1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Sinh học >

BÀI 12: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC TRONG NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.36 MB, 101 trang )


Tự ôn thi Tốt nghiệp, Đại học môn Sinh học – Tập 1 (LT3.8)



Th.s Tô Nguyên Cương



c. Cơ sở di truyền học

Sự trao đổi chéo – sự phân ly của các NST, sự tổ hợp của các NST (gene) trong giảm

phân theo các quy luật: Phân li độc lập; Hoán vị gene. Đồng thời qua thụ tinh đã dẫn tới

tổ hợp lại các tính trạng đã có ở bố mẹ.

d. Các bước: Ví dụ muốn tạo ra giống mới có kiểu gene tốt A-bbC- từ cặp bố mẹ có kiểu

gene A-B-C- và aabbC-, tức là các gene A, b, C quy định các tính trạng có lợi.



Hình 12.1. Các phép lai chọn giống mới dựa trên hiện tượng Biến dị tổ hợp

*Bước 1: Tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau (P).

*Bước 2: Lai các dòng thuần với nhau (P đến F1).

*Bước 3: Cho con lai tự thụ  tạo ra rất nhiều biến dị tổ hợp (F1 đến F2).

*Bước 4: Chọn ra những tổ hợp gene mong muốn (F2 đến F3).

*Bước 5: Cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để đưa về thuần chủng (F3 đến F5).

2. Chọn giống dựa trên hiện tượng Ưu thế lai

a. Ví dụ: Lai khác dòng:

- Lúa lai khác dòng được F1 năng suất vượt bố mẹ 30 đến 50%.

- Ngô lai khác dòng được F1 năng suất vượt bố mẹ 25 đến 80%.

- Lai giữa 2 loài lúa:

X1: Năng suất cao, chống bệnh bạc lá, ngày dài, không kháng rầy, chất lượng gạo trung

bình.

CN2: Năng suất trung bình, dễ bị bệnh bạc lá, ngắn ngày, kháng rầy, chất lượng gạo cao.

X1  CN2



VX-83

VX-83: Năng suất cao, chống được bệnh bạc lá, ngày ngắn, kháng rầy, chất lượng gạo cao.

b. Định nghĩa: Ưu thế lai là hiện tượng con sinh ra có sức sống, sinh trưởng, phát triển và

khả năng chống chịu hơn hẳn bố mẹ.



Tư vấn, cung cấp tài liệu TOBU



- 99 -



Website: http://www.tobu.vn



Tự ôn thi Tốt nghiệp, Đại học môn Sinh học – Tập 1 (LT3.8)



Th.s Tô Nguyên Cương



c. Cơ sở di truyền học

Hiện tượng này được giải thích bằng Giả thuyết siêu trội - ở trạng thái dị hợp về nhiều cặp

gene, con lai có kiểu hình vượt trội về nhiều mặt so với dạng bố mẹ thuần chủng.

VD:



P : AabbddEEffGG (1)

Gp :







aaBBDDeeFFGG (2)



AbdEfG



F1 :



aBDeFG



AaBbDdEeFfGG (3)



→ Giả sử mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là có lợi. Khi đó cơ thể (1) có 3

tính trạng trội, cơ thể (2) mang 4 tính trạng trội, còn con lai (3) mang tận 6 tính trạng trội

của cả bố và mẹ, tức là con lai mang đặc điểm tốt của cả bố lẫn mẹ.

d. Các bước

* Tạo các dòng thuần: Cho tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết 5 đến 7 thế hệ.

* Lai khác dòng: Có các dòng A, B, M, N

- Lai khác dòng đơn: A x B → D

- Lai khác dòng kép: A x B → D ; M x N → Q ; D x Q → F

Nên tiến hành lai thuận nghịch vì nhiều khi phép lai thuận có thể không cho ưu thế

lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai.

e. Một số thành tựu

- Lợn Ỉ Móng cái  Đại bạch → Con lai 1 tạ sau 10 tháng tuổi, tỉ lệ nạc trên 40%.

- Bò vàng Thanh Hoá  Bò Hostein Hà Lan. → Con lai chịu được khí hậu nóng, cho

1000Kg sữa/năm, tỉ lệ bơ 4-4,5%



 62. Có nên sử dụng con lai F1 làm giống bằng lai hữu tính hay không? Tại sao?



Cách 1 tương ứng với phương pháp tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp, cách 2

tương ứng với phương pháp tạo giống lai có ưu thế lai cao. Và cả hai cách trên đều dựa trên

hiện nguồn biến dị tổ hợp. Do bố mẹ thuần chủng, tương phản khác nhau nên con sinh ra dị

hợp về tất cả các gene, mang các tính trạng trội của cả bố lẫn mẹ (biến dị tổ hợp) nên biểu hiện

đặc điểm tốt hơn hẳn bố mẹ.

Tư vấn, cung cấp tài liệu TOBU



- 100 -



Website: http://www.tobu.vn



Tự ôn thi Tốt nghiệp, Đại học môn Sinh học – Tập 1 (LT3.8)



Th.s Tô Nguyên Cương



II. TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN

1. Một số thành tựu tạo giống ở Việt Nam

Xử lý bằng các tác nhân lý hoá thu được nhiều chủng vi sinh vật, lúa, đậu tương, ... có

nhiều đặc tính quý.

a. Tác nhân vật lý

- Ở lúa: Xử lý giống lúa Mộc tuyền bằng tia gamma của Viện di truyền nông nghiệp →

MT1 chín sớm, thấp, cứng cây, chịu chua phèn → năng suất tăng 15-25%.

- Ở ngô: Giống M1 + Gây ĐB → Tạo được 12 dòng ĐB → Chọn lọc được giống DT6

chín sớm, năng suất cao, hàm lượng protein tăng 1,5%.

b. Tác nhân hoá học

- Sử dụng colchicine tạo được cây dâu tằm tam bội (3n) có nhiều đặc tính quý: Bản lá

dày, năng suất cao,…

- Xử lý táo Gia Lộc bằng NMU (nitro methyl ure) của Viện lương thực thực phẩm → táo

má hồng 2 vụ/năm, khối lượng quả tăng cao, thơm ngon hơn,…

- Xử lý bào tử nấm penicilum bằng tia phóng xạ, đã chọn lọc ra chủng penicilum có hoạt

tính penicilin tăng gấp 200 lần so với dạng ban đầu

2. Cơ sở khoa học: Sử dụng các tác nhân vật lý (tia tử ngoại, tia phóng xạ, sốc nhiệt, …),

hoá học (5BU, EMS, NMU, colchicine,…) và sinh học.

→ Làm biến đổi trực tiếp cấu trúc hoặc biến đổi gián tiếp trong quá trình nhân đôi của vật

chất di truyền (gene, NST).



 63. Có thể dùng tác nhân sinh học để tạo ra các giống mới hay không? Giải thích?

3. Các bước:

- Xử lý các cá thể bằng tác nhân đột biến.

- Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn.

- Đưa về trạng thái dòng thuần (trừ vi sinh vật).

4. Phạm vi: Có hiệu quả với thực vật, đặc biệt với vi sinh vật.



 64. Đưa các cá thể có KH mong muốn về trạng thái dòng thuần có ý nghĩa gì?



III. TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Cơ sở: Tính toàn năng của tế bào. Đó là khả năng từ một tế bào có thể phát triển thành

một cơ thể hoàn chỉnh do trong nhân tế bào (đặc biệt là tế bào gốc) mang đầy đủ các gene

quy định các tính trạng của cơ thể.

Cụ thể:



Tư vấn, cung cấp tài liệu TOBU



- 101 -



Website: http://www.tobu.vn



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

×