1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Sinh học >

BÀI 6: VẬT CHẤT DI TRUYỀN CẤP ĐỘ TẾ BÀO – CƠ THỂ ( NHIỄM SẮC THỂ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.36 MB, 101 trang )


Tự ôn thi Tốt nghiệp, Đại học môn Sinh học – Tập 1 (LT3.8)



Th.s Tô Nguyên Cương



II. HÌNH THÁI – CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ



1. Hình thái NST (Cấu trúc hiển vi):

Hình thái NST không ổn định, biến

đổi qua các kì phân bào.

* Giai đoạn chuẩn bị (Kỳ trung

gian): NST ở trạng thái sợi

mảnh, khó quan sát. Ở pha S,

ADN (NST) nhân đôi.



Hình 6.3. Các bậc cấu trúc NST



* Kỳ đầu: NST bắt đầu co xoắn.

* Kỳ giữa: NST co xoắn cực đại, có hình thái đặc trưng. Gồm:

- Tâm động: Là trình tự nucleotide đặc

biệt, giúp liên kết với tơ vô sắc của

thoi vô sắc.

- Đầu mút: Là trình tự các nucleotide ở

hai đầu cùng của NST, có tác dụng

bảo vệ các NST, làm cho các NST

không dính vào nhau.

- Chromatid: Là thành phần chính

chứa ADN, gồm 2 chromatid dính

nhau qua tâm động - NST kép.



Hình 6.4. Hình thái điển hình của NST



* Kỳ sau: NST có cấu trúc xoắn giống như kì giữa.

* Kỳ cuối: NST duỗi xoắn trở về trạng thái sợi mảnh.



 22. Ý nghĩa của hiện tượng tháo xoắn, đóng xoắn của NST qua các kì phân bào?

2. Cấu trúc NST (Cấu trúc siêu hiển vi)

a. Đơn vị cơ bản của NST: Là

nucleosome, gồm 2 thành phần:

- Một khối cầu protein histon: Gồm 8

phân tử protein histone.

- Một đoạn phân tử ADN: 146 cặp nu,

cuộn 1¾ quanh khối cầu protein

histone.

Hình 6.5. Cấu trúc nucleosome

Tư vấn, cung cấp tài liệu TOBU



- 41 -



Website: http://www.tobu.vn



Tự ôn thi Tốt nghiệp, Đại học môn Sinh học – Tập 1 (LT3.8)



Th.s Tô Nguyên Cương



b. Các bậc cấu trúc

ADN → Sợi cơ bản (polynucleosome) → Sợi nhiễm sắc → Sợi siêu xoắn → Chromatid → NST

(2nm)

(10-11nm)

(30nm)

(300nm)

(700nm) (1400nm)



KẾT LUẬN: Cấu trúc xoắn nhiều bậc, giúp NST đảm nhận được chức năng lưu giữ, bảo

quản và truyền đạt thông tin di truyền; thu gọn cấu trúc không gian, thuận lợi cho NST phân

ly, tổ hợp tự do trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.



Chú ý: Cần lưu ý tránh nhầm lẫn giữa 2 khái niệm Nucleosome và Ribosome.



YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 6



1. NST có cấu trúc điển hình vào kì nào? Vẽ sơ đồ, mô tả cấu trúc điển hình của NST?

2. Quá trình cuộn xoắn ở NST trải qua những cấp độ nào? Hiện tượng cuộn xoắn nhiều bậc

như vậy có ý nghĩa gì?



I have the choice to be angry at God for what I don’t have or be thankful for

what I do have.” – Nick Vujicic



(Tôi chỉ có 2 lựa chọn, hoặc là tức giận với Thượng đế với những gì tôi không có hoặc là cảm ơn

Thượng đế những gì mà tôi có.)



Tư vấn, cung cấp tài liệu TOBU



- 42 -



Website: http://www.tobu.vn



Tự ôn thi Tốt nghiệp, Đại học môn Sinh học – Tập 1 (LT3.8)



Th.s Tô Nguyên Cương



BÀI 7: CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO (BµI CH×A KhãA)

 Tại sao tế bào của ông bà chúng ta có 46 NST, bố mẹ cũng có 46 NST và

đến chúng ta cũng có 46 NST? Cơ chế nào đã góp phần duy trì ổn định bộ

NST qua các thế hệ?

I. CHU KỲ TẾ BÀO

1. Định nghĩa: Là khoảng thời gian giữa hai lần

phân bào.

2. Bản chất: Gồm 5 kì, chia thành hai giai

đoạn:

- Giai đoạn chuẩn bị (Kỳ trung gian): Với 3

pha: G1, S và G2

- Giai đoạn phân chia tế bào: Với 4 kỳ, gồm:

+ Phân chia nhân.

+ Phân chia tế bào chất.



Hình 7.1. Chu kì tế bào



3. Đặc điểm



- Tốc độ phân chia tế bào ở các mô, cơ quan bộ phận khác nhau là khác nhau.

VD: Tế bào mô phân sinh đỉnh ở thực vật có tốc độ phân chia lớn hơn so với các tế

bào khác.

- Được điều khiển đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.

II. QUÁ TRÌNH PHÂN BÀO

1. Giai đoạn chuẩn bị (Kỳ trung gian): Với 3 pha:

+ G1: TB tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.

+ S: ADN nhân đôi dẫn tới NST nhân đôi, tạo thành NST kép gồm 2 chromatide (NST đơn)

dính nhau qua tâm động.

+ G2: Tổng hợp các chất còn lại cho tế bào.



 Kết quả: Tạo nên tế bào con có bộ NST 2n kép.

Tư vấn, cung cấp tài liệu TOBU



- 43 -



Website: http://www.tobu.vn



Tự ôn thi Tốt nghiệp, Đại học môn Sinh học – Tập 1 (LT3.8)



Th.s Tô Nguyên Cương



2. Giai đoạn phân chia tế bào

a. Quá trình nguyên phân

(A) Giai đoạn

chuẩn bị.



(B) Kì đầu



(C) Kì giữa



(D) Kì sau



(EF) Kì cuối

Hình 7.2. Sơ đồ cơ chế Nguyên phân (tế bào động vật)

* Phân chia nhân

Đặc điểm



Các kì

Kì đầu (B)

Kì giữa (C)



Kì sau (D)

Kì cuối (EF)



NST



- NST bắt đầu co xoắn, màng nhân dần dần biến mất.

- Thoi phân bào dần xuất hiện.



2n kép



- Các NST co xoắn cực đại, tập trung thành một hàng ở mặt

phẳng xích đạo của thoi vô sắc và có hình thái đặc trưng.



2n kép



- Dây tơ vô sắc kéo, tách mỗi NST kép ở tâm động thành 2 NST

đơn về 2 cực của TB.



4n đơn



- NST dãn xoắn, màng nhân và nhân con tái xuất hiện.



2n đơn



* Phân chia tế bào chất

- Tế bào động vật: Màng tế bào thắt lại ở mặt phẳng xích đạo, chia tế bào mẹ thành 2 tế

bào con.

- Tế bào thực vật: Hình thành vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo, chia tế bào mẹ thành 2 tế

bào con.



 Kết quả: Hình thành nên 2 tế bào con đều có 2n NST đơn giống hệt nhau và giống hệt mẹ.

Tư vấn, cung cấp tài liệu TOBU



- 44 -



Website: http://www.tobu.vn



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

×