1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

Chương 2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ VÕ NINH, HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.74 KB, 51 trang )


Báo cáo tốt nghiệp



GVHD: Hồ Sỹ Thái



Lại có câu: “Làm mùa tháng năm coi trăng rằm tháng tám

Làm mùa tháng tám coi con rạm tháng tư.”

“Trăng sáng được su, trăng lu được cạn

Rạm trồi thì lụt, rạm trụt thì cạn”

Đó là kinh nghiệm xem thời tiết trong dân gian vùng 2 huyện Quảng

Ninh và Lệ Thủy để gieo cấy luồn lách thời tiết trong điều kiện thủy triều và

mưa lũ thất thường mà người nông dân phải hứng chịu một nắng hai sương để

làm ra hạt lúa củ khoai khi chưa có hệ thống thủy lợi. Nông dân Vĩ Ninh đã

vận dụng sáng tạo các kinh nghiệm đó để trồng lúa, trồng hoa màu, trồng rau

xanh phục vụ đời sống và giao lưu hàng hóa về vùng thị thành.

1.1.3 Sông ngòi

Xã Võ Ninh có hệ thống sông ngòi dày đặc, dấu tích của sông Kiến

Giang xưa, chảy từ ngã ba Mỹ Trung, thẳng về trước mặt làng Võ Xá đổ qua

cửa Tiền còn gọi là cửa Khâu. Dòng chính chảy theo chân động cát đổ xuống

sông Nhật Lệ trước mặt ấp Hữu Tiệp ở ngã ba Mỏ. Các khe nước từ động cát

chảy ra đã đưa cát về bồi lấp dần đầm lầy. Dấu vết con sông còn lại đã trở

thành ranh giới hành chính hiện nay giữa Võ Ninh với Hàm Ninh và Duy

Ninh. Phía Bắc xã là dòng sông Nhật Lệ, sông chảy từ Trần Xá về Diên

Trường theo hướng Bắc Nam lại uốn cong theo hướng Tây Đông qua Trúc

Ly, đến thôn Hà đến Hữu Thiệp lại quặt thẳng hướng Bắc. Giữa dòng sông

nổi lên hai cồn. Cồn Võ xá là cồn nổi, phía trên. Cồn Văn La là cồn rạn đá

ong, phía dưới.

1.1.4 Dân cư

Xã Võ Ninh đến năm 2000 có 8.273 người, 1800 hộ, cư trú trong cộng

đồng 7 thôn: thôn Hà Thiệp, thôn Tây, thôn Trung, thôn Tiền, thôn Thượng,

thôn Trúc Ly, thôn Hữu Hậu.

Lịch sử hình thành dân cư Võ Ninh trải qua nhiều thời kỳ và quần tụ

ngày càng đông đúc, đa dạng về họ tộc, về quá trình nhập cư trong cộng đồng

SVTH: Trần Thị Hương



17



Lớp: LT CTXH K2012



Báo cáo tốt nghiệp



GVHD: Hồ Sỹ Thái



thống nhất góp phần hun đúc truyền thống yêu nước, cách mạng, truyền

thống kiên cường, dũng cảm, thông minh, sáng tạo, chịu thương, chịu khó.

Năm 1470, cai đội Võ Thắng và ông họ Lê trong đoàn vua Lê Thánh

Tông nam chinh đã định cư ở vùng đất Võ Xá sinh cơ lập nghiệp và mở đầu

cho sự hình thành cư dân để lập làng Võ xá.

Thời kỳ chiến tranh Trinh – Nguyễn, Võ Xá là quân doanh Đạo Lưu

Đồn. Trung tâm chỉ huy đóng quân ở Tráng Tiệp. Các cơ đội quân được bố trí

trên toàn tuyến phòng thủ từ lũy Động Hồi đến lũy Trường Sa.

Năm 1672, cuộc chiến quyết liệt giữa hai tập đoàn Trịnh- Nguyễn đã

kết thúc, sông Gianh đã trở thành ranh giới Đàng Ngoài và Đàng Trong. Đạo

Lưu Đồn vẫn duy trì với vai trò Chưởng Dinh của Nguyễn Hữu Dật, Tám họ

Lê, Nguyễn, Hoàng, Phạm, Trương, Trần, Cao, Phan nối tiếp định canh định

cư, Tám phường hình thành là phường Thượng, phường Ba Dãy, phường

Tiến, Phường Trung, Phường Tây, phường Hạ, phường Hà De, phường Hiệu.

Phường Ba Dãy sau nhập phường Thượng thành thôn Thượng. Phường Hà De

nhập với phường Hạ thành thôn Hà. Năm 1705, dựng đình Võ Xá trên đất

phường Tây giáp phường Trung(nay ở hội trường UBND xã)

1.1.5 Văn hóa

1.1.5.1 Phong tục tập quán tế lễ, hội hè, cưới hỏi, ma chay

Các làng thuộc xã Võ Ninh vốn có truyền thống văn hóa lâu đời. Các

làng xã Võ Ninh có truyền thống ăn ở nề nếp. Thôn xóm dẫu giữa vùng đầm

lầy nhưng nhà cửa ngay ngắn, thẳng dọc, đường thôn ngõ xóm quy cũ, sạch

đẹp tạo đường nét văn minh.

Đời sống văn hóa các thôn của xã Võ Ninh phong phú, đa dạng và

mang đậm bản chất của một vùng quê. Phong tục tập quán thờ cúng tế lễ, hội

hè, tang đám,ma chay, cưới xin, ứng xử, giao tiếp, sinh hoạt, văn hóa dân gian

ở Võ Ninh có nhiều nét đẹp tác động đời sống tinh thần của nhân dân trong xã

cũng như nhân dân các xã lân cận . Xã Võ Ninh có 4 làng, mỗi làng có lịch sử

SVTH: Trần Thị Hương



18



Lớp: LT CTXH K2012



Báo cáo tốt nghiệp



GVHD: Hồ Sỹ Thái



hình thành và điều kiện canh tác khác nhau, nhưng phong tục có nhiều nét gần

nhau, có sự giao thoa thẩm thấu vào đời sống tinh thần của nhân dân trong xã.

Tế lễ là một tín ngưỡng thờ tâm linh mang tính cộng đồng, nhằm bày tỏ lòng

tri ân và cầu mong điều tốt lành cho nhân dân.

1.1.5.2 Phong tục sinh hoạt

Ở vào vùng đất chật người đông, dễ ngập úng, người dân Võ Ninh xưa

vốn có truyền thống cần cù chăm làm ăn. Đồng đất cát vừa cuốc sâu để cắt

đứt rễ cỏ, phải ngâm mình lấy rông về bồi đắp chất dinh dưỡng cho đất. Làm

ra hạt lúa, củ khoai, nuôi được con lợn, con gà thật là vất vả. Vì trọng công

lao nên hầu như ai cũng rất tiết kiệm trong chi tiêu, ăn uống dè xẻn. Mắm cái,

vại dưa môn là thường kỳ. Củ to, quả ngon ra chợ, cá lớn, tôm ngon bưng

bán, chắt chiu đồng tiền bát gạo. Bữa ăn con tép, con đam, mắm cái, dưa môn,

nhưng lúc giỗ chạp rất thích bày biện các thức, các vị lại trổ tài làm bánh trái,

khi khách đến cả nhà cùng vui, và cùng chăm lo cho khách với ý thức “ Nhịn

miệng đãi khách” nên “Khách đến nhà không gà thì vịt”

1.1.5.3 Văn hóa văn nghệ dân gian

Người Võ Ninh rất yêu ca nhạc. Xưa có phường chăn tằm dệt lụa, đêm

trăng thanh hát hò đối đáp. Thịnh hành là hò khoan giã gạo. Những cối giã

thâu đêm, những nhịp chày khắc giã cắt cụp đều đặn. Chày đôi, chày ba, chày

tư, chày vồ, chày tay. Trong môi trường diễn xướng theo động tác lao động

những lời ca đối đáp ra đời. Nhịp chày giã gạo cầm canh cho nhịp hò khoan

đối đáp.Có khi vì say sưa giã gạo người ta đưa trấu về giã thâu đêm.

Sinh hoạt văn hóa dân gian còn có các trò chơi đu, bơi lội, ném cù,

đánh đáo, đánh khăng, đánh chuyền, đánh bi, thổi cút cút, chọi rế rế, thả diều,

đi cầu về quán, đánh giặc chỉ, u mọi, bịt mắt bắt dê, cướp cờ, đi khà kheo...

Từ trong sinh hoạt dân gian đó, đạo lý sống đẹp, sống cao thượng dần

dần vun đắp nên phẩm chất con người Võ Ninh.

Dân trí nâng cao, nhân lực được đào tạo ngày càng cao, nhân tài đang

SVTH: Trần Thị Hương



19



Lớp: LT CTXH K2012



Báo cáo tốt nghiệp



GVHD: Hồ Sỹ Thái



được bồi đắp, đó là nguồn lực mới để Võ Ninh bước vào thời kỳ mới, thời kỳ

cùng cả nước bước vào công nghiệp hóa hiện đại hóa.

1.1.6 Kinh tế

- Từ khi bước vào công cuộc đổi mới kinh tế đến nay, nền kinh tế - xã

hội của huyện đã có bước tăng trưởng kinh tế đáng kể, xã đã tập trung huy

động nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống

giao thông, thủy lợi và mạng lưới phục vụ sản xuất sinh hoạt.

Xã Võ Ninh nằm phía Nam của huyện Quảng Ninh có diện tích đất tự

nhiên là 2.172,86ha. Thu nhập kinh tế hàng năm chủ yếu dựa vào diện tích đất

nông nghiệp cây lúa và hoa màu ngắn ngày, sản xuất còn phụ thuộc vào thời

tiết, điều kiện đất đai.

Có nhiều ngành nghề truyền thống. Chẳng hạn như Võ Xá có ngề thợ

nề, Trúc Ly có nghề chạm trỗ nổi tiếng tinh xảo. Trước cách mạng tháng

Tám, các nơi trong phủ, trong tỉnh xây dựng đền thờ, miếu vũ, đình chùa đều

thường tìm rước thợ nề Võ Xá, thợ chạm Trúc Ly.

Rượu Võ Xá, một đặc sản nổi tiếng với kỹ thuật ủ men, kỹ thuật chưng

cất và nước Võ Xá trong mát nên rượu Võ Xá trong vắt, thơm nồng, có vị ngọt,

cay.

Võ Xá từ lâu đời đã nổi tiếng là làng nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ

dệt lụa. Sách Đại Nam nhất thống chí chép về các làng xã chăn tằm dệt lụa có

ghi: “Các huyện đều có, duy lụa Võ Xá huyện Phong Lộc là tốt hơn cả.

1.1.7 Hệ thống chính trị và tổ chức bộ máy xã Võ Ninh, huyện Quảng

Ninh, tỉnh Quảng Bình hiện nay

1.1.7.1 Hệ thống chính trị xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng

Bình hiện nay

Hệ thống chính trị cấp xã gọi là cấp cơ sở. Tổ chức trong hệ thống

chính trị bao gồm: Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam xã, các đoàn thể chính trị xã hội, các tổ chức chính trị xã

SVTH: Trần Thị Hương



20



Lớp: LT CTXH K2012



Báo cáo tốt nghiệp



GVHD: Hồ Sỹ Thái



hội nghề nghiệp, gồm Đoàn thanh niên và Hội Liên Hiệp thanh niên, Hội Liên

Hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ, Hội

khuyến học…

Tính đến tháng 10 năm 2006 toàn Đảng bộ xã Võ Ninh có 468 Đảng

Viên, có 03 Đảng bộ bộ phận thôn,trong đó: Đảng bộ phận thôn Thượng có 3

chi bộ, thôn Tây 4 chi bộ, thôn Hà Tiệp 6 chi bộ; 4 chi bộ thôn, 4 chi bộ nhà

trường trực thuộc Đảng bộ. Tổng số là 21 chi bộ.

Từ năm 1986 Đảng ủy Võ Ninh có 15 ủy viên, có ban thường vụ Đảng

ủy 05 đồng chí, trong đó có 1 bí thư kiêm chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, Phó

bí thư, Chủ tịch ủy ban nhân dân xã và 01 Ủy viên Thường vụ phụ trách trực

Đảng, 01 Ủy viên thường vụ - Phó chủ tịch phụ trách công an, 01 Ủy viên

thường vụ là Chủ tịch Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam xã; 5 năm 2 nhiệm

kỳ; đến 1996 theo Điều lệ Đại hội VIII của Đảng nhiệm kỳ 5 năm.

Chính quyền cơ sở là chính quyền xã, bao gồm Hội đồng nhân dân là

cơ quan đại diện quyền lực của nhân dân ở cơ sở và Ủy ban nhân dân là cơ

quan thực hiện nhiệm vụ cụ thể hóa nghị quyết đại hội Đảng bộ, nghị quyết

của hội đồng nhân dân qua các kỳ họp và nghị quyết Đảng ủy thường kỳ để

điều hành thực hiện trong thực tiễn.



SVTH: Trần Thị Hương



21



Lớp: LT CTXH K2012



Báo cáo tốt nghiệp



GVHD: Hồ Sỹ Thái



1.1.7.2 Tổ chức bộ máy UBND xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh

Quảng Bình hiện nay

Bí thư Đảng ủy

Chủ tịch Hội đồng nhân dân



Phó Chủ tịch Hội đồng

nhân dân



Chủ tịch



Phó chủ tịch UBND

phụ trách kinh tế



Công

an



Xã đội



Văn

hóa



hội



Phó chủ tịch UBND

phụ trách văn hóa xã hội



Văn

phòng





pháp

hộ

tịch



Kế

toán

tài

chính



Địa

chính

xây

dựng



Mặt trận các

đoàn thể chính

trị



SVTH: Trần Thị Hương



22



Lớp: LT CTXH K2012



Báo cáo tốt nghiệp



GVHD: Hồ Sỹ Thái



2. Tình hình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Võ Ninh, huyện

Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong thời gian vừa qua

Mục tiêu đã đạt được là đến nay tất cả các thôn trong xã đều không còn

hộ đói tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể . Tuy nhiên khoảng cách giàu nghèo trong

xã vẫn còn cao người giàu giàu thêm mà người nghèo thì nghèo đi.

Kết quả đạt được như trên là một kết quả tổng hợp của chương trình

xóa đói giảm nghèo nhất là cuối năm 2010 so với năm 2006 đã có 280 hộ

thoát khỏi danh sách nghèo, nhìn chung tỷ lệ hộ nghèo của xã năm sau sẽ

giảm hơn năm trước. Các vấn đề an sinh cho người nghèo cũng được giải

quyết tốt.

2.1 Giáo dục

Thực hiện nghị quyết HĐND xã đã ban hành chủ trương hỗ trợ miễn

giảm các khoản đóng góp xây dựng cho học sinh thuộc diện hộ nghèo đang

học các trường thuộc khối giáo dục nhằm tạo điều kiện cho các hộ có con em

đang theo học an tâm học tập tốt. Số tiền hỗ trợ qua hàng năm miễn giảm xây

dựng lên đến 32 triệu đồng, ngoài ra Hội khuyến học từ thôn đến xã , các

đoàn thể khác hỗ trợ sách vở cho học sinh hộ nghèo.

2.2 Y tế

Quan niệm y tế và giáo dục thuộc phạm trù dịch vụ xã hội là quan niệm

của chuẩn mực và giá trị hiện đại. Khuôn mẫu truyền thống, đặc biệt là cổ

truyền được bắt đầu từ giáo dục. Mỗi nhà tự lo giáo dục con cái và cũng tự

lo chăm sóc sức khỏe. Nhiều bài thuốc gia truyền không lan tỏa thàh dịch vụ

cộng đồng,chưa nói đến mức độ rộng lớn như vùng miền, quốc gia…dịch vụ

y tế cộng đồng, sự chăm sóc sức khỏe cộng đồng là khuôn mẫu mỡ rộng y tế.

Ngày nay ở các vùng nông thôn trong cả nước nói chung cũng như xã

Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình nói riêng vẫn tồn tại những

ông thầy lang,bà đỡ vườn…đó là các nhân vật chuyên môn hóa chức năng y

tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng làng xã.

SVTH: Trần Thị Hương



23



Lớp: LT CTXH K2012



Báo cáo tốt nghiệp



GVHD: Hồ Sỹ Thái



Dịch vụ xã hội thưc sự bắt đầu khi hình thành các trung tâm y tế: các

trạm xá xã và các bệnh viện huyện, phòng y tế huyện. Đó là hệ thống y tế Nhà

nước tại các địa phương. Trong cơ chế thị trường xuất hiện thêm y tế tư nhân

sự liên kết giữa Nhà nước và tư nhân tạo thành nhưng trung tâm tư nhân hóa

hoặc quốc doanh hóa. Có nhiều chỉ báo so sánh các khuôn mẫu truyền thống

và hiện đại. Trước hết là về cơ cấu tổ chức, y tế truyền thống thông thường là

phi chính thức, hoạt động không có kế hoạch, không có chế độ lương

bổng….trái lại, y tế hiện đại có thể chính thức , cán bộ chuyên trách ăn lương

, hoạt động có kế hoạch rõ ràng. Cơ sở vật chất kỷ thuật khác nhau cũng rất rõ

nét, y tế hiện đại có nhà xây kiên cố, giường bệnh, trang thiết bị phòng, chửa

bệnh được cơ khí hóa, tinh vi, chính xác: Y tế truyền thống không có các cơ

sở vật chất- kỷ thuật chuyên dụng cao cấp. Trình độ chuyên môn khác hẳn

thầy lang, bà đỡ vườn…hoạt động dựa vào kinh nghiệm gia truyền và kinh

nghiệm tự có, bác sĩ, y sĩ, y tá ngày nay được đào tạo chuyên nghiệp theo tiêu

chuẩn quốc gia và quốc tế.

Thành tích tăng tuổi thọ, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh khắc phục các

bệnh phổ biến như lao, sốt rét…chứng tỏ y tế hiện đaị có hiệu quả hơn hẳn so

với y tế truyền thống. Khuôn mẫu Đông-Tây y kết hợp là khuôn mẫu thích

hợp đối với dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân: bởi vì nói vừa cho

phép khắc phục nhược điểm của Đông y và Tây y nếu sử dụng riêng biệt, lại

vừa tăng cường chất lượng và hiệu quả dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe.

Ngay trong các bài thuốc truyền thống ở nông thôn nước ta việc kết hợp

thuốc nam với thuốc bắc đua lại chất lượng hiệu quả cao hơn là sử dụng riêng

rẽ. Vấn đề chỉ còn là ở chỗ kết hợp đúng các vị thuốc và liều lượng hợp lý .

Ngày nay chuẩn hợp lý không chỉ dựa vào kinh nghiệm mà căn bản hơn là

dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học có khả năng đưa lại hiệu quả chính xác ,

tin cậy hơn.



SVTH: Trần Thị Hương



24



Lớp: LT CTXH K2012



Báo cáo tốt nghiệp



GVHD: Hồ Sỹ Thái



Thực tế cho thấy y tế trên địa bàn xã ngày càng được quan tâm và chú

trọng phát triển để nâng cao sức khỏe cho nhân dân.

Trạm y tế xã đã tổ chức chữa bệnh và điều trị, cấp phát thuốc miễn phí

cho người nghèo, hàng năm có trên 1000 lượt người đến khám và điều trị tại

trạm y tế xã. Số hộ nghèo được cấp thẻ BHYT qua 3 năm có 3.554 thẻ, cụ thể:

Năm 2006 có 1.416 thẻ;

Năm 2007 có 1.315 thẻ;

Năm 2008 có 833 thẻ;

Năm 2013 có 799 thẻ;

Ngoài ra, các đối tượng người có công qua hàng năm đã cấp thẻ

BHYT kịp thời cho đối tượng. Các đối tượng hộ nghèo qua hàng năm được

hỗ trợ dụng cụ sinh hoạt khác, tạo điều kiện cho đối tượng hộ nghèo và

người lao động trên địa bàn xã đã đem lại hiệu quả cao cho trọng việc xóa

đói giảm nghèo cho hội viên mình.

2.3 Nhà ở

Chương trình xóa nhà ở lợp bằng mái tranh cho hộ nghèo trong 7 năm

đã xóa nhà mái tranh cho 65 hộ nghèo với tổng số tiền 1105 triệu đồng, trong

đó UBND xã trích từ quỹ người nghèo hỗ trợ cho 03 hộ với số tiền 18,3 triệu

đồng; các đơn vị tài trợ 1.057.700 triệu đồng.

Xóa nhà mái tranh cho hộ nghèo và chương trình hỗ trợ nhà ở theo

quyết định 167/CP qua hàng năm bình quân mỗi năm 9 hộ, đến năm 2013

toàn xã xóa mái tranh cho 65 hộ với trị giá 1.105.000 đồng trong đó vốn

Chính phủ, UBMT các cấp hỗ trợ và nhân dân trong toàn thôn đóng góp ngày

công.

2.4 Hỗ trợ vốn

Chương trình vay vốn xóa đói giảm nghèo tổng số hộ được được

vay1.076 hộ. Tổng số vốn vay trên địa bàn toàn xã đến nay là 22.223.000.000

đồng, trong đó:

SVTH: Trần Thị Hương



25



Lớp: LT CTXH K2012



Báo cáo tốt nghiệp



GVHD: Hồ Sỹ Thái



- Vốn vay xóa đói giảm nghèo là 5.850.452.000 đồng;

- Vốn giải ngân cho dự án nước sạch 1.622.000 đồng;

- Vốn học sinh sinh viên 10.677.800 đồng;

- Vốn vay hộ cận nghèo là 460.000.000 đồng;

- Vốn giải quyết việc làm là 389.269.000 đồng;

- Vốn vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị định 167/CP là 836.000 đồng.

Nhìn chung các hộ được vay vốn xóa đói giảm nghèo đã tận dụng

nguồn vốn đầu tư của dự án đúng mục đích đem lại hiệu quả cao, một số hộ

đã tận dụng nguồn vốn đầu tư trang trại, ao hồ, chăn nuôi đã vươn lên thoát

nghèo.

2.5 Tạo việc làm và thị trường lao động

Xuất khẩu lao động trong những năm qua được chính quyền địa

phương xã xác định là một trong nhũng hướng phát triển kinh tế mũi nhọn.

Tính đến cuối năm 2012 trên địa bàn toàn xã có 150 lao động ở nước ngoài,

chủ yếu là thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapo, Malasia…

Tổng thu nhâp từ nguồn thu này đạt 1 tỷ đồng/ năm. Nhờ vậy mà trong những

năm qua nhờ nguồn thu này mà nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, vươn lên

làm giàu. Cùng với đó là chính quyền địa phương đã kết hợp với một số

doanh nghiệp ở các địa bàn khác tạo việc làm cho những người có nhu cầu lao

động nhưng chưa có việc làm, nhất là đối với bộ phận thanh niên trong xã.

Lãnh đạo địa phương cùng với những ban ngành chuyên trách phải có

những tác động để làm sao nâng cao và phát triển nguồn nhân lực phục vụ

cho thị trường xất khẩu lao động. Cần có những hướng dẫn về quy trình thủ

tục xuất khẩu lao động để thanh niên có thể tiếp cận và nắm những thông tin

một cách đầy đủ. Đặc biệt trong quá trình làm thủ tục phải được tiến hành một

cách công khai và minh bạch. Tuyệt đối phải loại trừ những hiện tượng tiêu

cực, lừa đảo, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người lao động để đạt được

những mục đích thiếu đúng đắn.

SVTH: Trần Thị Hương



26



Lớp: LT CTXH K2012



Báo cáo tốt nghiệp



GVHD: Hồ Sỹ Thái



Ban chỉ đạo công tác xuất khẩu lao động cần phải hoạt động một cách

có hiệu quả trong công tác uyên truyền, phổ biến đầy đủ các chương trình,

chính sách về xuất khẩu lao động tới tận người lao động. Đặc biệt chính

quyền xã cần tạo điều kiện giúp đỡ,đảm bảo tín chấp bảo lãnh nguồn vốn vay

cho người đi xuất khẩu lao động, nhất là những thanh niên nghèo co hoàn

cảnh khó khăn.Bên cạnh đó nên đưa ra những chỉ tiêu về xuất khẩu lao động

vào công tác thi đua hàng năm của địa phương nhằm tạo những chuyển biến

tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội.

2.6 Chương trình phát triển kinh tế

Các dự án xóa đói giảm nghèo: dự án phát triển rau sạch của Viện rau

quả Trung ương và được nhân dân trong xã áp dụng ,có 90ha, chủ yếu các

loại rau quả như cà chua, đậu các loại, ớt, rau sạch qua khảo sát, đánh giá ước

đạt 150 triệu đồng/ha, đã giải quyết công việc thường xuyên cho người lao

động thuộc diện hộ nghèo, tang nguồn thu nhập chính từ dự án.

Phối hợp với trung tâm khuyến ngư chuyển giao khoa học kỷ thuật nuôi

tôm sú bán thâm canh đến nay toàn xã có 120 hộ đã mạnh dạn đầu tư ao

hồ,nuôi trồng thủy sản đem lại hiệu quả cao, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu

chính đáng bằng nghề nuôi trồng thủy hải sản.

Chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp và các nghành nghề dịch

vụ: tiếp tục thực hiện Nghị quyết 06/NQ-HU, Ủy ban Nhân dân xã đã ban

hành chương trình hỗ trợ tạo điều kiện cho các hộ vay vốn phát triển ngành

nghề tiểu thủ công nghiệp, mở rộng hình thức kinh doanh buôn bán, xây dựng

các ngành nghề khác. Đến nay toàn xã có 60 tổ hợp mộc, nề; có 239 hộ tiểu

thương kinh doanh buôn bán; có 28 hộ đầu tư máy xay xát, máy tuốt lúa; 29

hộ đầu tư mua máy cày, xe vận tải. UBND xã chỉ đạo hình thành hợp tác xã

rượu làng nghề Võ Xá, tổng cộng thu từ các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp,

dịch vụ vận tải qua hàng năm ước đạt 25 tỷ đồng, đã tạo điều kiện giải quyết

việc làm cho hộ nghèo.

SVTH: Trần Thị Hương



27



Lớp: LT CTXH K2012



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

×