1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

Lý do chọn đề tài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.07 KB, 213 trang )


hoạt động khác tạo sự thành công cho trường học. Hiệu trưởng phải đảm nhiệm

chức năng hay những vai trò khác nhau. Các chức năng hay vai trò này phụ thuộc

vào việc đáp ứng những đòi hỏi của môi trường kinh tế, xã hội cũng như những yêu

cầu của chính hệ thống giáo dục. Khi môi trường kinh tế, xã hội cũng như hệ thống

giáo dục thay đổi, chức năng của nhà trường thay đổi thì chức năng của hiệu trưởng

cũng có những thay đổi nhất định. Hiệu trưởng đảm nhận vị trí đặc biệt, chịu trách

nhiệm về toàn bộ hoạt động, đồng thời cũng là người có thẩm quyền trong liên kết,

điều phối, giám sát mọi hoạt động của nhà trường. Quản lý trường học nói chung,

trường THPT nói riêng trong giai đoạn hiện nay là việc tổ chức điều hành các hoạt

động giáo dục đào tạo nhằm đào tạo những con người đáp ứng được những đòi hỏi

của thị trường lao động và nghề nghiệp cũng như cuộc sống, có khả năng hòa nhập

và cạnh tranh quốc tế. Yêu cầu phát triển nhà trường trong thời kỳ mới đòi hỏi ở

hiệu trưởng những yêu cầu về hiểu biết, phẩm chất và năng lực hành động trên các

lĩnh vực: tạo lập tương lai; lãnh đạo, quản lý hoạt động học và dạy; tự nâng cao

năng lực bản thân và liên kết với những người khác; đảm bảo tính chịu trách nhiệm

về các công việc được giao và tăng cường phát triển cộng đồng thông qua các mối

quan hệ gắn kết. Trong cơ chế quản lý với sự phân cấp, đề cao tính tự chủ, tự chịu

trách nhiệm của cơ sở, hiệu trưởng có nhiều quyền hơn và cũng có trách nhiệm

nặng nề hơn so với trước đây. Hiệu trưởng là người quyết định sự thành công của

việc tổ chức thực hiện phương thức quản lý mới. Những nội dung và yêu cầu của

đổi mới giáo dục và quản lý giáo dục đã mở rộng thêm vai trò của hiệu trưởng

trường học. Nhà trường có quyền tuyển dụng nhà giáo và tham gia điều động nhà

giáo; Nhà trường có quyền huy động, sử dụng, quản lý các nguồn lực theo quy định

của pháp luật; Nhà trường có nhiệm vụ tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự

kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền… Trong thực hiện các

quy định ấy, hiệu trưởng có trách nhiệm chính. Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm

trước cơ quan quản lý và cộng đồng về các hoạt động học tập và giảng dạy, hướng

dẫn, hỗ trợ các giáo viên phát triển chuyên môn. Hiệu trưởng phải điều hành việc

thực hiện giáo dục tổng hợp, vừa trang bị kiến thức phổ thông vừa giáo dục hướng

nghiệp, định hướng việc làm gắn với nhu cầu xã hội cho học sinh…Điều đó đòi hỏi

ở hiệu trưởng những chuẩn nghề nghiệp mới, phẩm chất mới, năng lực mới [33,



2



tr.17]. Là người đứng đầu trường học, hiệu trưởng cần phải biết rõ chức năng nhiệm

vụ của mình, biết mình phải làm những việc gì và phải chuẩn bị đầy đủ cho công

việc. Để lãnh đạo, quản lý nhà trường hiệu quả, hiệu trưởng phải có năng lực và sự

cống hiến. Các năng lực ấy có được thông qua việc tham gia các chương trình đào

tạo, bồi dưỡng, tự học và tích lũy bởi quá trình làm việc.

1.3. Thực tế, phần lớn hiệu trưởng trường THPT đã phát huy được vai trò

của mình, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ quản lý theo quy định của Luật Giáo dục

và Điều lệ trường học. Nhưng cũng có những hiệu trưởng chưa xác định được đầy

đủ chức năng của mình và các hoạt động cần thực hiện [82, 83]. Hơn nữa, trước

những thay đổi của bối cảnh kinh tế, xã hội và yêu cầu đổi mới giáo dục “ năng lực

điều hành, quản lý của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục còn bất cập trong

công tác tham mưu, xây dựng chính sách, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và thực thi

công vụ; lúng túng trong thực thi trách nhiệm và thẩm quyền, đặc biệt khi được

Nhà nước phân quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm”[62]. Công tác bồi dưỡng hiệu

trưởng trường THPT đã đạt được những kết quả nhất định. Thời gian qua, nhiều

khóa bồi dưỡng cho hiệu trưởng đã được thực hiện. Tham gia bồi dưỡng đã giúp

hiệu trưởng có được những kiến thức, kỹ năng quản lý để thực hiện nhiệm vụ của

mình đúng các quy định. Tuy vậy, công tác bồi dưỡng CBQLGD nói chung và hiệu

trưởng trường THPT nói riêng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao khả năng

thực thi công vụ của người quản lý trong điều kiện mới. “Nội dung, chương trình

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý còn chậm được đổi mới, chất lượng chưa cao…

Nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng NG&CBQLGD ở các trường còn nặng

về lý thuyết, chưa sát thực tế, chưa trang bị được cho người học những kỹ năng cần

thiết”[62]. Việc bồi dưỡng hiệu trưởng chưa được thể chế hóa, chưa được coi là

điều kiện cần thiết có tính tiên quyết khi tiến hành bổ nhiệm hiệu trưởng. Văn bản

quy định về chức năng, nhiệm vụ của hiệu trưởng chưa phản ánh đầy đủ các chức

năng của hiệu trưởng trong bối cảnh mới. Do đó thiếu cơ sở cho hiệu trưởng thực

hiện cũng như cho việc xây dựng và tổ chức các chương trình bồi dưỡng hiệu

trưởng thích hợp.

1.4. Tiến hành công tác bồi dưỡng hiệu trưởng phải dựa trên các căn cứ khoa

học và thực tiễn xác đáng. Trong đó, nội dung và yêu cầu thực hiện các hoạt động của



3



hiệu trưởng gắn với chức năng của họ trong điều kiện thay đổi cần được nghiên cứu

cụ thể. Nghiên cứu xác định đúng các chức năng mà hiệu trưởng trường THPT phải

đảm nhiệm gắn với bối cảnh, cùng với xác định các yêu cầu về năng lực với các

kiến thức, kỹ năng, thái độ tương ứng để làm cơ sở cho thực hiện công tác bồi

dưỡng hiệu trưởng phù hợp chính là tiếp cận chức năng trong phát triển nhân lực

quản lý. Cách tiếp cận chức năng được nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Nhật,

Newzeland…lựa chọn áp dụng trong bồi dưỡng phát triển CBQLGD các cấp khá

thành công. Ở Việt Nam, cách tiếp cận này còn khá mới mẻ cần được nghiên cứu

thêm cả về mặt lý luận và thực tiễn. Mặt khác, cho đến thời điểm này, ở Việt Nam

chưa có nghiên cứu riêng đầy đủ về chức năng của hiệu trưởng trường THPT gắn

với bối cảnh đang thay đổi để làm cơ sở cho triển khai công tác bồi dưỡng hiệu

trưởng đáp ứng những yêu cầu mới. Xuất phát từ những lý do trên tác giả chọn đề

tài: "Nghiên cứu chức năng của hiệu trường trường trung học phổ thông Việt

Nam thời kỳ đổi mới phục vụ công tác bồi dưỡng hiệu trưởng đáp ứng yêu cầu

xã hội”.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu chức năng của hiệu trưởng trường THPT Việt Nam thời kỳ đổi

mới nhằm làm rõ các chức năng hiệu trưởng phải đảm nhiệm, xác định các công

việc hiệu trưởng cần làm với các năng lực tương ứng để thực hiện các chức năng,

đồng thời cung cấp cơ sở khoa học phục vụ đổi mới công tác bồi dưỡng hiệu trưởng

đáp ứng yêu cầu xã hội.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Hiệu trưởng trường THPT trong cương vị người

đứng đầu trường học.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Chức năng của Hiệu trưởng trường THPT Việt

Nam, các yếu tố tác động đến chức năng của Hiệu trưởng và công tác bồi dưỡng

hiệu trưởng thời kỳ đổi mới .

4. Giả thuyết khoa học

Trong thời kỳ đổi mới, chức năng của hiệu trưởng trường THPT Việt Nam có

những thay đổi nhất định gắn với những thay đổi của bối cảnh kinh tế xã hội và yêu

cầu phát triển nhà trường. Phân tích làm rõ nội dung các chức năng của hiệu trưởng



4



gắn với sự phát triển và chức năng của trường THPT Việt Nam, xác định các hoạt

động cụ thể và yêu cầu năng lực thực hiện là cung cấp cơ sở khoa học cho việc xác

định nội dung, phương pháp, hình thức và chính sách của công tác bồi dưỡng hiệu

trưởng. Các đề xuất đổi mới công tác bồi dưỡng Hiệu trưởng trường THPT theo tiếp

cận năng lực, trên cơ sở quán triệt kết quả nghiên cứu các chức năng của hiệu trưởng

sẽ khắc phục được những hạn chế của công tác bồi dưỡng hiệu trưởng thời gian qua,

góp phần phát triển đội ngũ hiệu trưởng bền vững đáp ứng yêu cầu xã hội.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về chức năng của hiệu trưởng trường học. Phân

tích làm rõ chức năng của hiệu trưởng trường THPT Việt Nam trong điều kiện môi

trường kinh tế, xã hội và giáo dục có những thay đổi, xác định các năng lực tương

ứng, theo đó là các kiến thức, kỹ năng mà hiệu trưởng cần có để thực hiện tốt các

chức năng;

5.2. Tìm hiểu thực trạng nhận thức về chức năng cũng như việc thực hiện

chức năng của Hiệu trưởng trường THPT Việt Nam và công tác bồi dưỡng hiệu

trưởng hiện nay;

5.3. Đề xuất một số nội dung đổi mới công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường

THPT đáp ứng yêu cầu thực hiện các chức năng của hiệu trưởng trong thời kỳ đổi mới.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

6.1. Phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu chức năng của hiệu trưởng trường THPT Việt

Nam trong bối cảnh đổi mới để tìm câu trả lời cho các câu hỏi:

- Hiệu trưởng trường THPT Việt Nam thời kỳ đổi mới phải đảm nhiệm

những chức năng nào? Các chức năng đó thay đổi như thế nào trong mối quan hệ

với bối cảnh và yêu cầu phát triển nhà trường? Để thực hiện các chức năng đó hiệu

trưởng cần thực hiện những hoạt động cơ bản nào và cần có những năng lực gì?

- Công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT cần phải được thay đổi như

thế nào để giúp hiệu trưởng nâng cao năng lực thực hiện tốt các chức năng đáp ứng

yêu cầu xã hội?

6.2. Phạm vi điều tra khảo sát



5



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (213 trang)

×