1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

VÀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.07 KB, 213 trang )


nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng theo chương trình ban hành theo quyết định số

3481/Bộ GD&ĐT ngày 1/11/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trên

60% trong số này vừa tham gia lớp bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo

chương trình liên kết Việt Nam- Singapore hè 2009. Có 05 hiệu trưởng trường

PTDTNT (0,16%); 06 hiệu trưởng trường ngoài công lập (0,2 %).

- Một số phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, thư kí hội đồng, giáo vụ,

chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn trường THPT.

- Cán bộ phòng phổ thông và cán bộ quản lý một số Sở Giáo dục và Đào tạo

- Một số giảng viên, nhà khoa học đang công tác giảng dạy và nghiên cứu tại

một số cơ sở được giao nhiệm vụ bồi dưỡng CBQLGD…

Có 300 phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, bí thư đoàn cũng thuộc các

trường THPT là học viên các lớp CBQL trường THPT Khóa 56, 57 và 58 tại học

viện Quản lý giáo dục và một số CBQL thuộc các Sở Giáo dục & Đào tạo cùng là

những đối tượng được khảo sát.

2.1.2. Xây dựng công cụ khảo sát

Tác giả đã xây dựng phiếu hỏi dành cho hiệu trưởng trường THPT (phụ lục

số 1) với các nội dung: Tìm hiểu những nhận thức và quan điểm về chức năng của

hiệu trưởng trường THPT thời kì đổi mới (02 câu hỏi); Đánh giá về việc thực hiện

các chức năng của hiệu trưởng THPT (01 câu hỏi); Đánh giá mức độ đáp ứng của

chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng hiện nay (02 câu hỏi);

Phiếu hỏi có những nội dung tương tự được thiết kế để hỏi một số phó hiệu

trưởng, tổ trưởng chuyên môn và một số cán bộ phòng chuyên môn sở Giáo dục và

đào tạo (phụ lục số 2);

Bên cạnh các câu hỏi để người trả lời lựa chọn ô phù hợp để đánh dấu, phiếu

có một số câu hỏi mở để các đối tượng nêu ý kiến riêng của mình đầy đủ hơn (như:

bổ sung thêm các hoạt động thể hiện chức năng của hiệu trưởng, bổ sung thêm các

việc hiệu trưởng đã làm để thực hiện chức năng của mình mà trong phiếu chưa đề

cập đến và mức độ thực hiện; đề xuất ý kiến riêng về vấn đề bồi dưỡng hiệu trưởng

trường THPT…). Ngoài ra, tác giả xây dựng phiếu phỏng vấn sâu một số hiệu

trưởng và các bên liên quan về chức năng của hiệu trưởng và công tác bồi dưỡng



82



hiệu trưởng (phụ lục số 7) hoặc phỏng vấn trực tiếp; thiết kế một số nội dung thảo

luận theo nhóm nhỏ về các vấn đề liên quan đến đề tài.

2.1.3. Các hoạt động khảo sát

- Tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn (theo các nội dung đã thiết

kế) với hiệu trưởng, một số phó hiệu trưởng, giáo viên cốt cán, cán bộ sở giáo dục tại

các địa phương và một số là học viên các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THPT

tổ chức tại học viện và trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục thành phố Hồ Chí Minh

năm 2008, 2009 để xem xét nhận thức về chức năng của hiệu trưởng trường THPT,

mức độ thực hiện các chức năng của hiệu trưởng và đánh giá về chương trình bồi

dưỡng hiệu trưởng.

- Thảo luận nhóm nhỏ với một số hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường THPT

trong thời gian diễn ra các khóa bồi dưỡng CBQL trường THPT tại Học viện Quản

lý giáo dục năm 2009, 2010 và tại một số địa phương (Hải Dương, Nghệ An,

Quảng Nam, Quảng Ngãi...) hè 2009. Nội dung thảo luận: về chức năng của hiệu

trưởng trường THPT, những yêu cầu, thuận lợi, khó khăn của hiệu trưởng trong

việc thực hiện; mức độ đáp ứng của chương trình bồi dưỡng mà họ được tham gia

trong việc giúp hiệu trưởng nâng cao năng lực thực hiện chức năng; đề xuất nhằm

cải thiện việc bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT hiện nay và trong tương lai.

- Quan sát, nghiên cứu hồ sơ quản lý (sổ công tác, kế hoạch công tác, biên

bản họp hội đồng nhà trường, nhật kí công tác) để xem xét việc thực hiện chức năng

của hiệu trưởng trường THPT.

- Tìm hiểu qua kết quả một số bài kiểm tra học phần có nội dung liên quan đối

với các hiệu trưởng tham gia các khóa học do Học viện Quản lý giáo dục tổ chức.

- Nghiên cứu so sánh kết quả nghiên cứu thực trạng thực hiện chức năng

nhiệm vụ của hiệu trưởng trường THPT với một số nghiên cứu khác cùng thời kì.

- Tìm hiểu việc thực hiện một số quy định hiện hành về chức năng nhiệm vụ

của hiệu trưởng trường THPT và công tác bồi dưỡng hiệu trưởng.

- Gặp gỡ trao đổi trực tiếp kết hợp với nghiên cứu hồ sơ quản lý của một số

đơn vị có nhiệm vụ bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT.



83



- Tổng hợp ý kiến của một số giảng viên, nhà khoa học, chuyên gia về mức

độ đáp ứng công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT hiện hành và các vấn đề

cần thay đổi trong công tác này.

Những ý kiến nhận định qua các khảo sát này là cơ sở để khẳng định về các

chức năng của hiệu trưởng trường THPT phải đảm nhiệm và xem xét công tác bồi

dưỡng hiệu trưởng trong giai đoạn hiện nay theo yêu cầu xã hội.

2.2. Thực trạng thực hiện chức năng của hiệu trưởng trường THPT

2.2.1. Nhận thức về chức năng của hiệu trưởng trường THPT

Tác giả đã phát ra 350 phiếu hỏi cho hiệu trưởng các trường THPT ở một số

tỉnh thuộc các vùng miền khác nhau trong cả nước, thu về được 317 phiếu, trong đó

có 304 phiếu có đủ thông tin. Sử dụng thang đánh giá 5 bậc, kết quả cụ thể cho

trong bảng ở phụ lục số 3. Tổng hợp từ những số liệu đó, có thể thấy nhận thức của

hiệu trưởng trường THPT về các chức năng mà họ phải đảm nhiệm do hiệu trưởng

tự đánh giá cho trong bảng 2.2. sau đây:

Bảng 2.2. Mức độ tự nhận thức của hiệu trưởng trường THPT

về các chức năng mà họ phải đảm nhiệm

TT



Chức năng của HT



Mức độ nhận thức

(Điểm TB)



1



Chức năng lãnh đạo



3.99



2



Chức năng quản lý



4.29



3



Chức năng phối hợp và phục vụ cộng đồng



4.00



Kết quả tổng hợp cho thấy, các hiệu trưởng đều cho rằng: hiệu trưởng có

chức năng lãnh đạo, chức năng quản lý, chức năng phối hợp và phục vụ cộng đồng.

Họ tán thành với các nội dung thuộc các chức năng mà hiệu trưởng phải đảm nhiệm

ở mức độ cao. Hầu hết trong số hiệu trưởng được hỏi đều nhận thấy hiệu trưởng

phải đảm nhiệm các chức năng lãnh đạo, chức năng quản lý, chức năng phối hợp và

phục vụ cộng đồng thông qua một số hoạt động cụ thể được đề cập trong phiếu hỏi;

một số ít có bổ sung một số hoạt động khác.

Trong số các hiệu trưởng được hỏi, có 65 hiệu trưởng chưa tham gia các lớp

bồi dưỡng và 239 hiệu trưởng đã tham gia bồi dưỡng. Từ bảng số liệu tổng hợp mức



84



độ đánh giá về nhận thức của hiệu trưởng chưa được bồi dưỡng và đã được bồi

dưỡng về các chức năng mà hiệu trưởng phải đảm nhiệm trong phụ lục số 4, có thể

thấy mức độ nhận thức của hiệu trưởng đã tham gia bồi dưỡng và hiệu trưởng chưa

tham gia bồi dưỡng về các chức năng của hiệu trưởng trong bảng 2.3.

Bảng 2.3. So sánh mức độ tự đánh giá nhận thức của hiệu trưởng trường THPT

đã được bồi dưỡng và chưa được bồi dưỡng về các chức năng của hiệu trưởng

TT



Chức năng của HT



Mức độ nhận thức của

HT chưa tham gia

bồi dưỡng

(điểm TB)



Mức độ nhận thức

của HT đã tham gia

bồi dưỡng

(điểm TB)



1



Chức năng lãnh đạo



3.87



4.46



2



Chức năng quản lý



4.23



4.50



3



Chức năng phối hợp và phục vụ

cộng đồng



4.06



4.44



Qua kết quả trả lời của các hiệu trưởng trong phiếu hỏi có thể thấy, có mối

quan hệ tương quan tuyến tính giữa hoạt động bồi dưỡng với nhận thức của hiệu

trưởng.

- Hiệu trưởng chưa được bồi dưỡng nhận thức về các chức năng phải đảm

nhiệm ở mức thấp hơn so với các hiệu trưởng đã được bồi dưỡng (điểm TB nhận

thức về một số hoạt động của hiệu trưởng chưa được bồi dưỡng dưới 4.0, trong khi

ở các hiệu trưởng đã tham gia bồi dưỡng đều từ 4.18 trở lên).

- Những hiệu trưởng chưa được bồi dưỡng nhận thức chưa rõ về các hoạt

động thuộc chức năng lãnh đạo. Có khác biệt khá rõ giữa 2 nhóm trong nhận thức

về một số hoạt động của hiệu trưởng. Nhóm đã tham gia bồi dưỡng đồng tình ở mức

cao hơn về việc hiệu trưởng phải là người xác định tầm nhìn, sứ mạng, hệ giá trị,

xây dựng văn hóa nhà trường và tham gia hoạt động xã hội (nói cách khác, nhóm đã

được bồi dưỡng nhận thức đúng hơn về chức năng lãnh đạo và chức năng phối hợp

và phục vụ cộng đồng của hiệu trưởng).

- Nhận thức về chức năng quản lý, chức năng phối hợp và phục vụ cộng

đồng của 2 nhóm không có sự khác biệt đáng kể ở một số hoạt động như: xây dựng

kế hoạch hoạt động, xác định mục tiêu phát triển, tổ chức thực hiện kế hoạch, giám



85



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (213 trang)

×