1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >

Thực trạng mối quan hệ giữa hai nguồn vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.42 KB, 62 trang )


Để không lệ thuộc nước ngoài về kinh tế, Đảng ta luôn xác định nhiệm vụ và giải

pháp quan trọng phát triển kinh tế xã hội là “ huy động tối đa nguồn lực để phát triển kinh

tế xã hội, nhất là nội lực, nguồn lực trong dân và tăng sức thu hút đầu tư nước ngoài, sử

dụng có hiệu quả vốn đầu tư, tăng cường quản lý sử dụng đất đai, đề cao kỷ luật tài chính,

đẩy mạnh thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm, phấn đấu giảm bội chi”. Ở Việt Nam, khu

vực đầu tư trong nước đang ngày càng khẳng định được vai trò quyết định của mình đối

với nền kinh tế và đã đạt được một số thành công nhất định.

Bảng 1: Vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế

Năm

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009



100%

100

100

100

100

100

100

100

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0



Nguồn vốn trong nước

Nguồn vốn nước ngoài

69,6

30.4

74,0

26,0

72,0

28,0

79,2

20,8

82,7

17,3

82,0

18,0

82,4

17,6

82,6

17,4

84,0

16,0

85,8

14,2

85,1

14,9

83,8

16,2

75,7

24,3

69,1

30,9

74,5

25,5

Nguồn: Tổng Cục thống kê



Thực tế cho thấy tỷ lệ vốn đầu tư khu vực trong nước luôn chiếm khoảng trên 70%

so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội và có xu hướng ngày càng tăng qua các năm. Vốn đầu

tư trong nước chiếm tỷ trọng lớn và ổn đinh như vậy giúp các nhà hoạch định chính sách

dễ dàng hơn trong việc lập quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự đoán được tốc độ phát

triển của nền kinh tế. Đặc biệt, trong cơ cấu vốn đầu tư, vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà

nước chiếm khoảng 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tăng liên tục từ năm 1995 đến năm

2001 (từ 42.0% lên 59.8%) nhưng đến nay đang có xu hướng giảm dần đồng thời khu vực

kinh tế ngoài nhà nước ngày càng lớn mạnh hơn, chiếm tỷ trọng tăng dần trong tổng vốn

đầu tư toàn xã hội (năm 2007, 2008 vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước đã

24



vượt qua cả khu vực kinh tế nhà nước). Điều này là một tín hiệu tốt cho nền kinh tế bởi

khu vực tư nhân là một khu vực năng động, có thể tăng trưởng nhanh và tạo việc làm mà

không cần có sự hỗ trợ nào từ ngân sách nhà nước. Việc khuyến khích huy động mọi

nguồn lực cho phát triển kinh tế đặc biệt là ngồn lực trong dân cũng là chủ trương của

Đảng và nhà nước ta trong những năm qua và trong thời gian tới. Nhà nước chủ trương cơ

cấu lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước, thực hiện chuyển đổi hình thức doanh nghiệp nhà

nước. Trước đây vốn cho doanh nghiệp nhà nước chủ yếu được cấp từ ngân sách thì nay

thực hiện cổ phần hóa để đa dạng hóa các nguồn vốn, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà

nước.

Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng nói chung của nền kinh tế, quy

mô tổng thu ngân sách nhà nước không ngừng gia tăng nhờ mở rộng nhiều nguồn thu khác

nhau. Trong giai đoạn 1996 – 2000, để phù hợp với sự phát triển kinh tế, ngân sách nhà

nước bước đầu được cơ cấu lại theo hướng tích cực và có hiệu quả hơn. Việc cải cách thuế

giai đoạn hai cùng với triển khai luật ngân sách đã góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh

phát triển, tăng nguồn thu cho ngân sách. Tổng thu ngân sách tăng bình quân hàng năm

trên 7%, cao hơn mức tăng bình quân GDP của giai đoạn này. Trong giai đoạn 2001- 2005,

tổng thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 15%, tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước

hàng năm bình quân đạt gần 23% GDP. Trong giai đoạn 2006 – 2007, tổng thu ngân sách

nhà nước ước đạt 1.547 ngìn tỷ đồng, vượt 16,2% so với dự toán và gấp 2,8 lần tổng số thu

giai đoạn 2001 – 2005. Nguồn vốn ngân sách nhà nước ổn định và gia tăng qua từng thời

kỳ sử dụng để cân đối chính yếu trong nền kinh tế, là một trong những công cụ đầu tư trực

tiếp của nhà nước. Ngân sách nhà nước góp phần trực tiếp tạo ra năng lực sản xuất của một

số lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế, đảm bảo đúng định hướng và quy hoạch phát

triển kinh tế xã hội.

Đi cùng với sự mở rộng quy mô ngân sách, mức chi cho đầu tư phát triển từ ngân

sách nhà nước cũng gia tăng đáng kể. Trong giai đoạn 1996 – 2000, chi cho đầu tư phát

triển tăng lên bình quân khoảng 25% GDP trong tổng chi ngân sách nhà nước. Tổng nguồn

vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước bình quân 5 năm chiếm 21.5% tổng vốn đầu tư xã

hội. Trong giai đoạn 2001 – 2005, chi cho đầu tư phát triển đạt bình quân 30.2% tổng chi

ngân sách nhà nước. Tính chung cho giai đoạn này, tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

25



chiếm khoảng 22.3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Như vậy, chi ngân sách nhà nước cho

đầu tư phát triển cũng tăng qua từng giai đoạn và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư

toàn xã hội.

Chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước cho các ngành kinh tế tập trung chủ

yếu ở lĩnh vực công nghiệp và giao thông vận tải, bưu chính viễn thông. Tỷ trọng đầu tư

cho giao thông vận tải tăng từ 21% lên 22,6% giai đoạn 2007 – 2010. Các ngành giao

thông vận tải, nông – lâm – ngư nghiệp vẫn được ưu tiên đầu tư từ ngân sách để hoàn thiện

hệ thống kết cấu hạ tầng yếu kém. Từ mức 18% năm 2007, đầu tư cho nông – lâm – ngư

nghiệp và thủy lợi đã tăng lên, chiếm 20.5% trong tổng chi đầu tư phát triển năm 2010.

Trong 5 năm tới, Chính phủ xác định các tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư

phát triển phải phù hợp với quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 -2015 đạt

7,5 - 8%/năm. Tổng đầu tư toàn xã hội dự kiến khoảng 41 - 42% GDP. Cơ cấu chi đầu tư

phát triển,, chi thường xuyên và chi trả nợ được cân đối ở mức hợp lý. Trong đó, chi đầu tư

phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước (không bao gồm đầu tư từ trái phiếu Chính phủ)

chiếm khoảng 25 -27% tổng chi ngân sách Nhà nước, bằng 19 -20% tổng mức đầu tư toàn

xã hội.

Tóm lại, với các quốc gia đang phát triển, việc thu hút và tận dụng các nguồn ngoại

lực bên ngoài là vô cùng quan trọng và cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế

nhưng xét về lâu dài, để đảm bảo sự phát triển bền vững thì nguồn vốn trong nước vẫn

đóng vai trò quyết định vì sự chủ động, ổn đinh và an toàn của nguồn vốn này. Hơn nữa,

nguồn vốn trong nước còn là cơ sở cho nguồn vốn nước ngoài hoạt động hiệu quả hơn,

đúng theo định hướng phát triển của nhà nước.

2. Nguồn vốn trong nước đóng vai trò định hướng cho dòng đầu tư nước ngoài

chảy vào những ngành, lĩnh vực cần thiết

Đầu tư trong nước tác động rất lớn đến đầu tư nước ngoài trong việc định hướng

cho dòng chảy đầu tư nước ngoài vào những ngành, lĩnh vực cần thiết phù hợp với chiến

lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. Khi đầu tư trong nước

được tập trung tạo ra cơ sở hạ tầng, nguồn năng lực cho một ngành nhất định thì làm cho



26



chi phí trung gian trong sản xuất của ngành đó giảm đi, tỷ suất lợi nhuận trong ngành tăng

lên làm các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn được đầu tư vào ngành đó hơn.

Trong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam chủ trương thu hút đầu tư nước

ngoài có định hướng và có chọn lọc vào các lĩnh vực quan trọng như sản xuất vật liệu mới,

năng lượng mới; sản xuất công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, cơ khí

chế tạo. Các ngành xây dựng và phát triển giao thông, cảng biển, điện nước, xây dựng kết

cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị, phát triển nguồn nhân lực liên quan đến giáo dục

đào tạo, y tế, thể thao… cũng là những ngành chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài. Ngoài

ra, thu hút vốn FDI cũng ưu tiên tập trung phát triển các vùng khó khăn, khu vực nông

nghiệp và nông thôn, ưu tiên các dự án sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm

năng lượng…

Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài có định hướng, có chọn lọc như trên đã bước

đầu mang lại hiệu quả. Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong vài năm trở lại

đây không chỉ thay đổi về lượng mà cả về chất với sự có mặt của hàng loạt tập đoàn có tên

tuổi trong lĩnh vực công nghệ cao như Intel, Foxcon, Samsung... Theo Cục Đầu tư nước

ngoài, đến ngày 15-12-2009, đã có 839 dự án mới có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy

chứng nhận đầu tư (GCNĐT) với tổng vốn đăng ký 16,34 tỷ USD; có 215 dự án đăng ký

tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,13 tỷ USD, như vậy các nhà đầu tư nước

ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 21,48 tỷ USD. Đáng chú ý, số vốn thực hiện tính

đến hết tháng 11 đã đạt khoảng 9 tỷ USD, nhìn chung tiến độ triển khai phù hợp với dự

báo. Các chuyên gia cho rằng trong bối cảnh suy giảm đáng kể dòng vốn FDI tại các nước

tiếp nhận trên thế giới, con số này vào nước ta tuy có sụt giảm nhưng mức ít hơn.

Về tổng thể, cả nước hiện có gần 11.000 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký

xấp xỉ 175 tỷ USD. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18/21 ngành kinh tế. Điểm

đáng chú ý là đến thời điểm này, công nghiệp chế biến và chế tạo vẫn là lĩnh vực thu hút

vốn FDI lớn nhất, chiếm 62,1% số dự án và 50,6% vốn đăng ký. Sau khi Luật Kinh doanh

bất động sản được ban hành, lĩnh vực bất động sản đã thu hút mạnh mẽ vốn trong hai năm

trở lại đây, trở thành lĩnh vực đứng thứ hai trong thu hút FDI với 312 dự án, tổng vốn đăng

ký 38,4 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 22%). Tuy nhiên, tính riêng trong năm 2009, dịch vụ (lưu

trú, ăn uống) mới là lĩnh vực thu hút sự quan tâm nhiều nhất của các nhà đầu tư nước

27



ngoài; kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm;

lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có quy mô vốn đăng ký lớn thứ ba với 2,97 tỷ USD.

Sở dĩ, đạt được những thành tựu trên vì Việt Nam đã xác định được chính sách thu

hút đầu tư nước ngoài đúng đắn, phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay của nền kinh tế.

Nguồn vốn trong nước đặc biệt là chi ngân sách nhà nước đã được sử dụng hiệu quả hơn

trong việc định hướng cho các dòng đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng

và các vùng cần thiết.

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao về nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam

với việc hoàn thiện khung pháp luật về đầu tư ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế, hệ

thống cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng được cải thiện và xây dựng

thêm. Các địa phương, tỉnh, thành phố cũng triển khai thu hút, quản lý vốn FDI bằng nhiều

biện pháp tích cực như hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư đã được

cấp phép nhanh chóng đi vào hoạt động. Công tác xúc tiến đầu tư cũng được triển khai

mạnh mẽ. Nhiều hội thảo, hội nghị xúc tiến đầu tư đã được tổ chức nhằm đẩy mạnh thu hút

các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành, các vùng cần thiết.

Bảng 2: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1988- 2009 phân

theo ngành kinh tế

Số dự án



Vốn đăng ký



Tổng số

12575

Công nghiệp chế biến

7475

Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài 1867



(Triệu đô la Mỹ)

194429.5

88579.5

45505.7



sản và dịch vụ tư vấn

Khách sạn và nhà hàng

Công nghiệp khai thác mỏ

Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc

Xây dựng

Nông nghiệp và lâm nghiệp

HĐ văn hóa và thể thao

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước

Tài chính, tín dụng

Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ,



379

130

554

521

575

129

72

69

322



19402.8

10980.4

8435.3

7964.4

3837.7

2838.0

2231.4

1103.7

1041.6



mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội



73



1033.3



28



HĐ phục vụ cá nhân và cộng đồng

118

658.3

Thủy sản

163

541.4

Giáo dục và đào tạo

128

275.8

Nguồn: Tổng Cục thống kê và tổng hợp của tác giả.

Vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước phân theo ngành kinh tế trong giai đoạn

2000 – 2009 đều tăng dần qua các năm. Trong đó, qua các năm, 5 ngành có vốn đầu tư

nhiều nhất theo thứ tự là: giao thông vận tải và thông tin liên lạc, năng lượng và nước,

công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác mỏ, nông nghiệp và lâm nghiệp. Qua đó,

thấy được chi ngân sách nhà nước nhằm thực hiện đẩy mạnh phát triển các ngành, các lĩnh

vực theo đúng định hướng đã đề ra, không những nhằm tạo động lực phát triển các ngành

quan trọng mà còn tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào những ngành này thông

qua việc giảm chi phí, tăng tỷ suất lợi nhuận cho họ. Tương ứng với đó, tình hình đầu tư

trực tiếp nước ngoài vào các ngành kinh tế trong giai đoạn 1988 – 2000 cũng có xu hướng

đầu tư nhiều vào các ngành: công nghiệp chế biến, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn,

công nghiệp khai thác mỏ, vận tải và thông tin liên lạc. Đặc biệt, khách sạn và nhà hành là

lĩnh vực được khá nhiều các nhà đầu tư nước ngoài chọn để đầu tư vào Việt Nam, là lĩnh

vực đứng thứ hai về số lượng vốn đăng ký . Tuy nhiên, nông nghiệp và lâm nghiệp vẫn

chưa thực sự thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Đây là lĩnh vực có vốn

đầu tư khá lớn từ Nhà nước nhưng số vốn đăng kí đầu tư vào lĩnh vực này của các nhà đầu

tư nước ngoài trong suốt giai đoạn 1988 – 2009 chỉ là 3837.7 triệu đô la Mỹ. Mỗi dự án có

quy mô vốn đầu tư không lớn.

Định hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam là phát triển cân đối các vùng,

giảm khoảng cách chênh lệch giữa miền núi và miền xuôi, giữa nông thôn và thành thị. Vì

vậy, một phần ngân sách nhà nước đã được dùng để đầu tư hỗ trợ cho các địa phương còn

yếu kém, vùng sâu, vùng xa để thu hút đầu tư nước ngoài vào các địa phương này. Tuy

nhiên, vốn đầu tư nước ngoài vẫn tập trung chủ yếu vào các trung tâm kinh tế, các vùng

kinh tế phát triển, nhiều nhất là Đông Nam Bộ. Tây Nguyên và Trung du miền núi phía

Bắc là hai vùng kinh tế thu hút được ít nhất vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài do điều kiện cơ

sở hạ tầng yếu kém, giao thông và thông tin liên lạc khó khăn điều kiện tự nhiên khắc

nghiệt. Do vậy, nhà nước cần đầu tư hơn nữa và chiến lược phát triển đúng đắn nhằm kéo

kinh tế của các vùng này phát triển.

29



Bảng 3: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1988 - 2009 phân

theo địa phương

Số dự án

CẢ NƯỚC

Đông Nam Bộ

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Cửu Long

Dầu khí

Trung du và miền núi phía Bắc

Tây Nguyên



12575

7344

820

3230

580

66

371

164



Vốn đăng ký



(Triệu đô la Mỹ)

194429.5

89662.9

51735.6

37763.0

8150.0

3597.5

2030.3

1490.2

Nguồn: Tổng Cục thống kê



Trong quá trình thực hiện thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn một số bất

cập như công tác giải phóng mặt bằng đã gây rất nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư trong

thời gian qua. Quy định hiện tại về trách nhiệm của địa phương bàn giao "đất sạch" cho

nhà đầu tư nước ngoài dẫn tới áp lực lớn về chi ngân sách khi thúc đẩy giải ngân vốn FDI.

Kết quả, nhiều dự án lớn được cấp phép nhưng chưa thể triển khai vì chưa có mặt bằng.

Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, công tác xúc tiến đầu tư tại nhiều địa phương hiện chưa

chuyên nghiệp do... thiếu kinh phí (phần lớn địa phương tự chủ ngân sách dành cho hoạt

động này) trong khi từ năm 2008, Chính phủ đã quyết định chi ngân sách cho công tác xúc

tiến đầu tư, tuy nhiên việc giải ngân lại rất chậm chạp do... chưa có hướng dẫn. Một điểm

đáng chú ý khác là trong khi chúng ta cần phải dành dụm từng đồng vốn thì công tác xúc

tiến đầu tư lại thiếu thống nhất, dẫn tới tình trạng tổ chức quá nhiều hội thảo, hội nghị xúc

tiến đầu tư trên cùng một địa bàn.

3. Tạo cơ sở hạ tầng căn bản cho việc chủ động tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước

ngoài

Việt Nam đã thành công trong việc mở rộng tiếp cận đến các dịch vụ cơ sở hạ tầng

trong hơn 20 năm qua. Trong một báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới, nhan đề “Việt

Nam: Những thách thức đối với cơ sở hạ tầng” đã ghi lại những thực tế đáng khen ngợi

30



trong chiến lược cơ sở hạ tầng hiện tại của Việt Nam. Trong đó, tổng đầu tư cho cơ sở hạ

tầng của Việt Nam trong những năm gần đây giữ ở mức 10% GDP, rất cao so với tiêu

chuẩn quốc tế. Chính vì vậy, mạng lưới đường bộ Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi chiều dài

so với năm 1990 và chất lượng đường cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên, sự phát triển của cơ sở hạ tầng không theo kịp với sự tăng trưởng khá

mạnh mẽ và liên tục của kinh tế. Cơ sở hạ tầng bị quá tải, phát triển không đồng bộ gây lo

ngại cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài khi quyết định đầu tư vào Việt Nam. Đặc biệt,

hiện nay nổi cộm là tình trạng thiếu điện năng cho sản xuất, chi phí điện năng và viễn

thông đắt đỏ, chất lượng đường xá không đồng đều tại các nơi khác nhau của Việt Nam

hay tình trạng ngập lụt trên nhiều tuyến đường ảnh hưởng lớn tới việc vận chuyển hàng

hóa,…

Theo ông Preben Hjortlund, Phòng Thương mại và Công nghiệp châu Âu, mặc dù

Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực, ngân sách Nhà nước và vốn ODA vẫn chưa thể

đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng. Ông Preben cho rằng, phát triển hạ

tầng tại Việt Nam đang diễn ra chậm hơn so với tăng trưởng kinh tế và điều này đang là

một gánh nặng đối với các nhà đầu tư.

Đồng tình với quan điểm trên, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam Jeff

Puchalski nhấn mạnh, những hạn chế về cơ sở hạ tầng vật chất ở Việt Nam đang bắt đầu đe

dọa đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất và cả xuất khẩu trong tương lai. "Việt Nam

đã thành công trong việc phát triển năng lực sản xuất. Nhưng nếu không chú ý đến vấn đề

giao thông vận tải và các cơ sở hạ tầng khác sẽ không thể giải quyết được sự tăng trưởng

xuất khẩu trong tương lai", ông nói thêm.

Năm nay có khá nhiều công ty thuộc nhiều ngành nghề khác nhau của Nhật đầu tư

sang Việt Nam, đặc biệt trong đó có sự tham gia của nhiều nhà cung cấp cho các công ty

sản xuất lớn như ô tô, xe máy, máy móc thiết bị văn phòng... Đại diện của Hiệp hội Doanh

nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, thời gian tới, sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư từ xứ sở

mặt trời mọc đến với Việt Nam. Trong bình chọn của các công ty Nhật về địa điểm đầu tư

có triển vọng về trung hạn, Việt Nam đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan.

Tuy nhiên, hiện không ít nhà đầu tư Nhật rất lo lắng về sự yếu kém của cơ sở hạ tầng của

Việt Nam, đặc biệt là vấn đề điện năng. "Đối mặt với tình trạng thiếu điện mới xảy ra mùa

31



hè năm nay ở Hà Nội, nhiều công ty e ngại rằng từ năm sau tình trạng này sẽ tiếp tục xảy

ra", đại diện của Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản cho biết.

Hiện nay, các nhà tài trợ quốc tế tài trợ gần 40% tổng đầu tư cơ sở hạ tầng. Trong 5

đến 10 năm tới, Việt Nam cần khoảng 70-80 tỷ USD để đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Việc

phát triển cơ sở hạ tầng được coi là một trong những nhiệm vụ chính để nước ta đạt được

sức cạnh tranh hiệu quả hơn trong khu vực cũng như hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị

toàn cầu. Tuy nhiên, khi Việt Nam giàu mạnh hơn, hỗ trợ từ các nhà tài trợ sẽ đóng vai trò

thứ yếu và việc tìm kiếm nguồn tài chính thay thế là rất cần thiết. Các chuyên gia của các

tổ chức quốc tế cho rằng, để giải quyết những bất cập của cơ sở hạ tầng hiện nay, sự tham

gia của khu vực tư nhân - cả trong nước và nước ngoài - đang là sự cần thiết cấp bách, đặc

biệt trong lĩnh vực điện, viễn thông và cảng nước sâu. Đến nay ở Việt Nam có khoảng 60

dự án BOT hoặc các dự án có hình thức tương tự đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng với

tổng vốn đăng ký là 44.610 tỷ đồng, trong đó có 43 dự án xây dựng công trình giao thông.

Tuy nhiên, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mới có 18 dự án đầu tư vào lĩnh vực

điện, nước và bưu chính viễn thông. Từ các số liệu này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu

tư - Cao Viết Sinh cho rằng, mức độ đầu tư của khu vực tư nhân vào đầu tư toàn xã hội nói

chung, vào cơ sở hạ tầng nói riêng chưa tương xứng với nhu cầu và tiềm năng của khu vực

kinh tế năng động và có tiềm năng này.

Ông Joshua Magennis, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Australia tại

Việt Nam phàn nàn, trong khi Chính phủ Việt Nam vẫn thường xuyên kêu gọi đầu tư hơn

nữa vào cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp luật của Việt Nam quy định về các dự án phát triển

cơ sở hạ tầng chỉ được xây dựng một cách chậm chạp và việc thực hiện và mong muốn

thực sự cho phép đầu tư của tư nhân và nước ngoài vào cơ sở hạ tầng vẫn còn vắng bóng.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư - Võ Hồng Phúc cũng thừa nhận còn những hạn chế

về cơ sở hạ tầng của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực điện năng. Ông cho biết, vấn đề lớn

nhất trong ngành điện lực hiện nay là nhu cầu bức xúc về nguồn vốn. Hiện Việt Nam đang

triển khai một loạt nhà máy điện, nguồn vốn trong nước cũng không đủ để đáp ứng nhu

cầu của thị trường điện và Việt Nam đã tính đến phương án cổ phần hóa để có nguồn vốn

đầu tư thêm.

32



"Một bài học nhãn tiền là trong tháng 5-6 vừa qua là thiếu điện trong sản xuất. Nếu

để đảm bảo phát triển ngành điện thì phải có sự hội tụ nguồn vốn của khu vực tư nhân cả

trong nước và nước ngoài, đặc biệt là tư nhân nước ngoài bằng các hình thức là phải bán cổ

phần với tỷ lệ cao hơn cho các nhà đầu tư trong nước đối với các dự án điện. Vấn đề thứ

hai là phải mở rộng hình thức đầu tư theo hình thức BOT, IPP (nhà máy điện độc lập) để

thu hút nhanh nguồn vốn đầu tư", ông Phúc nói.

Bộ trưởng Công nghiệp Hoàng Trung Hải cho biết, theo dự báo tốc độ tăng GDP

bình quân của Việt Nam giai đoạn 2005-2010 khoảng 7,2-8%, giai đoạn 2011-2020 là

7,09-7,5% và nhu cầu tiêu thụ điện vẫn tiếp tục tăng nhanh hơn GDP. Dự kiến, đến năm

2010, nhu cầu điện toàn quốc là 88-93 tỷ Kwh. Ông Hải cho biết, để đạt được mục tiêu đến

năm 2010 xây dựng mới các nguồn điện với tổng công suất khoảng trên 12.000 MW,

ngành điện cũng đã đề ra những biện pháp khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân bao gồm

cả đầu tư nước ngoài vào các dự án đầu tư phát triển ngành điện.

Không chỉ lĩnh vực điện năng, lĩnh vực giao thông vận tải cũng gây ra không ít e

ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều nhà đầu tư tiềm năng của Mỹ đã đưa ra các lý

do hạn chế về cơ sở hạ tầng để không đầu tư vào Việt Nam. Đó là những tồn tại thiếu hụt

trong việc phát triển cơ sở hạ tầng then chốt, đặc biệt là những con đường nối các tỉnh,

thành, kể cả các cây cầu, cũng như các con đường tiếp cận các cảng biển có vị trí chiến

lược và các cơ sở hạ tầng trên đất liền. Những hạn chế về cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đang

đe doạ tới đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khi mà Việt Nam vẫn dậm chân tại chỗ về vấn đề

cơ sở hạ tầng thì Việt Nam đã bị tụt hậu.

Những yếu kém về giao thông vận tải làm tăng chi phí vận chuyển cho các doanh

nghiệp vì theo các doanh nghiệp, hiện nay chi phí vận chuyển của Việt Nam tính theo %

của GDP vẫn cao hơn nhiều nước trong khu vực. Có thể thấy điều này khá rõ khi chi phí

này ở Indonesia và Malaysia là 13% GDP, ở Trung Quốc là 18%, còn ở Việt Nam là 25%

GDP.

Ông Neilsen Peter-Smidt, thành viên nhóm công tác Cảng biển của Diễn đàn Doanh

nghiệp Việt Nam nêu ý kiến: “Có rất nhiều lý do khiến chi phí vận chuyển ở Việt Nam cao

nhưng rõ ràng là cơ sở hạ tầng yếu kém làm tăng đáng kể chi phí cho các doanh nghiệp

như nạn tắc đường, thời gian chờ đợi kéo dài, thiếu minh bạch và tính dự báo trong chuỗi

33



cung ứng, phương tiện vận chuyển trên bộ đã cũ, không hiệu quả, không tuân thủ các quy

định về hạn chế trọng lượng vận tải cũng dẫn đến chi phí hoạt động cao hơn và kém an

toàn”.

Nhằm giải quyết những vướng mắc này, theo gợi ý của ông Brian O’Reilly, Phó

Chủ tịch Phòng Thương mại Australia: “Việt Nam cần chú ý đến hình thức đối tác công tư. Mô hình đối tác công tư bao gồm thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ góp

phần quan trọng nâng cấp cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Nhằm giải quyết phần nào những vấn

đề này, cần cải thiện những thủ tục hành chính, đặc biệt là trong các dự án và hợp đồng”.

Việt Nam đã thành công trong việc mở rộng tiếp cận đến các dịch vụ cơ sở hạ tầng

trong hơn 20 năm qua, nhưng còn rất nhiều việc phải làm để có thể nâng cao năng lực cạnh

tranh, tháo gỡ những “nút thắt” của nền kinh tế. “Các chính sách và thể chế trước đây

thành công nhưng so với tình hình bây giờ cần phải được điều chỉnh vì sự phát triển của

Việt Nam ngày càng tiến bộ hơn”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông

khẳng định.

Theo nhiều khảo sát quốc tế nhận định, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu phát

triển nhưng những trở ngại về cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn chưa được giải quyết một

cách hiệu quả. Thực tế, chính những tắc nghẽn về cơ sở hạ tầng hiện được xem là vấn đề

lớn nhất cản trở môi trường kinh doanh của đất nước. Vượt qua những rào cản cơ sở hạ

tầng này, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khả quan và bền vững, hiện thực hóa

những mục tiêu phát triển đã đề ra cho những thập niên sắp tới.

4. Nguồn vốn trong nước là nguồn vốn đối ứng nhằm tạo cơ sở cho nguồn vốn

nước ngoài vào hoạt động có hiệu quả.

Theo kinh ngiệm của một số nước nhóm NICs thì giai đoạn đầu của quá trình phát

triển, tỷ lệ vốn đối ứng so với vốn nước ngoài thu hút được thường thấp, ở mức 1/1.5 nghĩa

là một đồng vốn nước ngoài cần 1.5 đồng vốn trong nước. Ở giai đoạn sau, khi các chương

trình đầu tư nghiêng về ngành công nghiệp chế biến có hàm lượng vốn và kỹ thuật cao thì

tỷ lệ này thường tăng lên 1/2.5.

Ở Việt Nam, nhu cầu về vốn đối ứng cho các dự án ODA cũng rất lớn nhưng tình

hình bố trí vốn đối ứng từ phía Việt Nam để chuẩn bị cho việc tiếp nhận vốn ODA, đáp

34



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

×