Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.07 KB, 213 trang )
Danh mục các công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án đã được
công bố
Danh muc tài liệu tham khảo
Các phụ lục
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG CỦA HIỆU TRƯỞNG
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan những nghiên cứu về hiệu trưởng trường học
1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước
Trong bối cảnh giáo dục hiện nay, những mối quan tâm của các nhà lãnh đạo
trong lĩnh vực giáo dục cùng những vấn đề liên quan đến phương thức tiến hành các
hoạt động tuyển dụng, sử dụng và phát triển đội ngũ hiệu trưởng đang trở thành
những vấn đề lớn, được quan tâm trong các hệ thống giáo dục tại các nước trên thế
giới. Ở một số nước, các cơ quan điều tra quốc gia, viện đào tạo các nhà quản lý
giáo dục được thành lập nhằm mục đích nghiên cứu phát triển chương trình cùng
với các chỉ dẫn về phát triển đội ngũ lãnh đạo của các trường. Các phương pháp xây
dựng tiêu chuẩn, xác định những yêu cầu về trình độ và đánh giá những ảnh hưởng
của người quản lý trường học đang được xem xét, cân nhắc và rà soát. Trong nhiều
nghiên cứu về quản lý trường học từ những năm 1970, vấn đề quản lý nhà trường
hiệu quả đã được quan tâm; nhiều tác giả trên thế giới đã khẳng định vai trò quan
trọng của hiệu trưởng và cho rằng, chất lượng và sự thành công của mỗi nhà trường
phụ thuộc vào hiệu trưởng. Các nghiên cứu về hiệu trưởng trường phổ thông được
tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau và tập trung ở một số chủ đề như:
- Sự thay đổi trong vai trò của hiệu trưởng trường học ngày nay.
- Quy trình và tiêu chuẩn tuyển chọn hiệu trưởng có năng lực đảm bảo cho
các trường thành công [91, 92].
- Những kỹ năng và phong cách lãnh đạo mà hiệu trưởng cần có để đảm
nhiệm tốt vị trí hiệu trưởng nhà trường [106].
- Phát triển chương trình bồi dưỡng, cung cấp cho hiệu trưởng những kiến
thức, kỹ năng cần thiết để lãnh đạo nhà trường trong bối cảnh nhiều thay đổi gắn
với điều kiện cụ thể của đất nước [93].
11
- Xác định chuẩn hiệu trưởng để hiệu trưởng học tập rèn luyện phấn đấu đạt
được để có thể lãnh đạo nhà trường hiệu quả [98]…
Các nghiên cứu khẳng định: hiệu trưởng là người đứng đầu nhà trường, chịu
trách nhiệm chính trong lập kế hoạch hoạt động; chỉ đạo và giám sát các hoạt động
của giáo viên và học sinh, tạo môi trường học tập cho học sinh; là người chịu trách
nhiệm tuyển dụng, thuê khoán, đánh giá, sa thải hay kỷ luật giáo viên; là người liên
lạc giữa nhà trường và cộng đồng; là người liên kết với các doanh nghiệp, với cộng
đồng để kêu gọi các nguồn tài trợ, huy động nguồn lực để phát triển nhà trường và
để phối hợp giáo dục học sinh;...Theo đó một số yêu cầu được xác định đối với hiệu
trưởng như: hiệu trưởng phải có kỹ năng lãnh đạo; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ
năng đàm thoại; hiệu trưởng phải yêu nghề...[72, 140, 144].
Murphy J. (1992) đã đưa ra những bàn luận về môi trường giáo dục thay đổi
và sự cần thiết phải cải tiến việc đào tạo các nhà lãnh đạo giáo dục, mô tả ngắn gọn
tác động của biện pháp cải cách cơ bản về môi trường làm việc của hiệu trưởng các
trường, tập trung vào khắc phục tình trạng quá tải công việc và không rõ ràng trong
vai trò của hiệu trưởng. Nghiên cứu xác định vai trò của hiệu trưởng đang thay đổi
như là kết quả của nỗ lực cải thiện trường học. Những thay đổi vai trò của hiệu
trưởng được đề cập đến trong việc hỗ trợ giáo viên thành công, quản lý cải cách và
mở rộng cộng đồng nhà trường.
Whitaker K.S. (2003)[138] trong bài viết trên Tạp chí Quản trị Giáo dục đã
trình bày một cái nhìn tổng quan về vai trò thay đổi của hiệu trưởng và giáo viên.
Đó là những thay đổi về vai trò của quản lý, trách nhiệm tăng, vấn đề quản lý và
lãnh đạo, thay đổi mối quan hệ với cộng đồng…Nghiên cứu này đưa ra mối liên hệ
giữa các thay đổi vai trò chủ yếu và những khó khăn trong việc tuyển dụng và phát
triển hiệu trưởng, một số kết luận và kiến nghị để giải quyết những khó khăn đó.
Rossow (1990) chỉ ra vai trò của hiệu trưởng ngày nay chuyển trọng tâm từ
quản lý sang lãnh đạo dạy học. Amy Mednick (2003) đề cập đến những thay đổi
trong vai trò của hiệu trưởng. Các vai trò mới của hiệu trưởng tập trung vào 5 lĩnh
vực liên quan với nhau: chia sẻ quyền quyết định với giáo viên và nhân viên; cung
cấp các hỗ trợ cho các hoạt động; đôn đốc nhân viên tìm hiểu và đổi mới hoạt động
thực hành; hợp tác và phát triển; quản lý và giám sát quá trình thay đổi [143, 144].
12
Sergiovanni T. J. (2008)[101] xem xét vai trò của hiệu trưởng trường là
người giải quyết vấn đề chiến lược, lãnh đạo văn hóa, lãnh đạo giảng dạy thông qua
việc giúp đỡ giáo viên lập kế hoạch, cung cấp và giám sát việc dạy và học.
Tirozzi G. N. (2001)[136] xem xét sự tiến triển của vai trò hiệu trưởng
trường trung học ở Mỹ và cho rằng cần xác định vai trò mới, với những kỹ năng
mới cho hiệu trưởng trong bối cảnh mới. Hiệu trưởng trường học phải là người lãnh
đạo hướng dẫn có đủ kỹ năng cần thiết và sẵn sàng dẫn đầu đám đông, tự chịu trách
nhiệm, chứ không phải đi theo đám đông. Hiệu trưởng phải chuyển từ tập trung vào
quản lý và hành chính sang lãnh đạo và thể hiện tầm nhìn, tức là hỗ trợ quá trình
dạy và học. Hiệu trưởng phải tạo được tinh thần tự chịu trách nhiệm của giáo viên
và học sinh.
Fullan M. (2002)[89] nghiên cứu sự thay đổi trong vai trò lãnh đạo của hiệu
trưởng trường học. Hiệu trưởng phải là những lãnh đạo dạy học, tạo điều kiện phát
triển kỹ năng giáo viên, cộng đồng nghề nghiệp. Sự lãnh đạo của Hiệu trưởng phải
tạo ra được sự thay đổi căn bản của văn hóa học tập tại các trường học và của nghề
giáo viên.
Jehl và Kirst (1992)[140] nghiên cứu xác định những thách thức và trách
nhiệm mới của hiệu trưởng trong việc thúc đẩy các trường học liên kết với cộng
đồng xã hội.
Laurie T. (2002)[122] trong luận án tiến sỹ của mình đã nghiên cứu làm rõ
vai trò của hiệu trưởng nhà trường như là một nhà lãnh đạo giáo dục.
Chapman J.D. (2005)[113] nghiên cứu về tuyển dụng, sử dụng và phát triển
đội ngũ lãnh đạo ở các trường một cách khái quát trên cơ sở tổng hợp từ 21 bài viết
có liên quan. Chapman J.D đã đề cập đến mối quan hệ giữa trình độ năng lực của
lãnh đạo với chất lượng nhà trường; Những thay đổi trong hoạt động của hiệu
trưởng trường học ngày nay, vấn đề lựa chọn mô hình và hoạch định chính sách
trong phát triển hiệu trưởng trường học.
Peter Jones (2007)[143] cho rằng hiệu trưởng phải hiểu biết về vai trò của
mình, có định hướng rõ ràng về công việc và xác định được nhu cầu thời gian cho
mỗi công việc. Nghiên cứu này cũng cho rằng: hiệu trưởng là nhà quản lý, nhà lãnh
đạo, nhà phát triển chương trình giảng dạy và là người sáng tạo.
13
Các nghiên cứu cũng xác định một số năng lực chung của hiệu trưởng trường
phổ thông: Năng lực lập kế hoạch; lãnh đạo thực hiện chương trình dạy học; quản lý
phương tiện vật chất và tài chính; giám sát và đánh giá hoạt động của nhà trường;
phát triển các mối quan hệ nhà trường và cộng động; nghiên cứu và phát triển [100].
Nghiên cứu của trường Đại học cho lãnh đạo và dịch vụ cho trẻ em của Anh
đăng trên “School Leadership Today” [130, tr.21] đã chỉ rõ các thách thức mà hiệu
trưởng trường học trong thế kỷ XXI phải đối mặt. Nghiên cứu cũng xác định những
ưu tiên trong bồi dưỡng hiệu trưởng trường học ở Anh là cần bồi dưỡng phát triển
kỹ năng xây dựng tổ chức học tập, lãnh đạo việc dạy học và quản lý sự thay đổi.
Fiore D.J, (2004)[88] trong cuốn “Giới thiệu những tiêu chuẩn quản lý giáo
dục, lý thuyết và thực hành”, đã đưa ra tiêu chuẩn của nhà quản lý giáo dục, trong
đó có hiệu trưởng. Theo Fiore:
- Nhà quản lý giáo dục là một nhà lãnh đạo giáo dục - người phát huy được
sự thành công của tất cả các học sinh thông qua việc bảo vệ, giáo dục và duy trì văn
hóa trường học và chương trình mang tính hướng dẫn tới việc học của học sinh và
sự phát triển chuyên môn của đội ngũ giáo viên, nhân viên.
- Nhà quản lý trường học là một nhà lãnh đạo giáo dục - người phát huy
được sự thành công của tất cả các học sinh thông qua việc đảm bảo sự quản lý tổ
chức, các quá trình vận động và các nguồn thông tin vì một môi trường học tập có
tầm ảnh hưởng, hiệu quả và an toàn.
- Nhà quản lý trường học là một nhà lãnh đạo giáo dục - người phát huy
được thành công của tất cả các học sinh bằng việc kết hợp với gia đình và các thành
viên thuộc các tổ chức để thu hút sự quan tâm, trợ giúp của các tổ chức khác nhau
và huy động được các nguồn giúp đỡ từ các tổ chức ấy.
- Nhà quản lý trường học là một nhà lãnh đạo giáo dục - người phát huy
được thành công của học sinh thông qua việc hiểu, hưởng ứng và có tầm ảnh hưởng
đến các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chính trị, pháp luật và xã hội ...
Bên cạnh những nghiên cứu về vai trò của hiệu trưởng, trong cuốn “Cẩm
nang dành cho hiệu trưởng” của Pam Tobbins, Alvy H. B. (2004)[30], các tác giả
còn đưa ra các chỉ dẫn thực hành cho các hiệu trưởng về kiến thức, kỹ năng và biện
14
pháp quản lý nhân sự và chuyên môn; xây dựng và tổ chức môi trường học tập hiệu
quả; dung hòa giải quyết xung đột, khó khăn trong công tác.
Jean Valérien [41] nhận định về hiệu trưởng trường tiểu học: Hiệu trưởng –
là người đại diện chức trách hành chính, người quản lý, lãnh đạo cộng đồng giáo
dục, nhà canh tân giáo dục và người thực hiện điều lệ nhà trường…
Có thể nói, vai trò và những yêu cầu về năng lực của hiệu trưởng trường học
đã được học giả ở nhiều nước nghiên cứu. Các nghiên cứu, trao đổi đã chỉ ra những
thay đổi trong vai trò của hiệu trưởng theo thời gian và theo yêu cầu của sự phát
triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia.
Cùng với các nội dung đó, các nghiên cứu về chương trình bồi dưỡng hiệu
trưởng và phục vụ cho công tác tuyển chọn, bồi dưỡng phát triển hiệu trưởng cũng
được quan tâm thực hiện. Theo Gross M. A. (2008) [91], ở Thụy Sỹ, chương trình
bồi dưỡng hiệu trưởng được xây dựng theo các năng lực: năng lực lãnh đạo, năng
lực xã hội, năng lực giáo dục, năng lực phát triển trường học, năng lực tổ chức quản
lý; Còn ở Áo việc bồi dưỡng nhà quản lý trường học lại hướng tới phát triển các
năng lực như: năng lực giáo dục, năng lực lãnh đạo, năng lực xã hội và năng lực cá
nhân. Ở Cộng hòa liên bang Đức, đào tạo để tăng cường cho các nhà lãnh đạo
trường học năng lực sư phạm; năng lực kiểm soát; năng lực lãnh đạo; năng lực tổ
chức và năng lực tư vấn.
Các tác giả Davis S., Darling D., Hammond L., LaPointe M.,Meyerson D.
(2005) [117] đã nghiên cứu về công tác lãnh đạo trường học, chương trình bồi
dưỡng hiệu trưởng, phương pháp, phương thức bồi dưỡng, các vấn đề về chính sách
và tài chính. Trong đó về chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng, nghiên cứu này chỉ
rõ: Việc xây dựng chương trình bồi dưỡng phải gắn với chuẩn hiệu trưởng.
Williamson R. (2010)[137] bàn về vấn đề phát triển lãnh đạo nhà trường thế
kỷ XXI đã chỉ ra mối quan hệ giữa việc nghiên cứu những gì hiệu trưởng cần làm
với việc xác định các hình thức học tập chuyên sâu hay phát triển khả năng lãnh đạo
của họ. Nghiên cứu đã tổng hợp một số kết quả phát triển một mô hình về xây dựng
năng lực lãnh đạo trong ngành giáo dục. Mô hình này bao gồm ba năng lực then
chốt cần có để xây dựng chương trình khung học tập chuyên nghiệp của lãnh đạo
nhà trường là: năng lực cá nhân, khả năng giao tiếp và năng lực tổ chức.
15
Theo tác giả Trần Thị Bích Liễu tổng hợp [50, tr.46-47], ở Liên xô và các
nước XHCN Đông Âu (cũ), Anh, NewZealand, Autralia, Hà Lan... nghiên cứu các
hướng để hoàn thiện chương trình đào tạo CBQLGD.
Trong khuôn khổ luận án và phạm vi tìm hiểu, tác giả chưa thể đề cập đến
được hết các khía cạnh nghiên cứu về hiệu trưởng và vấn đề bồi dưỡng hiệu trưởng
trường học ở mọi quốc gia. Tuy nhiên một số phân tích tóm lược trên đây cho thấy
những nghiên cứu về hiệu trưởng thường tập trung vào việc tìm hiểu và xác định sự
thay đổi trong vai trò của hiệu trưởng; các chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng đều
hướng tới việc nâng cao năng lực thực hiện vai trò của hiệu trưởng nói chung.
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, hiệu trưởng được xác định là người có vai trò quan trọng trong
sự phát triển và thành công của mỗi nhà trường từ mầm non đến đại học. Từ những
năm 2000, đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác quản lý của hiệu trưởng
trường học được thực hiện. Các nghiên cứu này đã đề cập đến những biện pháp giúp
hiệu trưởng nâng cao chất lượng quản lý nhà trường. Các nghiên cứu chủ yếu tập
trung vào tìm kiếm biện pháp đổi mới công tác bồi dưỡng hiệu trưởng hoặc bồi
dưỡng các kỹ năng quản lý cho hiệu trưởng trường phổ thông ở một cấp học cụ thể.
Năm 2005, tác giả Lương Thanh Phượng và các cộng sự nghiên cứu đề tài
khoa học “Các biện pháp bồi dưỡng các kỹ năng quản lý cho hiệu trưởng tiểu học”.
Nghiên cứu này căn cứ vào các nhiệm vụ của hiệu trưởng tiểu học và yêu cầu của
quản lý nhà trường hiệu quả để xác định các kỹ năng cần bồi dưỡng cho hiệu trưởng
tiểu học và đề xuất các biện pháp bồi dưỡng. Các biện pháp đề cập đến các vấn đề
chung, chưa bàn đến những nội dung cụ thể, cách tổ chức và thực hiện việc bồi
dưỡng như thế nào.
Thực hiện nhiệm vụ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo giao về bồi dưỡng cán bộ
quản lý cho ngành, một số giảng viên trường Cán bộ Quản lý giáo dục nay là Học
viện Quản lý giáo dục đã nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng các khóa
bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục trong đó có hiệu trưởng trường THPT. Các
nghiên cứu tập trung vào các vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh
giá người học. Các tác giả Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Thị Tuyết Hạnh thực hiện
các đề tài nghiên cứu về đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên các
16
lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục (trong đó có học viên lớp bồi dưỡng hiệu
trưởng trường THPT) theo các hình thức trắc nghiệm khách quan, bài tập tình
huống hay thu hoạch về các nội dung học tập và việc vận dụng vào giải quyết các
vấn đề thực tiễn quản lý nhà trường. Vào những năm 2003, 2004 tác giả Nguyễn
Thị Mỹ Lộc, Phạm Viết Nhụ và các cộng sự thực hiện đề tài trọng điểm cấp Bộ
“Định hướng đổi mới nội dung và phương thức bồi dưỡng CBQLGD đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục phổ thông”, xác định các yêu cầu năng lực của người CBQL
quản lý và đề xuất các định hướng đổi mới nội dung và phương thức bồi dưỡng
[63].
Tại các hội thảo khoa học về giải pháp cơ bản đổi mới quản lý trường phổ
thông (năm 2006); giải pháp bồi dưỡng hiệu trưởng và cán bộ quản lý trường phổ
thông (năm 2008), tác giả Trần Ngọc Giao [25, tr.34-42] phân tích đặc điểm nghề
nghiệp, năng lực của hiệu trưởng trường phổ thông với nhiệm vụ quản lý chất
lượng; Các tác giả Nguyễn Hữu Chí [16, tr.5-16], Phạm Đỗ Nhật Tiến [71, tr.24-48]
phân tích mối quan hệ giữa việc quản lý của hiệu trưởng và yêu cầu đổi mới giáo
dục. Phạm Thị Hồng Hà [32, tr.67-71], Nguyễn Tùng Lâm [32, tr.72-77] đề cập đến
vai trò hiệu trưởng trong quản lý các trường phổ thông dân tộc nội trú và trường
phổ thông ngoài công lập. Trần Thị Bích Liễu [33, tr.99-102] bàn về đào tạo kỹ
năng quản lý cho hiệu trưởng. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh [33, tr.79-92] phân tích thực
trạng quản lý và nhu cầu bồi dưỡng hiệu trưởng trường THPT. Nguyễn Xuân Hải
(2009)[26, tr.6-8] đề cập đến sự thay đổi trong lãnh đạo và quản lý trường phổ
thông. Một số tác giả đề cập đến bồi dưỡng hiệu trưởng gắn với địa phương cụ thể
như Lai Châu, Phú Yên, Bắc Kạn, Sơn La, Hải Dương…Trên cơ sở các nghiên cứu,
các tác giả đề xuất ý kiến cần đổi mới công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ
thông đáp ứng yêu cầu nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế… [33, 34].
Phạm Quang Huân trong hội thảo về xây dựng chuẩn hiệu trưởng trường phổ
thông đã tổng hợp một số nghiên cứu về năng lực của hiệu trưởng trường phổ thông
và những đòi hỏi về năng lực của hiệu trưởng từ phía học sinh, giáo viên và cha mẹ
học sinh từ một số nghiên cứu ngoài nước và liên hệ với Việt Nam [36].
Tác giả Đặng Quốc Bảo (2006)[9] trong cuốn “Hoạt động quản lý và sự vận
dụng vào quản lý trường phổ thông” đã phân tích nội hàm của khái niệm quản lý, đề
17
cập đến những kỹ năng quản lý cơ bản và vấn đề quản lý nhà trường trong thế kỉ
XXI, đưa ra những phân tích, nhận định cụ thể về hoạt động quản lý với những kỹ
năng quản lý cần thiết. Đó cũng là một hướng nghiên cứu về năng lực của người
quản lý trên cơ sở phân tích hoạt động quản lý để xác định kỹ năng tương ứng.
Dự án hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (Dự án SREM) của Bộ Giáo dục và
Đào tạo năm 2007 đã nghiên cứu xây dựng bản đồ năng lực của Hiệu trưởng trường
phổ thông với 4 nhóm năng lực: năng lực lãnh đạo trường học theo định hướng kết
quả, năng lực chỉ đạo điều hành nhà trường, năng lực lãnh đạo và quản lý nguồn
nhân lực, và năng lực quản lý các nguồn lực[22].
Cuối năm 2009, với đề tài trọng điểm cấp Bộ về “Các giải pháp phát triển
giáo viên thành cán bộ quản lý giáo dục”, Đặng Thị Thanh Huyền và các cộng sự đã
đưa ra các tiêu chí để lựa chọn, phát hiện những giáo viên có năng lực có thể bồi
dưỡng phát triển thành cán bộ quản lý giáo dục. Nghiên cứu này sử dụng tiếp cận
năng lực để xác định yêu cầu đối với một cán bộ quản lý giáo dục nói chung.
Tác giả Trịnh Thị Hồng Hà trong luận án tiến sỹ, dựa trên mô hình năng lực
để nghiên cứu chức năng, vai trò của hiệu trưởng trường tiểu học nhằm xây dựng
tiêu chí đánh giá hiệu trưởng theo hướng chuẩn hóa [28].
Tác giả Trần Ngọc Giao chủ trì nhóm xây dựng chuẩn Hiêu trưởng trường
phổ thông, đã tổng thuật chuẩn hiệu trưởng của một số nước, đưa ra các yêu cầu đối
với hiệu trưởng trường phổ thông Việt Nam xuất phát từ nhiệm vụ của hiệu trưởng.
Theo tác giả Trần Ngọc Giao [33, tr.37] đặc điểm nghề nghiệp của hiệu trưởng đòi
hỏi trình độ học vấn và tầm văn hóa; đòi hỏi năng lực và kinh nghiệm sư phạm; đòi
hỏi năng lực lãnh đạo và quản lý; đòi hỏi khả năng giao tiếp, tuyên truyền và thuyết
phục; đòi hỏi phẩm chất đạo đức và sự tận tâm. Hiệu trưởng phải là Nhà Giáo, Nhà
Lãnh đạo và Nhà Quản lý. Theo định hướng này, nhóm nghiên cứu xây dựng chuẩn
hiệu trưởng của Học viện Quản lý giáo dục. Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
đưa ra các tiêu chuẩn đối với hiệu trưởng trường học gắn với 3 vai trò đó, làm cơ sở
cho việc đánh giá, xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm cũng như làm cơ sở cho việc bồi
dưỡng hiệu trưởng.
Vấn đề quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục cũng đã được
nghiên cứu theo một số khía cạnh như: đổi mới phương pháp giảng dạy chương trình
18
bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THPT, xây dựng một số chương trình bồi dưỡng
ngắn hạn cho cán bộ QLGD các cấp theo hướng nâng cao năng lực tác nghiệp ở một
số lĩnh vực quản lý tài chính, quản lý nhân sự và quản lý chuyên môn...
Với những tiếp cận khác nhau, hoặc đi từ hoạt động của hiệu trưởng, hoặc đi
từ nhiệm vụ của hiệu trưởng, các nghiên cứu đã xác định các vai trò cơ bản của hiệu
trưởng, đưa ra các tiêu chuẩn năng lực mà hiệu trưởng cần đạt được để lãnh đạo,
quản lý nhà trường. Đó là những công trình khoa học có giá trị cần được tiếp tục kế
thừa và phát triển. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào các nhiệm vụ của hiệu trưởng được
quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật thì vẫn còn thiếu vắng một số
nhiệm vụ thuộc chức năng lãnh đạo, chức năng phối hợp và phục vụ cộng đồng, dẫn
đến chưa khái quát đầy đủ các năng lực mà hiệu trưởng trường học cần phải có. Do
đó cần thực hiện nghiên cứu một cách cụ thể hơn về các hoạt động lãnh đạo, quản
lý, quan hệ cộng đồng của hiệu trưởng trường THPT và làm rõ các chức năng của
hiệu trưởng trong bối cảnh đổi mới với các hoạt động tương ứng, xác định các năng
lực cần thiết, theo đó là hệ thống các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp đặc thù của
hiệu trưởng để định hướng cho công tác bồi dưỡng hiệu trưởng đáp ứng yêu cầu.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Chức năng
Theo Nguyễn Hữu Hải và Võ Kim Sơn (2008)[31, tr.60-61]chức năng là một
thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến nhưng việc giải thích thuật ngữ chưa được đề
cập cụ thể. Theo từ điển Oxford, chức năng được hiểu theo các nghĩa sau:
- Những hoạt động đặc biệt hoặc những mục đích của người hay vật;
- Một loại hoạt động;
- Những điều hành cơ bản nhất của một máy tính;
- Chức năng cũng có thể là một điều gì đó được tiến hành khi có đủ điều kiện;
- Trong không ít trường hợp, chức năng được hiểu là nhiệm vụ mặc dù trong
khá nhiều trường hợp nhiệm vụ mang tính cụ thể hơn;
- Hay chức năng là hướng hoạt động cơ bản bao gồm một tập hợp của nhiều
nhiệm vụ tương đối giống nhau về mục đích, cách thức tiến hành của các đối tượng
(tổ chức, con người, máy móc…).
Theo quan điểm triết học và xã hội học:
19
- Chức năng là tác động của các đặc tính của một hệ thống khách thể đối với
hệ thống môi trường cùng nằm trong một hệ thống các quan hệ với khách thể đang
xem xét một hệ thống các quan hệ nhất định.
- Chức năng là kết quả đối với một hệ thống xã hội của một hịên tượng, sự
kiện, yếu tố, thể chế xã hội có tác dụng góp phần vào sự duy trì hệ thống xã hội đó.
- Chức năng là sự đóng góp của một hoạt động xã hội hoặc một cơ cấu để
duy trì xã hội.
- Chức năng là những hành động hay hoạt động thích hợp của một người hay
bộ phận được thiết kế hay tồn tại cho một mục đích cụ thể.
Theo tác giả Nguyễn Văn Đạm, (1999)[24, tr.168] chức năng là toàn thể
những việc thường xuyên mà một đoàn thể, một tổ chức, một cá nhân phải thực
hiện nhiệm vụ của mình để giữ một vai trò trong xã hội, góp vào đó phần hoạt động
của mình.
Theo Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004)[14, tr.3] tìm hiểu
người quản lý phải làm gì và làm như thế nào cũng chính là tìm hiểu các chức năng
của họ.
Có thể khái quát “chức năng” là những tập hợp các hoạt động được phân
thành các nhóm tương tự nhau, được xác định cho các đối tượng cụ thể (máy móc,
con người, tổ chức…) phải thực hiện để giữ một vai trò trong xã hội/hệ thống. Đó
cũng chính là những gì quyết định sự tồn tại hay không của đối tượng đó (theo ý
nghĩa giá trị của nó). Khi một đối tượng mất hết các chức năng của nó thì cũng có
nghĩa đối tượng đó không tồn tại về giá trị. Hay chức năng là tập hợp các hành vi
được mong đợi về một người theo những nghĩa vụ và địa vị công việc của người đó.
Trong hệ thống xã hội, mỗi cơ quan, tổ chức có một chức năng nhất định.
Chức năng ở đây thể hiện vai trò, nhiệm vụ chính yếu của cơ quan, tổ chức đó trong
việc đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Nhà trường là một tổ chức với
nhiều bộ phận và cá nhân cấu thành. Xét trong hệ thống xã hội, nhà trường có chức
năng của nó. Đồng thời trong nhà trường, mỗi bộ phận và cá nhân thuộc nó lại có
chức năng riêng. Chức năng của các bộ phận và cá nhân được xác định và có những
thay đổi nhất định theo sự thay đổi chức năng của nhà trường trong hệ thống kinh tế
- xã hội. Mỗi bộ phận và cá nhân nếu xác định đúng và làm tốt chức năng của mình
20
sẽ góp phần làm cho nhà trường phát triển. Nếu không xác định được chức năng
tương ứng với vị trí thì bộ phận và cá nhân sẽ không thể làm tròn chức trách của
mình. Chức năng gắn liền với vị trí, mối quan hệ giữa các bộ phận, các khâu, các
cấp và cá nhân trong hệ thống tổ chức quản lý. Nếu không có chức năng thì bộ phận
hay cá nhân đó không có lý do để tồn tại.
Theo Thomas J.R. và Wayne D.M., (1999)[73] một người phụ trách một tổ
chức hay bộ phận phải biết: Chức năng của mình là gì? Anh/hay Chị ta có những
quyền lực gì? Và mối quan hệ thứ bậc hoặc chức năng trong biểu đồ tổ chức của
đơn vị anh/ chị ta công tác. Việc vạch ra giới hạn của chức năng không phải để cản
trở hay kìm hãm tính chủ động mà trái lại nó là cách để mỗi thành viên nhận thức
được tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong khuôn khổ công việc mà người
ấy phải đảm nhiệm và cả đối với đóng góp của họ vào hoạt động của tổ chức.
Cũng theo Thomas và Wayne, việc xác định tốt các chức năng không chỉ là
liệt kê ra những nhiệm vụ phải tiến hành mà phải theo trách nhiệm và tiêu chuẩn
thành công cấu thành những mục tiêu của chức vụ đó. Khi phân tích chức năng của
một người ở một vị trí nhất định trong tổ chức cần xem xét các vấn đề: Những hoạt
động chủ yếu khi họ đảm nhận chức vụ đó là gì? Trong trường hợp nào chức vụ đó
được đảm nhiệm tốt? Những kết quả có thể thấy được trực tiếp là gì? Làm thế nào
để đo được kết quả đó?
Luận án nghiên cứu chức năng của hiệu trưởng trường THPT trong thời kì
đổi mới cũng theo hướng xác định các nhóm hoạt động hay các công việc mà hiệu
trưởng phải tiến hành theo trách nhiệm và tiêu chuẩn thành công. Chỉ rõ các yêu cầu
cơ bản để giúp hiệu trưởng làm tốt chức năng của mình; cung cấp cơ sở khoa học
cho công tác bồi dưỡng phát triển hiệu trưởng đáp ứng yêu cầu xã hội.
1.2.2. Nhiệm vụ
Theo Nguyễn Văn Đạm [24, tr.595] nhiệm vụ là việc lớn hay thường xuyên
mà pháp luật hay đạo đức buộc phải làm.
Nhiệm vụ được hiểu là công việc do cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức giao cho
phải làm vì một mục đích và trong một thời gian nhất định. Nhiệm vụ tương ứng
với vị trí và chức năng mà một bộ phận hay cá nhân đảm nhiệm. Nhiệm vụ thường
cụ thể; Nếu xác định đúng chức năng của một người tương ứng với vị trí của người
21