Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.07 KB, 213 trang )
4
5
6
Chức năng quản lý chiếm ưu thế
Phải đảm bảo cân bằng giữa lãnh đạo và quản lý
Ý kiến khác
- HT phải đảm nhiệm chức năng phối hợp và phục vụ
cộng đồng
- Trong môi trường phân cấp, hiệu trưởng phải đề cao
vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm
- Để thực hiện được các chức năng của mình hiệu
trưởng phải có kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin
- Hiệu trưởng phải thực hiện chức năng tham mưu
37
197
12.8
68.16
195
68.16
109
67.47
158
54.67
45
15,57
Các đối tượng có liên quan cũng có nhận định thống nhất với hiệu trưởng.
Nhiều ý kiến (68.16%) khẳng định hiệu trưởng cần làm tốt chức năng phối hợp và
phục vụ cộng đồng. Họ cũng nhận thấy rằng, hiện nay, nội dung của chức năng này
phong phú hơn và cũng yêu cầu ở hiệu trưởng cao hơn. Vai trò tự chủ, chức năng
tham mưu của hiệu trưởng cũng được các đối tượng liên quan đề cập.
Tác giả đã tiến hành phỏng vấn một số hiệu trưởng, kết quả thu được như sau:
Hiệu trưởng Nguyễn Tấn S. nhấn mạnh: Hiệu trưởng phải là nhà lãnh đạo,
nhà quản lý và là một thủ lĩnh; Hiệu trưởng phải như một nhạc trưởng. Hiệu trưởng
phải thực hiện cả ba chức năng lãnh đạo, quản lý, phối hợp và phục vụ cộng đồng
một cách đồng bộ. Về chức năng phối hợp và phục vụ cộng đồng đòi hỏi các hiệu
trưởng phải chú ý nhiều hơn, phải làm cho nhà trường gắn với xã hội hơn, vì có lúc,
có nơi chức năng này bị xem nhẹ.
Hiệu trưởng Nguyễn Xuân T. phân tích cụ thể hơn:(1) Người hiệu trưởng cần
phải biết lập kế hoạch chiến lược. Nếu chỉ lập kế hoạch năm học, tầm nhìn hạn chế,
lúng túng khi gặp tình huống như thiếu cán bộ lãnh đạo, thiếu giáo viên, thiếu cơ sở
vật chất do không dự báo được trước sự phát triển của giáo dục, của nhà trường.
Hiệu trưởng trường THPT phải lập được kế hoạch 5 năm tương ứng với nhiệm kì
làm hiệu trưởng của mình; Làm tốt khâu hoạch định chiến lược, hiệu trưởng sẽ chủ
động trong lãnh đạo và quản lý nhà trường, các tình huống đều được dự báo, có các
biện pháp giải quyết. (2) Hiệu trưởng phải quan tâm lãnh đạo và quản lý hoạt động
dạy và học, giáo dục. Biết huy động, khơi gợi và phát huy tiềm năng của giáo viên;
biết xây dựng môi trường học tập an toàn, hiệu quả. (3) Hiệu trưởng phải lãnh đạo
và quản lý phát triển đội ngũ. Hiệu trưởng phải quan tâm đến đời sống tinh thần và
vật chất của đội ngũ. Khi được quan tâm đúng đủ theo hướng tích cực, vừa phải,
89
chấp nhận được thì giáo viên sẽ cống hiến hết mình cho sự nghiệp chung của nhà
trường. Hiệu trưởng phải tạo điều kiện cho giáo viên tự học bồi dưỡng, khuyến
khích động viên kịp thời, trân trọng từng sự cố gắng của mỗi giáo viên. Hiệu trưởng
phải nhận thức rõ sự cống hiến, đóng góp của mỗi giáo viên cho dù sự cống hiến đó
là nhỏ nhất. (4) Hiệu trưởng phải có chức năng phối hợp và phục vụ cộng đồng.
Phương châm giáo dục kết hợp nhà trường, gia đình và xã hội đã nói lên điều đó. Sự
nghiệp giáo dục là của toàn dân, toàn xã hội, do vậy hiệu trưởng phải biết phát huy
sức mạnh của cộng đồng, của đoàn thể, của các đơn vị. Hiệu trưởng có nhiều mối
quan hệ ngang, dọc cả bên trong, bên ngoài nhà trường, tạo được mối quan hệ tốt sẽ
góp phần vào sự thành công của trường.
Hiệu trưởng Đỗ Văn L. cho rằng, hiệu trưởng phải biết quan sát sự vật hiện
tượng một cách tinh tế. Mỗi người quan sát theo một góc độ khác nhau, phát hiện
cái mới khác nhau, thậm chí có người chỉ quan sát mà không phát hiện được quy
luật bên trong của sự vật và hiện tượng. Hiệu trưởng phải biết phân tích, so sánh, dự
báo quy luật. Hiệu trưởng phải biết biến khó thành dễ, lạ thành quen, phức tạp thành
đơn giản; biết lập kế hoạch hoạt động, xây dựng các biện pháp cụ thể, chủ động cả
về thời gian, giải pháp để giải quyết các tình huống. Hiệu trưởng phải chỉ đạo sát
sao việc thực hiện kế hoạch, uốn nắn kịp thời, điều chỉnh hợp lý. Hiệu trưởng phải
biết quản lý sự thay đổi: chấp nhận sự thay đổi, dự báo sự thay đổi, điều chỉnh sự
thay đổi để nhà trường phát triển bền vững. Hiệu trưởng phải năng động, linh hoạt,
dám nghĩ, dám làm, tự chịu trách nhiệm, tự quyết định. Hiệu trưởng ngày nay phải
có năng lực lãnh đạo và năng lực hoạt động xã hội; hiệu trưởng cần phải thay đổi tư
duy và hành động để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà trường hiện đại.
Một số hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú (hiệu trưởng Phương
Ngọc T., Thái Doãn Đ., Triệu Thị C, Danh Đ.) cho biết: hiệu trưởng trường THPT
vừa là nhà lãnh đạo, vừa là nhà quản lý. Lãnh đạo để định hướng đúng quan điểm
giáo dục của Đảng. Quản lý tốt để đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra. Trong vai trò
nhà lãnh đạo hiệu trưởng cần tập trung xây dựng sứ mạng, mục tiêu, tầm nhìn định
hướng phát triển nhà trường theo từng giai đoạn (một năm, ba năm, năm năm và
mười năm). Trong vai trò người quản lý, hiệu trưởng cần xây dựng chế tài, quy định
làm việc ở cơ quan trường học đảm bảo đúng pháp luật, đúng điều lệ một cách khoa
90
học, hợp lý. Ngày nay, vai trò của hiệu trưởng tiếp tục được khẳng định là rất quan
trọng, có tác động mạnh mẽ đến các hoạt động của nhà trường, thậm chí trong nhiều
hoàn cảnh cụ thể, hiệu trưởng giữ vai trò quyết định đến sự thành bại của nhà
trường. Vì thế, hiệu trưởng cần được đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung kiến thức, kinh
nghiệm nhiều hơn và theo những phương thức phù hợp nữa. Các hiệu trưởng này
cũng cho rằng, chức năng phối hợp và phục vụ cộng đồng của hiệu trưởng loại
trường này có một số điểm khác. Trách nhiệm xã hội của trường PTDTNT được
gắn liền với sứ mạng của nhà trường là tạo nguồn cán bộ người dân tộc cho địa
phương, vùng dân tộc. Việc tuyên truyền vận động xã hội thường liên quan đến vận
động học sinh ra lớp, chống bỏ học, bài trừ các hủ tục (như tảo hôn, mê tín), phòng
chống tệ nạn xã hội (hút thuốc phiện, uống rượu…), tạo điều kiện cho học sinh gái
đi học. Công tác ở loại hình trường này, hiệu trưởng, CBQL và giáo viên biết một
chút tiếng dân tộc, hiểu biết văn hóa, phong tục của đồng bào dân tộc là rất cần
thiết.
Hiệu trưởng Nguyễn Bắc D. nêu rõ: hiệu trưởng có thể không là giáo viên
dạy giỏi, nhưng phải là người quản lý tốt. Hiệu trưởng phải có năng lực quản lý tổ
chức, biết cách lập kế hoạch và tổ chức kế hoạch; biết về mối quan hệ thông tin đại
chúng để nhờ đó có thể "quảng bá" cho trường mình. Hiệu trưởng phải là người vừa
nắm bắt thông tin vừa kiểm soát thông tin và biết cách xử lý thông tin hợp tình hợp
lý. Người hiệu trưởng bây giờ không chỉ là người quản lý giáo dục mà còn là một
nhà lãnh đạo, vị quan tòa, nhà quản lý tài chính. Tùy từng giai đoạn, từng hoàn
cảnh, từng thời điểm của trường mà người hiệu trưởng đưa ra vấn đề trọng tâm, vận
dụng kế hoạch cấp trên đưa ra sao cho phù hợp với điều kiện của nhà trường và phù
hợp với sự phát triển…
Tổng hợp từ các câu trả lời nội dung phỏng vấn về hoạt động lãnh đạo quản
lý trường học của hiệu trưởng trường THPT và sự thay đổi trong chức năng, nội
dung, yêu cầu thực hiện, các ý kiến đều nhấn mạnh:
- Hiệu trưởng phải đảm nhiệm nhiều chức năng, hiệu trưởng vừa có chức
năng lãnh đạo, vừa có chức năng quản lý, vừa có chức năng phối hợp và phục vụ
cộng đồng.
91
- Một số cho rằng hiệu trưởng có bốn chức năng cơ bản: lập kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo và kiểm tra. Ý kiến này không sai vì theo đúng quan điểm và sự phân
tích trong một số tài liệu khoa học trước đây, nhưng chưa đủ.
- Một số khác phân tích sâu hơn và nêu ý kiến: trước đây chức năng lãnh đạo
được đề cập ở việc hiệu trưởng thực hiện quyền để chỉ huy, giao việc, hướng dẫn
thực hiện các hoạt động theo kế hoạch như thế nào. Ngày nay chức năng lãnh đạo
có nội dung phong phú hơn. Xác định tầm nhìn, sứ mạng, giá trị, hỗ trợ chuyên môn
cho đội ngũ…là các hoạt động thuộc về chức năng lãnh đạo.
- Hiệu trưởng phải thực hiện sự phân cấp, trao quyền cho cán bộ, giáo viên,
nhân viên; chú trọng phát triển năng lực cho đội ngũ; xây dựng các nhóm làm việc
với tinh thần hợp tác, chia sẻ.
- Hiệu trưởng phải coi trọng sự tương tác với các thành viên, thay vì dùng
các mệnh lệnh hành chính, hiệu trưởng cần dẫn dắt động viên để mọi người tự giác
hành động hoàn thành nhiệm vụ của mình.
- Chức năng phối hợp và phục vụ cộng đồng cũng có nội dung phong phú
hơn và yêu cầu cao hơn. Hiệu trưởng phải biết phát huy sức mạnh tổng hợp của
cộng đồng, của các đoàn thể, phát triển các mối quan hệ ngang, dọc để đưa nhà
trường phát triển. Đồng thời chủ động tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng.
Tại các cuộc thảo luận theo nhóm nhỏ với một số hiệu trưởng, bên cạnh
những khẳng định đúng về các chức năng của hiệu trưởng trường THPT, sự thay
đổi trong nội dung và yêu cầu thực hiện, vẫn còn một vài ý kiến cho rằng: hiệu
trưởng trường THPT không nhất thiết phải lập kế hoạch chiến lược; các khái niệm
tầm nhìn, sứ mạng cũng khá mới mẻ đối với họ. Một số hiệu trưởng trường THPT
công lập cho rằng: vấn đề tuyển dụng cán bộ giáo viên họ vẫn chưa được trao quyền
tự chủ nên với họ chỉ cần biết cách phân công đội ngũ hợp lý, triển khai các hoạt
động bồi dưỡng theo kế hoạch, đánh giá xếp loại viên chức đình kì, thực hiện các
hoạt động thi đua khen thưởng đảm bảo yêu cầu là được.
Trong một số bài kiểm tra học phần trong các khóa bồi dưỡng CBQL trường
học tổ chức tại Học viện Quản lý giáo dục, khi được hỏi về mối quan hệ giữa giáo
dục nhà trường với cộng đồng xã hội và xác định các việc mà nhà quản lý cần làm để
duy trì phát triển mối quan hệ này, 100% học viên đều phân tích và xác định đúng
92
mối quan hệ biện chứng có tính “cân bằng động” giữa giáo dục, nhà trường và cộng
đồng xã hội, khẳng định chức năng xã hội của nhà trường. Tuy nhiên, các bài làm
thường phân tích mối quan hệ giữa giáo dục và nhà trường nói chung, chưa làm rõ
quan hệ giữa giáo dục THPT với cộng đồng xã hội. Ở nội dung yêu cầu xác định các
việc hiệu trưởng cần làm để duy trì và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường và xã
hội, đa số các học viên đều xác định được các việc:
- Phải xây dựng được hội phụ huynh học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh,
đảm bảo sự liên lạc thường xuyên với gia đình học sinh trong việc trao đổi kết quả
học tập, rèn luyện và phương pháp giáo dục học sinh.
- Huy động được các nguồn lực từ gia đình học sinh và cộng đồng để xây
dựng và phát triển nhà trường .
- Tổ chức các hoạt động kết nghĩa với các cơ quan, đơn vị, tổ chức để phối
hợp tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
- Tham gia tích cực các sự kiện, các cuộc vận động xã hội rộng lớn;
- Thực hiện dân chủ hóa trong quản lý nhà trường, xây dựng hòm thư góp ý,
tiếp thu các ý kiến góp ý từ xã hội để điều chỉnh các hoạt động của nhà trường.
- Khảo sát nhu cầu xã hội để xây dựng kế hoạch tuyển sinh.
- Huy động cộng đồng hỗ trợ nâng cấp cơ sở vật chất, bồi dưỡng học sinh
năng khiếu và học sinh có khó khăn…
Tuy nhiên, đa số các câu trả lời (gần 70%) đều tập trung vào các công việc
nhằm huy động nguồn lực từ cộng đồng xã hội để phát triển nhà trường; Các hoạt
động thể hiện trách nhiệm xã hội của hiệu trưởng và nhà trường với cộng đồng ít
được đề cập hoặc đề cập nhưng chưa cụ thể. Điều đó cũng cho thấy còn một bộ
phận hiệu trưởng chưa nhận thức đầy đủ về vấn đề xã hội hóa giáo dục cũng như
chức năng phối hợp và phục vụ cộng đồng của mình. Do đó, các văn bản quy định
và việc bồi dưỡng cần giúp hiệu trưởng nhận thức đầy đủ hơn về các chức năng mà
họ phải đảm nhiệm gắn với môi trường luôn thay đổi.
2.2.2. Mức độ thực hiện các chức năng của hiệu trưởng THPT
Luận án này sử dụng phiếu đánh giá theo thang 5 bậc với mức độ tăng dần
để khảo sát thực trạng thực hiện các chức năng của hiệu trưởng. Kết quả tự đánh giá
việc thực hiện chức năng của hiệu trưởng được tổng hợp ở bảng tại phụ lục số 6. Có
93
thể hình dung mức độ thực hiện các chức năng của hiệu trưởng do các hiệu trưởng
tự đánh giá trong biểu đồ 2.1. sau đây:
Biểu đồ 2.1. Mức độ thực hiện các chức năng do hiệu trưởng tự đánh giá
Biểu đồ trên cho thấy, các hiệu trưởng tự đánh giá việc thực hiện các chức
năng ở mức độ trung bình. Trong đó, họ tự đánh giá ở mức cao nhất việc thực hiện
chức năng quản lý và đánh giá ở mức thấp nhất việc thực hiện chức năng lãnh đạo.
Các hoạt động thuộc chức năng quản lý và chức năng phối hợp và phục vụ cộng
đồng (xác định mục tiêu ngắn hạn, xây dựng kế hoạch và chương trình hành động,
triển khai các hoạt động, giám sát và đánh giá các hoạt động của nhà trường, liên hệ
với CMHS, tham gia hoạt động xã hội…) được đánh giá thực hiện tốt hơn. Điều này
cho thấy, hiệu trưởng trường THPT đã bám sát các nhiệm vụ được quy định trong
Điều lệ trường học để triển khai thực hiện. Còn các hoạt động thuộc nhóm chức
năng lãnh đạo thực hiện ở mức độ thấp hơn, nhất là các hoạt động xác định tầm
nhìn, sứ mạng, xác định mục tiêu dài hạn và lựa chọn chiến lược phát triển nhà
trường. Việc hoạch định chiến lược được hiệu trưởng các trường ngoài công lập,
trường chuyên thực hiện tốt hơn. Một vài hiệu trưởng không trả lời do không có
thông tin hay biết rất ít về những vấn đề này.
Các đối tượng khác đánh giá thực trạng thực hiện các chức năng của hiệu
trưởng trường THPT khá thống nhất với tự đánh giá của hiệu trưởng (chi tiết điểm
đánh giá trong bảng ở phụ lục số 7). Đánh giá của các bên liên quan về mức độ thực
hiện các chức năng của hiệu trưởng được thể hiện trong biểu đồ 2.2 dưới đây:
94
Biểu đồ 2.2. Mức độ thực hiện các chức năng của hiệu trưởng
do PHT, GV cốt cán và CBQL Phòng CM sở GD đánh giá
Tác giả sử dung phương pháp thống kê toán học để so sánh tự đánh giá của
hiệu trưởng và các bên liên quan đánh giá hiệu trưởng về mức độ thực hiện các
chức năng. Trên cơ sở tổng hợp kết quả đánh giá ở phụ lục 10, với n =25 < 30, tính
giá trị kiểm định Tkđ để kiểm định giả thiết về sự khác biệt giữa 2 số trung bình của
2 tổng thể. Giả sử H0: là kết quả khảo sát tự đánh giá mức độ thực hiện các chức
năng của hiệu trưởng THPT và đánh giá của nhóm các bên liên quan là không có sự
khác biệt. Với mức độ tin cậy 95% ta có kết quả sau: độ lệch chuẩn mẫu ≈
0.302114. Có được: │Tkđ│= │-0.8584│< T= 2.064. Chấp nhận giả thiết H0, tức là
hai nhóm khảo sát đánh giá như nhau về mức độ thực hiện các hoạt động thuộc
chức năng của hiệu trưởng THPT.
Khi quan sát kết hợp với xem xét kế hoạch hay nhật ký công tác của một số
hiệu trưởng THPT, tác giả nhận thấy: bên cạnh các hoạt động xây dựng và tổ chức
thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; phối kết hợp với cộng đồng (tộc họ,
CMHS...) trong việc khuyến học, khuyến tài, hiệu trưởng phải chỉ đạo, tổ chức thực
hiện đón tiếp và phân công hướng dẫn giáo sinh thực tập, triển khai các công việc
đột xuất như phòng chống bão lụt, giải quyết hậu quả sau bão...Các công việc đó
cho thấy hiệu trường vừa thực hiện chức năng lãnh đạo, vừa thực hiện chức năng
phối hợp và phục vụ cộng đồng rất rõ nét và đòi hỏi ở hiệu trưởng trách nhiệm xã
hội và khả năng ứng phó với tình trạng khẩn cấp. Qua nhật kí hay kế hoạch chưa
đánh giá được mức độ thực hiện chức năng nhưng thấy rõ các hoạt động thực hiện
chức năng của hiệu trưởng.
Khi đánh giá chung về mức độ thực hiện chức năng của hiệu trưởng, các ý
kiến thống nhất rằng: có nhiều hiệu trưởng giỏi, chủ động, sáng tạo. Song còn một bộ
95
phận hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ rập khuôn, thụ động và nhiều người thiếu kỹ
năng thực hiện.
Với cách tiếp cận đối tượng trên những góc độ khác nhau, sử dụng cách hỏi
khác nhau về các nội dung liên quan, kết quả nghiên cứu thực trạng thực hiện các
chức năng của hiệu trưởng trường THPT ở đây có sự tương đồng với kết quả của
một số nghiên cứu khác.
Năm 2007, dự án SREM [23] để đánh giá thực trạng và phân tích nhu cầu
bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông (trong đó có hiệu trưởng THPT) đã sử
dụng các bộ phiếu hỏi, các phiếu phỏng vấn sâu, tiến hành các cuộc thảo luận nhóm
bán cấu trúc, thảo luận theo chủ đề. Dự án đã tổng hợp báo cáo kết quả khảo sát
thực trạng năng lực của hiệu trưởng và công tác bồi dưỡng hiệu trưởng ở Việt Nam.
Bên cạnh nhận định về đạo đức phẩm chất và sự tận tâm, có trách nhiệm của đa số
hiệu trưởng, báo cáo của dự án cũng khẳng định năng lực của đội ngũ hiệu trưởng
còn những hạn chế và khó khăn nhất định. Khi đề cập đến các khó khăn thường gặp
trong quản lý nhà trường, các hiệu trưởng tập trung vào 5 lĩnh vực: quản lý học
sinh, quản lý giáo viên, quản lý cơ sở vật chất, quản lý việc thực hiện cơ chế chính
sách và quản lý một số vấn đề khác. Trong đó, đứng ở vị trí cao nhất là khó khăn
trong thực hiện quản lý cơ sở vật chất. Các khó khăn chủ yếu do thiếu kỹ năng quản
lý. Có hiệu trưởng đề cập đến các khó khăn trong thực hiện quản lý ở phạm vi khá
rộng như: kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng quản lý tài chính, kỹ năng quản lý hồ sơ,
quản lý chất lượng, kỹ năng quản lý chuyên môn. Một số khác lại đề cập đến các kỹ
năng cụ thể như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng thu thập và xử lý
thông tin, kỹ năng trình bày, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng theo dõi đánh giá, kỹ năng
vận động thuyết phục, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng xác định các bên có liên quan, kỹ
năng ra quyết định quản lý... Như vậy, theo kết quả từ nghiên cứu này phản ánh khó
khăn, hạn chế của hiệu trưởng trường THPT trong thực hiện một số kỹ năng tác
nghiệp. Các kỹ năng đó bao gồm cả kỹ năng thực hiện một số hoạt động thuộc chức
năng lãnh đạo, chức năng quản lý, chức năng phối hợp và phục vụ cộng đồng.
Tham gia thực hiện một khảo sát khác để đánh giá trình độ, năng lực quản lý
giáo dục của CBQL trường THPT, tác giả đã tổng hợp được kết quả trong bảng 2.7.
sau đây :
96