1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ VÕ NINH, HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.74 KB, 51 trang )


Báo cáo tốt nghiệp



GVHD: Hồ Sỹ Thái



nghèo, cho vay ưu đãi học sinh-sinh viên, cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế…

bảo đảm 100% có nhu cầu vay vốn được vay vốn.

Thực hiện có hiệu quả các dự án khuyến nông- lâm –ngư nghiệp hỗ trợ

nhà ở hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, đề nghị tỉnh tiếp tục thực

hiện Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Chính phủ trong những năm đến, để số

hộ nghèo có nhà ở đơn sơ mới phát sinh được hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở.

3.2 Những biện pháp trong công tác xóa đói giảm nghèo cho xã Võ Ninh,

huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

3.2.1 Biện pháp xóa đói giảm nghèo chung

Hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo, hộ nghèo được vay vốn với lãi xuất ưu

đãi có nhu cầu để phát triển sản xuất, hỗ trợ chế biến (nông-lâm-ngư nghiệp)

kinh doanh dịch vụ tăng thu nhập để xóa đói giảm nghèo.Bên cạnh đó cần

phải giám sát nguồn vốn vay có sử sụng đúng mục đích phát triển kinh tế để

thoát nghèo hay không ?

Khuyến khích phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, ngành

nghề nông thôn như: Mộc, nề, hình thành thương hiệu rượu Võ Xá; khuyến

khích và phát triển một số nghề mởi địa phương như: Nhôm kính, mộc gia

dụng, tổ hợp gạch, tổ hợp than tổ ong và các ngành nghề sửa chữa vận tải,

may mặc, ăn uống trên địa bàn tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Hỗ trợ hướng dẫn cho người nghèo cánh làm ăn khuyến nông, khuyến

lâm, khuyến ngư, xây dựng hệ thống khuyến nông, lâm viên thôn bản, đào tạo

nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ. Hướng dẫn người nghèo cách thức sản

xuất kết hợp với hỗ trợ giống mới, trang bị kiến thức áp dụng các tiến bộ khoa

học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh.

Thực hiện chính sách việc làm cho người nghèo trong năm tới cần tăng

trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm nhất là ngành công nghiệp hóa

nông thôn, ngành nghề truyền thống, đồng thời xúc tiến dự án xây dựng, nhà

máy chế biến thủy hải sản, phát triển trang trại…khuyến khích họ làm ăn hợp

SVTH: Trần Thị Hương



35



Lớp: LT CTXH K2012



Báo cáo tốt nghiệp



GVHD: Hồ Sỹ Thái



pháp, thu hút đầu tư từ các tổ chức kinh tế.

Thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, Quảng Ninh

những năm qua đã thực hiện tốt chính sách dân số. Trongn những năm tới cần

chú trọng chính sách dân số cho người nghèo để tiếp cận với chương trình kế

hoạch hóa gia đình có hiệu quả.

3.2.2 Biện pháp về các vấn đề xã hội

Chương trình giáo dục nâng cao chất lượng phổ thông. Trong nền kinh

tế thị trường ở nước ta hiện nay, đi học phải đóng học phí, đi chữa bệnh phải

đóng viện phí. Chính sách mới có những tích cực là được nguồn đầu tư trở lại

cho giáo dục, nhưng ngân sách còn hạn hẹp. Tuy nhiên, mặt trái của nó lại

ảnh hưởng rất lớn đến tầng lớp người nghèo. Hiện nay, áp dụng chính sách

phổ cập giáo dục tiểu học, trẻ em từ lớp 1 đến lớp 5 không phải đóng học phí

nhưng chi phí xây dựng trường học sách vở tài liệu … quá cao vì thế mà

nhiều gia đình nghèo không có tiền cho con ăn học nên hộ phải nghỉ học. Vì

vậy cần phải có chính sách quy định cụ thể về mức miễn giảm học phí, đóng

góp khác căn cứ vào mức thu và tình trạng kinh tế của hộ.

Nâng cao nhận thức của người dân nghèo về xóa bỏ tư tưởng ỷ lại,

trông chờ vào chính quyền của người nghèo.

Chương trình y tế, chăm sóc sức khỏe người dân nói chung: cần phổ

biến rộng các mạng lưới y tế và cung cấp thuốc nhân đạo đến các thôn xóm,

tổ chức các đợt khám chữa bệnh lưu động và miễn phí định kỳ.

Đối với người có công với cách mạng và gia đình họ cần có các chế độ

ưu tiên cho con em khi sắp xếp việc làm, ngành nghề.

Người già tàn tật, trẻ em mồ côi đây là đối tượng rất đông đảo do điều

kiện sống thiếu thốn nghèo đói gây ra.Nhà nước có cố gắng xong chỉ giải

quyết được một phần so với yêu cầu và sự bình đẳng của các địa phương có

người tàn tật cô dơn chưa có sự công bằng và chưa được chuẩn hóa vì vậy cần

hỗ trợ họ theo hướng sản xuất và ngành nghề.

SVTH: Trần Thị Hương



36



Lớp: LT CTXH K2012



Báo cáo tốt nghiệp



GVHD: Hồ Sỹ Thái



3.3 Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giúp đỡ những gia

đình có hoàn cảnh khó khăn, thuộc diện là hộ nghèo trong địa bàn xã

3.3.1 Vai trò nghiên cứu

Nhân viên công tác xã hội có vai trò tìm hiểu về thực trạng đời sống,

nhu cầu của những gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn , những gia đình thuộc

diện là hộ nghèo trong địa bàn xã để đưa ra các giải pháp nhằm giúp đỡ họ

vượt qua những khó khăn,thoát khỏi cảnh nghèo để vươn lên trong cuộc sống.

Các hộ nghèo họ đều phải tiếp cận thông tin đó là vấn đề cần ưu tiên:

Nếu các chương trình của Chính phủ giúp người nghèo cải thiện được

cuộc sống của mình những vấn đề này người nghèo lại không biết. Đó là vấn

đề chúng ta cần nói ở đây. Họ cần phải được năm những thông tin có liên

quan đến nhu cầu, phúc lợi của họ để họ có hướng đi đúng đắn cho mình

Cần áp dụng chính sách xó đói giảm nghèo đúng đối tượng:

Các hộ nghèo đều than phiền rằng các dịch vụ đề ra không hề đến với

họ. Nhiều người than phiền rằng họ phải trả lệ phí cho những dịch vụ lẽ ra

không phải mất tiền, vì thế hộ mong muốn rằng: Các quy trình ,chi phí phải rõ

ràng, họ phải biết và bằng lòng với những tiêu chí về hộ nghèo và đia phương

đưa ra. Họ phải nắm được những hoạt động nào là họ có thể tham gia.

Các hộ nghèo thấy hộ cần được tham gia vào các quyết định có ảnh

hưởng đến họ:

Trong báo cáo của điều tra nghèo đói có sự tham gia của người dân,

tránh tình trạng hộ nghèo ít ảnh hưởng tới các quyết định ở các cấp cơ sở.

Tránh tình trạng hệ thống hiện hành chỉ thông báo cho những hộ về vấn đề mà

chính quyền cho là cần biết.

3.3.2 Vai trò kết nối

Nhân viên công tác xã hội là người có vai trò kết nối giữa gia đình

nghèo, gặp khó khăn với chính quyền địa phương, các cơ quan tổ chức có

thẩm quyền để họ có thể bày tỏ những nguyện vọng của mình và kêu gọi sự

giúp đỡ. Bên cạnh đó nhân viên công tác xã hội còn kết nối gia đình nghèo



SVTH: Trần Thị Hương



37



Lớp: LT CTXH K2012



Báo cáo tốt nghiệp



GVHD: Hồ Sỹ Thái



với các dịch vụ tư vấn tâm lý và trung tâm chăm sóc sức khỏe để họ có thêm

kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho bản thân và nuôi dạy con.

3.3.3 Vai trò lập kế hoạch

Lập kế hoạch là vai trò của nhân viên công tác xã hội và cả đối tượng

cần sự giúp đỡ. Nhân viên công tác xã hội sẽ giúp thân chủ và cùng với họ

lập kế hoạch hoạt động để thay đổi vấn đề mà họ đang gặp phải trong cuộc

sống theo hướng tích cực cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó bản

thân nhân viên công tác xã hội cũng phải lập kế hoạch cho mình trong việc

tiếp cận và làm việc với thân chủ

Cần tăng cường sự can thiệp vào các vấn đề của địa phương vì người

nghèo và để chống lại cái nghèo thì các hộ nghèo cần được tham gia vào quá

trình lập kế hoạch tích cực hơn nữa sớm với từ trước đến giờ. Điều này đòi

hỏi cán bộ và lãnh đạo phải:

Có phương pháp và kỹ năng lắng nghe, hướng đến phụ nữ, nam giới và

trẻ em nghèo

Có kỹ năng điều hành và lập kế hoạch cho cộng đồng

Có khả năng hỗ trợ và tạo điều kiện cho các sáng kiến và hoạt động do

người địa phương khởi xướng thay vì quản lý trực tiếp tất cả mọi người.

3.3.4. Vai trò truyền thông

Nâng cao nhận thức cho người dân để người dân thay đổi những suy

nghĩ tiêu cực về gia đình nghèo sang chiều hướng tích cực bằng các hoạt động

cụ thể như: tuyên truyền, mở các khóa tập huấn, các buổi tọa đàm. Để mọi

người nhận thấy rằng: nghèo không phải là cái tội,tất cả mọi người sống phải

biết giúp đỡ nhau, đặc biệt là đối với người nghèo cần phải quan tâm hơn nữa

đến những người nghèo nhằm giúp họ không tự ti,mặc cảm mà cố găng vươn

lên thoát nghèo.

Đối với người đứng tuổi được tiếp cận các dịch vụ tiếp cho y tế với giá

cả hợp lý là điều ưu tiên:

SVTH: Trần Thị Hương



38



Lớp: LT CTXH K2012



Báo cáo tốt nghiệp



GVHD: Hồ Sỹ Thái



Các hộ nghèo phải chịu nhiều khó khăn khi có thành viên trong gia

đình bị ốm do những chi phí trực tiếp và gián tiếp cho việc tìm cách chửa

chạy. Và bởi vì người đứng tuổi dễ bị ốm cho nê điều này ảnh hương đến họ.

Tất cả các điều tra tại chổ đưa ra khuyến nghị tổ chức dịch vụ y tế với giá cả

hợp lý và hộ ghèo có thể tiếp cận được.

Chúng ta nhận thấy rằng: Các hộ nghèo đói ở xã Võ Ninh đang gặp rất

nhiều khó khăn, nhu cầu đặt ra của người nghèo là rất nhiều vấn đề. Nguyên

nhân nghèo đói của người dân nơi đây có rất nhiều nguyên nhân. Vì thế cho

nên cần khắc phục những khó khăn để đáp ứng nhu cầu cho các hộ gia đình

nghèo, giúp họ thoát nghèo, vươn lên xây dựng cuộc sống ấm cúng hơn, đầy

đủ hơn, góp phần xây dựng, phát triển đất nước.

3.3.5. Vai trò giáo dục

Là làm cho mọi người thay đổi cách nghĩ về gia đình nghèo thông qua

các bài tuyên truyền, các buổi tọa đàm.

Trên đây là những vai trò xuyên suốt của nhân viên công tác xã hội

trong quá trình thực hiện tiến trình công tác xã hội nhóm. Tiến trình công tác

xã hội nhóm có 3 giai đoạn, trong giai đoạn nào nhân viên cũng có những vai

trò trên. Đó là vai trò chung, còn cụ thể ở mỗi giai đoạn thì nhân viên công tác

xã hội có một vai trò riêng. Giai đoạn 1: nhân viên công tác xã hội có vai trò

là người lãnh đạo. Giai đoạn 2: nhân viên công tác xã hội chuyển giao vai trò

người lãnh đạo cho các nhóm viên và chỉ giữ vai trò hỗ trợ và quan sát,. Giai

đoạn 3: nhân viên công tác xã hội có vai trò phối hợp cùng với các nhóm viên

để đánh giá kết quả của tiến trình.

3.3.6 Những quan điểm, định hướng, mục tiêu và các giải pháp về xóa đói

giảm nghèo của nhà công tác xã hội

3.3.6.1 Quan điểm

Xóa đói giảm nghèo là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu

cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Các chính sách phát triển kinh tế-xã

SVTH: Trần Thị Hương



39



Lớp: LT CTXH K2012



Báo cáo tốt nghiệp



GVHD: Hồ Sỹ Thái



hội đều phải hướng vào người nghèo, vùng nghèo để tạo động lực cho việc

thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo mang lại hiệu quả.

Chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước các ban ngành địa

phương cần phải được thể chế bằng các cơ chế chính sách, các kế hoạch hằng

năm và huy động tất cả các nguồn lực của toàn xã hội để thực hiện mục tiêu

của chương trình xóa đói giảm nghèo. Cần ưu tiên phát triển những vùng khó

khăn nhất, những đối tượng khó khăn nhất.

3.3.6.2 Định hướng chung

Phát triển toàn diệ n kết hợp tổng thể các nguồn lực trên cơ sở phát

triển bền vững phù hợp với tình hình thực tại của địa phương, đảm bảo công

bằng xã hội trong nhân dân tiến tới hội nhập với các vùng miền khác.

3.3.6.3 Mục tiêu

Đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo, tạo điều kiện và cơ

hội cho người nghèo vươn lên khá giả nhằm cải thiện từng bước điều kiện

sống và sản xuất, giảm dần khoảng cách chênh lệch về thu nhập, về mức sống

giữa hộ giàu và hộ nghèo.

Tiến hành rà soát lại hộ nghèo một cách cụ thể và trung thực, khách

quan theo hướng dân chủ. Đảm bảo cho các hộ nghèo được tiếp cận các dịch

vụ xã hội và các điều kiện cơ bản về giáo dục, y tế, môi trường sinh hoạt.

3.3.6.4 Các giải pháp

Đối với chính quyền địa phương

Cần có những chính sách trợ giúp tất cả những gia đình có hoàn cảnh

khó khăn, thuộc diện hộ nghèo trong đại bàn xã.

Bên cạnh hỗ trợ về vật chất cần có sự hỗ trợ về tinh thần. Khuyến

khích và động viên các gia đình nghèo tham gia nhiều hơn nữa các hoạt động

văn hóa xã hội tại địa phương.

Tuyên truyền để người dân thay đổi nhân thức để dần xóa những định

kiến với gia đình nghèo.

SVTH: Trần Thị Hương



40



Lớp: LT CTXH K2012



Báo cáo tốt nghiệp



GVHD: Hồ Sỹ Thái



Đối với những hộ nghèo,gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Chủ động hơn trong việc tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ.

Thay đổi cách nhìn về cuộc sống, tự tin, lạc quan, hòa nhập với đời

sống tinh thần tại địa phương, tham gia các hoạt động văn hóa xã hội.

Gặp gỡ, giao lưu nhiều người để chia sẻ, bày tỏ tâm tư nguyện vọng,

tìm kiếm sự đồng cảm, đồng thời để giúp đỡ những gia đình gặp khó khăn,

vươn lên thoát nghèo.



SVTH: Trần Thị Hương



41



Lớp: LT CTXH K2012



Báo cáo tốt nghiệp



GVHD: Hồ Sỹ Thái



PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Đói nghèo là một vấn đề mang tính toàn cầu đặc biệt là đối với những

nước nghèo và chậm phát triển, có nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, tùy

theo những đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội và chế độ chính trị

mà mỗi quốc gia xây dựng chương trình và đề ra các chính sách, giải pháp cụ

thể để tiến hành xóa đói giảm nghèo riêng cho mình.

Đối với nước ta mục tiêu xóa đói giảm nghèo đã trở thành một nội

dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện

mục tiêu “dân giàu nước manh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”, đặc

biệt giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ đã chọn. Xóa

đói giảm nghèo đã trở thành một nhiệm vụ cơ bản, vừa lâu dài, vừa trọng tâm

trước mắt toàn Đảng toàn dân được đưa vào từng địa phương trong mỗi thời

kỳ phát triển.

Từ việc thực hiện đề tài “ Tình hình thực hiện công tác xóa đói giảm

nghèo tại xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình hiện nay” giúp

tôi nhận ra nhiều điều. Để xóa đói giảm nghèo đòi hỏi sự nổ lực từ nhiều

phía nhưng cốt là từ người dân, chính quyền địa phương cần quan tâm hơn,

giúp đỡ nhiều trong công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng quản

lý của cán bộ và ý thức của người dân về xóa đói giảm nghèo. Điều quan

trọng thiếu sót mà người nghèo trong huyện đã phản ánh khi điều tra ý kiến

của người dân về công tác xóa đói giảm nghèo trong huyện là cần phải giám

sát nguồn vốn vay của người nghèo có sử dụng đúng mục đích xóa đói giảm

nghèo không?

Quá trình nghiên cứu đề tài phần nào cho chúng ta thấy được nhiệm vụ

xóa đói giảm nghèo và có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề nghèo đói, xóa đói

giảm nghèo là một vấn đề phức tạp không thể giải quyết ngay mà cần phải

SVTH: Trần Thị Hương



42



Lớp: LT CTXH K2012



Báo cáo tốt nghiệp



GVHD: Hồ Sỹ Thái



thực hiện từng bước cùng với thời gian và nổ lực của tất cả mọi người

2. Kiến nghị

Giải quyết vấn đề nghèo đói là một quá trình cần có thời gian đồng thời

phải có sự kết hợp của nhiều ban ngành liên quan, thêm vào đó là sự công tác

tích cực của chính những người nghèo. Với vấn đề nêu ở trên tôi đưa ra

những kiến nghị như sau:

Đối với Nhà nước

Đẩy mạnh công tác điều hành, giám sát đánh giá đảm bảo thực hiện có

chất lượng các chương trình xóa đói giảm nghèo

Các cơ quan Nhà nước cần tạo mọi điều kiện để phát huy tính năng

động, chủ động của các cơ sở, phát huy sức mạnh về vật chất cũng như tinh

thần của cộng đồng để nâng cao hiệu quả sức mạnh của cộng đồng trong việc

nâng cao hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo

Nhà nước tạo động lực giảm nghèo thông qua các chính sách phát triển

kinh tế, xã hội, thực hiện triệt để mục tiêu xóa đói giảm nghèo

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành địa phương trong

quá trình thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo

Tiếp tục thực hiện việc lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của công

cuộc xóa đói giảm nghèo vào các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

Nâng cao năng lực của các ngành, các cấp trong xây dựng và thực hiện

kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội gắn với mục tiêu tăng trưởng và giảm

nghèo đặc biệt đối với địa phương

Đối với chính quyền địa phương

Cần có sự quan tâm hơn nữa về vấn đề này để nẳm rõ thực trạng nghèo

của địa phương, cần hiểu và phân tích ra từng hộ nghèo cụ thể, nguyên nhân

vì sao họ nghèo và vì sao họ vẫn không thoát được nghèo. Từ đó có những

chính sách giảm nghèo áp dụng phù hợp cho từng hộ nghèo cụ thể



SVTH: Trần Thị Hương



43



Lớp: LT CTXH K2012



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

×