1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Tư liệu khác >

5/ Tính cân đối và sự liên kết chặt chẽ giữa các câu về nội dung và hình thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.05 KB, 294 trang )


2.2.3 ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG NGÔN NGỮ

TRONG VBHC-CV







1/ Đặc điểm sử dụng từ ngữ và thuật ngữ trong

VBHC

a. Lựa chọn từ ngữ và thuật ngữ

Việc lựa chọn từ ngữ và thuật ngữ khi soạn thảo

VBHC rất quan trọng.

- Từ ngữ phải trong sáng dễ hiểu và đơn

nghóa, không cần phải hoa mỹ, bóng bẩy. Phải

cố gắng dùng từ chính xác, không gây nhầm lẫn

cho người đọc văn bản.











- Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập không

biến hình, từ tiếng Việt không biến đổi hình thái khi

tham gia tạo câu. Trật tự từ là một phương thức ngữ

pháp quan trọng trong tiếng Việt. Khi thay đổi trật tự từ

thì nghóa của cả tổ hợp có thể thay đổi (quản lí nhà nước

/ nhà nước quản lí, tổng hợp kết quả/ kết quả tổng

hợp…) .

- Trong tiếng Việt có khá nhiều từ đa nghóa và hiện

tượng đồng âm, vì vậy cần có sự thận trọng khi gặp các

từ khó hiểu (quan ngại, hỗ trợ, cứu cánh, bức xúc…).







- Nếu trong văn bản phải sử dụng các thuật

ngữ chuyên môn của một ngành cụ thể thì cần

có sự giải thích hoặc chỉ sử dụng những thuật

ngữ thông dụng, hạn chế sử dụng thuật ngữ

chuyên môn. Mục đích là làm cho người đọc

văn bản hiểu được nhanh chóng, không cần phải

suy nghó nhiều. Nếu trong văn bản dùng các

thuật ngữ quốc tế thì ngoài từ được phiên âm

cần có chú thích giải nghóa.







- Hiện nay, có xu hứơng dùng chữ viết tắt trong các

văn bản, đặc biệt là tên gọi các cơ quan có quan hệ

giao dòch với nước ngoài (VCB, FAHASA…). Đây là

một vấn đề phức tạp, trong đó có cả vấn đề tâm lí. Thật

ra, hoàn toàn không phải nhờ có viết theo dạng ngoại

hoá mà giao dòch trở nên dễ dàng hơn. Đôi khi điều đó

còn gây khó khăn, phiền phức trong việc chuyển giao

công văn cho các cơ quan. Vì vậy, nên hạn chế dùng từ

nước ngoài trong văn bản.







- Từ xưng hô trong văn bản cần đảm bảo tính lòch sự và

khách quan.

+ Tự xưng :

* Nếu cơ quan gửi văn bản là cấp dưới khi tự xưng đều

phải nêu đầy đủ tên cơ quan mình ở đầu văn bản.

Ví dụ : Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghò Thủ tướng

Chính phủ xem xét một số vấn đề dưới đây … Nhà máy Xi

măng Bỉm Sơn chúng tôi xin báo cáo với Bộ… kiểm tra

chất lượng sản phẩm xi măng mác cao như sau…



* Nếu văn bản được gửi cho cấp dưới thì khi tự

xưng, cơ quan cấp trên có thể chỉ nêu tên cấp

bậc chủ quản như Bộ, Liên hiệp xí nghiệp,

Tổng công ti…

Ví dụ : Bộ xin nhắc các trường rằng…, Chính

phủ quyết đònh…, Tổng công ti chỉ thò…



* Trong trường hợp gửi cho các cơ quan ngang

cấp, khi tự xưng, sau tên cơ quan gửi văn bản có

thể thêm từ “chúng tôi” để thể hiện tính lòch sự.

Ví dụ : Khoa Quản trò Bệnh viện Trường Đại

học Hùng Vương chúng tôi xin thông báo….

Công ti TNHH Thanh Mai chúng tôi trân trọng

đề nghò…



* Nếu văn bản được viết với tư cách cá nhân thì

khi tự xưng phải làm rõ trách nhiệm.

Ví dụ : Theo yêu cầu của quý cơ quan, với tư

cách là Giám đốc công ti, tôi xin báo cáo lại

việc tổ chức kì nghỉ cho cán bộ tại Vũng Tàu

ngày 12/ 3/ 2007 vừa qua như sau…



+ Cơ quan nhận văn bản:

Về nguyên tắc, việc gọi tên cơ quan nhận văn bản

cần đảm bảo đúng quan hệ, lòch sự và trang trọng.

* Nếu cơ quan nhận văn bản là cấp dưới trực thuộc

thì khi gọi chỉ cần nêu tên cơ quan (cụ thể hoặc dưới

dạng tổng quát).

Ví dụ : Sở Công nghiệp và các sở có liên quan đến

việc cải tạo nhà máy cần báo cáo thường xuyên tình hình

thực hiện kế hoạch triển khai mặt bằng xây dựng cho

UBND thành phố…



*Nếu cơ quan nhận văn bản là cấp trên



trực thuộc thì khi gọi tên chỉ cần nêu rõ

cấp chủ quản của cơ quan đó (Bộ, Nhà

máy…).

Ví dụ : Trường chúng tôi đề nghò Bộ

nghiên cứu và giải quyết…



* Nếu cơ quan nhận văn bản là cơ quan ngang

cấp hoặc khác hệ thống chủ quản thì cần gọi

đâày đủ tên cơ quan đó để thể hiện tính lòch sự

và quan hệ công tác.

Ví dụ : Nhà máy sợi Hoàng Mai chúng tôi đề

nghò Bộ Giáo dục và Đào tạo giúp đỡ cho Nhà

máy để tổ chức đào tạo tại chức cho một số thợ

lành nghề theo các ngành nghề sau đây:…



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.ppt) (294 trang)

×