Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.74 KB, 51 trang )
Báo cáo tốt nghiệp
GVHD: Hồ Sỹ Thái
67/2007/NĐ =- CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. Cụ
thể về sửa đổi một số điều trong Nghị định 67 về mức trợ cấp đối với đối
tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng do phường, xã quản lý.
Chương trình xóa đói giảm nghèo 134,135 của Chính phủ.
Các chính sách đối với người nghèo:
1.Chính sách về y tế: Trợ giúp người nghèo trong việc chăm sóc sức
khỏe ban đầu, miễn giảm phí khám chữa bệnh bằng các hình thức như mua
thẻ BHXH, cấp thẻ/ giấy chứng nhận khám chữa bệnh miễn phí… tăng cường
mạng lưới khám chữa bệnh tại cơ sở.
2. Chính sách hỗ trợ về giáo dục: Nhằm đảm bảo cho con em tất cả các
hộ nghèo, đặc biệt là trẻ em gái có các điều kiện cần thiết cho học tập.
3. Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, hỗ trợ các hộ
gia đình dân tộc đặc biệt khó khăn có dân số dưới 10 ngàn người nhằm ổn
định cuộc sống, hỗ trợ phát triển sản xuất, tiếp cận các phương thức sản xuất
mới thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững.
4. Chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo: Tạo điều kiện cho người
nghèo nắm được những ,kiến thức phổ thông về pháp luật, nhận thức đầy đủ
trách nhiệm của mình trong gia đình và xã hội.
5. Chính sách an sinh xã hội, trợ giúp các đối tượng yếu: Hỗ trợ trực
tiếp cho người bị rủi ro do thiên tai, bão lụt để ổn định cuộc sống, hỗ trợ
nhóm yếu thế (người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn, người tàn tật..) ổn định cuộc sống từng bước hòa nhập
cộng đồng.
6. Hỗ trợ người nghèo về nhà ở nhằm giảm tiểu và xóa bớt những căn
nhà ổ chuột, nhà dột nát, xiêu vẹo, nhà ở trong khu vực ô nhiễm nặng. Đối
tượng đặc biệt quan tâm là hộ nghèo ở vùng biên giới, hải đảo.
7. Hỗ trợ tư liệu, công cụ và đất sản xuất cho người nghèo: Mục tiêu
tạo điều kiện về đất ở và hỗ trợ một phần công cụ sản xuất phù hợp cho người
SVTH: Trần Thị Hương
14
Lớp: LT CTXH K2012
Báo cáo tốt nghiệp
GVHD: Hồ Sỹ Thái
nghèo ở nông thôn.
Nghèo là vấn đề của xã hội vì vậy mà các chính sách của Nhà nước đề
ra luôn ưu tiên quan tâm đến người nghèo, giải quyết nghèo luôn là trách
nhiệm đặt ra hàng đầu, chính sách là cơ sở tấn công vào nghèo đói nhằm giảm
bớt gánh nặng xã hội, hướng tới xã hội công bằng, mọi người được thể hiện
mình có cơ hội vươn lên nhiều hơn trong cuộc sống.
SVTH: Trần Thị Hương
15
Lớp: LT CTXH K2012
Báo cáo tốt nghiệp
GVHD: Hồ Sỹ Thái
Chương 2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ VÕ NINH, HUYỆN QUẢNG NINH,
TỈNH QUẢNG BÌNH HIỆN NAY
1.Tổng quan về địa bàn xã Võ Ninh,huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
hiện nay
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Dọc theo đường Quốc Lộ 1A qua Quán Hàu trung tâm huyện lỵ Quảng
Ninh, là xã Võ Ninh.
Xã Võ Ninh có diện tích tự nhiên 21,66km 2 (kể cả vùng Ông Đồng).
Trong đó đất nông nghiệp 502ha (có 400ha lúa 2 vụ), 37ha đất thổ cư,10 ha
đất xây dựng, 220ha đất ao, hồ, đầm mặt nước và 1.366ha đất nông nghiệp
trên cát.
Bắc giáp Bảo Ninh, Lương Ninh, thị trấn Quán Hàu và Vĩnh Ninh.
Nam giáp Gia Ninh
Đông giáp Hải Ninh
Tây giáp Hàm Ninh, Duy Ninh
1.1.2 Khí hậu
Võ Ninh nằm vào vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa. Thời tiết có hai mùa
rõ rệt. Mùa khô từ tháng 4 dương lịch đến tháng 9. Mùa mưa từ tháng 10 đến
tháng 3. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 29-300C, tháng thấp nhất 18190C. Có lúc nhiệt độ lên đến 390C, cá biệt đến 400C, lượng mưa bình quân
hàng năm 2.060-2070mm. Thời tiết khắc nghiệt, đang nắng hạn, bất chợt mưa
lũ đến dễ gây ngập lụt thiệt hại mùa màng và đe dọa đời sống các gia đình.
Theo kinh nghiệm dân gian: “Ông tha mà bà chẳng tha, mồng 5 tháng
9(âm lịch) mồng 3 tháng 10 (âm lịch), đó là những ngày thường có lũ lụt
trong năm.
SVTH: Trần Thị Hương
16
Lớp: LT CTXH K2012
Báo cáo tốt nghiệp
GVHD: Hồ Sỹ Thái
Lại có câu: “Làm mùa tháng năm coi trăng rằm tháng tám
Làm mùa tháng tám coi con rạm tháng tư.”
“Trăng sáng được su, trăng lu được cạn
Rạm trồi thì lụt, rạm trụt thì cạn”
Đó là kinh nghiệm xem thời tiết trong dân gian vùng 2 huyện Quảng
Ninh và Lệ Thủy để gieo cấy luồn lách thời tiết trong điều kiện thủy triều và
mưa lũ thất thường mà người nông dân phải hứng chịu một nắng hai sương để
làm ra hạt lúa củ khoai khi chưa có hệ thống thủy lợi. Nông dân Vĩ Ninh đã
vận dụng sáng tạo các kinh nghiệm đó để trồng lúa, trồng hoa màu, trồng rau
xanh phục vụ đời sống và giao lưu hàng hóa về vùng thị thành.
1.1.3 Sông ngòi
Xã Võ Ninh có hệ thống sông ngòi dày đặc, dấu tích của sông Kiến
Giang xưa, chảy từ ngã ba Mỹ Trung, thẳng về trước mặt làng Võ Xá đổ qua
cửa Tiền còn gọi là cửa Khâu. Dòng chính chảy theo chân động cát đổ xuống
sông Nhật Lệ trước mặt ấp Hữu Tiệp ở ngã ba Mỏ. Các khe nước từ động cát
chảy ra đã đưa cát về bồi lấp dần đầm lầy. Dấu vết con sông còn lại đã trở
thành ranh giới hành chính hiện nay giữa Võ Ninh với Hàm Ninh và Duy
Ninh. Phía Bắc xã là dòng sông Nhật Lệ, sông chảy từ Trần Xá về Diên
Trường theo hướng Bắc Nam lại uốn cong theo hướng Tây Đông qua Trúc
Ly, đến thôn Hà đến Hữu Thiệp lại quặt thẳng hướng Bắc. Giữa dòng sông
nổi lên hai cồn. Cồn Võ xá là cồn nổi, phía trên. Cồn Văn La là cồn rạn đá
ong, phía dưới.
1.1.4 Dân cư
Xã Võ Ninh đến năm 2000 có 8.273 người, 1800 hộ, cư trú trong cộng
đồng 7 thôn: thôn Hà Thiệp, thôn Tây, thôn Trung, thôn Tiền, thôn Thượng,
thôn Trúc Ly, thôn Hữu Hậu.
Lịch sử hình thành dân cư Võ Ninh trải qua nhiều thời kỳ và quần tụ
ngày càng đông đúc, đa dạng về họ tộc, về quá trình nhập cư trong cộng đồng
SVTH: Trần Thị Hương
17
Lớp: LT CTXH K2012