1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo CNKT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.66 KB, 81 trang )


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

trường dạy nghề chính quy, đây là điều kiện thuận lợi cho Công ty vì như vậy

nghĩa là họ đã có những kiến thức nghề nghiệp cơ bản, nếu trong quá trình

làm việc phải đào tạo thì nhu cầu đào tạo xuất phát từ phía Công ty khi sử

dụng dây chuyền, thiết bị mới chứ không phải từ phía người lao động hoặc là

nếu đào tạo nâng cao tay nghề thì khả năng tiếp thu kiến thức cũng dễ dàng và

hiệu quả hơn

Cấp bậc bình quân của CNKT tại công ty tính đến năm 2005 là:

1*6+2*60+3*228+4*129+5*70+6*40+7*1

CBBQ =



= 3,6

6+60+228+129+70+40+1



Bậc thợ bình quân của CNKT toàn công ty là 3,6, có thể nói chất lượng

công nhân tương đối cao, bởi vì cấp bậc phản ánh sự tích luỹ kinh nghiệm và

trình độ lành nghề mà phần lớn công nhân trong công ty ở vào độ tuổi 20 –

35. Chứng tỏ công tác đào tạo CNKT và thi nâng bậc được lãnh đạo công ty

thực hiện khá tốt, do vậy cần tạo cơ hội để họ phát triển khả năng của mình.

Thời gian làm việc tại công ty trung bình một công nhân là 3 năm, đây

là khoảng thời gian chưa hẳn là dài để nói lên sự gắn bó của công nhân đối

với công ty. Song trong khoảng thời gian đó có đến 76,9% trả lời là mình đã

tham gia một khoá đào tạo, còn lại tham gia đào tạo tại Công ty hơn hai lần,

trong đó có người tham gia cả hai khoá đào tạo nâng cao tay nghề hàn từ các

trình độ 2G, 3G, 6G, có người tham gia một khoá đào tạo nâng cao tay nghề

hàn hoặc đào tạo vận hành dây chuyền mạ và một khoá đào tạo tổ trưởng. Có

sự chênh lệch trên là do sau mỗi khoá học Công ty luôn chọn ra những học

viên ưu tú và những người có khả năng quản lý để đào tạo tiếp lên cao hoặc

chọn làm tổ trưởng. Con số trên cho thấy công tác đào tạo luôn được thực

hiện thường xuyên và có hệ thống, thực sự tạo động lực cho người lao động

4.2. Mức độ phù hợp của đào tạo với công việc

“Anh (chị) đánh giá thế nào về mức độ phù hợp của những kiến thức

đã học với công việc hiện tại của mình là:”



SVTH. Nguyễn Thị Minh Hải



60



Lớp Kinh tế lao động 44



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Ý kiến đánh giá

Phù hợp

Tương đối phù hợp

Bình thường

Không phù hợp



Công nhân hàn



Công nhân gia công



81,3%



80%



0%



10%



18,7%



10%



0%



0%



Phần lớn ý kiến cho rằng kiến thức đã học phù hợp với công việc hiện

tại, như vậy trong quá trình lập kế hoạch đào tạo việc xác định nội dung

chương trình đào tạo đã đạt được kết quả khá cao, kiến thức sát với thực tế,

thiết bị giảng dạy gần gũi với dây chuyền sản xuất. Đào tạo đã đáp ứng yêu

cầu của mục tiêu đề ra. Một bộ phận cho rằng mức độ phù hợp giữa kiến thức

và công việc hiện tại là bình thường, chưa thật sự phù hợp với quá trình làm

việc, yêu cầu đối với bộ phận quản lý đào tạo phải chỉnh kiến thức, chỉ đào

tạo những gì sử dụng tránh tình trạng đào tạo tràn lan trong khi vấn đề chính

học viên lại không nắm được

4.3. Mức độ hoàn thành công việc sau đào tạo

Hiệu quả đào tạo có tác dụng to lớn không những đối với tổ chức mà nó

còn ảnh hưởng đến từng cá nhân như tăng lương, thay đổi nơi làm việc sang

môi trường có nhiều điều kiện phát triển hơn (chuyển từ các phân xưởng sang

nhà máy mạ thép, mạ màu), thêm sự hiểu biết về công nghệ hiện đại, cấu tạo

máy móc thiết bị. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ chưa được sử dụng

đúng mục đích (không sử dụng hết công nhân hàn cho các vị trí chủ chốt ở

các công trình trọng điểm, sau khi đào tạo vẫn làm việc công việc trước đây),

cũng như sự quan tâm của ban lãnh đạo sau khi kết thúc khoá đào tạo, gây

lãng phí và tác động đến động lực làm việc của công nhân

Khi trả lời câu hỏi:“Sau khi đào tạo anh (chị) có đánh giá về mức độ

hoàn thành công việc mà công ty giao cho như thế nào?” thì 100% ý kiến

chọn phương án tốt hơn trước, yếu tố này tuy không được lượng hoá nhưng

cũng phần nào phản ánh được chất lượng đào tạo, khả năng vận dụng kiến

thức vào thực tế của công nhân khá cao. Công ty đạt được mục tiêu tăng năng

suất lao động, giảm sản phẩm hỏng, góp phần tạo uy tín trên thị trường cạnh

tranh. Điều đó một phần do bản thân người lao động, một phần do phương

SVTH. Nguyễn Thị Minh Hải



61



Lớp Kinh tế lao động 44



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

pháp cũng như cách thức truyền đạt của giáo viên tham gia giảng dạy. Và tất

cả công nhân tham gia khảo sát đều đồng tình là chi phí cho khoá học của họ

do Công ty chi trả toàn bộ, học viên được hưởng đầy đủ quyền lợi như quyết

định đào tạo

Về hình thức đào tạo, do công nhân đều là người ngoại tỉnh nên loại

hình họ mong muốn được đào tạo là mở lớp cạnh doanh nghiệp, như vậy sẽ

tiếp xúc với thực tế nhiều hơn, mặt khác còn thuận lợi cho họ về đi lại, chỗ ở

khi mà thời gian đào tạo ngắn

Như vậy công tác đào tạo CNKT Công ty cổ phần Lilama Hà Nội đã

đạt được những kết quả đáng kể, tạo ra giá trị sản xuất kinh doanh lớn, khẳng

định vị trí đứng đầu trong tập đoàn Lilama Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn bộc

lộ một số hạn chế đòi hỏi lãnh đạo Công ty quan tâm hơn nữa

5.



Hạn chế của công tác đào tạo CNKT và nguyên nhân

Qua phân tích trên có thể nhận thấy rằng Công ty cổ phần Lilama Hà



Nội có một đội ngũ CNKT đông đảo, tay nghề vững, có ý thức học hỏi và

nâng cao tay nghề. Công tác tổ chức thi nâng bậc được thực hiện khá tốt, toàn

Tổng công ty có một quy trình đào tạo thống nhất. Công ty đã có sự đầu tư

thích đáng cho xây dựng trưòng lớp, mua trang thiết bị cho việc dạy và học.

Tai nạn lao động trong năm hầu như không xảy ra, nếu có chỉ là những va

chạm nhỏ không gây thiệt hại lớn về người và của.

Bên cạnh đó còn một số tồn tại trong công tác đào tạo CNKT sau:

- Quy mô đào tạo còn khá nhỏ, nhiều công nhân vẫn chưa nhận thấy tầm

quan trọng của đào tạo nên từ chối tham gia khóa đào tạo

- Việc xác định nhu cầu đào tạo thiếu tính khoa học, chưa thực hiện tốt

đánh giá thực hiện công việc của công nhân

- Một số nghề đòi hỏi trình độ cao công tác đào tạo vẫn chưa đáp ứng

được yêu cầu. Sự phối hợp giảng dạy, thực hành trong đào tạo và sản xuất

giữa các đơn vị đào tạo và giữa đơn vị đào tạo với đơn vị sản xuất chưa cao

- Giáo viên chưa có sự tận tâm trong công việc, phương pháp đào tạo lạc

hậu thiếu sáng tạo không gây hứng thú cho người học



SVTH. Nguyễn Thị Minh Hải



62



Lớp Kinh tế lao động 44



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

- Đánh giá kết quả đào tạo mang tính hình thức không có tiêu thức đánh

giá cụ thể, vì vậy chưa đánh giá hiệu quả đào tạo một cách chính xác. Trước

và sau mỗi khoá đào tạo không sử dụng các chỉ tiêu như thời gian thu hồi chi

phí đào tạo, tính giá trị hiện tại thuần mà cuối năm cán bộ phòng tổ chức chỉ

tính giá trị tổng sản lượng tăng lên

- Việc xây dựng kế hoạch hoá công tác đào tạo chưa thực sự chặt chẽ cụ

thể, chỉ khi Công ty nhận được đơn đặt hàng mới có kế hoạch đào tạo, kế

hoạch không có tính dài hạn

Nguyên nhân của những hạn chế là do:

- Nguồn vốn đầu tư mở rộng quy mô nhà xưởng, lớp học còn hạn chế,

đôi khi chưa có sự quan tâm đúng mực

- Công tác nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ đào tạo chưa được chú ý

- Số lượng trang thiết bị chưa đủ đáp ứng nhu cầu học tập, giáo trình sử

dụng được xây dựng trên tiêu chuẩn cấp bậc nên không còn phù hợp với công

nghệ tiên tiến

- Việc đào tạo vẫn phải tập trung vào giải quyết lượng thiếu hụt nhân lực

mà chưa thể tập trung vào các nhiệm vụ khác

- Công ty còn phải đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng nên chi phí và sự

quan tâm giành cho công tác đào tạo CNKT không nhiều

- Chưa xây dựng được hệ thống bảng phân tích công việc từng bộ phận

dẫn đến xác định nhu cầu đào tạo không chính xác, chỉ có một phía từ công ty

- Việc xây dựng mục tiêu đào tạo còn mang tính chung chung không

được lượng hoá nên khó đánh giá hiệu quả đào tạo

Mọi sự thành công đều còn những mặt hạn chế, cái quan trọng phải

nhìn vào nhược điểm để khắc phục tồn tại, có như vậy mới tạo ra sự phát triển

bền vững kịp với kinh tế thị trường. Công ty cổ phần Lilama Hà Nội nên xây

dựng cho mình một bộ phận chuyên trách đào tạo để nguồn lực con người

thực sự là lợi thế cạnh tranh trên thương trường



SVTH. Nguyễn Thị Minh Hải



63



Lớp Kinh tế lao động 44



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

×