.
Phát triển sản xuất cây ăn quả nói chung, cây cam Bù nói riêng góp phần
làm cho ngành công nghiệp chế biến phát triển, tạo công ăn việc làm cho một
phần lao động nông nghiệp ở khu vực nông thôn trở thành công nhân, thực hiện
chủ trương chuyển dịch lao động công nghiệp sang làm cho công nghiệp của
Đảng và Nhà nước; đồng thời cung cấp nguồn quả nhanh, chất lượng, quanh
năm cho nhân dân.
Phát triển sản xuất cam Bù còn góp phần tạo cảnh quan, môi trường sinh
thái thúc đẩy ngành du lịch như tham quan mô hình, du lịch miệt vườn, nghĩ
dưỡng...và cải tạo được vườn không, đồi trọc của người dân.
Việc phát triển sản xuất cam Bù còn thúc đẩy việc tìm tòi và áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Tóm lại, việc phát triển cây ăn quả nói chung và cam Bù nói riêng đã góp
phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, chuyển
dịch cơ cấu lao động và là một hướng giảm nghèo hiệu quả. Các cơ sở kinh tế
và dân sinh được hình thành, nâng cấp khi hình thành những khu vực sản xuất
18
18
hàng hóa như đường giao thông, điện, thông tin.. qua đó làm thay đổi cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
2.1.3 Đặc điểm và điều kiện trong sản xuất, tiêu thụ
2.1.3.1 Đặc điểm chung
Cam có tên khoa học là Citrus sinensis Osbeck thuộc họ rutaceae. Là loài
cây ăn quả cùng họ với bưởi. Nó có quả nhỏ hơn bưởi, vỏ mỏng khi chín thường
có màu da cam, có vị ngọt hoặc hơi chua. Nó là cây nhỏ, cây cao đến khoảng
10m có cành gai và là thường xanh dài khoảng 4-10cm. Cam bắt nguồn từ Đông
Nam Á, có thể từ Ấn Độ, Việt Nam hay miền Nam Trung Quốc.
Ở Việt Nam theo thống kê bước đầu đã có khoảng trên 80 giống cam
được trồng ở các nhà vườn, trong các trang trại, trung tâm nghiên cứu, các giống
này thường theo tên các địa phương chúng sinh sống. Ví dụ: cam Vinh ( Bù),
cam Sông Con, cam Sơn Kết... hoặc theo hương vị, chua ngọt như cam đường,
cam mật.
2.1.3.2 Đặc điểm kinh tế cây cam Bù
Cây cam thuộc họ cam Rutaseae, họ phụ cam quýt Aurantiodeae, chi Citrus
có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam Châu á. Họ cam
Rutaseae bao gồm cam, bưởi, quýt, chanh... Cam là loại quả cao cấp, có giá trị dinh
dưỡng và giá trị kinh tế cao. Trong thành phần thịt quả có chứa 6-12 % đường (chủ
yếu là đường Saccaroza) hàm lượng vitamin C từ 40-90 mg/100g tươi, các axit hữu
cơ từ 0,4 -1,2%, trong đó có nhiều loại axit có hoạt tính sinh học cao cùng với các
chất khoáng và dầu thơm. Quả dùng để ăn tươi, làm mứt, nước giải khát và chữa
bệnh. Tinh dầu cất từ vỏ quả, lá, hoa được dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm
và chế mỹ phẩm.[10]
Trên đất gò đồi trồng cây cam đã cho hiệu quả cao lớn, nâng cao độ phì
nhiêu của đất, và tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên nước... Sản phẩm cây cam xuất
khẩu có giá trị kinh tế trong nền kinh tế hàng hoá. Sản phẩm quả có lượng sinh khối
lớn, thuỷ phần cao, màu sắc đẹp, hương vị đặc trưng, rất giàu dinh dưỡng và có một
số loại vitamin hiếm, do đó sản phẩm được ưa chuộng, có tính hàng hoá cao. Mặt
khác chúng có thể phân bố trên địa bàn rộng, thích ứng với nhiều loại quy mô. Diện
19
19
tích vườn cam, sức lao động, nguồn vốn và sách lược kinh doanh có quan hệ mật
thiết với nhau. Vườn có diện tích lớn đầu tư sức lao động, vốn trên mỗi đơn vị diện
tích tương đối có thể thức thi sách lược giá thành thấp để tính đến tổng lợi nhuận
cao nhất của vừơn cam. Vườn nhỏ có thể xem xét sách lược chuyên môn hoá sản
phẩm để kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm và ổn định nguồn thu nhập.[10]
2.1.3.3
Đặc điểm kỹ thuật sản xuất cây cam Bù
* Về hình dáng sản phẩm
Cam Bù là loại cây thân gỗ, sống lâu năm, có tán hình mâm xôi; cây trưởng
thành 5-7 tuổi có chiều cao trung bình 2,5 - 3,5m, đường kính tán 2,5 - 3m. Về mặt
hình thái quả, cam Bù tương đối giống quả quýt, nó có các đặc điểm khác các giống
cam khác là: quả có hình cầu, vỏ nhẵn và dầy, có màu vàng đỏ rất đẹp, vị ngọt,
trọng lượng 200 - 300g/quả. Khi chín có mùi thơm hấp dẫn, mã quả đẹp, nhiều
nước, tép quả và nước có màu hồng, màu sắc và hình dáng đẹp. Là giống chín
muộn, thu hoạch tới tận tháng hai năm sau - đó là những đặc trưng của giống cam
này.[11]
* Về chất lượng sản phẩm
Cam Bù giàu chất dinh dưỡng, vị ngọt thanh, nhiều nước, ít hạt, có hương thơm
thật quyến rũ. Trong thành phần quả có chứa 10 - 10,3% đường tổng số; 0,5 - 0,7 a.cid
hữu cơ và 12 - 18,7mg Vitamin C.
Cam Bù trồng ngoài huyện Hương Sơn không có những phẩm chất riêng đó.
Cam Bù chín đúng vào dịp tết cổ truyền Nguyên Đán, trên thị trường hiện nay cam Bù
có giá 50.000 - 80.000 đồng/kg. Chính vì vậy đây là loại quả có giá trị kinh tế rất cao.
[11]
2.1.4 Quy trình kỹ thuật trồng cam và chăm sóc cam Bù
2.1.4.1 Chọn giống
Giống cam được tạo bằng phương pháp nhân giống vô tính( chiết cành
hoặc ghép mắt), chọn từ cây mẹ đã có 3 vụ quả ổn định, có năng suất cao, chất
lượng tốt, mẫu quả đẹp, không bị bệnh gân xanh lá vàng.
- Tiêu chuẩn cành chiết
20
20
Cành chiết 16- 18 tháng tuổi, đường kính cành từ 1- 2m, cành ở giữa cây
và phía ngoài tán, cành không bị sâu bệnh, không lấy những cành dưới gốc và
phía trên ngọn để làm giống.
- Tiêu chuẩn cây ghép
+ Đúng chủng loại giống, cấy có bộ rễ sinh trưởng tốt, sạch bệnh
+ Kích thước cây giống xuất vườn: chiều cao cây đạt từ 45- 50cm(tính
từ bầu đến điểm sinh trưởng cành ghép), cành ghép đạt chiều dài ≥ 25cm.
Đường kính gốc ghép≥ 0,8cm
Cây giống dáng đẹp, sinh trưởng cân đối có 2 -3 cành cấp tốt.
2.1.4.2 Chọn đất quy hoạch trồng cam
- Chọn đất và quy hoạch trồng cam
+ Tầng đất dày tối thiểu 0,7m, đất xốp giữ ẩm có độ dốc hợp lý
+ Đồi có độ dốc < 10 0: thiết kế lô trồng nhiều đất bằng( lô trồng thiết kế
hình chữ nhật, hình vuông tùy theo mật độ trồng: 5×5 m hoặc 6×6 m)
- Đào hố trồng và bón lót
Đào hố và mật độ: kích thước hố đào 40×40×40 cm hoặc 60×60×60 cm.
Các vùng núi cao cần đào hố sau hơn 70×70×70 cm với khoảng cách trồng 4×
2m hoặc 3×3 m, 3× 4m( tùy theo thiết kế lô), hố đào trước khi trồng 1 -2 tháng.
- Phân bón lót trên hố
+ Phân chuồng hoai mục 30kg
+ Lân supe 0,2- 0,5kg
+ kalisunphat 0,1- 0,2kg
+ Vôi bột 1kg
Bốn loại phân trên trộn đều với lớp đất mặt, cho xuống hố sau đó lấp đất,
cao hơn miệng hố khoảng 10- 15cm.
2.1.4.3 Thời vụ trồng: vụ xuân tháng 2- 4 và vụ thu tháng 8
2.1.4.4 Kỹ thuật trồng và chăm sóc
- Trồng cây ghép: đào hố nhỏ chính giữa hố, cây giống được xé bỏ túi
bầu sau đó đặt cây giống thẳng đứng chính giữa hố, lấp kín đất bằng miệng hố
21
21
hoặc cao hơn miệng hố khoảng 10 -15cm. Đóng cọc và buộc dây giữ chặt cây,
tưới đẫm nước và dùng xác thực vật như rơm rạ, cỏ khô... tủ gốc để giữ ẩm.
- Trồng cành chiết: tương tự như trồng cành ghép, những cành có tán lệch
về một bên nên trồng xiên, ngửa tán lên trên để sau này cây phát triển cân đối.
- Chăm sóc cây: tưới nước giữ ẩm. Khi mới trồng, cứ 2- 3 ngày tưới 1
lần, tạo độ ẩm hố trồng đạt 80% độ ẩm đồng ruộng.
- Phân bón
Bảng 2.1 Loại phân và lượng bón của cây theo tuổi cây
Tuổi cây
(năm)
1-3
4-5
6-7
Đạm urê
(gr/cây)
80-150
200-250
300-400
Loại phân và lượng bón
Lân
Kali
Phân chuồng
Vôi bột
(gr/cây)
(gr/cây)
(gr/cây)
(gr/cây)
100-150
100-150
25-30
0,5
150-200
150-250
35-40
0,7-0,8
250-300
300-400
45-50
1,0
Nguồn: phòng nông nghiệp huyện Hương Sơn
- Thời kỳ bón: mỗi năm 4 lần vào tháng 2, 5, 8 và 11
+ Lần bón vào tháng 2: 50% lân super + 40% đạm urê + 40% sunfat kali.
+ Lần bón vào tháng 5: 20% đạm + 20% sunfat kali
+ Lần bón vào tháng 8: 20% đạm + 20% sunfat kali
+ Lần bón vào tháng 11: 20% đạm + 50% lân + 20% sunfat kali + 100%
vôi bột
- Cắt tỉa tạo tán
+ Thời kỳ cây từ 1- 3 năm, duy trì cắt tỉa bớt cành nhỏ, cành vô hiệu
trong tán cây, cành khô, để 3- 4 cành chính cấp I, nhằm tạo cho cây thoáng
khỏe, sinh trưởng và phát triển cân đối
+ Ở thời kỳ cây có quả: sau mỗi đợt thu hoạch, cần cắt bỏ đầu cành thu
quả, cành khô, cành vô hiệu trong tán cây, để tạo cây khung tán khỏe.
+ Quét vôi gốc: Nên kết hợp dung dịch vôi tôi + ôxyclorua đông 0,3% ở
dạng sến đặc, quét từ cành cấp 1 đến cổ cây, vào tháng 12 hàng năm.
22
22
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất cam Bù
2.1.5.1 Điều kiện tự nhiên
Là một loại cây trồng, sinh trưởng, phát triển của nó phụ thuộc rất nhiều
vào điều kiện tự nhiên, bao gồm: khí hậu, thời tiết, địa lý, địa hình, địa mạo đất đai,
moi trường sinh thái,… trong đó yếu tố đất đai đóng vai trò hết sưc quan trọng trong
sản xuất cam; các nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến các thời kỳ sinh trưởng, năng suất
và chất lượng của cam.
2.1.5.2 kinh tế - xã hội
- Người tiêu dùng: sự hình thành tập quán của người tiêu dùng phụ thuộc vào
đặc điểm của vùng, mỗi quốc gia, cũng như trình độ dân trí, hiểu biết của vùng
đó.ví dụ như khi tiêu thụ sản phẩm ở các vùng thành phố lớn. Thì điều đầu tiên mà
họ quan tâm là mẫu mã đẹp, chất lượng tốt... còn ở các vùng, các khu công nghiệp
thì có thể mẫu mã chưa phải là điều quan trọng mà điều để họ quan tâm đó là về giá
thành, phải được đáp ứng được độ thỏa dụng, không quá cao so với mức sống, làm
cho người tiêu dùng ở đây dễ dàng chấp nhận.
- Người sản xuất: liên quan tới chủng loại cam, giống, kỹ thuật canh tác thu
hoạch. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng, giá trị thu hoạch
được trên một đơn vị diện tích.
- Thị trường và các chính sách của Nhà nước: trong nền kinh tế thị trường,
cầu – cung là yếu tố quyết định đến sự ra đời và phát triển một ngành sản xuất, hay
một hàng hóa, dịch vụ nào đó. Người sản xuất chỉ sản xuất những hàng hóa, dịch vụ
mà thị trường có nhu cầu và xác định khả năng của mình khi đầu tư vào lĩnh vực,
hàng hóa, dịch vụ nào đó mang lại lợi nhuận cao nhất, thông qua các thông tin và
các tính hiệu giá cả phát ra từ thị trường. Thị trường với các quy luật cầu – cung,
cạnh tranh và quy luật giá trị, có tác động rất lớn đến các nhà sản xuất. Thịt cam ở
đây được đề cập đến cả hai yếu tố cầu – cung, có nghĩa là sức mua và sức sản xuất
đều ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất cam, mất cân bằng một trong hai yếu
tố đó thì sản xuất sẽ bất ổn.
Vai trò của nhà nước: thể hiện qua các chính sách về đất đai, vốn tín dụng,
đầu tư cở sở hạ tầng và hàng loạt các chính sách liên quan đến sản xuất nông nghiệp
trong đó có sản xuất cam. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sản
xuất cam, các chính sách thích hợp, đủ mạnh của Nhà nước sẽ gắn kết các yếu tố
23
23
trong sản xuât với nhau để sản xuất phát triển. Bao gồm: quy hoạch vùng sản xuất
chính xác, sẽ phát huy được lợi thế so sánh của vùng; xây dựng được các quy mô
sản xuất phù hợp, tổ chức các đầu vào theo đúng các quá trình tiên tiến; tăng cường
công tác quản lý, thường xuyên quan tâm đổi mới quy trình sản xuất, đa dạng hóa
sản phẩm sẽ tiết kiệm được chi phí, nâng cao được năng suất cây trồng có hiệu quả
cao.
- Trình độ, năng lực của các chủ thể trong sản xuất kinh doanh, các tác dụng
quyết định trực tiếp việc tổ chức và hiệu quả kinh tế cây cam. Năng lực của các chủ
thể sản xuất được thể hiện qua: trình độ tổ chức quản lý và khả năng áp dụng các
tiến độ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới; khả năng ứng xử trước các biến động
của thị trường, môi trường sản xuất kinh doanh; khả năng vốn và trình độ, cơ sở vật
chất kỹ thuật... Nếu trình độ, năng lục của các chủ thể sẽ có ảnh hưởng tích cực tới
sản xuất cam và ngược lại.
- Quy mô sản xuất: các hộ nông dân khác nhau có diện tích của gia đình
được chi theo số khẩu còn có diện tích nhận đấu thầu. Diện tích càng lớn thì công
tắc quản lý giảm đi và mọi công việc như tổ chức chăm sóc, thu hoạch, chi phí....
cũng được tiết kiệm và ngược lại. Do vậy quy mô sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp
đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
- Quy mô vốn: vốn bằng tiền, vật tư kỹ thuật và lao động kỹ thuật là nhân tố
quan trọng để tăng trưởng kinh tế, phát triển sản xuất nông nghiệp. Vốn đầu tư là cơ
sở để tạo ra vốn sản xuất, tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế , còn là điều kiện
để nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và lao động kỹ thuật, tạo thêm việc làm, mở
rộng quy mô sản xuất.
Đối với trồng cây ăn quả nói chung và cây cam nói riêng yêu cầu vốn đầu tư
khác lớn. Vì vậy, muốn sản xuất có hiệu quả cao thì yêu cầu có được nguồn vốn
đầy đủ, kịp thời và sử dụng hiệu quả vốn đầy đủ, kịp thời và sử dụng hiệu quả vốn
vào sản xuất là rất quan trọng. Cây cam là cây trồng lâu năm, việc đầu tư ở giai
đoạn kiến thiết cơ bản có ảnh hưởng nhiều đến cả giai đoạn kinh doanh đầu tư vốn
ở năm này không nhiều có ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, chất lượng sản
phẩm trong năm mà còn tác động đến những năm khác. Vì vậy, yêu cầu đầu tư
24
24
không thể xem nhẹ ở giai đoạn, năm nào, nên nếu không đảm bảo về vốn thì sản
xuất sẽ rất khó phát triển
2.1.5.3 Các biện pháp kỹ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là sự tác động của con người vào cây trồng ( như
chọn giống cam đưa vào trồng, kỹ thuật chăm sóc : tỉa cành, tạp tán, phòng trừ sâu
bệnh, phương thức trồng) tạo nên hài hòa giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể:
- Giống cam: từ trước đến nay, giống cam chủ yếu được sản xuất bằng
phương thức chiết cành và hầu hết các hộ gia đình tự sản xuất nên chất lượng cây
trồng không được kiểm soát, đảm bảo chất lượng. Do tâm lý sợ ảnh hưởng và tiếc
những cây mẹ tốt nên hều hết cây giống đều được chiết từ những cây kém phát
triển, những cành thải loại không đủ tiêu chuẩn, đã làm giảm khả năng phát triển,
sinh trưởng của cây trồng khi trồng mới, sâu bệnh lan rộng, chất lượng giảm sút.
- Kỹ thuật chăm sóc: là khâu tác động ảnh hưởng không những năm đó mà
còn ảnh hưởng những năm kế tiếp về sau. Quan sát thực tế trên vườn trong nhiều
năm cho thấy gia đình nào thực hiện công tác tỉa cành, tạo tán đúng kỹ thuật, đúng
thời điểm thì số cành cho quả tăng đều nhau giữa các cành, tán có diện tích bề mặt
rộng không có phần bị che lấp...
- Phòng trừ sâu bệnh: Cam là loại cây trồng dễ mặc nhiều loại bệnh, do vậy
phòng trừ sâu bệnh và kịp thời cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, là cơ sở cho cây
ra hoa và kết quả. Nếu không làm tốt khâu này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra
hoa, đậu quả và tới năng suất sản lượng cam.
- Phương thức trồng: trên cơ sở đặc tính sinh vật học và quy luật phát triển
của cây cam để lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn một cách hợp lý giữa các
biện pháp nhằm đạt mục tiêu kinh tế song việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong
canh tác phụ thuộc rất lớn vào mức độ đầu tư.
25
25
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiệm về phát triển sản xuất cây cam trên thế giới
2.2.1.1 Tình hình về phát triển sản xuất
Theo FAOSTAST, sản lượng quả có múi trên thế giới năm 2009 khoảng 95,5
triệu tấn. Đứng đầu là Braxin: 17,949 triệu tấn, chiếm 21,21%; thứ hai là Mỹ: 13,97
triệu tấn, chiếm 16,51%; thứ ba là Trung Quốc: 9,566 triệu tấn, chiếm 11,3%; tiếp đến
là Tây Ban Nha: 5,544 triệu tấn, chiếm 6,55%; Mêhicô: 5,182 triệu tấn, chiếm 6,12%;
Ấn Độ 3,743 triệu tấn, chiếm 4,42%; Ý: 2,95 triệu, chiếm 3,49%; I Ran: 2,704 triệu
tấn, chiếm 3,2%, Ai Cập: 2,272 triệu tấn, chiếm 2,69%; Nhật Bản: 1,702 triệu tấn,
chiếm 2,01%; Pakistan: 1,683 triệu tấn, chiếm 1,99%; Thổ Nhĩ Kỳ: 1,561 triệu tấn,
chiếm 1,84%; Nga: 1,387 triệu tấn, chiếm 1,64%; Ma Rốc: 1,312 triệu tấn, chiếm
1,55%; Hy Lạp: 1,218 triệu tấn, chiếm 1,44%; Cu Ba: 774 nghìn tấn; Ixraen: 701 nghìn
tấn; các nước còn lại có sản lượng từ 190 – 600 nghìn tấn.[6]
Các vùng trồng cam nổi tiếng trên thế giới chủ yếu nằm ở những vùng có khí
hậu ôn hoà thuộc vùng Á nhiệt đới hoặc vùng ôn đới ven biển chịu ảnh hưởng của khí
hậu biển. Niên vụ 2009 – 2010, sản lượng cam trên thế giới đạt 52,2 triệu tấn, trong đó
Brazil 17,74 triệu tấn, Mỹ 7,4 triệu tấn, các nước thuộc khối EU 6,5 triệu tấn, Trung
Quốc 6,35 triệu tấn, Mexico 3,9 triệu tấn và Việt Nam 600.000 tấn. Lượng cam tham
gia thị trường thế giới là 3,8 triệu tấn, trong đó Nam Phi 1,13 triệu tấn, Ai Cập 800.000
tấn, Mỹ 525.000 tấn, Trung Quốc 185.000 tấn. Việt Nam nhập khẩu 60.000 tấn từ
Trung Quốc và Mỹ.
26
26
Bảng 2.2 Sản lượng cam năm 2010 của một số nước trên thế giới (FAO)
STT
Quốc gia
1
Sản lượng (tấn)
191123000
Brazil
2
7478830
Mỹ
3
6268100
Ấn Độ
4
5003289
Trung Quốc
5
3120000
Tây Ban Nha
6
2393660
Italy
7
2032670
Indonesia
8
1415090
Nam Phi
9
1542100
Pakistan
10
729400
Việt Nam
Nguồn: Theo tổ chức FAO
2.2.1.2 Tình hình tiêu thụ
Tình hình tiêu thụ cam trên thế giới được thể hiện qua tình hình xuất, nhập
khẩu cam. Cũng theo FAO, tình hình xuất nhập khẩu cam trên thế giới năm 2009 như
sau:
Bảng 2.3. Tình hình xuất nhập khẩu cam trên thế giới năm 2010
Khu vực
Toàn thế giới
Châu Phi
Bắc Mỹ
Nam Mỹ
Châu Á
Châu Âu
27
Xuất khẩu
Số lượng
Thành tiền
(1.000 tấn)
(Triệu USD)
8.528,2
4.593,3
26,6
10,2
566,5
364,8
56,9
13,2
2.594,9
887,4
6.286,2
3.319,7
27
Nhập khẩu
Số lượng
Thành tiền
(1.000 tấn)
(Triệu USD)
7.625,9
5.224,2
1.566,9
604,1
876,7
492,2
443,4
177,2
544,8
442,7
4.194,0
3.508,1
Nguồn: FAO, 2009