Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.07 KB, 213 trang )
trưởng đặt hiệu trưởng trong mối quan hệ tổng thể, tác động qua lại với các đối
tượng quản lý cũng như xem xét trách nhiệm của hiệu trưởng trường học với hệ
thống xã hội.
7.1.3. Tiếp cận chức năng
Cách tiếp cận này nhằm tập hợp những kiến thức thích hợp về quản lý bằng
cách liên hệ nó với nghề nghiệp quản lý. Theo Koontz H., O’donnell C., Weihrich
H. [42, Tr45-46], việc nghiên cứu các vấn đề quản lý theo các chức năng của người
quản lý cho phép tập trung vào những công việc mà người quản lý thường làm theo
các chức năng của họ. Đây là cách tiếp cận khá hữu ích và dễ hiểu cho các nhà quản
lý thực hành, phù hợp trong việc xác định nội dung hoạt động quản lý và những
kiến thức, kỹ năng cơ bản cần bồi dưỡng cho các nhà quản lý thực tiễn nhằm nâng
cao năng lực thực hiện cho họ. Hiện nay, khi nhu cầu chuẩn hoá nghề nghiệp được
coi trọng thì việc sử dụng tiếp cận chức năng trong nghiên cứu hoạt động quản lý là
một tiếp cận hiện đại và phù hợp.
Luận án sử dụng tiếp cận chức năng để nghiên cứu chức năng của hiệu
trưởng trường THPT Việt Nam nhằm xác định đúng chức năng mà họ phải đảm
nhiệm, các công việc họ phải làm cũng như các yêu cầu năng lực thực hiện chức
năng trong điều kiện bối cảnh bên trong, bên ngoài nhà trường có nhiều thay đổi;
làm cơ sở cho việc đổi mới công tác bồi dưỡng hiệu trưởng THPT.
7.1.4. Tiếp cận năng lực
Sự phát triển năng lực của mọi thành viên trong xã hội sẽ đảm bảo cho mọi
người tự do lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với khả năng của cá nhân, làm cho
hoạt động của cá nhân có kết quả hơn và cảm thấy hạnh phúc khi lao động. Vấn đề
năng lực của con người có liên quan tới những năng lực nghề nghiệp. Trong đó
năng lực nghề nghiệp được hiểu là sự tương ứng giữa những đặc điểm tâm sinh lý
của con người với những yêu cầu do nghề đặt ra. Theo Nguyễn Hữu Lam [46], các
tiêu chuẩn năng lực được người ta sử dụng để chuẩn bị lực lượng lao động cho nền
kinh tế cạnh tranh toàn cầu, theo cách đó sẽ trang bị cho người học kiến thức, kỹ
năng gắn với những đòi hỏi tại nơi làm việc. Tiếp cận năng lực trong nghiên cứu
hoạt động tác nghiệp của hiệu trưởng là xác định năng lực cần có, xác định các tiêu
chuẩn năng lực đối với hiệu trưởng để giúp họ có thể thực hiện tốt các chức năng,
7
nhiệm vụ theo yêu cầu. Từ đó tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng để hình thành ở
hiệu trưởng những năng lực thực hiện phù hợp với yêu cầu thực tế quản lý, lãnh đạo
nhà trường hiệu quả. Luận án sử dụng tiếp cận năng lực kết hợp với tiếp cận chức
năng là 2 tiếp cận chính để nghiên cứu chức năng của hiệu trưởng trường THPT.
Mặt khác, do khoa học quản lý là khoa học liên ngành, nên một số tiếp cận từ
góc độ tâm lý học được sử dụng khi phân tích yêu cầu năng lực hoạt động của hiệu
trưởng trong phối hợp với các lực lượng giáo dục để thực hiện nhiệm vụ được giao
và tiếp cận giáo dục học, điều khiển học trong đề xuất đổi mới công tác bồi dưỡng
hiệu trưởng theo yêu cầu xã hội.
7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trong quá trình triển khai luận án, tác giả sử dụng các phương pháp sau đây:
7.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Tác giả tiến hành đọc, phân tích, nhận xét, khái quát hóa, tổng hợp, tóm tắt
hoặc trích dẫn các tài liệu về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý trường học phục
vụ cho việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, bao gồm:
- Các văn kiện của Đảng, Nhà nước về giáo dục và quản lý nhà trường;
- Các tài liệu về khoa học về quản lý, quản lý giáo dục trong và ngoài nước;
- Các công trình nghiên cứu khoa học về quản lý giáo dục (luận án, báo cáo
khoa học, chuyên khảo…) của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà giáo có liên quan
đến đề tài.
7.2.2.Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a) Điều tra bằng bảng hỏi để lấy ý kiến của các đối tượng khảo sát về mức độ
nhận thức, mức độ thực hiện chức năng của hiệu trưởng trường THPT và tình hình
thực hiện công tác bồi dưỡng hiệu trưởng.
b) Phỏng vấn sâu một số hiệu trưởng trường THPT, các cán bộ quản lý cấp
phòng của Sở Giáo dục và một số bên liên quan để thu thập thêm ý kiến về chức
năng của hiệu trưởng trường THPT, việc thực hiện chức năng của hiệu trưởng, kết
quả bồi dưỡng hiệu trưởng và nhu cầu đổi mới công tác bồi dưỡng.
c) Thảo luận nhóm nhỏ: để làm rõ hơn một số ý kiến của nhóm đối tượng
khảo sát về các nội dung đánh giá thực trạng nhận thức về chức năng, mức độ thực
8
hiện chức năng của hiệu trưởng và công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT
hiện nay.
d) Quan sát, ghi nhật ký, phân tích kế hoạch công tác của một số hiệu trưởng
trường THPT để xem xét cụ thể hơn hoạt động thực tiễn của hiệu trưởng.
e) Thống kê toán học để xử lý các số liệu điều tra thu được, phân tích so sánh
để đánh giá về thực trạng, phân tích nhu cầu bồi dưỡng của hiệu trưởng trường
THPT và đánh giá kết quả thử nghiệm.
f) Thực nghiệm khoa học để chứng minh tính phù hợp của một số đề xuất
của luận án.
g) Một số phương pháp khác như tổng kết kinh nghiệm, phương pháp chuyên
gia được sử dụng để lựa chọn các đề xuất đổi mới công tác bồi dưỡng hiệu trưởng.
8. Những luận điểm bảo vệ
8.1. Hiệu trưởng trường THPT không chỉ là nhà giáo dục, mà còn phải là nhà
lãnh đạo, nhà quản lý, nhà hoạt động cộng đồng, thực hiện các hoạt động theo các
chức năng nhất định để thúc đẩy sự phát triển nhà trường. Trong thời kỳ đổi mới,
nội dung các chức năng của hiệu trưởng có những thay đổi gắn với sự thay đổi của
bối cảnh kinh tế xã hội và yêu cầu phát triển nhà trường.
8.2. Để điều hành nhà trường hiệu quả, thực hiện tốt mục tiêu phát triển nhân
cách, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, hiệu trưởng trường
THPT cần phải thực hiện tốt cả ba chức năng: Chức năng lãnh đạo, chức năng quản
lý, chức năng phối hợp và phục vụ cộng đồng với những hoạt động cụ thể và do đó
cần có những năng lực phù hợp. Những năng lực này vừa có được thông qua trải
nghiệm thực tế, vừa phải được bồi dưỡng để phát triển.
8.3. Công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT tại Học viện Quản lý giáo
dục và các cơ sở có cùng chức năng còn có những hạn chế. Đổi mới công tác bồi
dưỡng hiệu trưởng theo tiếp cận năng lực, trên cơ sở quán triệt các chức năng mà
hiệu trưởng phải đảm nhiệm, sẽ khắc phục được những hạn chế của công tác bồi
dưỡng hiệu trường thời gian qua, giúp hiệu trưởng nâng cao năng lực thực hiện các
chức năng đáp ứng yêu cầu xã hội.
9
9. Những đóng góp mới của luận án
9.1. Nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa sự thay đổi yêu cầu của xã hội đối
với trường học và sự thay đổi trong chức năng của hiệu trưởng gắn với bối cảnh
phát triển kinh tế- xã hội. Phân tích một cách có hệ thống, làm rõ các nội dung
thuộc chức năng lãnh đạo, chức năng quản lý, chức năng phối hợp và phục vụ cộng
đồng của hiệu trưởng trường THPT Việt Nam trong mối quan hệ với các yêu cầu về
hoạt động và năng lực. Bổ sung cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách và
triển khai công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT đáp ứng yêu cầu xã hội.
9.2. Đề xuất đổi mới công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT gắn với
định hướng phát triển trường THPT và đội ngũ hiệu trưởng trước yêu cầu đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam. Các vấn đề đổi mới được xây dựng dựa
trên tiếp cận năng lực và tiếp cận mô hình CDIO, là các tiếp cận hiện đại, phù hợp
với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực quản lý giáo dục trong bối cảnh mới.
9.3. Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách
trong xây dựng các quy định và chế độ đối với hiệu trưởng trường THPT phù hợp
với yêu cầu phát triển; Là tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
CBQLGD trong việc xây dựng hoàn thiện chương trình và tổ chức công tác bồi
dưỡng hiệu trưởng trường THPT nói riêng và CBQL giáo dục nói chung, góp phần
thực hiện đề án "Xây dựng và nâng cao chất lượng nhà giáo và CBQLGD" đáp ứng
yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới; Là tài liệu tham khảo cho CBQL
các trường THPT, giúp hiệu trưởng hiểu rõ chức năng của mình trong công tác, để
xác định và lựa chọn việc học tập, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng theo yêu cầu chuẩn hóa
và tăng cường năng lực thực hiện nhiệm vụ khi được giao phó.
10. Cấu trúc của luận án. Luận án gồm các phần:
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về chức năng của hiệu trưởng trường trung học phổ
thông. Chương 2: Thực trạng thực hiện chức năng của Hiệu trưởng trường trung
học phổ thông Việt Nam và công tác bồi dưỡng hiệu trưởng hiện nay.
Chương 3: Đổi mới công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT đáp ứng yêu cầu
thực hiện các chức năng của hiệu trưởng trong bối cảnh mới.
Kết luận và khuyến nghị
10