1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

ở hai tỉnh Bắc Giang và Hải Phòng theo Chuẩn hiệu trưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.07 KB, 213 trang )


- Đa số các hiệu trưởng THPT chưa được tiếp cận tới những lý luận về khoa

học quản lý trong bối cảnh hội nhập nên một số khái niệm như: "tầm nhìn", "sứ

mạng", "giá trị" của nhà trường, "lãnh đạo nhà trường" và "quản lý nhà trường"...

chưa được hiểu và phân biệt một cách tường minh để vận dụng vào thực tiễn cũng

như đánh giá theo chuẩn.

- Cần có kế hoạch bồi dưỡng các hiệu trưởng, hiệu phó trường THPT về

khoa học quản lý với những quan điểm và lý luận mới. Bồi dưỡng phải giúp hiệu

trưởng hiểu rõ họ phải làm gì, làm như thế nào để nâng cao chất lượng, hiệu quả

giáo dục của nhà trường.

Qua nghiên cứu so sánh, thấy rằng: kết quả nghiên cứu của luận án rất thống

nhất với kết quả của một số nghiên cứu khác trong cùng thời gian từ năm 2006 đến

2010 về các nội dung liên quan. Căn cứ vào các phân tích về chức năng của hiệu

trưởng ở mục 1.3. và kết quả khảo sát, tìm hiểu thực trạng trên đây, có thể khái quát

thực trạng thực hiện chức năng của hiệu trưởng như sau:

* Chức năng quản lý được các hiệu trưởng thực hiện tốt hơn so với các

chức năng khác.

Những việc đã làm được:

- Xác định được mục tiêu ngắn hạn gắn với thực tế nhà trường và khớp nối

với yêu cầu của ngành và địa phương; huy động được cán bộ cốt cán tham gia xây

dựng các kế hoạch hành động và chương trình hoạt động;

- Triển khai thực hiện các kế hoạch kịp thời và đúng tiến độ;

- Phân công sử dụng đội ngũ hợp lý;

- Chú trọng hướng dẫn giáo viên, nhân viên xây dựng và thực hiện kế hoạch

công tác, giảng dạy, giáo dục;

- Quản lý khá tốt hoạt động dạy học, đảm bảo thực hiện nghiêm túc chương

trình giáo dục;

- Triển khai các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, nhân viên;

- Nhiều trường, hiệu trưởng đã chủ trì xây dựng quy chế hoạt động của

trường trên cơ sở quy định của điều lệ, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà

trường;

- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ.



103



- Thực hiện kiểm tra, đánh giá các hoạt động của cá nhân và nhà trường theo

đúng các quy định hiện hành…

Những hạn chế :

- Trong thực hiện các hoạt động vẫn thiếu một số kỹ năng và chưa đạt đến

mức thuần thục. Chẳng hạn: chưa hiểu biết và vận dụng hợp lý các phương pháp

xác định mục tiêu trong xây dựng kế hoạch;

- Chưa sử dụng tốt kênh thông tin phản hồi để ra các quyết định điều chỉnh

và thực hiện tốt các hoạt động sau kiểm tra; lúng túng trong xử lý sai phạm;

- Một bộ phận hiệu trưởng còn lúng túng trong quản lý tài chính, quản lý cơ

sở vật chất và quản lý hành chính.

* Chức năng lãnh đạo các hiệu trưởng thực hiện được ở mức độ thấp hơn

(điểm đánh giá trung bình trên 3,0 điểm).

Những việc đã làm được:

- Một số hiệu trưởng đã xác định được sứ mạng, tầm nhìn, tổ chức xây dựng

được kế hoạch chiến lược, công bố trên trang web tầm nhìn, sứ mạng của nhà

trường để chia sẻ với các bên liên quan.

- Đã có những việc làm cụ thể tạo động lực làm việc cho cán bộ, giáo viên,

nhân viên;

- Xây dựng nếp sống văn hóa, chú ý giữ gìn phát huy truyền thống nhà

trường. Nhiều trường đã có logo, khẩu hiệu hành động; xây dựng quy tắc giao tiếp

ứng xử văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh.

- Kiên trì chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực lấy

người học làm trung tâm...

Những mặt hạn chế:

- Nhiều trường chưa xây dựng được kế hoạch chiến lược. Các khái niệm tầm

nhìn, sứ mạng, định hướng giá trị và các chiến lược chưa được hiểu đầy đủ. Một số

hiệu trưởng chưa hiểu rõ các khái niệm này nên cũng chưa vận dụng được.

- Hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên, nhân viên phát phát triển chuyên

môn chưa thật hiệu quả, chủ yếu thực hiện các biện pháp quản lý có tính hành

chính.



104



- Một số hiệu trưởng chưa mạnh dạn trao quyền điều hành cho cấp dưới nên

trong công tác còn tình trạng ôm đồm, sa vào giải quyết các vấn đề có tính sự vụ.

- Ở nhiều trường hiệu trưởng chưa xây dựng được nhà trường thành tổ chức

học tập với các hoạt động cụ thể; một số hiệu trưởng chưa trở thành người học dẫn

đầu, chưa chủ động trong chia sẻ tri thức và kinh nghiệm giáo dục với đồng nghiệp;

- Vai trò lãnh đạo nhóm chưa được thực hiện hiệu quả.

- Chưa chủ động và mạnh dạn tạo ra những thay đổi trong hoạt động của nhà

trường. Chưa thực sự khuyến khích sự sáng tạo của cán bộ, giáo viên và nhân viên.

* Chức năng phối hợp và phục vụ cộng đồng: Các hiệu trưởng được đánh

giá là thực hiện được những hoạt đông cơ bản. Điểm đánh giá một số hoạt động

thực hiện nhóm chức năng cộng đồng cũng đạt trên mức trung bình.

Những việc đã làm được:

- Xây dựng được mối quan hệ với gia đình học sinh bằng các hình thức khá

phong phú: thông qua họp phụ huynh, sổ liên lạc, lập hòm thư góp ý; tiếp nhận các

thông tin phản hồi từ gia đình học sinh, người học và xã hội để điều chỉnh các hoạt

động của nhà trường gắn với nhu cầu xã hội.

- Huy động được các nguồn lực từ gia đình học sinh và các tổ chức, cá nhân

để phát triển nhà trường.

- Một số hiệu trưởng đã phát huy tốt vai trò dòng họ, già làng, trưởng thôn,

bản… trong hoạt động khuyến học, khuyến tài. Kết nghĩa với cơ quan, đơn vị trên

địa bàn trong tổ chức các hoạt động.

- Hiệu trưởng đã thường xuyên gặp gỡ các cán bộ quản lý các cấp ở địa

phương để báo cáo, trao đổi về các vấn đề liên quan đến hoạt động của nhà trường;

tạo dựng được mối quan hệ gắn kết với chính quyền địa phương;

- Tham gia và huy động các thành viên trong trường tham gia nhiệt tình các

phong trào hoạt động văn hóa, văn nghệ ở địa phương.

Các mặt còn hạn chế:

- Chưa triển khai tích cực và hiệu quả hoạt động phối hợp với gia đình, các

trường đại học, cao đẳng, dạy nghề và các cơ quan liên quan trong hoạt động hướng

nghiệp, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh;



105



- Chưa khai thác hiệu quả các hình thức truyền thông, chưa phối hợp tốt với

các cơ quan truyền thông để tuyên truyền về các hoạt động của nhà trường và các

vấn đề giáo dục học sinh thuộc cấp học;

- Nhiều trường, hiệu trưởng chưa ứng dụng được CNTT trong công khai các

hoạt động của nhà trường với cộng đồng xã hội.

- Vai trò tuyên truyền, chuyển giao, ứng dụng các kiến thức khoa học vào

đời sống cộng đồng còn hạn chế.

- Việc phối hợp ba môi trường giáo dục gia đình- nhà trường- xã hội trong

quản lý ngăn ngừa các tác động xấu từ xã hội, từ từ Internet...đến học sinh chưa

hiệu quả.

- Ở nhiều trường chưa triển khai được các hoạt động hợp tác quốc tế để trao

đổi kinh nghiệm giáo dục, tăng cường các hoạt động phát triển nhà trường trong bối

cảnh hội nhập...

2.3. Thực trạng công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT ở Việt Nam

2.3.1. Về các quy định và chính sách liên quan đến công tác bồi dưỡng hiệu

trưởng trường THPT

Trong Chiến lược phát triển giáo dục quốc gia [76], Đảng và Nhà nước ta

khẳng định vai trò nòng cốt của đội ngũ CBQL các cấp và cho rằng, một trong

những giải pháp đột phá để phát triển giáo dục là phải xây dựng và phát triển đội

ngũ CBQL có năng lực và phẩm chất tương xứng để có thể quản lý hệ thống giáo

dục đang ngày càng phát triển và mở rộng. Xây dựng lực lượng cán bộ quản lý tận

tâm, thạo việc, có năng lực điều hành; xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ quản lý phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục; có chế độ đãi ngộ xứng đáng

đối với đội ngũ cán bộ quản lý... là những vấn đề được quan tâm chỉ đạo thực hiện.

Ngày 15 tháng 6 năm 2004, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Chỉ thị

số 40-CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ

quản lý giáo dục [1], trong đó nêu rõ: tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo,

cán bộ quản lý giáo dục để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm đủ số lượng và

cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ

nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Tăng cường công tác dự báo, đổi mới công tác

quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý



106



giáo dục. Có chính sách điều tiết số lượng và cơ cấu đội ngũ này cho phù hợp với

yêu cầu phát triển giáo dục. Mở rộng hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng đào

tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Rà soát, bổ sung, hoàn

thiện các quy định, chính sách, chế độ và bổ nhiệm, sử dụng, đãi ngộ, kiểm tra,

đánh giá đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cũng như các điều kiện bảo đảm

việc thực hiện các chính sách, chế độ đó, nhằm tạo động lực thu hút, động viên đội

ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục.

Công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục (trong đó có hiệu trưởng) đã

được quy định khá rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật. Chính phủ đã ban

hành nghị định 18/2010/NĐ-CP [13] (gọi tắt là Nghị định 18) về công tác đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ, công chức. Trong đó nhấn mạnh: mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng

công chức nhằm (1) Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ,

công vụ, (2) Góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp có đủ năng lực

xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại. Nghị định cũng nêu rõ nguyên tắc bồi

dưỡng “phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn của ngạch công chức, tiêu

chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực

của cơ quan, đơn vị.”. Chế độ, nội dung đào tạo bồi dưỡng, chương trình, giảng

viên, tổ chức đào tạo bồi dưỡng cũng được quy định cụ thể… Tại điều 8 của Nghị

định về biên soạn chương trình tài liệu bồi dưỡng nêu: (1) Chương trình, tài liệu

được biên soạn căn cứ vào tiêu chuẩn của ngạch công chức, chức vụ lãnh đạo, quản

lý và yêu cầu nhiệm vụ; (2) Nội dung các chương trình, tài liệu phải bảo đảm kết

hợp giữa lý luận và thực tiễn, kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành, tính

liên thông, không trùng lặp; (3) Chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng phải được

bổ sung, cập nhật phù hợp với tình hình thực tế. Như vậy theo quy định này, việc

biên soạn chương trình tài liệu bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT phải được thực

hiện dựa trên các quy định về tiêu chuẩn hiệu trưởng và những nghiên cứu cụ thể về

yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Mặt khác, Nghị định

quy định cụ thể thời gian, nội dung bồi dưỡng cán bộ công chức ở từng vị trí, chức

danh và phân cấp trong quản lý hoạt động này.

Thực hiện Nghị định 18, công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường học đã được

phân cấp trong quá trình triển khai. Bồi dưỡng hiệu trưởng trường mầm non, tiểu



107



học, THCS giao cho các trường cao đẳng sư phạm hay các trường bồi dưỡng cán bộ

giáo dục địa phương tổ chức. Bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT do Học viện

Quản lý giáo dục và Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục thành phố Hồ Chí Minh

đảm nhiệm. Trong 35 năm qua Học viện Quản lý giáo dục đã triển khai 61 khóa bồi

dưỡng CBQL trường THPT, 17 khóa bồi dưỡng CBQL trường phổ thông DTNT tại

Học viện và nhiều khóa tại các địa phương Thanh Hóa, Phú Thọ với hàng vạn lượt

học viên tham gia; Trường Cán bộ giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức được

nhiều khóa tại trường và nhiều khóa tại các tỉnh, thành phố của Nam Bộ với trên

4606 lượt học viên tham gia, chưa kể số học viên học chung với một số đối tượng

khác tai địa phương (theo số liệu của phòng Đào tạo- Trường Cán bộ Giáo dục

thành phố Hồ Chí Minh cung cấp).

Để đảm bảo chế độ và khuyến khích cán bộ, công chức tham gia các khóa

đào tạo, bồi dưỡng, để các cơ sở thực hiện nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng làm tốt công

việc được giao, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 139/2010/TT-BTC Quy định

việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công

tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Các cơ sở được giao nhiệm vụ bồi dưỡng

CBQL cho ngành và các địa phương đã vận dụng và thực hiện khá tốt thông tư này,

tạo điều kiện cho hàng vạn lượt CBQLGD trong đó có hiệu trưởng trường THPT

tham gia học tập bồi dưỡng.

Điều 16 của Luật Giáo dục [64] nêu rõ: Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò

quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Cán bộ

quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức,

trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân… Nhà nước có kế

hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát

huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm phát triển sự

nghiệp giáo dục.

Nhiệm vụ của trường THPT được quy định tại điều 3 và trách nhiệm, quyền

hạn của hiệu trưởng được quy định tại điều 19 Điều lệ trường THCS, trường THPT

và trường phổ thông có nhiều cấp học [8]. Chuẩn Hiệu trưởng [6] qui định các tiêu

chuẩn trong đó có các tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo, quản lý và năng lực hoạt



108



động cộng đồng của hiệu trưởng. Đó là những cơ sở quan trọng để xác định mục

đích, yêu cầu, nội dung của công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT.

Một khía cạnh khác, trong điều 18 của Điều lệ [8] nêu rõ: hiệu trưởng phải

đạt tiêu chuẩn quy định tại Chuẩn hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và

trường phổ thông có nhiều cấp học. Theo quy định này, hiệu trưởng phải tự học, bồi

dưỡng và tham gia bồi dưỡng đạt được các tiêu chuẩn để có thể bổ nhiệm.

Hàng năm, trong triển khai nhiệm vụ năm học Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn

có hướng dẫn cụ thể về xây dựng và nâng cao chất lượng nhà giáo và cán bộ quản

lý giáo dục. Bộ đã xác định: tăng cường công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch;

quản lý, đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ

sở giáo dục có phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm cao, chuẩn hóa, đáp ứng

ngày càng tốt hơn yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, phục vụ công

cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Triển khai công tác đào tạo, bồi

dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu

và đảm bảo về chất lượng theo hướng chuẩn hóa, theo quy hoạch, kế hoạch. Thực

hiện đầy đủ, kịp thời việc đánh giá theo chuẩn, các chế độ, chính sách đối với nhà

giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, đặc biệt là các nhà giáo và cán bộ quản lý cơ

sở giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các cơ

sở giáo dục chuyên biệt.

Có thể nói, công tác bồi dưỡng hiệu trưởng đã được định hướng rõ ràng và

quy định cụ thể trong nhiều văn bản. Điều đó tạo thuận lợi lớn cho việc thực hiện.

Tuy nhiên, việc bồi dưỡng chưa có sự phân định giữa bồi dưỡng trước bổ

nhiệm và sau bổ nhiệm. Việc tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chưa

trở thành yêu cầu bắt buộc đối với CBQLGD các cấp. Một số quy định về nhiệm vụ

của hiệu trưởng trong Điều lệ nhà trường và yêu cầu năng lực trong chuẩn chưa

phản ánh đầy đủ hoạt động của hiệu trưởng theo chức năng mà họ đảm nhiệm hoặc

có chỗ chưa nhất quán. (Trong Điều lệ chủ yếu đề cập đến các nhiệm vụ thuộc chức

năng quản lý và chức năng phối hợp và phục vụ cộng đồng của hiệu trưởng; Trong

chuẩn có một số tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo của hiệu trưởng). Thêm vào đó,

một số tiêu chí đánh giá chưa cụ thể, khó định lượng; hướng dẫn đánh giá hiệu

trưởng theo chuẩn chia theo các mức nhưng việc mô tả cũng chưa tường minh. Một



109



trong những nguyên nhân của điều đó là do quá trình soạn thảo văn bản quy phạm

còn thiếu những cơ sở cần thiết dựa trên kết quả các nghiên cứu khoa học về hoạt

động của hiệu trưởng. Những điểm này là những gợi ý trong việc sử dụng kết quả

phân tích chức năng của hiệu trưởng trường THPT để hoàn thiện các chính sách,

quy định liên quan đến hiệu trưởng theo yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục, quản lý

nhà trường.

2.3.2. Về chương trình bồi dưỡng

Trước năm 1997, chương trình bồi dưỡng cơ bản dành cho CBQL trường phổ

thông đã được triển khai cùng với chương trình bồi dưỡng CBQL Phòng Giáo dục

và Đào tạo cấp quận/huyện. Đối tượng tham gia chương trình bao gồm cả hiệu

trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, và một số đối tượng khác. Nội

dung chương trình bồi dưỡng đề cập đến các vấn đề: Cơ sở khoa học của quản lý

giáo dục; Lý luận về tổ chức quản lý giáo dục; Nghiệp vụ quản lý trường học; Thực

tế các cơ sở giáo dục... Năm 1997, thực hiện yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ

công chức nhà nước ngành giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban

hành chương trình khung bồi dưỡng CBQLGD theo quyết định số 3481/BGDĐTQĐ (gọi tắt là chương trình 3481). Theo quyết định này, chương trình để bồi dưỡng

CBQL giữ chức vụ chủ chốt trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm các lĩnh vực

kiến thức về thức về đường lối và chính sách. quản lý hành chính nhà nước

(QLHCNN), quản lý giáo duc (QLGD), kiến thức, nghiệp vụ chuyên biệt và kiến

thức về ngoại ngữ, tin học. Trong đó, lĩnh vực kiến thức ngoại ngữ, tin học đã có

các chương trình bồi dưỡng riêng. Các lĩnh vực kiến thức còn lại được cấu tạo thành

một chương trình bồi dưỡng và gọi chung là kiến thức quản lý hành chính nhà nước

và quản lý giáo dục. Chương trình được thiết kế cho nhóm đối tượng A4 - CBQL

trường phổ thông, trong đó có chương trình dành cho HT, PHT trường THPT (phụ

lục số 20). Theo chương trình này, tỷ lệ các khối kiến thức được phân định:

Bảng 2.11. Các khối kiến thức trong chương trình 3481

Kiến thức

Khối kiến thức về đường lối chính sách

Khối kiến thức về nhà nước và quản lý hành chính nhà nước

Khối kiến thức quản lý nhà nước về giáo dục

Khối kiến thức chuyên biệt

Viết tiểu luận cuối khóa:



110



Số tiết

90

150

155

45

10



Tỷ lệ (%)

20.0

33.3

34.5

10.0

2.2



Theo tỷ lệ này, khối kiến thức về đường lối chính sách và kiến thức về quản

lý hành chính nhà nước chiếm tỷ lệ cao (53.3%) trong chương trình. Về triển khai

thực hiện chương trình, tỷ lệ các tiết nghe giảng; nghiên cứu tài liệu; thảo luận, thực

hành; khảo sát thực tế; kiểm tra và viết tiểu luận là:



K1: K2: K3: K4: K5 = 210:95:90:35:20



Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ giờ lý thuyết, tự học, thảo luận, nghiên cứu tài liệu,

kiểm tra trong chương trình 3481



Với quy định này, số tiết dành cho giảng vẫn chiếm phần lớn; thảo luận, thực

hành mới bằng khoảng 43% thời gian nghe giảng; thời gian thực tế cơ sở ít. Số bài

kiểm tra nhiều, nhưng số thời gian dành cho viết tiểu luận lại ít. Điều này chưa thật

phù hợp với bồi dưỡng CBQL trường học.

Trên cơ sở chương trình khung 3481, Học viện Quản lý giáo dục đã triển

khai thực hiện chương trình cụ thể với tổng số: 266 tiết (bao gồm lên lớp lý thuyết,

ôn tập, kiểm tra học phần, đi thực tế và viết tiểu luận cuối khóa; Không kể thời gian

tự nghiên cứu) (phụ lục số 20)

Trường Cán bộ Giáo dục Thành Phố Hồ Chí Minh cũng triển khai thực hiện

theo nội dung cụ thể gồm 26 chuyên đề, thực hiện trong 412 tiết lên lớp, 26 tiết

kiểm tra, 4 ngày thực tế cơ sở, 1 tuần thu hoạch cuối khóa (phụ lục số 21)

Bên cạnh chương trình 3481, một số chương trình bồi dưỡng ngắn hạn từ 35 ngày cũng được xây dựng và triển khai nhằm nâng cao năng lực cho CBQL

trường học về quản lý tài chính; quản lý nhân sự; quản lý thiết bị; trang bị kiến thức

về hội nhập kinh tế quốc tế, quản lý dạy học tích cực...

Năm 2007, thực hiện kế hoạch hợp tác giữa Bộ Giáo dục Singapore và Bộ

Giáo dục Việt Nam, Viện quản lý giáo dục Singapore và Học viện Quản lý giáo dục

Việt nam đã xây dựng và triển khai chương trình bồi dưỡng cho hiệu trưởng các



111



trường phổ thông Việt Nam với 7 chuyên đề (sau đây gọi tắt là chương trình V-S).

Mục tiêu của chương trình liên kết này là: Phát triển năng lực của Hiệu trưởng

trường phổ thông Việt Nam về lãnh đạo và quản lý nhà trường trong môi trường có

nhiều thay đổi, đổi mới cách suy nghĩ và hành động để trở thành người hiệu trưởng

biết gắn tầm nhìn với hành động, phát huy những giá trị nhà trường và bản thân cho

sự phát triển nhà trường, đào tạo học sinh trở thành những công dân có phẩm chất

và năng lực thực hiện đổi mới, phát triển đất nước trong thế kỷ 21. Đây là chương

trình bồi dưỡng nâng cao dành cho các hiệu trưởng đã tham gia chương trình 3481.

Đánh giá chung về các chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng THPT

Với chương trình 3481 và một số chương trình bồi dưỡng nâng cao như quản

lý tài chính, quản lý nhân sự trong trường THPT, các hiệu trưởng tham gia đã được

cung cấp những kiến thức cơ bản về đường lối chính sách phát triển KT-XH và phát

triển giáo dục của Đảng và Nhà nước; Các kiến thức cơ bản về Nhà nước, pháp luật

và quản lý hành chính nhà nước; kiến thức cơ bản về quản lý giáo dục, quản lý nhà

trường để vận dụng vào thực tiễn quản lý trường học.

(1) Chương trình 3481: Xét tổng thể các chuyên đề trong chương trình được

triển khai thực hiện chủ yếu đề cập đến các kiến thức, kỹ năng thuộc chức năng

quản lý và chức năng cộng đồng của hiệu trưởng. Ngoài kiến thức phần đường lối

chính sách và kiến thức phần quản lý hành chính nhà nước, phần kiến thức quản lý

giáo dục và kiến thức nghiệp vụ chuyên biệt chủ yếu tập trung vào các nội dung:

Đại cương về KHQL, khoa học QLGD:

- Chức năng quản lý

- Nguyên tắc và phương pháp quản lý

- Hệ thống GD quốc dân và nhà trường

- Quản lý nhà nước về GD

- Quản lý giáo dục trong mối quan hệ với kinh tế xã hội

- Các hoạt động quản lý trường học:

o Xây dựng kế hoạch năm học

o Xây dựng tập thể sư phạm trong trường THPT

o Xây dựng tập thể học sinh trong trường THPT

o Quản lý học động dạy học



112



o Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức, quốc tế và nhân văn

o Quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

o Quản lý hoạt động giáo dục thể chất, an nhinh, quốc phòng, giáo dục

dân số, môi trường và phòng chống tệ nạn xã hội

o Quản lý cơ sở vật chất thiết bị, quản lý tài chính

o Kiểm tra nội bộ trường học, thanh tra giáo dục

o Đánh giá trong giáo dục

o Người CBQL trường THPT, phong cách quản lý

o Quản lý giáo dục học sinh năng khiếu, học sinh có khó khăn…

o Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp

- Thực tế, viết thu hoạch

Trong chương trình này, nội dung kiến thức, kỹ năng tương ứng với chức

năng phối hợp và phục vụ cộng đồng được đề cập rất ít, chỉ trong 1 chuyên đề 4-5

tiết về quản lý trường THPT trong mối quan hệ với cộng đồng xã hội.

Trong chương trình 3481, phần đại cương KHQL có đề cập đến vấn đề lãnh

đạo nhưng trong khi triển khai không được cụ thể hóa vào chương trình chi tiết để

thực hiện. Các nội dung về hoạch định chiến lược, xây dựng văn hóa nhà trường,

lãnh đạo quản lý sự thay đổi, kiểm định chất lượng giáo dục…chưa được đề cập

đến.

Qua báo cáo tổng kết các khóa bồi dưỡng CBQL trường THPT tại Học viện

Quản lý giáo dục từ khóa 53 đến khóa 60 cũng như các ý kiến phản hồi của học viên

các lớp bồi dưỡng của TP. Hồ Chí Minh cho thấy, khoảng 4% học viên cho rằng nội

dung chương trình là rất phù hợp; 68% học viên cho rằng phù hợp; còn lại cho rằng ít

phù hợp; Từ khóa 58 đến khóa 60 có lồng ghép với chương trình V-S, phần đường lối

chính sách thay vì giảng về Chiến lược Giáo dục giai đoạn 2001-2010, đã đưa vào

chuyên đề đổi mới lãnh đạo quản lý trường phổ thông và định hướng Chiến lược phát

triển Giáo dục Việt Nam đến năm 2020 và chuyên đề Văn hóa nhà trường, được học

viên đánh giá là thiết thực hơn.

Đánh giá của người học

Trên 70% học viên đã tham gia bồi dưỡng theo chương trình 3481 khẳng định:



113



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (213 trang)

×