1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

1 Lý do chọn đề tài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.74 KB, 51 trang )


Báo cáo tốt nghiệp



GVHD: Hồ Sỹ Thái



các tỉnh nghèo của cả nước và thường xuyên chịu nhiều thiên tai.Với bối cảnh

đó tôi đã chọn đề tài “ Tình hình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo ở xã

Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình hiện nay ”. Nhằm tìm hiểu,

phân tích, đánh giá đúng thực trạng và tìm ra những giải pháp để hoàn thiện

tốt hơn công tác xoá đói giảm nghèo của xã, giúp người dân thoát nghèo đi

đến xây dựng cuộc sống vật chất cũng như tinh thần ngày càng tốt hơn.

2. Ý nghĩa khoa hoc, ý nghĩa thực tiễn

2.1 Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm sáng tỏ và phong phú thêm một số

luận điểm của lý thuyết xã hội học nói chung và một số lý thuyết được sử

dụng trong đề tài nói riêng về vấn đề nghèo đói hiện nay, sự biến đổi phức tạp

về nghèo đói ở các vùng miền khác nhau.

Dựa trên cơ sở , lý luận triết lý để đánh giá đúng thực trạng và các giải

pháp để giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh,

tỉnh Quảng Bình đảm bảo cơ sở khoa học. Chẳng hạn như: báo cáo của

Trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh Quảng Bình, các báo cáo của Uỷ ban

nhân dân xã Võ Ninh thống kê về số hộ nghèo gia tăng hoặc giảm đi qua các

năm v..v.Với kết quả nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách xóa đói giảm

nghèo trên địa bàn xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã góp

phần làm rõ những nguyên nhân , thực trạng và các giải pháp về xóa đói giảm

nghèo tại địa phương. Nghiên cứu thực trạng thì phải dựa vào lý thuyết như

Bác Hồ đã nói: “ lý luận phải liên hệ với thực tế. Nếu thực tiễn mà không có

lý luận hướng dẫn thì thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực

tiễn thì lý luận suông” (Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, trang 496).Như vậy, từ

thực trạng đã làm rõ lý thuyết về nguyên nhân, các giải pháp góp phần cho

việc nghiên cứu vấn đề mang tính chất cao hơn.

2.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đảng và Nhà nước ta xác định: xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm mục

SVTH: Trần Thị Hương



2



Lớp: LT CTXH K2012



Báo cáo tốt nghiệp



GVHD: Hồ Sỹ Thái



tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Trong thời

kỳ đổi mới, nền kinh tế đất nước đã có sự tăng trưởng, phát triển đáng kể, đời

sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên ở các vùng

sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người và nông thôn vẫn còn một bộ phận dân cư

đang phải sống trong cảnh đói nghèo. Từ thực trạng đó nếu như công tác xóa

đói giảm nghèo không được triển khai, thực hiện bằng các chương trình xóa

đói giảm nghèo thì chúng ta đã vô tình đẩy một bộ phận người nghèo rơi

xuống tận cùng của xã hội làm cho bộ phận người nghèo họ không có cơ hội

tiếp cận, hưởng lợi và phát triển gây nên bất ổn chính trị, bất ổn xã hội.

Do đó, việc triển khai công tác xóa đói giảm nghèo được thực hiện

bằng các chính sách xóa đói giảm nghèo là phù hợp và cần thiết đối với thực

trạng đói nghèo hầu khắp các địa phương trong cả nước.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Các nghiên cứu xã hội về các vấn đề liên quan tới vấn đề nghèo đói đã

bắt đầu từ những năm của thế kỷ XX. Việt Nam đã có những cam kết mạnh

mẽ trong cuộc chiến giảm nghèo, bằng cách thực hiện các chương trình mục

tiêu ngay từ năm 1998, sau đó xấy dựng các chương trình đặc biệt, phù hợp

và đồng bộ với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở cấp quốc gia.

Tác giả Bùi Thị Tân trường đại học khoa học Huế đã có bài nghiên

cứu về “ Vấn đề nghèo đói và các khuynh hướng xóa đói giảm ngnhèo ở Việt

Nam”. Trong đó nghiên cứu vì sao phải thay đổi chuẩn nghèo qua các giai

đoạn, thực trạng nghèo đói hiện nay, các tiêu chí để đánh giá một xã nghèo,

nghiên cứu các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo có hiệu quả.

Tác giả Huỳnh Thị Trúc Giang trường đại học Quy Nhơn có bài nghiên

cứu về “ Thực trạng nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số huyện An Lão, tỉnh

Bình Định hiện nay, một số giải pháp khắc phục”. Bài nghiên cứu này thiên

về khía cạnh nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện An Lão, tỉnh Bình

Định.

SVTH: Trần Thị Hương



3



Lớp: LT CTXH K2012



Báo cáo tốt nghiệp



GVHD: Hồ Sỹ Thái



Tác giả Lê Thị Minh Thùy lớp LTCTXHK2011 trường đại học khoa

học Huế đã có bài nghiên cứu về nghèo đói với đề tài “ Công tác xóa đói giảm

nghèo tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam hiện nay và một số giải pháp

khắc phục”. Đề tài này thiên về các khía cạnh nghiên cứu các chính sách xóa

đói giảm nghèo cảu nhà nướcđược áp dụng cho huyện Đông Giang, tỉnh

Quảng Nam.

Tác giả Lê Thị Linh Nhi lớp LTCTXHK2012 trường đại học khoa học

Huế có bài nghiên cứu về “ Hiệu quả của công tác xóa đói giảm nghèo tại xã

Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay và vai trò của

nhân viên công tác xã hội”. Đề tài này nhấn mạnh vai trò của Nhân viên công

tác xã hội về vấn đề nghèo đói và cũng có đưa ra một số giải pháp giảm nghèo

thích hợp cho địa phương.

Không ít những người dân trong cả nước ta nói chung và người dân

Quảng Bình nói riêng vẫn chưa thoát ra khỏi cái nghèo. Ở nông thôn hay

thành thị, kể cả người giàu cũng có thể trở thành người nghèo khi cuộc sống

của họ gặp phải sự cố. Nghèo dễ khiến cho con người rơi vào cám dỗ “ bần

cùng sinh đạo tặc”. Nghèo khiến cho con người trở nên sống eo hẹp, thu mình

lại không muốn tiếp xúc với người giàu,họ luôn thấy mặc cảm bởi số phận…

Nguyên nhân dẫn đến nghèo đói hết sức đa dạng. Rất nhiều nhà nghiên cứu

tìm hiểu, phân tích vấn đề này một cách sâu rộng, rõ ràng và kỹ lưỡng. Khi

nghiên cứu nguyên nhân này thì Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chia

thành ba nhóm chính:

Thứ nhất là do điều kiện tự nhiên: khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão

lụt, hạn hán, đất đai xấu, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn. Thứ hai là

do hạn chế chủ quan của người nghèo: thiếu kiến thức làm ăn, thiếu vốn sản

xuất, đông con, thiếu lao động, thiếu việc làm, lười lao động và mắc vào các

tệ nạn xã hội (nghiện hút, rượu chè, cờ bạc…). Thứ ba là do cơ chế: thiếu

hoặc không đồng bộ về chính sách đầu tư, về khuyến nông-lâm- ngư, về vốn

SVTH: Trần Thị Hương



4



Lớp: LT CTXH K2012



Báo cáo tốt nghiệp



GVHD: Hồ Sỹ Thái



tín dụng, giáo dục đào tạo, y tế, chính sách đất đai, định canh, định cư, kinh tế

mới… Từ đó, giúp cho việc nhìn nhận, theo dõi thực trạng nghèo đói một

cách tương đối chính xác và mang tính cấp thiết.

Nghiên cứu phương pháp luận xác định chuẩn nghèo ở Việt Nam bảo

đảm tính thực tiển cao và đảm bảo cơ sở khoa học. Chẳng hạn: phương pháp

phân loại hộ nghèo dựa trên thu nhập. Nghiên cứu các giải pháp xóa đói giảm

nghèo ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nghiên cứu các giải pháp,

chính sách hổ trợ hộ nghèo, người nghèo có hiệu quả. Hàng loạt những câu

hỏi đăt ra trong quá trình nghiên cứu đó là: bằng giải pháp gì để mang lại hiệu

quả cao hơn? Những giải pháp hiện đang sử dụng có phù hợp hay không? Cần

đầu tư những khâu công việc nào hợp lý để giải quyết những khó khăn? Mức

độ hổ trợ như vậy đã đủ chưa? Phương thức hổ trợ và chính sách hổ trợ thực

sự hợp lý chưa?. Như vậy, nghiên cứu và giải quyết vấn đề nghèo đói là hết

sức phức tạp, đòi hỏi phải có sự hợp sức của nhiều ban ngành, tổ chức, cá

nhân, huy động nhiều nguồn lực, đảm bảo An sinh xã hội luôn bền vững. Góp

phần thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo mang lại kết quả cao.

4. Phạm vi nghiên cứu

Địa bàn xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

5.1 Khách thể nghiên cứu

Người nghèo tại xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

5.2 Đối tượng nghiên cứu

Tình hình thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo ở xã Võ Ninh, huyện

Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình hiện nay

6. Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá hiệu quả của công tác xoá đói giảm nghèo của xã Võ Ninh,

huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua.

-Đưa ra một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình

SVTH: Trần Thị Hương



5



Lớp: LT CTXH K2012



Báo cáo tốt nghiệp



GVHD: Hồ Sỹ Thái



thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo của xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh,

tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp này được thực hiện thông qua việc thu thập các số liệu từ

các văn bản, báo cáo tổng kết năm, quý mà các cơ quan cung cấp (UBND- xã

Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình)

Ngoài ra để thực hiện đề tài này bản thân còn thu thập thêm một số tài

liệu có liên quan từ sách báo, các tài liệu quan trọng khác để đề tài được hoàn

thiện hơn.

7.2 Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân

Ngoài việc thu thập thông tin dựa trên các báo cáo đã có sẵn thì cần

phải sử dụng phương pháp thu thập thông tin qua phỏng vấn sâu. Có thể nói

thu thập thông tin qua phỏng vấn sâu là một phương pháp cụ thể để thu thập

thông tin của người nghèo thông qua việc phỏng vấn có cuộc nói chuyện trực

tiếp với người nghèo để có được những thông tin thực tế để đưa ra những giải

pháp phù hợp góp phần vào công tác giảm nghèo trên địa bàn xã.Trong quá

trình lân la,giao tiếp với người dân thì tiến hành phỏng vấn những người có

hoàn cảnh khó khăn, có thu nhập thấp, có nguyện vọng muốn làm giàu. Bên

cạnh đó cũng phỏng vấn lãnh đạo địa phương,những người am hiểu vấn đề.

Cuộc phỏng vấn có thiết kế bảng hỏi trước,phần lớn sử dụng câu hỏi

mở để người dân bộc lộ tâm trạng,nguyện vọng và nhu cầu bức thiết của

mình.

7.3 Phương pháp quan sát

Trong bất cứ một đề tài nghiên cứu về đối tượng nào thì phương pháp

quan sát cũng là một phương pháp cần thiết.Chúng ta cần phải thâm nhập

thực tế, tìm hiểu tình hình quan sát tất cả những lời nói, cử chỉ, thái độ, biểu

hiện của người nghèo và người dântrên địa bàn về vấn đề xóa đói giảm nghèo

SVTH: Trần Thị Hương



6



Lớp: LT CTXH K2012



Báo cáo tốt nghiệp



GVHD: Hồ Sỹ Thái



ở địa bàn xã, từ ngôn ngữ cho đến hành động phi ngôn ngữ. Tôi sử dụng

phương pháp quan sát để có thể thu thập thông tin một cách trực tiếp, cũng có

thể nắm bắt dược đặc điểm tâm lý, nhu cầu của người nghèo và thái độ của

cộng đồng nơi đây về công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay trên địa bàn xã,

để có thể đưa ra những đánh giá một cách khách quan về công tác xóa đói

giảm nghèo ỡ xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình hiện nay.

7.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Trong đề tài này của tôi, đây là phương pháp được lựa chọn hàng đầu,

cần nghiên cứu các tài liệu liên quan đến vấn đề của người nghèo, trước hết là

các tài liệu về mặt lý luận để làm cơ sở tiến hành nghiên cứu một cách có hệ

thống. Việc nghiên cứu phân tích các tài liệu từ những con số định lượng

chúng ta có thể đưa ra những thông tin định tính cho phép tôi có thể chọn lọc

các thông tin hữu ích phục vụ cho đề tài, và thấy được nhiều vấn đề của đời

sống sinh hoạt người nghèo nơi đây. Từ đó tôi có thể tiến hành đưa ra

những đánh giá, nhận xét, đưa ra những giải pháp và kiến nghị đối với các

cấp, các cơ quan có liên quan giúp đỡ người nghèo có được cuộc sống ngày

càng tốt hơn, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo nơi đây.

8. Cấu trúc của nội dung đề tài

Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề nghèo đói

Chương 2: Tình hình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Võ

Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình hiện nay.

Chương 3: Một số biện pháp về công tác xóa đói giảm nghèo cho xã

Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.



SVTH: Trần Thị Hương



7



Lớp: LT CTXH K2012



Báo cáo tốt nghiệp



GVHD: Hồ Sỹ Thái



PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI

1.1 Định nghĩa nghèo

Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng

với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo của các tiêu chuẩn này và các

nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời

gian. Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập.Theo đó một

người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình

quân đầu người của quốc gia đó.

1.1.1 Nghèo tuyệt đối

Nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại.

Nhưng người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong

các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức

tưởng tượng, mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của thế giới tri thức chúng

ta (theo ông Robert Mc Namara giám đốc ngân hàng thế giới).

1.1.2 Nghèo tương đối

Trong xã hội được gọi là thịnh vượng nghèo được định nghĩa dựa vào

hoàn cảnh xã hội của cá nhân. Nghèo tương đối có thể xem như là việc cung

cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc

về số tầng lớp xã hội nhất định so với sự xung túc của xã hội đó.

Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ

thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc, người ta gọi đó là nghèo

tương đối chủ quan.

1.1.3 Định nghĩa theo tình trạng sống

Cái gọi là định nghĩa theo tình trạng sống lưu ý đến những khía cạnh

khác ngoài thu nhập khi định nghĩa “nghèo con người”. Ví dụ như cơ hội đào

tạo, mức sống, quyền tự quyết, ổn định về luật lệ, khả năng ảnh hưởng đến

SVTH: Trần Thị Hương



8



Lớp: LT CTXH K2012



Báo cáo tốt nghiệp



GVHD: Hồ Sỹ Thái



quyết định chính trị và nhiều khía cạnh khác.

1.1.4 Chuẩn mực nghèo đói

Là các thước đo có thể lượng hóa để xác định người nghèo và đánh giá

mức độ nghèo khổ.

1.1.5 Hộ đói, hộ nghèo, xã nghèo

Theo thời gian thì chuẩn mực về nghèo đói cũng có sự thay đổi. Năm

1996, Bộ lao động Thương binh và xã hội đã đưa ra chuẩn mực về nghèo đói

ở Việt Nam như sau:

Hộ đói là những hộ có thu nhập bình quân đầu người một tháng quy đổi

ra gạo dưới 13kg (tương đương với 45000 đồng )

Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người một tháng quy đổi ra

gạo dưới 25kg (tương đương với 90000 đồng ). Ở thành thi dưới 20kg (tương

đương với 70000 đồng ), ở vùng đồng bằng và trung du dưới 15kg (tương

đương với 55000 đồng )

Đến năm 2006, Bộ lao động Thương binh và Xã hội lại điều chỉnh

chuẩn nghèo như sau:

Vùng nông thôn thu nhập 200.000 đồng / người / tháng hay 2400000

đồng / người / năm

Vùng thành thị thu nhập 260.000 đồng / người / tháng hay 3120000

đồng / người / năm

Một xã được coi là nghèo khi có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên, không

có 1 trong 6 công trình cơ sở cơ bản như: điện, đường giao thông, trường học,

trạm y tế, chợ….

1.2 Vấn đề nghèo đói

1.2.1 Các quan điểm tiếp cận vấn đề nghèo đói

Theo cách tiếp cận hẹp:

Nghèo đói là một phạm trù chỉ mức sống của một một cộng đồng hay

một nhóm dân cư là thấp nhất so với mức sống của một cộng đồng hay một

SVTH: Trần Thị Hương



9



Lớp: LT CTXH K2012



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

×