Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.03 KB, 113 trang )
+ Năng suất: 2,65 tấn/ha
+ Sản lượng: 185,5 tấn.
4.3.2 Các giải phápphát triển sản xuất và tiêu thụ
* Căn cứ đề ra các giải pháp
- Căn cứ Quyết định 182/1999/QĐ-TTg ngày 03/9/1999 của Thủ trướng
Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh thời kỳ
1999-2010.
- Căn cứ Quyết định số 52/2007/QĐ-BNN ngày 05/6/2007 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt quy hoạch phát triển rau, quả và hoa, cây
cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020.
- Căn cứ ngày 7/5/2008 UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định số
1235/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các loại cây trồng vật nuôi
chủ yếu tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2007-2010, định hướng đến năm 2020, trong đó ưu
tiên phát triển sản xuất các loại cây ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế cao. Theo đó,
kế hoạch sản xuất cây Cam Bù trong thời gian tới sẽ là: phục hồi, lưu trữ, bảo tồn
nguồn giống và phát triển diện tích trồng Cam Bù lên 1.177 ha vào năm 2020 ở 2
huyện Hương Sơn và Vũ Quang.
- Căn cứ vào kết quả thực hiện kế hoạch phát triển sản xuất cam Bù năm
2012.
- Căn cứ vào điều kiện thực tế và khả năng đầu tư của tỉnh và huyện vào
nghành trồng trọt nói chung và đối với cam Bù nói riêng trong năm tới.
- Dựa vào điều kiện tự nhiên, khả năng mở rộng diện tích của huyện.
Bên cạnh đó, hiệu quả kinh tế là thước đo quan trọng nhất để xác định phương
hướng và quy mô cây ăn quả nói chung và cây cam Bù nói riêng, phải dựa trên cơ sở
phát triển bền vững và chiến lược phát triển nông nghiệp hiệu quả.
4.3.2.1 Giải pháp về kỹ thuật sản xuất cam
Qua phân tích tình hình sản xuất và những khó khăn mà hộ sản xuất gặp
phải, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn trong sản
xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm cam Bù đó là:
88
* Đáp ứng nguồn giống cam Bù chất lượng và sạch bệnh
Từ hạn chế trong việc mua giống của các hộ từ các nguồn trôi nổi trên thị
trường; các hộ tự cắt ghép, chiết cành giống cam tốt lẫn giống cam xấu và không
đồng đều. Điều này cho phép chúng tôi đưa ra giải pháp về khâu chọn giống. Bởi vì,
theo ý kiến người dân thì cây giống tốt là một trong những yếu tố khởi đầu nhất cho
quá trình đầu tư xây dựng một vườn cam có năng suất cao và ổn định, giảm chi phó
đầu tư khi trồng mới mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, trong thời gian tới, cán bộ
khuyến nông huyện cần:
- Tổ chức các chương trình tập huấn kỹ thuật trồng cam Bù, cách phòng trừ sâu
bệnh hại và cách nhận biết giống sạch bệnh cho các hộ.
- Tổ chức giống cây trồng của huyện cần phải chọn lọc giống cây chất lượng,
sạch bệnh để cung ứng cho người dân. Cần chọn và cải tạo phục tráng các giống tốt ở
địa phương, việc chọn tạo cần nắm vững về kỹ thuật chiết, ghép, chăm sóc: chọn cây
sạch bệnh, mần sạch bệnh, vườn ươm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, người làm giống nắm
được kỹ thuật và có trách nhiệm.
- Tổ chức nhân giống, kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất và cung cấp giống cây
đến từng xã.
* Chú trọng công tác chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây cam Bù
Giai đoạn kinh doanh là giai đoạn mang lại hiệu quả kinh tế cao và thể hiện rõ
lợi thế cạnh tranh trong toàn bộ quá trình sản xuất cam. Trong giai đoạn này, việc áp
dụng tiến bộ kỹ thuật cần được quan tâm cả về đầu tư chăm bón và thu hoạch sản
phẩm. Công tác chăm bón, cần quan tâm tới hai công việc chính là bón phân và
phòng trừ sâu bệnh hại.
Bón phân: Lượng phân bón và thời gian bón cho 1 cây cam Bù trong các
giai đoạn được thể hiện trong bảng 4.13
89
Bảng 4.13 Lượng phân bón theo tuổi cây
Tuổi cây
(năm)
1-3
4-6
7-9
9-11
Trên 11
Loại phân và lượng bón
Lân
Kali
Phân chuồng
Đạm urê
(kg/cây)
0,3-0,5
0,6-0,7
0,8-0,9
1,0-1,1
1,2
(kg/cây)
0,4-0,5
0,7-0,8
0,9-1,0
1,1-1,2
1,5
Vôi bột
(kg/cây)
(kg/cây)
(kg/cây)
0,25-0,3
30-35
0,35
0,4-0,5
40-45
0,5
0,7-0,8
50-55
0,75
1
60-65
0,95
1,1
Trên 70
1,1
Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Hương Sơn
Ngoài ra cần thường xuyên theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển của
cây trồng để có biện pháp sử lý kịp thời các hiện tượng thiếu phân vi lượng như:
thiếu kẽm, thiếu magiê, thiếu sắt… để bón bổ xung.
Tiến hành các việc như làm cỏ, cuốc ải, tạo hình, tỉa cành, quét gốc sau thu
hoạch, vệ sinh đồng ruộng. Đặc biệt phải chú ý tưới nước giữ ẩm cho vườn cây sau
thu hoạch, giai đoạn phân hoá lộc xuân đến khi ra hoa, quả nhỏ và quả lớn.
Phòng trừ sâu bệnh hại: Phòng trừ sâu bệnh hại là một vấn đề vô cùng
quan trọng trong trồng và chăm sóc cam. Cây cam thường bị rất nhiều loại sâu bệnh
gây hại. Hiện nay, ở xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn cây cam thường gặp phải
một số loại sâu bệnh hại chính như : sâu hại có : sâu Vẽ Bùa, Dòi Đục nụ hoa, Sâu
Đục Thân cành, Nhện Rám vàng, Ngài chích hũt quả, Ruồi Vàng hại quả, Bọ Trĩ hại
cam, các loại Rệp…. Các bệnh chính như: bệnh thối rễ, bệnh loét, bệnh chảy gôm,
bệnh phấn trắng, bệnh vàng lá Greening. Sâu bệnh hại cam là vấn đề rất cần phải
chú ý và theo dõi thường xuyên để xử lý kịp thời, nếu không sẽ ảnh hưởng lớn đến
năng suất cũng như tuổi thọ vườn cam.
Do đó các hộ dân và cán bộ khuyến nông trong công tác phòng trừ sâu bệnh
hại cần làm các công việc sau:
- Cán bộ khuyến nông cần phải hướng dẫn người dân tuân thủ đúng các quy
trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cam Bù.
90
- Hộ cần thường xuyên theo dõi để phát hiện đối tượng chính gây hại; chọn
thuốc đặc trị, không phun thuốc định kỳ, không nên hỗn hợp nhiều loại thuốc một
cách tuỳ tiện.
- Khuyến khích người trồng cam sử dụng các sản phẩm tự nhiên như: bả
Protein làm từ bã bia hay nuôi ong, kiến trong vườn cây để diệt sâu.
- Sử dụng các loại phân bón lá, các kích thích tố sinh trưởng phù hợp để xử lý
cam ra hoa trái vụ, ra hoa sớm, tăng tỷ lệ đậu quả, làm cho quả có hình thức bóng
đẹp.
- Mua các loại phân bón, thuốc BVTV tại các cửa hàng có uy tín, đọc kỹ
hướng dẫn của các loại thuốc BVTV.
Thu hoạch cam : Cây cam Bù là cây ăn quả đòi hỏi thời gian thu hoạch hợp
lí, đúng thời vụ, tránh tình trạng thu hoạch muộn sẽ ảnh hưởng đến năng suất các vụ
sau. Do đó hộ cần phải tổ chức lao động thu hoạch sản phẩm đúng thời vụ và có kỹ
thuật bảo quản quả cam sau thu hoạch, giữ được thời gian dài hơn. Trong quá trình
thu hoạch hạn chế thấp nhất việc làm gẫy cành.
Ngoài những công việc chính cần thực hiện trong giai đoạn kinh doanh như
ở trên phân tích. Để đảm bảo cây cam có đủ nước tưới thì đối với những vùng cam
khó khăn, xa nguồn nước hộ cần đầu tư đào giếng, xây dựng hệ thống bể, hệ thống
tưới nước hoàn thiện, phục vụ tốt hơn cho công tác tưới nước, đảm bảo duy trì đủ
độ ẩm cho cây, nhất là trong những thời điểm cây yêu cầu cao về độ ẩm.
* Cải tạo vườn cam
Phần lớn các vườn cam Bù ở Hương Sơn, khi còn là cây non không chú ý
chỉnh cành, tỉa cành, cây phát triển tự do, tạo thành cây to, có nhiều cành mọc quá
dày và dài... làm cho tỷ lệ lá/gỗ nhỏ đi ảnh hưởng đến sản lượng và sản phẩm quả.
Chính vì thế, cán bộ khuyến nông cần tập huấn cho các hộ trồng cam cách
thiết kế vườn hợp lý, thông thoáng, tận dụng được các khoảng không gian trong
vườn, thuận tiện cho chăm sóc phòng trừ sâu bệnh và tránh được rủi ro do thiên tai
như ngập úng, khô hạn. Thiết kế vườn cần đảm bảo phù hợp với điều kiện địa hình,
đất đai, khả năng tưới tiêu, mật độ cây trồng và khả năng áp dụng các biện pháp
thâm canh.
91
4.3.2.2 Giải pháp xây dựng vùng chuyên canh
Qua bảng 3.1 về diện tích đất đai của xã, ta thấy diện tích đất nông nghiệp có xu
hướng giảm, nhưng diện tích trồng cam Bù vẫn có xu hướng tăng là do cam Bù là có
lợi thế của huyện mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, còn một số diện tích mang
tự phát và phân tán các nơi. Sau khi thực hiện tốt vấn đề kỹ thuật trồng và chăm sóc,
phòng trừ sâu bệnh cho cam thì huyện phải có chủ trương quy hoạch vùng trồng cam
Bù một cách tập trung, tránh manh mún, tạo thành vùng chuyên canh cam Bù.
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đặc biệt quan tâm đến cây ăn quả
có hiệu quả cao, lấy hiệu quả làm thước đo chính là làm nâng cao đời sống cho
nông dân và phù hợp với cơ chế mới, nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của một
xã để phát triển nông nghiệp trong điều kiện tốc độ công nghiệp hóa và dịch vụ tăng
nhanh và cũng là bước đi quan trọng tạo tiền đề cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp – đô thị - dịch vụ để sớm cải thiện và nâng cao đời sống nông
dân.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động quần chúng: dồn điền
đổi thửa là một việc khó khăn, phức tạp trong bối cảnh chúng ta vừa thực hiện giao đất
lâu dài cho hộ nông dân, tạo lập cho họ những quyền lợi và nghĩa vụ mà Luật đất đai quy
định. Do đó, phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động nông dân để mọi
người hiểu và thông suốt chủ trương của Đảng về khắc phục tình trạng manh mún đất
đai, chỉ ra được những khó khăn và cản trở của tình trạng mang mún đất đai tới sản xuất
nông nghiệp để người sử dụng đất hiểu và tự nguyện tham gia thực hiện. Chính quyền
các cấp thực hiện tốt chức năng quản lý về đất đai, bảo đảm cho người sản xuất yên tâm
đầu tư lâu dài.
- Tập trung mở rộng diện tích cam Bù tại xã Sơn Trường. Hỗ trợ xây xậy một
số mô hình vườn trại trồng cam điển hình, xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết ưu tiên
cho công trình đường giao thông, điện và thủy lợi với bước đi thích hợp, xã hội hóa
huy động vốn đầu tư, trong đó chủ yếu của nhân dân, của tập thể và của doanh
nghiệp, có sự hỗ trợ của Nhà nước.
92
4.3.2.3 Giải pháp về vốn
Vấn đề vốn sản xuất là một yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. Sản
xuất cam Bù yêu cầu đòi hỏi mức chi phí đầu tư không lớn. Nhưng trong những
năm đầu trồng mới và kiến thiết cơ bản lại chỉ có đầu tư mà không có thu nhập. Vì
vậy các tổ chức tín dụng ở địa phương cần tạo điều kiện cho người dân tiếp cận
được các nguồn vốn vay và sử dụng vốn vay hiệu quả.
* Thu hút đầu tư qua ngân hàng
Cần tư vấn cho ngân hàng về đặc thù của từng dự án cần vay vốn và cùng
chịu trách nhiệm với bên vay nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển cây ăn quả.
Tuy nhiên hiện nay có một thực trạng là nguồn vốn cho vay lại chỉ tập trung vào 30
– 35% số hộ có nhu cầu vay (mà chủ yếu là hộ khá , hộ trung bình), cũng có trường
hợp nguồn vốn bị chặn đứng ở trên để sử dụng vào mục đích khác chứ không đến
tay nhân dân vay vốn. Nhóm hộ nghèo có nhu cầu cao trong vay vốn vì không có
thế chấp hoặc sợ không trả được vốn, nên không dám sử dụng vốn vay…Do đó, cần
tư vấn cho Nhà nước biện pháp xử lý đối với một số trường hợp rủi ro bất khả
kháng, điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với từng đối tượng vay vốn. Cụ thể đối với
các ngân hàng các quỹ tín dụng cần thực hiện tốt các công việc sau:
- Xây dựng và ban hành quy định cụ thể và rõ ràng về cơ chế để khuyến
khích đầu tư trên địa bàn huyện Hương Sơn, bao gồm các quy định về phạm vi, đối
tượng áp dụng, chính sách hỗ trợ, chính sách ưu đãi đầu tư, trách nhiệm của các cơ
quan có liên quan trong huyện.
- Đơn giản hoá các thủ tục vay vốn phù hợp với trình độ dân trí.
- Áp dụng chính sách cho vay vốn ưu đãi về lãi suất có thời hạn trả nợ.
- Hỗ trợ và ưu tiên các nguồn vay phát triển sản xuất cam theo mô hình trang
trại, có chính sách khuyến khích phát triển.
- Kết hợp tiêu thụ nông sản cho nông dân với việc đầu tư vốn cho nông dân,
sau đó sẽ trả sau khi sản phẩm được thu.
Mặt khác cần mở rộng hình thức tổ chức tín dụng nhân dân, đặc biệt ở vùng
nông thôn để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, đồng thời cho hộ
93
nông dân vay vốn để phát triển sản xuất, xóa bỏ tình trạng cho vay nặng lãi của tư
thương hiện nay.
* Thu hút đầu tư trong dân
- Khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân, huy động sự đóng góp của nhân dân
cho nhu cầu đầu tư phát triển, kể cả vốn và công lao động theo phương châm “Nhà
nước và nhân dân cùng làm”, để xây dựng đường giao thông nông thôn, thuỷ lợi,
lưới điện...
- Các hộ thành lập các tổ chức, các hội, phường, cùng góp vốn chia sẽ vốn
cho các hộ thành viên khi hộ có nhu cầu.
4.3.2.4 Giải pháp về thị trường
Qua nghiên cứu cho thấy, thị trường tiêu thụ của cam Bù đang ngày càng mở
rộng và tương đối ổn định. Tuy nhiên, do đối tượng thu gom là người bán buôn,
không qua hợp đồng nên vẫn có tình trạng ép cấp, ép giá đối với các hộ nông dân.
Chính vì vậy, cần có sự quan tâm của cấp chính quyền, thành lập các hiệp hội trồng
cam với nhau để chống lại sự ép cấp, ép giá của các lái buôn, đồng thời tìm kiếm
mở rộng thêm thị trường tiêu thụ. Người sản xuất cần có hợp đồng với những người
thu gom, các tư thương bao tiêu sản phẩm, để chủ động vấn đề giá cả.
Nông nghiệp Huyện Hương Sơn phải có kế hoạch nghiên cứu, tìm hiểu thị
trường, xác định dung lượng thị trường một cách khá cụ thể, rõ ràng, có tầm chiến
lược để làm cơ sở quy hoạch vùng, mở rộng diện tích trồng cam hàng hoá. Lựa chọn
kênh tiêu thụ hợp lý để giảm thiểu chi phí các khâu trung gian, chi phí bảo quản chế
biến, giảm thời gian lưu thông và tăng chất lượng sản phẩm hàng hoá và vẫn mở rộng,
phát triển được thị trường.
* Duy trì và mở rộng thị trường
- Người sản xuất cần gắn sản xuất hàng hoá với nhu cầu thị trường theo phương
châm “sản xuất những cái thị trường cần”, đi sâu vào chất lượng của sản phẩm, vệ sinh
an toàn thực phẩm. Hiện nay, thị trường sản phẩm cam Bù chủ yếu tập trung ở huyện
Hương Sơn và các huyện trong tỉnh, thành phố Vinh - Nghệ An, trong thời gian tới cần
94
mở rộng thêm thị trường ở các tỉnh,thành phố khác. Do vậy cần: tăng cường công tác
xúc tiến thương mại, quảng bá, mở rộng thị trường, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm
sản phẩm cam sành; tích cực tham gia các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế
để quảng cáo thương hiệu sản phẩm cam sành; đồng thời tích cực tuyên truyền,
quảng cáo tiếp thị trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, truyền
thanh, báo, tạp chí, palo áp phích,..), đặc biệt cần xây dựng một trang thông tin điện
tử (Website) riêng cho sản phẩm sản phẩm cam sành để người dân, khách hàng, ...
biết và cập nhật thông tin kịp thời.
- Thiết lập kênh tiêu thụ trong tỉnh, ngoài tỉnh: xác định thị trường tiềm năng
và mở các đại lý, cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm sản phẩm cam sành ở các
tỉnh, thành phố. Trước mắt, mở ở các tỉnh, thành phố có nhu cầu lớn, gần Hương
Sơn, thuận tiện trong di chuyển đảm bảo ít ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và
giá bán, mỗi tỉnh, thành phố nên thiết lập ít nhất 01 cửa hàng giới thiệu sản phẩm ;
từ 5-10 cửa hàng (điểm) bán sản phẩm ; sau đó phát triển dần ra các tỉnh khác.
- Tổ chức 1 hội nghị khách hàng tiêu thụ cam Bù, nhằm hình thành 1 thị
trường tiêu thụ ổn định và bền vững.
* Giải pháp liên quan đến sản phẩm
Nếu như trước đây sự cạnh tranh dựa vào giá cả thì ngày nay trong nền kinh
tế thị trường hướng tập trung chủ yếu là vào chất lượng sản phẩm. Qua tìm hiểu,
chúng tôi thấy chất lượng sản phẩm cam Bù ở các vườn trại chưa được tốt. Để nâng
cao chất lượng sản phẩm ngày một tốt hơn cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Xây dựng hệ thống các tiêu chí về mặt chất lượng sản phẩm trong giao dịch
giữa các tác nhân thương mại lớn và giữa người sản xuất với các tác nhân đầu ra.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm nghiệm, sàng lọc, bảo quản tốt (Vấn đề
bảo quản, chế biến sản phẩm cam Bù hiện nay là chưa cần thiết, do khối lượng cam
Bù sản xuất ra chưa xảy ra hiện tượng dư thừa. Nhưng một khi sản xuất ngày càng
phát triển, khối lượng sản phẩm ngày càng tăng, và để hướng tới việc nâng cao giá
trị sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng tới các thị trường khó tính thì
bảo quản và chế biến là không thể thiếu. Vì vậy trong tương lai, địa phương cần có
95
kế hoạch, định hướng về việc xây dựng nhà máy chế biến phục vụ cho công tác chế
biến bảo quản sản phẩm là một việc làm cần thiết).
- Chính quyền địa phương cần tổ chức kiểm định chất lượng nông sản có uy
tín để chứng nhận chất lượng sản phẩm. Điều này sẽ giúp người sản xuất có lợi thế
trong công việc cạnh tranh trên thị trường, hơn nữa điều này còn tác động trực tiếp
đến tâm lý người tiêu dùng, từ đó quyết định đến hành động tiêu dùng sản phẩm.
4.3.2.5 Giải pháp về phía các hộ
Các hộ là người trực tiếp thực hiện các hoạt động trồng cam và đưa ra các
quyết định sản xuất trên mảnh đất của mình nên các hộ đóng vai trò quan trọng.
Hiện nay, ý thức cộng đồng của các hộ yếu là một trong những nguyên nhân không
hạn chế được sự lây lan của dịch bệnh trong những năm qua. Muốn thành công
trong sản xuất mọi người phải ý thức được mình vì mọi người, mọi người vì mình.
Đặc biệt, với người trồng cam cần luôn luôn tích cực học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt
và thực hiện tốt quy trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt,
là sản phẩm sạch, không bán sản phẩm dập, hỏng gây mất uy tín sản phẩm với
khách hàng.
* Tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật
Nhìn chung, các chủ vườn cam là những người có trình độ chuyên môn còn
hạn chế, kém năng động và thiếu kinh nghiệm thực tế về thị trường. Hơn nữa, trong
môi trường cạnh tranh luôn có sự biến động mạnh mẽ, để tạo được sự thích ứng
nhanh nhạy với thị trường thì việc đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên là không thể
thiếu đối với hoạt động lâu dài của quá trình sản xuất kinh doanh. Để giải quyết vấn
đề này chính quyền huyện cần:
- Thay mặt xã, huyện nên liên hệ với Viện nghiên cứu rau quả trung ương,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh... mở các khóa đào tạo cho
người sản xuất về kiến thức quản lý, nắm bắt thông tin thị trường... hoặc có thể mời
các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về giảng dạy, khuyến khích các chủ trang trại
học tập thực tế... và có các đợt kiểm tra, đánh giá năng lực, tạo điều kiện để họ tự
đánh giá về mình và phấn đầu vươn lên.
96
- Các cơ quan về ngành nông nghiệp của huyện, xã như phòng Nông nghiệp
và PTNT, trạm khuyến nông, hội nông dân… cần đưa chương trình tập huấn cho
nông dân về nội dung chất lượng và bảo quản sản phẩm theo đúng kỹ thuật.
* Tăng cường các mối liên kết kinh tế
- Những hộ trồng cam Bù thì gặp khá nhiều rủi ro trong cung ứng đầu vào, giá
của đầu vào rất bấp bênh, hơn nữa việc cung cấp các yếu tố đầu vào như phân bón,
thuốc BVTV chủ yếu là các cửa hàng, đại lý tư nhân nên khi khó khăn thì rất bị ép
giá. Do đó, các hộ trồng cam Bù cần liên kết với trung tâm cung ứng vật tư nông
nghiệp huyện để mua được các loại đầu vào đảm bảo chất lượng cũng như giá cả.
- Các hộ nông dân tham gia liên kết “Hội những người trồng cam Bù”. Các
hộ là thành viên chia sẻ với nhau về kinh nghiệm trồng , chia sẻ về vốn và kỹ thuật.
Qua điều tra các hộ ở nhóm quy mô sản xuất nhỏ là những hộ thiếu vốn, do đó khi
tham gia vào hội thì các hộ vay của ngân hàng sẽ được đơn giản các hồ sơ chứng từ,
lãi suất thấp, do có sự hỗ trợ từ huyện. Như vậy việc tham gia liên kết sẽ là một yếu
tố thuận lợi để các hộ vay vốn của ngân hàng. Do chưa có cơ sở cung cấp giống
cam Bù sạch bệnh, vì vậy các hộ thành viên trong hội giúp đỡ, chia sẻ nguồn giống
cam sạch bệnh.
- Người sản xuất nên liên kết với nhau trong tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ
nhau trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường hiện nay. Hiện nay hoạt
động liên kết tiêu thụ của chủ các vườn trại hầu như không có, vì thế hệ thống tiêu
thụ sản phẩm qua nhiều cấp trung gian ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của người
sản xuất trực tiếp cũng như năng lực cạnh tranh. Mỗi nơi tùy theo điều kiện cụ thể
mà hình thành các hình thức hợp tác phù hợp nhằm tăng quy mô sản xuất, gắn kết
trách nhiệm giữa các người sản xuất nhằm giảm chi phí trung gian và tăng lợi ích.
* Giải pháp cho từng nhóm hộ
- Đối với các hộ quy mô lớn: Tập trung áp dụng các tiến bộ KHKT vào trong sản
xuất. Diện tích nên mở rộng là khoảng 4ha, để hộ có điều kiện thực hiện cơ giới hoá,
quản lý và chăm sóc tốt cho vườn cam.
- Đối với các hộ quy mô vừa: Tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời áp
dụng các biện pháp KHKT vào trong quá trình chăm sóc sản xuất cam Bù, tham gia
97
đầy đủ các buổi tập huấn kỹ thuật. Để đảm bảo quá trình chăm sóc tốt, sử dụng hiệu
quả cơ giới hoá, các hộ nên mở rộng diện tích 2ha.
- Đối với các hộ quy mô nhỏ: Mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường tập huấn kỹ
thuật, mạnh dạn áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất. Tham gia các hội, các liên
kết trong sản xuất tiêu thụ.
4.3.2.6 Các giải pháp chính sách và thể chế
Các cơ quan Nhà nước, mà trực tiếp là các bộ, ngành TW liên quan; UBND,
Sở NN&PTNT và Sở KH-CN tỉnh Hà Tĩnh; UBND Huyện Hương Sơn, các xã, thị
trấn vùng cam Bù cần có sự hỗ trợ nông dân trong quá trình mua sắm thiết bị, vật tư
bảo quản cam.
Các cơ quan chuyên môn của huyện nên tham mưu cho lãnh đạo để hỗ trợ
bao tiêu sản phẩm cho người sản xuất để họ yên tâm sản xuất. Mở rộng nhiều hình
thức, nhiều thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ sản phẩm thông qua ưu đãi về thuế,
tín dụng.
Có cơ chế và khuyến khích cho việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ
mới trong các lĩnh vực: giống, phân bón, kỹ thuật đầu tư thâm canh, kỹ thuật tưới
nước, công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm quả.
Tỉnh và huyện có chính sách ưu đãi về vốn vay cho các hộ nông dân tham
gia chương trình phát triển cây ăn quả, vốn có lãi suất thấp...Đồng thời có chính
sách cho việc bảo hộ sản xuất cây ăn quả nhằm ổn định sản xuất, khuyến khích mở
rộng sản xuất hàng hóa.
Bảo hiểm cho nông sản:
- Quỹ bảo hiểm về giá: trên cơ sở tự nguyện và chủ yếu do người dân đóng
góp. Chính quyền quy định về giá trần và giá sàn. Nếu sản phẩm bán vượt quá giá
trần thì người sản xuất phải nộp một tỷ lệ nhất định để xây dựng quỹ, nếu bán thấp
hơn giá sàn thì được trợ giá.
- Quỹ bảo hiểm thiên tai: trên cơ sở tự nguyện đóng góp của người dân,
nhưng đóng thường xuyên theo mùa vụ. Nếu thiệt hại do thiên tai trên mức quy
định thì được hưởng trợ cấp từ quỹ này.
98