1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >

Nguồn vốn trong nước đóng vai trò định hướng cho dòng đầu tư nước ngoài chảy vào những ngành, lĩnh vực cần thiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.42 KB, 62 trang )


chi phí trung gian trong sản xuất của ngành đó giảm đi, tỷ suất lợi nhuận trong ngành tăng

lên làm các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn được đầu tư vào ngành đó hơn.

Trong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam chủ trương thu hút đầu tư nước

ngoài có định hướng và có chọn lọc vào các lĩnh vực quan trọng như sản xuất vật liệu mới,

năng lượng mới; sản xuất công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, cơ khí

chế tạo. Các ngành xây dựng và phát triển giao thông, cảng biển, điện nước, xây dựng kết

cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị, phát triển nguồn nhân lực liên quan đến giáo dục

đào tạo, y tế, thể thao… cũng là những ngành chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài. Ngoài

ra, thu hút vốn FDI cũng ưu tiên tập trung phát triển các vùng khó khăn, khu vực nông

nghiệp và nông thôn, ưu tiên các dự án sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm

năng lượng…

Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài có định hướng, có chọn lọc như trên đã bước

đầu mang lại hiệu quả. Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong vài năm trở lại

đây không chỉ thay đổi về lượng mà cả về chất với sự có mặt của hàng loạt tập đoàn có tên

tuổi trong lĩnh vực công nghệ cao như Intel, Foxcon, Samsung... Theo Cục Đầu tư nước

ngoài, đến ngày 15-12-2009, đã có 839 dự án mới có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy

chứng nhận đầu tư (GCNĐT) với tổng vốn đăng ký 16,34 tỷ USD; có 215 dự án đăng ký

tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,13 tỷ USD, như vậy các nhà đầu tư nước

ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 21,48 tỷ USD. Đáng chú ý, số vốn thực hiện tính

đến hết tháng 11 đã đạt khoảng 9 tỷ USD, nhìn chung tiến độ triển khai phù hợp với dự

báo. Các chuyên gia cho rằng trong bối cảnh suy giảm đáng kể dòng vốn FDI tại các nước

tiếp nhận trên thế giới, con số này vào nước ta tuy có sụt giảm nhưng mức ít hơn.

Về tổng thể, cả nước hiện có gần 11.000 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký

xấp xỉ 175 tỷ USD. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18/21 ngành kinh tế. Điểm

đáng chú ý là đến thời điểm này, công nghiệp chế biến và chế tạo vẫn là lĩnh vực thu hút

vốn FDI lớn nhất, chiếm 62,1% số dự án và 50,6% vốn đăng ký. Sau khi Luật Kinh doanh

bất động sản được ban hành, lĩnh vực bất động sản đã thu hút mạnh mẽ vốn trong hai năm

trở lại đây, trở thành lĩnh vực đứng thứ hai trong thu hút FDI với 312 dự án, tổng vốn đăng

ký 38,4 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 22%). Tuy nhiên, tính riêng trong năm 2009, dịch vụ (lưu

trú, ăn uống) mới là lĩnh vực thu hút sự quan tâm nhiều nhất của các nhà đầu tư nước

27



ngoài; kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm;

lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có quy mô vốn đăng ký lớn thứ ba với 2,97 tỷ USD.

Sở dĩ, đạt được những thành tựu trên vì Việt Nam đã xác định được chính sách thu

hút đầu tư nước ngoài đúng đắn, phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay của nền kinh tế.

Nguồn vốn trong nước đặc biệt là chi ngân sách nhà nước đã được sử dụng hiệu quả hơn

trong việc định hướng cho các dòng đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng

và các vùng cần thiết.

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao về nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam

với việc hoàn thiện khung pháp luật về đầu tư ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế, hệ

thống cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng được cải thiện và xây dựng

thêm. Các địa phương, tỉnh, thành phố cũng triển khai thu hút, quản lý vốn FDI bằng nhiều

biện pháp tích cực như hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư đã được

cấp phép nhanh chóng đi vào hoạt động. Công tác xúc tiến đầu tư cũng được triển khai

mạnh mẽ. Nhiều hội thảo, hội nghị xúc tiến đầu tư đã được tổ chức nhằm đẩy mạnh thu hút

các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành, các vùng cần thiết.

Bảng 2: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1988- 2009 phân

theo ngành kinh tế

Số dự án



Vốn đăng ký



Tổng số

12575

Công nghiệp chế biến

7475

Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài 1867



(Triệu đô la Mỹ)

194429.5

88579.5

45505.7



sản và dịch vụ tư vấn

Khách sạn và nhà hàng

Công nghiệp khai thác mỏ

Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc

Xây dựng

Nông nghiệp và lâm nghiệp

HĐ văn hóa và thể thao

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước

Tài chính, tín dụng

Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ,



379

130

554

521

575

129

72

69

322



19402.8

10980.4

8435.3

7964.4

3837.7

2838.0

2231.4

1103.7

1041.6



mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội



73



1033.3



28



HĐ phục vụ cá nhân và cộng đồng

118

658.3

Thủy sản

163

541.4

Giáo dục và đào tạo

128

275.8

Nguồn: Tổng Cục thống kê và tổng hợp của tác giả.

Vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước phân theo ngành kinh tế trong giai đoạn

2000 – 2009 đều tăng dần qua các năm. Trong đó, qua các năm, 5 ngành có vốn đầu tư

nhiều nhất theo thứ tự là: giao thông vận tải và thông tin liên lạc, năng lượng và nước,

công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác mỏ, nông nghiệp và lâm nghiệp. Qua đó,

thấy được chi ngân sách nhà nước nhằm thực hiện đẩy mạnh phát triển các ngành, các lĩnh

vực theo đúng định hướng đã đề ra, không những nhằm tạo động lực phát triển các ngành

quan trọng mà còn tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào những ngành này thông

qua việc giảm chi phí, tăng tỷ suất lợi nhuận cho họ. Tương ứng với đó, tình hình đầu tư

trực tiếp nước ngoài vào các ngành kinh tế trong giai đoạn 1988 – 2000 cũng có xu hướng

đầu tư nhiều vào các ngành: công nghiệp chế biến, kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn,

công nghiệp khai thác mỏ, vận tải và thông tin liên lạc. Đặc biệt, khách sạn và nhà hành là

lĩnh vực được khá nhiều các nhà đầu tư nước ngoài chọn để đầu tư vào Việt Nam, là lĩnh

vực đứng thứ hai về số lượng vốn đăng ký . Tuy nhiên, nông nghiệp và lâm nghiệp vẫn

chưa thực sự thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Đây là lĩnh vực có vốn

đầu tư khá lớn từ Nhà nước nhưng số vốn đăng kí đầu tư vào lĩnh vực này của các nhà đầu

tư nước ngoài trong suốt giai đoạn 1988 – 2009 chỉ là 3837.7 triệu đô la Mỹ. Mỗi dự án có

quy mô vốn đầu tư không lớn.

Định hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam là phát triển cân đối các vùng,

giảm khoảng cách chênh lệch giữa miền núi và miền xuôi, giữa nông thôn và thành thị. Vì

vậy, một phần ngân sách nhà nước đã được dùng để đầu tư hỗ trợ cho các địa phương còn

yếu kém, vùng sâu, vùng xa để thu hút đầu tư nước ngoài vào các địa phương này. Tuy

nhiên, vốn đầu tư nước ngoài vẫn tập trung chủ yếu vào các trung tâm kinh tế, các vùng

kinh tế phát triển, nhiều nhất là Đông Nam Bộ. Tây Nguyên và Trung du miền núi phía

Bắc là hai vùng kinh tế thu hút được ít nhất vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài do điều kiện cơ

sở hạ tầng yếu kém, giao thông và thông tin liên lạc khó khăn điều kiện tự nhiên khắc

nghiệt. Do vậy, nhà nước cần đầu tư hơn nữa và chiến lược phát triển đúng đắn nhằm kéo

kinh tế của các vùng này phát triển.

29



Bảng 3: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1988 - 2009 phân

theo địa phương

Số dự án

CẢ NƯỚC

Đông Nam Bộ

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Cửu Long

Dầu khí

Trung du và miền núi phía Bắc

Tây Nguyên



12575

7344

820

3230

580

66

371

164



Vốn đăng ký



(Triệu đô la Mỹ)

194429.5

89662.9

51735.6

37763.0

8150.0

3597.5

2030.3

1490.2

Nguồn: Tổng Cục thống kê



Trong quá trình thực hiện thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn một số bất

cập như công tác giải phóng mặt bằng đã gây rất nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư trong

thời gian qua. Quy định hiện tại về trách nhiệm của địa phương bàn giao "đất sạch" cho

nhà đầu tư nước ngoài dẫn tới áp lực lớn về chi ngân sách khi thúc đẩy giải ngân vốn FDI.

Kết quả, nhiều dự án lớn được cấp phép nhưng chưa thể triển khai vì chưa có mặt bằng.

Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, công tác xúc tiến đầu tư tại nhiều địa phương hiện chưa

chuyên nghiệp do... thiếu kinh phí (phần lớn địa phương tự chủ ngân sách dành cho hoạt

động này) trong khi từ năm 2008, Chính phủ đã quyết định chi ngân sách cho công tác xúc

tiến đầu tư, tuy nhiên việc giải ngân lại rất chậm chạp do... chưa có hướng dẫn. Một điểm

đáng chú ý khác là trong khi chúng ta cần phải dành dụm từng đồng vốn thì công tác xúc

tiến đầu tư lại thiếu thống nhất, dẫn tới tình trạng tổ chức quá nhiều hội thảo, hội nghị xúc

tiến đầu tư trên cùng một địa bàn.

3. Tạo cơ sở hạ tầng căn bản cho việc chủ động tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước

ngoài

Việt Nam đã thành công trong việc mở rộng tiếp cận đến các dịch vụ cơ sở hạ tầng

trong hơn 20 năm qua. Trong một báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới, nhan đề “Việt

Nam: Những thách thức đối với cơ sở hạ tầng” đã ghi lại những thực tế đáng khen ngợi

30



trong chiến lược cơ sở hạ tầng hiện tại của Việt Nam. Trong đó, tổng đầu tư cho cơ sở hạ

tầng của Việt Nam trong những năm gần đây giữ ở mức 10% GDP, rất cao so với tiêu

chuẩn quốc tế. Chính vì vậy, mạng lưới đường bộ Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi chiều dài

so với năm 1990 và chất lượng đường cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên, sự phát triển của cơ sở hạ tầng không theo kịp với sự tăng trưởng khá

mạnh mẽ và liên tục của kinh tế. Cơ sở hạ tầng bị quá tải, phát triển không đồng bộ gây lo

ngại cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài khi quyết định đầu tư vào Việt Nam. Đặc biệt,

hiện nay nổi cộm là tình trạng thiếu điện năng cho sản xuất, chi phí điện năng và viễn

thông đắt đỏ, chất lượng đường xá không đồng đều tại các nơi khác nhau của Việt Nam

hay tình trạng ngập lụt trên nhiều tuyến đường ảnh hưởng lớn tới việc vận chuyển hàng

hóa,…

Theo ông Preben Hjortlund, Phòng Thương mại và Công nghiệp châu Âu, mặc dù

Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực, ngân sách Nhà nước và vốn ODA vẫn chưa thể

đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng. Ông Preben cho rằng, phát triển hạ

tầng tại Việt Nam đang diễn ra chậm hơn so với tăng trưởng kinh tế và điều này đang là

một gánh nặng đối với các nhà đầu tư.

Đồng tình với quan điểm trên, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam Jeff

Puchalski nhấn mạnh, những hạn chế về cơ sở hạ tầng vật chất ở Việt Nam đang bắt đầu đe

dọa đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất và cả xuất khẩu trong tương lai. "Việt Nam

đã thành công trong việc phát triển năng lực sản xuất. Nhưng nếu không chú ý đến vấn đề

giao thông vận tải và các cơ sở hạ tầng khác sẽ không thể giải quyết được sự tăng trưởng

xuất khẩu trong tương lai", ông nói thêm.

Năm nay có khá nhiều công ty thuộc nhiều ngành nghề khác nhau của Nhật đầu tư

sang Việt Nam, đặc biệt trong đó có sự tham gia của nhiều nhà cung cấp cho các công ty

sản xuất lớn như ô tô, xe máy, máy móc thiết bị văn phòng... Đại diện của Hiệp hội Doanh

nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, thời gian tới, sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư từ xứ sở

mặt trời mọc đến với Việt Nam. Trong bình chọn của các công ty Nhật về địa điểm đầu tư

có triển vọng về trung hạn, Việt Nam đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan.

Tuy nhiên, hiện không ít nhà đầu tư Nhật rất lo lắng về sự yếu kém của cơ sở hạ tầng của

Việt Nam, đặc biệt là vấn đề điện năng. "Đối mặt với tình trạng thiếu điện mới xảy ra mùa

31



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

×