Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.07 KB, 213 trang )
o Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức, quốc tế và nhân văn
o Quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
o Quản lý hoạt động giáo dục thể chất, an nhinh, quốc phòng, giáo dục
dân số, môi trường và phòng chống tệ nạn xã hội
o Quản lý cơ sở vật chất thiết bị, quản lý tài chính
o Kiểm tra nội bộ trường học, thanh tra giáo dục
o Đánh giá trong giáo dục
o Người CBQL trường THPT, phong cách quản lý
o Quản lý giáo dục học sinh năng khiếu, học sinh có khó khăn…
o Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
- Thực tế, viết thu hoạch
Trong chương trình này, nội dung kiến thức, kỹ năng tương ứng với chức
năng phối hợp và phục vụ cộng đồng được đề cập rất ít, chỉ trong 1 chuyên đề 4-5
tiết về quản lý trường THPT trong mối quan hệ với cộng đồng xã hội.
Trong chương trình 3481, phần đại cương KHQL có đề cập đến vấn đề lãnh
đạo nhưng trong khi triển khai không được cụ thể hóa vào chương trình chi tiết để
thực hiện. Các nội dung về hoạch định chiến lược, xây dựng văn hóa nhà trường,
lãnh đạo quản lý sự thay đổi, kiểm định chất lượng giáo dục…chưa được đề cập
đến.
Qua báo cáo tổng kết các khóa bồi dưỡng CBQL trường THPT tại Học viện
Quản lý giáo dục từ khóa 53 đến khóa 60 cũng như các ý kiến phản hồi của học viên
các lớp bồi dưỡng của TP. Hồ Chí Minh cho thấy, khoảng 4% học viên cho rằng nội
dung chương trình là rất phù hợp; 68% học viên cho rằng phù hợp; còn lại cho rằng ít
phù hợp; Từ khóa 58 đến khóa 60 có lồng ghép với chương trình V-S, phần đường lối
chính sách thay vì giảng về Chiến lược Giáo dục giai đoạn 2001-2010, đã đưa vào
chuyên đề đổi mới lãnh đạo quản lý trường phổ thông và định hướng Chiến lược phát
triển Giáo dục Việt Nam đến năm 2020 và chuyên đề Văn hóa nhà trường, được học
viên đánh giá là thiết thực hơn.
Đánh giá của người học
Trên 70% học viên đã tham gia bồi dưỡng theo chương trình 3481 khẳng định:
113
- Về chương trình bồi dưỡng 3481 (450 tiết) với 04 khối kiến thức trang bị
cho người học khá hệ thống và bao quát những vấn đề liên quan đến quản lý nhà
trường. Các kiến thức về pháp luật, về đường lối của Đảng, chính sách của Nhà
nước trong phát triển giáo dục, mục tiêu, chương trình cấp học, lý luận quản lý và
các chuyên đề cụ thể và quản lý trường học (quản lý hoạt động dạy học, quản lý các
hoạt động giáo dục, quản lý cơ sở vật chất thiết bị và tài chính, quản lý phát triển
đội ngũ, xây dựng các mối quan hệ quản lý..) đã được đề cập.
- Phần lớn các kiến thức được cung cấp trong chương trình là thiết thực.
+ Phần Lý luận chung về quản lý và quản lý giáo dục với các nội dung tổng
quan về quản lý, quản lý giáo dục (khái niệm, đặc điểm của quản lý, quản lý giáo
dục, vai trò của người quản lý; nguyên tắc và phương pháp quản lý, các chức năng
quản lý; quyết định quản lý) với sự liên hệ thực tế phù hợp được học viên đánh giá
khá cao. (Khóa 60 triển khai từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2011 với 185 học viên, có
62% đánh giá tốt và 27% đánh giá khá về nội dung và chất lượng giảng dạy các
chuyên đề thuộc phần kiến thức này)[79].
+ Phần các kiến thức quản lý giáo dục và kiến thức chuyên biệt với các nội
dung cơ bản của quản lý trường học như lập kế hoạch năm học, quản lý các hoạt
động dạy học, giáo dục, xây dựng phát triển đội ngũ, quản lý tài chính, cơ sở vật
chất thiết bị trường học; quản lý công tác giáo dục học sinh có khó khăn trong học
tập và rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng học sinh năng khiếu; thanh tra giáo dục, kiểm
tra nội bộ trường học và đánh giá trong giáo dục. Mỗi nội dung đều đề cập đến các
khái niệm, nội dung và biện pháp thực hiện các hoạt động quản lý tương ứng (được
28% học viên đánh giá tốt và 31% đánh giá khá về nội dung và PPGD)[79].
- Tuy nhiên, tỷ lệ kiến thức giữa các phần chưa phù hợp, các kiến thức về
nhà nước, quản lý hành chính nhà nước còn nhiều và có những nội dung trùng lặp
với các chương trình bồi dưỡng kiến thức QLNN do các trường chính trị địa
phương bồi dưỡng CBQL các cấp, ngành khi mới bổ nhiệm. Phần kiến thức về quản
lý giáo dục và kiến thức chuyên biệt gắn với quản lý trường THPT các chuyên đề
được lựa chọn khá phù hợp nhưng mới tập trung vào chức năng quản lý, nội dung
còn nặng về lý thuyết, chưa sát thực tế, thời lượng phân bố chưa đáp ứng cho việc
bồi dưỡng phát triển kỹ năng [22, 79];
114
- Những nội dung liên quan đến phát triển năng lực lãnh đạo cho hiệu trưởng
chưa được chú ý nhiều. Chương trình 3481 chưa đề cập đến các nội dung tầm nhìn,
sứ mạng, giá trị, văn hóa trường học, chưa quan tâm nhiều đến hoạch định chiến
lược. Các vấn đề quan trọng như kỹ năng ra quyết định, quản lý tài chính, ứng dụng
CNTT trong quản lý chưa sâu; các nội dung kiểm định chất lượng giáo dục, giao
tiếp ứng xử, giải quyết xung đột... chưa được đề cập đến.
Đánh giá của người dạy, chuyên gia và các bên liên quan
- Chương trình cụ thể được triển khai chưa có sự thống nhất giữa Học viện
Quản lý giáo dục và Trường Cán bộ giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh (phụ lục số
21 và 22).
- Tại Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp bồi dưỡng hiệu trưởng và cán
bộ quản lý trường phổ thông”, tác giả Đặng Quốc Bảo nhận định [33, tr.9,10]: “Các
chương trình bồi dưỡng đã không ngừng được cụ thể hóa thành giáo trình hay bộ
bài giảng và từng bước quán triệt lý luận và thực tiễn quản lý trong nước và trên thế
giới. Song hiện nay vẫn còn trống vắng cả 2 công đoạn chương trình - bài giảng cho
việc đào tạo hiệu trưởng với vai trò người lãnh đạo của nhà trường”.
- Tại Hội thảo khoa học về “Nguồn nhân lực quản lý giáo dục thế kỉ 21” tổ
chức tại Học viện Quản lý giáo dục, nhiều ý kiến đánh giá về chương trình bồi
dưỡng hiệu trưởng trường THPT [34, tr.255, 266, 283]. Các ý kiến khá thống nhất
khi nhận định: Chương trình bồi dưỡng hiện nay đã bao quát được toàn bộ nội dung
mà người CBQL cần được trang bị, tuy nhiên chương trình còn nặng về lý thuyết
hơn là ứng dụng thực tế. Kỹ năng quản lý cụ thể từng mặt hoạt động của nhà trường
về cả nội dung lẫn thời lượng bồi dưỡng chưa phù hợp.
- Các ý kiến đề nghị giảm bớt các số tiết lý thuyết, đưa thêm vào chương
trình những tình huống thực tiễn; Huấn luyện cho các CBQL khả năng lập kế hoạch
chiến lược nhằm phát triển chiến lược của từng đơn vị một cách sáng tạo.
- Trần Thị Bích Liễu [52] nghiên cứu đánh giá các chương trình đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ quản lý giáo dục đã đưa ra một số nhận định: Việc bổ sung, cập nhật
chương trình thường xuyên theo các khoá bồi dưỡng thể hiện sự manh mún, chưa
thể thay đổi một cách toàn cục chương trình. Đến nay chương trình khung bồi
dưỡng cán bộ quản lý ở các lớp truyền thống ở các nhà trường và Học viện Quản lý
115
giáo dục vẫn chưa thay đổi một cách căn bản để đáp ứng những yêu cầu đổi mới
giáo dục.
Nguyên nhân của những bất cập có thể kể đến:
- Do bối cảnh xã hội và giáo dục có những thay đổi, chức năng vai trò của
hiệu trưởng có những thay đổi, chương trình được xây dựng và thực hiện trên 13
năm chưa phản ánh được đầy đủ các chức năng hiện thời của hiệu trưởng nên
những bất cập là khó tránh khỏi;
- Chương trình do các trường xây dựng trên cơ sở chương trình khung 3481
chưa được xây dựng theo hướng mở. Một vài chuyên đề có nội dung khá đóng, khó
cập nhật những vấn đề mới.
Tác giả cũng đồng tình với đánh giá của Trần Thị Bích Liễu [52], Trần Thị
Minh Hằng [34, tr.130] về nguyên nhân của những bất cập nói trên là:
- Đầu tư cho nghiên cứu đổi mới chương trình bồi dưỡng, đào tạo cán bộ
quản lý giáo dục của ngành chưa được coi trọng đúng mức.
- Chưa xây dựng được mô hình năng lực cần thiết của đội ngũ cán bộ quản lý
cho mỗi vị trí, chức danh, công việc của đội ngũ công chức ngành.
- Cơ chế triển khai, quản lý công tác xây dựng chương trình bất cập, chồng
chéo chưa theo kịp yêu cầu mới.
Những đề xuất hướng nghiên cứu điều chỉnh chương trình bồi dưỡng được
tổng hợp trong bảng 2.12. dưới đây:
Bảng 2.12. Ý kiến của HT, Phó HT, cán bộ quản lý phòng CM của Sở Giáo dục,
chuyên gia và một số bên liên quan về đề xuất điều chỉnh chương trình bồi dưỡng
TT
Ý kiến
1
Phải nghiên cứu để xác định rõ các chức năng của hiệu trưởng
trong thời kì đổi mới để giúp hiệu trưởng xác định đúng chức
năng của họ trong vai trò người đứng đầu nhà trường
Làm rõ các kiến thức kỹ năng cần có để giúp hiệu trưởng thực
hiện tốt các chức năng đó
Chương trình bồi dưỡng nên xây dựng theo hướng tiếp cận dựa
vào các chức năng của hiệu trưởng để giúp họ tăng cường năng
lực thực hiện chức năng của mình
Thường xuyên xem xét sự thay đổi chức năng của hiệu trưởng
theo từng thời kì để điều chỉnh chương trình bồi dưỡng cho phù
hợp
Việc bồi dưỡng nên hướng hiệu trưởng tới việc biết xác định các
2
3
4
5
116
Tỷ lệ %
HT
Khác
100
100
97.6
95.73
97.6
95.73
97.6
95.73
85.67
90.5
6
7
thay đổi trong chức năng của mình để lựa chọn kiến thức, kỹ năng
cần phải học nhằm hoàn thành tốt vai trò của mình.
Nên có chương trình bồi dưỡng cơ bản và bồi dưỡng nâng cao
Ý kiến khác
7.1. Cần gắn các nội dung bồi dưỡng với chuẩn hiệu trưởng để
giúp hiệu trưởng đạt chuẩn.
7.2. Cần tăng cường bồi dưỡng phát triển các kỹ năng QL, LĐ và
hoạt động cộng đồng: Kỹ năng xây dựng kế hoạch, ra quyết định,
kỹ năng tạo động lực làm việc, kỹ năng kiểm tra đánh giá, kỹ
năng tổ chức các cuộc họp; kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng
quan hệ công chúng…
7.3. Kết hợp trong bồi dưỡng theo chuyên đề với tổ chức các hội
thảo nhỏ trong khóa bồi dưỡng để HT có cơ hội chia sẻ, học hỏi
lẫn nhau nhiều hơn.
7.4.Tăng cường tổ chức các hoạt động thực tế ở cơ sở; nếu có
điều kiện nên tổ chức cho hiệu trưởng thăm một số trường học ở
nước ngoài.
7.5. Biên soạn nội dung bồi dưỡng thành sổ tay hiệu trưởng
trường THPT để hiệu trưởng tự học, tự bồi dưỡng.
87.6
92.3
45.8
47.3
56.7
33.2
45.4
0.0
38.4
29.8
22.6
20.7
(2) Một số chương trình ngắn hạn như: nâng cao năng lực quản lý tài chính,
nâng cao năng lực quản lý nhân sự, quản lý thư viện trường học triển khai năm
2002, 2003 và mới đây là chương trình V-S với 7 chuyên đề: Đổi mới quản lý
trường phổ thông; Lãnh đạo quản lý sự thay đổi; Xây dựng kế hoạch chiến lược
phát triển trường phổ thông; Xây dựng văn hóa trường học; Phát triển đội ngũ; Huy
động cộng đồng và lãnh đạo giáo dục toàn diện học sinh; mỗi chuyên đề 10 tiết,
được các hiệu trưởng tham gia đánh giá là có nội dung thiết thực và cập nhật.
2.3.3. Phương thức tổ chức bồi dưỡng
Theo quy định, công tác bồi dưỡng hiệu trưởng có thể được thực hiện theo
các hình thức: tập trung, vừa làm vừa học, từ xa. Nhưng trong thực tế, hình thức bồi
dưỡng thiếu đa dạng. Việc bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT chủ yếu thực hiện
theo hình thức tập trung tại cơ sở bồi dưỡng hoặc theo hình thức vừa làm vừa học
tại địa phương theo lớp một đợt hoặc nhiều đợt. Hình thức từ xa chưa được áp dụng.
Mới đây, Viện nghiên cứu Khoa học quản lý giáo dục triển khai nghiên cứu đề tài
về sử dụng E- learning trong bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, nhưng chưa triển
khai áp dụng được trong thực tiễn.
Về phương pháp bồi dưỡng đã có những đổi mới tích cực. Khoảng 60% giảng
viên đã thực hiện các phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính tự giác, chủ động
117