Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.74 KB, 51 trang )
Báo cáo tốt nghiệp
GVHD: Hồ Sỹ Thái
Tỷ lệ hộ nghèo toàn xã năm sau giảm hơn năm trước, trong số đó hộ
nghèo qua hàng năm cụ thể:
Năm 2006 có 580 hộ, 2.320 nhân khẩu đạt tỷ lệ 28,8%;
Năm 2007 có 462 hộ, 1.315 khẩu đạt tỷ lệ 24,8% (6 tháng cuối năm
2007 do hỏa hoạn cháy chợ Võ Xá có thêm 72 hộ với 282 khẩu lâm vào cảnh
hộ nghèo;
Năm 2008 c0s 440 hộ, 1.320 khẩu đạt tỷ lệ 22,3%;
Năm 2009 có 253 hộ đạt tỷ lệ 13,3%;
Năm 2010 có 414 hộ chiếm tỷ lệ 21,7%;
Năm 2011 có 384 hộ/1916 hộ chiếm tỷ lệ 19,58%
Năm 2012 có 327 hộ/2195 hộ chiếm tỷ lệ 14,9%
Năm 2013 có 300 hộ/2310 hộ chiếm tỷ lệ 13,9%
Từ kết quả trên có thể nói công tác xóa đói giảm nghèo của xã trong
thời gian gần đây đã đem lại hiệu quả đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ
28,8%(2006) xuống còn 13,9%(2013).
Qua kết quả đạt được đã khẳng định chương trình xóa đói giảm nghèo
là một chủ trương đúng đắn hợp lòng dân thể hiện rõ lập trường quan điểm
của nhà nước ta về phát triển thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa truyền
thống nhân văn của dân tộc ta nhưng chương trình xóa đói giảm nghèo của xã
cũng có những mặt được và mặt tồn tại.
Mặt được:
Công tác xóa đói giảm nghèo trong xã bước đầu đáng khích lệ, tỷ lệ hộ
nghèo giảm xuống rõ rệt và có chuyển biến tích cực, người dân nghèo có công
ăn việc làm nhờ vào công tác hỗ trợ người nghèo làm ăn.
Nhờ có sự chỉ đạo thống nhất cụ thể từ trên xuống dưới, sư phối hợp
hoạt động và từng bước rút kinh nghiệm. Đặc biệt tại bộ phận đói nghèo đều
có ý thức vươn lên, tích cực khắc phục khó khăn để thoát nghèo.Điều kiện
kinh tế gia đình người dân thuộc hộ nghèo bắt đầu đi lên người dân quan tâm
SVTH: Trần Thị Hương
29
Lớp: LT CTXH K2012
Báo cáo tốt nghiệp
GVHD: Hồ Sỹ Thái
đến việc học hành của con em mình cùng với sự hỗ trợ giáo dục của xã, chăm
sóc y tế cũng có được sự quan tâm, đời sống tinh thần ngày càng được cải
thiện rõ, gia đình vẫn có được nhà cửa ổn định kiên cố. Chất lượng cuộc sống
của người dân từng bước được nâng cao, nhất là các hộ thuộc nhóm hộ
nghèo…
Làm chuyển biến mạnh phong trào xóa đói giảm nghèo theo hướng tích
cực, xóa đói giảm nghèo đã từng bước được xã hội hóa trên địa bàn xã, các
hội đoàn thể luôn quan tâm đến đời sống của hội viên.Tìm mọi cách để hội
viên, đoàn viên vượt qua đói nghèo.
Quan điểm trách nhiệm của chính quyền các cấp về công tác xóa đói
giảm nghèo từng bước được nâng lên ngang tầm, vạch ra những kế hoạch xóa
đói giảm nghèo cho từng giai đoạn phù hợp với tình hình mới.
Trên địa bàn xã nhìn chung có sự thay đổi ổn định về kinh tế chính trị,
bộ mặt các làng xã đã có sự cải thiện đáng kể, từ chính sách xóa đói giảm
nghèo của xã, nhất là về cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển sản xuất, lưu
thông hàng hóa, nhà nhà có xe máy, tivi… những thay đổi này bước đầu giúp
người dân trong xã tin tưởng vào công tác xóa đói giảm nghèo đem lại và tiếp
tục phát huy những mặt được đã nói ở trên.
Mặt tồn tại:
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong những năm qua, công tác
xóa đói giảm nghèo của xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
cũng còn gặp không ít khó khăn hạn chế. Cần phải đi sâu nghiên cứu mặt tồn
tại của công tác xóa đói giảm nghèo của huyện để có những biện pháp khắc
phục cho giai đoạn mới.
Tồn tại về quan điểm nhận thức và trách nhiệm:
Đến nay, chương trình xóa đói giảm nghèo đã đi vào thực tiễn đời sống
xã hội và đạt được một số kết quả thiết thực. Song nhìn chung sự chuyển biến
chưa mạnh, chưa đều, còn một số địa phương, một số ngành và một bộ phận
SVTH: Trần Thị Hương
30
Lớp: LT CTXH K2012
Báo cáo tốt nghiệp
GVHD: Hồ Sỹ Thái
cán bộ Đảng viên có nhận thức chưa đúng về công tác xóa đói giảm nghèo,
chưa thấy hết ý nghĩa yêu cầu cấp bách của công tác xóa đói giảm nghèo và
tiền đề, khởi đầu để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì thế mà một số
địa phương chưa chủ động triển khai thực hiện chương trình, chưa tích cực
phát huy nội lực mà còn trông chờ vào sự giúp đỡ trên. Xóa đói giảm nghèo là
một chủ trương đúng đắn của Đảng, thể hiện mục tiêu định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta. Trong công cuộc đổi mới xã hội chủ nghĩa ngày càng có ý
nghĩa nhằm nâng cao mức sống của người nghèo thực hiện công bằng xã hội.
Tuy nhiên, công tác lãnh đạo kiểm tra của các cấp Đảng ủy chưa
thường xuyên, còn lơ là trong công tác quản lý, kiểm tra và đôn đốc. Chưa có
tổng kết đúc rút kinh nghiệm nghiên cứu và nhân rộng các mô hình tốt.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo trong thời
gian tới, cần có mặt chuyển biến cơ bản về mặt nhận thức trong các cấp Ủy
đảng, chính quyền mặt trận và đoàn thể. Trước mắt cần khắc phục những tồn
tại về quan điểm nhận thức:
Tình trạng lơ là thiếu quan tâm, khoáng trắng trách nhiệm của một số
cấp Ủy chính quyền cho thường trực ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo.
Nhận thức nôn nóng muốn làm nhanh, làm triển khai mạnh nhưng khi
thấy nợ quá hạn khó đòi thì chán dẫn đến buôn lỏng và hạn chế các hoạt động.
Nhận thức của một bộ phận dân cư coi công tác xóa đói giảm nghèo là
việc của Đảng và Nhà nước, do đó họ đứng ngoài cuộc vận động không tích
cực đóng góp vào, giúp đỡ hộ nghèo tại dân cư.
Do đó, mức độ xã hội hóa công tác xóa đói giảm nghèo chưa cao, quỹ
vì người nghèo của huyện cũng như ở các xã thị trấn huy động quá chậm và
còn ít.
Tồn tại về cơ chế quản lý:
Hệ thống tổ chức bộ máy chuyên trách xóa đói giảm nghèo chưa tương
xứng với chương trình mục tiêu quốc gia. Cán bộ làm công tác xóa đói giảm
SVTH: Trần Thị Hương
31
Lớp: LT CTXH K2012
Báo cáo tốt nghiệp
GVHD: Hồ Sỹ Thái
nghèo ở xã thị trấn chưa được đào tạo chuyên sâu và còn kiêm nhiệm.
Tồn tại chủ yếu hiện nay là về mặt tổ chức, quản lý còn lung túng chưa
có cơ chế lồng ghép về mặt quản lý nhà nước giữa các ngành để phục vụ cho
mục tiêu xóa đói giảm nghèo theo kế hoạch kinh tế xã hội của địa phương,
thiếu cơ chế phối hợp, quản lý có hệ thống đối với hoạt động của các đoàn thể
tham gia trực tiếp công tác xóa đói giảm nghèo.
Tỷ lệ hộ nghèo ở xã giảm nhanh nhưng nhìn chung chưa thật bền vững,
tình trạng tái nghèo dễ xảy ra, nhất là những năm thiên tai lũ lụt hoặc khi thay
đổi tiêu chí chuẩn nghèo.
Việc xác định đối tượng nghèo ở một số địa phương còn thiếu chính
xác, dẫn đến một bộ phận người nghèo không tiếp cận được các chính sách,
dự án của chương trình xóa đói giảm nghèo.
Tồn tại về vấn đề đầu tư:
Về vấn đề đóng góp quỹ xóa đói giảm nghèo: Chưa có quy định về mức
đóng góp nghĩa vụ, việc xây dựng quỹ xóa đói giảm nghèo mới mang tính vận
động, vì vậy mức huy động thấp không phát huy được hiệu quả của quỹ.
Về vốn tín dụng ưu đãi hộ nghèo:
Lãi xuất cho vay hộ nghèo còn cao đối với hộ nông thôn do thiếu kiến
thức làm ăn, giá cả nông sản bấp bênh khó tiêu thụ.
Còn tiếp tục cho vay hỗ trợ đối với những hộ mới vượt nghèo nhằm
chống tái nghèo.
Nợ quá hạn vốn ngân hàng PVNN và quỹ xóa đói giảm nghèo còn cao.
Tồn tại này ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo.
Nguồn kinh phí đầu tư cho chương trình xóa đói giảm nghèo còn hạn
chế chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Nguyên nhân tồn tại:
Trong thời gian tới muốn nâng cao công tác xóa đói giảm nghèo chúng ta
cần thấy rõ những nguyên nhân tồn tại mà khắc phục để đạt được kết quả cao hơn.
SVTH: Trần Thị Hương
32
Lớp: LT CTXH K2012
Báo cáo tốt nghiệp
GVHD: Hồ Sỹ Thái
Chính sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng ưu đãi chính sách
khuyến nông, lâm ngư nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, cách làm ăn, trợ
giúp về y tế, giáo dục… còn nhiều hạn chế.
Nền kinh tế của huyện có bước phát triển khá nhanh nhưng chưa bền
vững, thường bị ảnh hưởng thiên tai, bão lụt. cơ cấu kinh tế chuyển dịch
chậm, lao động thiếu việc làm còn nhiều, tỷ lệ sử dụng thời gian làm việc ở
nông thôn còn thấp.
Bên cạnh các nguyên nhân chủ quan nói trên, nguyên nhân khách quan
hạn chế kết quả nữa là:
Trình độ văn hóa kiến thức kinh nghiệm làm ăn, gia đình đông con nhỏ
thiếu sức lao động, thiếu vốn sản xuất kinh doanh của hộ nghèo.
Môi trường kinh doanh thiếu thuận lợi sản phẩm làm ra khó tiêu thụ,
hàng nông, lâm hải sản giá cả không ổn định, thường rớt giá không kích thích
được sản xuất, người nghèo vay vốn sản xuất sợ thua lỗ không thể trả nợ, nên
không mạnh dạng sử dụng nguồn vốn tín dụng, số hộ vay tín dụng ngân hàng
phục vụ người nghèo 2006 -2010 đã xuống thấp hơn so với những năm trước.
Do thiên tai hạn hán, bão lụt, dịch bệnh xảy ra liên tục ảnh hưởng rất
lớn đến kết quả sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo, có hộ mất vốn vay không
thu hồi trả nợ được.
Nhìn chung hiệu quả đem lại của công tác xóa đói giảm nghèo là thiết
thực, mang tính cấp bách và đúng theo kế hoạch và mục tiêu đề ra ban đầu,
đem lại sự khởi sắc cho người nghèo trên địa bàn huyện, cuộc sống được cải
thiện rõ rệt, các mặt đời sống xã hội từng bước nâng cao và chú trọng hơn.
Công tác xóa đói giảm nghèo của xã tạo được niềm tin cho Đảng và Nhà nước
nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại mặt hạn chế và dần được khắc phục nhờ sự nổ
lực của cán bộ và người dân từng bước chứng tỏ bằng sự đi lên của xã.
SVTH: Trần Thị Hương
33
Lớp: LT CTXH K2012
Báo cáo tốt nghiệp
GVHD: Hồ Sỹ Thái
Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ CÔNG TÁC
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ VÕ NINH, HUYỆN QUẢNG NINH,
TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1 Mục tiêu của công tác xóa đói giảm nghèo
3.1.1 Mục tiêu trước mắt
Muốn trong tương lai người nghèo không còn là nỗi lo của xã hội thì
những người làm công tác xóa đói giảm nghèo phải có những biện pháp mục
tiêu trước mắt đối với những người dân nghèo đang thiếu và không có điều
kiện để phát triển. Một khi thực trạng đã được giải quyết, từ đó mới có thể
hướng đến mục tiêu lâu dài, mới phát triển kinh tế được.
Kêu gọi nguồn vốn hỗ trợ đầu tư vốn cho người nghèo với lãi xuất thấp
phù hợp với người dân nghèo ở nông thôn và kiểm soát nguồn vốn vay.
Hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân nghèo với nhiều hình thức như đào
tạo tại chỗ hoặc qua các trung tâm dạy nghề, mở rộng quy mô để cho công tác
xóa đói giảm nghèo mang tính bền vững hơn.
Xóa bỏ những tư tưởng trông chờ, ỷ lại của một bộ phận người nghèo
cho rằng: công tác xóa đói giảm nghèo là của chính quyền.
3.1.2 Mục tiêu lâu dài
Con người là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế và kéo theo xã hội phát triển. Nhung trước hết vấn đề xóa đói
giảm nghèo là mục tiêu hàng đầu của xã hội của mọi người, mọi cấp Ủy đảng,
chính quyền địa phương phải có trách nhiệm chung, làm thế nào để xóa đói
giảm nghèo giúp người nghèo phát triển.
Trong kế hoạch của Nhà nước hàng năm, các chương trình dự án, các
tổ chức đơn vị xã hội và đơn vị cơ sở phải luôn đưa mục tiêu xóa đói giảm
nghèo trong quá trình thực hiên.
Thực hiện tốt chính sách tín dụng hộ nghèo bao gồm cho vay ưu đãi hộ
SVTH: Trần Thị Hương
34
Lớp: LT CTXH K2012
Báo cáo tốt nghiệp
GVHD: Hồ Sỹ Thái
nghèo, cho vay ưu đãi học sinh-sinh viên, cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế…
bảo đảm 100% có nhu cầu vay vốn được vay vốn.
Thực hiện có hiệu quả các dự án khuyến nông- lâm –ngư nghiệp hỗ trợ
nhà ở hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, đề nghị tỉnh tiếp tục thực
hiện Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Chính phủ trong những năm đến, để số
hộ nghèo có nhà ở đơn sơ mới phát sinh được hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở.
3.2 Những biện pháp trong công tác xóa đói giảm nghèo cho xã Võ Ninh,
huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
3.2.1 Biện pháp xóa đói giảm nghèo chung
Hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo, hộ nghèo được vay vốn với lãi xuất ưu
đãi có nhu cầu để phát triển sản xuất, hỗ trợ chế biến (nông-lâm-ngư nghiệp)
kinh doanh dịch vụ tăng thu nhập để xóa đói giảm nghèo.Bên cạnh đó cần
phải giám sát nguồn vốn vay có sử sụng đúng mục đích phát triển kinh tế để
thoát nghèo hay không ?
Khuyến khích phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, ngành
nghề nông thôn như: Mộc, nề, hình thành thương hiệu rượu Võ Xá; khuyến
khích và phát triển một số nghề mởi địa phương như: Nhôm kính, mộc gia
dụng, tổ hợp gạch, tổ hợp than tổ ong và các ngành nghề sửa chữa vận tải,
may mặc, ăn uống trên địa bàn tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Hỗ trợ hướng dẫn cho người nghèo cánh làm ăn khuyến nông, khuyến
lâm, khuyến ngư, xây dựng hệ thống khuyến nông, lâm viên thôn bản, đào tạo
nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ. Hướng dẫn người nghèo cách thức sản
xuất kết hợp với hỗ trợ giống mới, trang bị kiến thức áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh.
Thực hiện chính sách việc làm cho người nghèo trong năm tới cần tăng
trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm nhất là ngành công nghiệp hóa
nông thôn, ngành nghề truyền thống, đồng thời xúc tiến dự án xây dựng, nhà
máy chế biến thủy hải sản, phát triển trang trại…khuyến khích họ làm ăn hợp
SVTH: Trần Thị Hương
35
Lớp: LT CTXH K2012