1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn hóa - Lịch sử >

CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.84 KB, 91 trang )


có độ dốc 25%. Do vị trí địa lý mà các tỉnh miền núi phía Bắc có một mùa

đông lạnh bên cạnh một mùa nóng cho nên khí hậu đã trở thành tài nguyên

phong phú, sự phong phú của tài nguyên này biểu hiện trong cơ cấu cây

trồng vật nuôi đa dạng và có ưu thế tạo cho vùng này nhiều loại cây trồng

vật nuôi có tính chất “đặc hữu”.

2.



Đặc điểm kinh tế xã hội của vùng.

Trong những năm đổi mới cùng với cả nước, các vùng dân tộc thiểu số



nói riêng và miền núi phía Bắc nói chung đã đạt được nhiều kết quả đáng

khích lệ trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội và nâng cao đời sống cộng

đồng các dân tộc anh em. Là vùng có thế mạnh nông nghiệp và lâm nghiệp,

những năm qua tiềm năng đất đai rừng và lao động bước đầu được khai thác

tốt hơn trước. Trồng trọt chăn nuôi tăng trưởng ổn định có xu hướng tăng

dần qua các năm nhất là những năm gần đây.

Thời kỳ 1995 –2000 giá trị sản lượng nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ

sản bình quân tăng 3,7%/năm, năm 2000 ước đạt trên 1200 tỷ đồng (giá

năm 1994) chiếm 9,5% so với cả nước, bước đầu có sự chuyển dịch cơ cấu

theo hướng tích cực. Năm 2000 tỷ trọng giá trị nông nghiệp (trồng trọt và

chăn nuôi) chiếm 78,8%, lâm nghiệp 18,5%, thuỷ sản 2,7% so với năm

1995 theo thứ tự là 80,6; 17,0; 2,4. Cụ thể:

Diện tích cây hàng năm tăng bình quân 1,5%, trong đó diện tích cây

lương thực chỉ tăng bình quân 0,8%/năm, diện tích trồng cây lâu năm và

cây ăn quả tăng 6,2%/năm sản lượng lương thực quy ra thóc tăng

6,5%/năm; ước đạt 3,4 triệu tấn, lương thực bình quân đầu người năm 2000

đạt 365kg so với 222kg năm 1995 .

Bảng 12: Diện tích và sản lượng một số cây trong vùng năm 2000

Năm 2000

Cây

Lúa

Ngô

Rau mầu



Diện tích cây trồng

670.000 ha

300.000 ha

60.000 ha

36



Sản lượng

2.450.000 tấn

600.000 tấn

630.000 tấn



Mía

Lạc

Đậu tương

So với cả nước(%)



30.000 ha

30.000 ha

57.000 ha

30



1.415.000 tấn

28.000 tấn

49.000 tấn

30



Diện tích cây ăn quả trong 5 năm gần đây tăng bình quân 26%/năm

(riêng vùng Đông Bắc tăng 30% ) so với 9,4%/năm của cả nước. Năm 2000

toàn vùng có 110000 ha (gấp đôi so với năm 1996 và bằng 22,2% diện tích

cây ăn quả cả nước), trong đó diện tích cho sản phẩm trên 50.000 ha, sản

lượng khoảng 400.000 tấn các loại .

Diện tích chè tăng khá nhanh qua các năm đạt 5,2%/năm; năm 2000

ước đạt 54.000 ha chiếm 61% chè cả nước sản lượng ước đạt 195.000 tấn

chè búp tươi (khoảng 37.500 tấn chè khô); diện tích cà phê chiếm khoảng

9.800 ngàn ha, trong đó 2.500 ha cho thu hoạch, sản lượng ước 4400 tấn.

Về chăn nuôi, đàn bò tăng 4%/năm, hiện có 660 ngàn con, đàn trâu

1365 ngàn con (chiếm 56% cả nước), đàn lợn tăng bình quân 4,5%/năm;

năm 2000 có khoảng 4,3 triệu con (2,6% cả nước ) sản lượng thịt hơi 208

ngàn tấn (tăng bình quân 8%/năm); đàn gia cầm tăng bình quân 5%/năm,

năm 2000 ước đạt 38,5 triệu con. Tỷ lệ che phủ đất lâm nghiệp tăng bình

quân 2,35%/năm, hiện nay là 31% (Đông Bắc 35,1%, Tây Bắc 27%) so với

tỷ lệ chung của cả nước 33%. Nếu tính cả diện tích cây lâu năm có tán che

phủ, tỷ lệ che phủ rừng toàn vùng khoảng 40% cao nhất là Bắc Cạn (trên

70% ), Tuyên Quang (51,5%).

Trong lương thực sản lượng lúa và ngô tăng nhanh cả về lượng tuyệt

đối lẫn tỷ trọng, sắn khoai giảm dần vì cơ cấu bữa ăn đã thay đổi, tình trạng

ăn độn do thiếu gạo ở vùng cao được khắc phục hạn chế, từng bước thực

hiện đa canh cây trồng theo hướng đất nào cây đấy. Nhiều diện tích đồi

trước đây trồng sắn, trống khoai năng suất hiệu quả thầp thì nay chuyển

sang trồng chè, cà fê, cây ăn quả, cây đặc sản có giá trị kinh tế và hiệu quả

cao hơn. Đã hình thành vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung theo

hướng chuyên canh và thâm canh tập trung quy mô lớn: chè ở Phú thọ, Yên

Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên; mận tam hoa ở Mộc Châu (Sơn

37



La), Bắc Hà (Lào Cai); vải thiều ở Lục Ngạn (Bắc Giang), Đông Triều

(Quảng ninh); cam ở Bắc Giang, Hà Giang, Hoà Bình; lúa gạo ở Điện Biên

(Lai Châu), Yên Hưng (Quảng Ninh), Lục Yên (Yên Bái); quế ở Văn Yên

(Yên Bái); hồi ở (Lạng Sơn). Thực ra các vùng sản xuất hàng hoá này đã

hình thành từ lâu nhưng trước đổi mới không có điều kiện và động lực để

phát triển mô hình hợp tác xã bậc cao và phương thức tự cấp tự túc, chính

sách ngăn sông cấm chợ đã biến các vúng này thành các vùng sản xuất

lương thực. Những năm qua, với sự thừa nhận kinh tế hộ, nhân dân các dân

tộc đã bước đầu làm quen với cơ chế thị trường đầu tư công sức và tiền của

để phát huy thế mạnh về đất đai khí hậu và kinh nghiệm lâu đời của họ để

phát triển sản xuất nông sản làm giàu chính đáng bằng khai hoang, tăng vụ,

chuyển vụ, thâm canh và chuyên canh cây trồng vật nuôi. Các mô hình tổ

chức sản xuất theo quy mô và ngành nghề được hình thành ở một số địa

phương như Yên Bái, Hoà Bình, và Sơn La với phương hướng sản xuất chủ

yếu là nông sản hàng hoá.

Bên cạnh đó, nền công nghiệp vùng núi phía Bắc cũng có vị trí quan

trọng trong nước. Ở đây có các nguồn năng lượng lớn như: than, aptit, vật

liệu xây dựng, đất hiếm. Những nguồn năng lượng này tập trung lớn chủ

yếu ở Bắc Bộ. Do đó nó quyết định hướng đi lên của công nghiệp cả nước.

Hiện nay các khu, cụm công nghiệp lớn của cả nước cũng tập trung nhiều ở

miền núi phía Bắc như: Thái Nguyên, Việt Trì, Yên Bái, Lào Cai, Quảng

Ninh, … Nhìn chung sự phát triển kinh tế của các tỉnh miền núi phía Bắc

trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, nó đã tạo tiền đề

chuyển đổi kinh tế theo hướng phát huy thế mạnh của vùng. Nhờ đó đời

sống của nhân dân trong vùng được cải thiện đáng kể, tỉ lệ nghèo đói giảm

bình quân 2%/ năm.

Tuy nhiên, những tiến bộ trên mới chỉ là bước đầu, so với các vùng

sinh thái khác của cả nước thì sự khởi sắc của vùng núi phía Bắc vẫn còn

chậm. Đánh giá tổng quát: Đây vẫn là một vùng nghèo, tốc độ tăng trưởng

chậm, trải qua các thời kì đấu tranh giải phóng và bảo vệ tổ quốc, cộng

đồng các dân tộc đã đoàn kết một lòng theo Đảng làm Cách Mạng góp phần

38



vào sự nghiệp chung của cả nước. Song do lịch sử để lại, đến nay tài

nguyên môi trường sống bị huỷ hoại nghiêm trọng, một bộ phận đồng bào

còn du canh

du cư. Cuộc



Tây Bắc



98,4



85,4



89,2



sống của đồng bào dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng thiếu đói,

thiếu nước, mù chữ vẫn còn ở diện rộng. Tính đến ngày 26-09-1999, tỉ lệ hộ

nghèo chiếm 18,98%.

Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đặc biệt là hạ tầng thuỷ lợi, giao thông

rất thấp kém, thậm chí có những vùng sâu, vùng cao, không thể xây dựng

đường ô tô tới trung tâm xã. Một số tỉnh biên giới như Hà Giang, Cao

Bằng… hệ thống cơ sở hạ tầng còn thấp hơn mức trung bình của vùng.

Trong điều kiện nền kinh tế cả nước chuyển sang cơ chế thị trường, ở

các thành phố, các khu vực công nghiệp lớn và vùng đồng bằng, cơ sở hạ

tầng được nâng cấp và hoàn thiện khá nhanh thì thực trạng các tỉnh miền

núi

phía Bắc càng làm tăng khoảng cách giữa các tỉnh miền núi và miền xuôi.

Cùng với những yếu tố bất cập kể trên cộng với trình độ dân trí thấp, tập

quán canh tác lạc hậu, khoa học kĩ thuật phục vụ cho nông nghiệp nông

thôn chậm phát triển đang là những trở ngại kìm hãm sản xuất và giao lưu

hàng hoá trong vùng cũng như giữa các vùng với cả nước, ảnh hưởng tiêu

cực đến tốc độ kinh tế và chuyển dịch kinh tế của vùng.

Vùng

Đông Bắc

1. Hà Giang

12. LaiBằng

2. Cao Châu

13. Sơn La

3. Lào Cai

4. Bắc Cạn

14. Hoà Bình

5. Lạng Sơn

6. Tuyên Quang

7. Yên Bái

8. Thái Nguyên

9. Phú Thọ

10. Bắc Giang

11. Quảng Ninh



1998

89,9

86,6

75,0

76,3

82,4

85,1

65,2

93,8

100

100

79,9

97,9

99,2

98,5

99,3



1999

94,1

87,1

75,4

85,1

83,6

92,5

91,1

93,9

100

100

83,0

99,3

99,2

99,5

94,7

39



2000

96,5

100

80,1

90,9

88,4

91,9

93,8

96,4

99,5

100

86,8

100

100

100

94,7



Bảng

13:

Tỉ lệ



thuộc

khu

vực

nông



thôn có đường ô tô đến trung tâm xã năm 1998-2000, phân theo địa phương

(%).

Nguồn: Tư liệu xã hội

Qua đánh giá tổng quan về vùng núi phía Bắc đã cho ta thấy đời sống

nhân dân trong những năm gần đây tuy đã được cải thiện, nhưng so với các

vùng khác trong cả nước thì đây là vùng vẫn còn nghèo, tốc độ tăng trưởng

kinh tế chậm.

Bảng 14: Mức độ nghèo đói theo vùng năm 1993 và 1998

Vùng



Chỉ số khoảng cách nghèo (đo mức độ

trầm trọng của sự nghèo đói )



Vùng miền núi phía Bắc



1993

26,8



1998

16,8



Đồng bằng sông Hồng



18,8



5,7



Bắc Trung Bộ



24,7



11,8



Duyên Hải miền Trung



16,8



10,6



Tây Nguyên



26,3



19,1



Đông Nam Bộ



9,2



1,3



Đồng Bằng Sông Cửu



13,8



8,1



Long

Cả nước

18,5

Nguồn: ước tính của ngân Hàng Thế Giới.



9,5



Theo số liệu bảng trên cho thấy vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên tình

trạng nghèo đói nghiêm trọng hơn so với các vùng khác trong cả nước



40



Bảng 15: Sự tập trung nghèo đói theo các vùng ở Việt Nam, năm 1993 và

1998

Tỷ lệ chiếm tổng



Tỷ lệ dân



Dân số (triệu



%



người)

1998



1993



1998



cư %

1998



Vùng miền núi phía Bắc



21



28



18



13,5



Đồng bằng sông Hồng



23



15



20



14,9



Bắc Trung Bộ



16



18



14



10,5



Duyên Hải miền Trung



10



10



11



8,1



Tây Nguyên



4



5



4



2,8



Đông Nam Bộ



7



3



13



9,7



Vùng



Đồng Bằng Sông Cửu Long

18

21

21

Việt Nam

100

100

100

Nguồn: ước tính của Ngân Hàng Thế Giới



16,3



Các số liệu trên cho thấy vùng núi phía Bắc, đồng bằng sông Cửu

Long, vùng Bắc Trung Bộ chiếm tới 70% số người nghèo ở Việt Nam,

trong đó vùng núi phía Bắc chiếm 28%.

Các bảng ở mục I4 cho thấy vùng miền núi phía Bắc có thu nhập bình

quân đầu người trên tháng và chi tiêu sống bình quân đầu người trên tháng

là thấp nhất so với các vùng khác trong cả nước.

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở CÁC TỈNH

MIỀN NÚI PHÍA BẮC.



1.



Các dự án nhằm thực hiện xoá đói giảm nghèo

Đảng và nhà nước có chính sách đặc biệt đến các vùng cao, vùng sâu,



vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến. Từng bước ngăn chặn tình trạng

dân số suy giảm, đời sống khó khăn của một số dân tộc thiểu số. Các

chương trình trọng đIểm của nhà nước đã và đang được triển khai ở vùng

dân tộc và miền núi như:



41



- Chương trình môi trường quốc gia XĐGN, chương trình 133

- Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi

vùng sâu vùng xa, chương trình 135

- Chương trình xây dựng các trung tâm xã.

- Chính sách trợ, cước trợ giá.

- Các dự án quốc tế VIE 96 – 101, RAS/93/103

- Theo quyết định số 133/1998-QĐ/TTG ngày 23-07-1998 của thủ tướng

chính phủ đã xác định 9 dự án thành phần. Mỗi dự án cần có nguồn lực

và biện pháp triển khai cụ thể.

1.1. Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng và sắp xếp dân cư.

Hiện nay, kết cấu hạ tầng ở Việt Nam nói chung thuộc diện vừa thiếu

vừa yếu về chất lượng, chưa đảm bảo điều kiện cho phát triển các ngành

kinh tế, khắc phục các vấn đề kinh tế xã hội, chưa tạo được mô trường

thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Dự án xây dựng kết cấu

hạ tầng chọn lọc ra các xã thấp nhất về sáu công trình kết cấu hạ tầng:

Đường ô tô, điện đến trung tâm xã, nước sạch sinh hoạt, trường học, trạm

xã, chợ. Trước mắt ưu tiên các nguồn lực cho vùng cao, vùng sâu, vùng xa,

và các vùng đồng bào dân tộc ít người, căn cứ kháng chiến vùng biên giới

hải đảo. Muốn vậy, với cuộc xây dựng kết cấu hạ tầng phải sắp xếp lại dân

cư để đảm bảo môi trường và nội dung của dự án, cần huy động nhiều

nguồn lực trong dân bằng lao động công ích, tự nguyện, đóng góp của các

cơ quan, tổ chức đoàn thể, cá nhân các thành phần kinh tế. Ngân sách Nhà

nước hỗ trợ một phần cho các xã nghèo để xây dựng các công trình kết cấu

hạ tầng tuỳ từng nơi sẽ có tỉ lệ hỗ trợ thích hợp. Chủ yếu bằng việc cung

cấp các loại vật liệu xây dựng và trợ cấp một phần tiền công cho người lao

động tại các công trình. Nhà nước nơi có điều kiện có thể đầu tư bằng

nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước.

Tuy vậy, Nhà nước chỉ tập trung vào vùng sâu, vùng có những khó

khăn, có yêu cầu kinh phí lớn. Những vùng có điều kiện thuận lợi thì huyện

42



xã trực tiếp huy động nguồn lực tại chỗ thực hiện là chính, Nhà nước hỗ trợ

một phần kinh phí.

1.2. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và phát triển ngành nghề.

Nhiều năm qua tình hình sử dụng đất có nhiều biến động, diện tích đất

nông nghiệp bị thu hẹp nhanh chóng, nhất là các vùng đồng bằng. Diện tích

đất rừng che phủ ngày càng giảm, tình trạng này càng trở nên trầm trọng

hơn.

Để khắc phục tình trạng này, dự án tiến hành điều tra kê khai đánh giá lại

hiện trạng đất đai, điều chỉnh lại ruộng đất cho nông dân nghèo chưa có

ruộng và chưa đủ đất canh tác, thu hồi phần diện tích đã cung cấp không

đúng đối tượng, mục đích, chính sách, đất sử dụng không có hiệu quả.

Tổ chức khai hoang phục hoá, nới rộng qũi đất sản xuất, đảm bảo cho các

hộ nông dân nghèo thực sự có nhu cầu và khả năng sản xuất nhưng chưa

được giao đất, hoặc giao đất chưa đủ thì được giao đất để sản xuất. Những

vùng có ít ruộng đất, nhà nước hỗ trợ điều kiện và phương tiện sản xuất để

phát triển ngành nghề, dịch vụ hoặc vận động họ đến những vùng kinh tế

mới. Đối với đồng bào nghèo ở khu vực thành thị có thể giúp đỡ họ về mặt

bằng để sản xuất hoặc cho vay vốn để mua tư liệu sản xuất tạo việc làm.

1.3. Dự án tín dụng cho người nghèo.

Có thể nói khá nhiều các hộ nghèo còn nhu cầu vay vốn có được nguồn

vốn hỗ trợ ban đầu đời sống các hộ nghèo sẽ được cải thiện đáng kể.

Thực tế cho thấy rằng, đối với các hộ nghèo ở vùng nông thôn đều được

hỗ trợ vay vốn từ 1,5 đến 2 triệu đồng thì có thể khá lên rất nhanh trong

vòng 1 đến 2 năm. Nhà nước đã hình thành ngân hàng phục vụ người nghèo

có thể đáp ứng phần nào nhu cầu vay vốn của người nghèo. Tăng qui mô

cho vay, đa dạng phương thức vay, tạo điều kiện thuận lợi cho vay trả lãi

suất ưu đãi, cơ chế phù hợp. Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ

chế chính sách phù hợp nhằm mở rộng diện hộ nghèo được vay vốn.



43



Theo dự án, sẽ hình thành quĩ xoá đói giảm nghèo và tăng qui mô

phạm vi cho vay. Đa dạng hoá các hình thức huy động và cho vay vốn. Huy

động các nguồn lực trong nước, những tiềm năng trong dân cư, trong các tổ

chức kinh tế xã hội, đồng thời tranh thủ các nguồn viện trợ Chính phủ, phi

Chính phủ, kiều bào nước ngoài tham gia đóng góp quĩ này.

1.4. Dự án hỗ trợ về giáo dục:

Những năm trở lại đây Nhà nước đã cố gắng rất nhiều trong việc đẩy

mạnh công tác hoàn thiện trường lớp và tăng cường đội ngũ giáo viên. Tuy

nhiên, tình trạng lớp học tranh tre nứa lá vẫn vẫn rải rác đâu đó, tình trạng

học sinh bỏ học còn có chiều hướng gia tăng, tỷ lệ mù chữ và tái mù chữ

vẫn còn là vấn đề nổi cộm… Dự án hỗ trợ giáo dục nhằm cải thiện từng

bước những bức xúc trong giáo dục.

ược miễn giảm học phí và những khoản đóng góp bằng tiền để xây dựng

học đường. Học sinh bậc tiểu học được mượn sách giáo khoa và cấp không

sách vở. Đối với hộ quá khó khăn được xét cấp học bổng. Học sinh là con

em các hộ nghèo, nhất là con em các dân tộc thiểu số, vùng cao, biên giới,

hải đảo được ưu tiên xét chọn vào các trường dân tộc nội trú, các trường

Đại học, Cao đẳng và xét cấp học bổng hàng năm.

Để đạt được các các mục tiêu về số lượng và chất lượng trước mắt ưu

tiên các nguồn lực để củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp trang

thiết bị dạy và học. Hoàn thiện chương trình giảng dạy và sách giáo khoa.

Phát huy cao độ khả năng huy động đầy đủ các nguồn lực trong và ngoài

nước, tập trung cho các vùng sâu và vùng xa, khó khăn.

1.5 Dự án hỗ trợ về y tế:

Chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng là công việc cần thiết của Nhà nước

và xã hội, nó đòi hỏi phải có hệ thống chính sách cơ chế cùng với hàng loạt

các giải pháp, biện pháp cụ thể. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của dự án, chỉ

tập trung vào việc hỗ trợ y tế cho người nghèo ở xa trung tâm y tế lớn.

Trước hết cần củng cố y tế cơ sở gắn liền và gần gũi với cộng đồng. Cần

44



được trang bị đủ phương tiện khám và chữa bệnh tối thiểu, đội ngũ cán bộ y

tế đủ về số lượng và từng bước được nâng cao về chất lượng.

Người nghèo sẽ được giảm viện phí và các khoản đóng góp khi khám

chữa bệnh tại bệnh viện và các cơ sở y tế của Nhà nước. Nhà nước có

phương thức thích hợp để khám và chữa bệnh cung ứng thuốc men cho

người nghèo. Phát huy các loại hình chữa bệnh dân gian, truyền thống của

địa phương. Động viên các lực lượng y tế tham gia khám, chữa bệnh tự

nguyện cho người nghèo. Người nghèo được cấp thẻ khám chữa bệnh và

bảo hiểm y tế.

1.6 Dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và khuyến nông – lâm ngư.

Do nguyên nhân khác nhau, người nghèo thường không có nghề 90%

số người nghèo không có điều kiện nắm bắt những kiến thức về sản xuất

nông lâm ngư nghiệp để năng suất lao động thấp, làm không đủ ăn. Mục

tiêu của dự án là đối với chủ hộ là phụ nữ được tiếp cận kĩ thuật mới, được

phổ biến cách làm ăn, dạy nghề để có thể tự mình sản xuất có hiệu quả hơn,

biết chi tiêu sinh hoạt ở gia đình hợp lí hơn.

Việc hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao kĩ thuật cho hộ nghèo chủ

yếu dựa vào nguồn lực tại chỗ, tại cộng đồng thôn xóm, bản làng và bằng

những động tác trực quan thực tế. Ngoài ra sẽ vận động hộ làm ăn khá hơn

phổ biến kinh nghiệm, hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo, hộ nghèo.

Tổ chức các trung tâm khuyến nông, lâm ngư, chú trọng tổ chức các lớp đào

tạo, huấn luyện các cán bộ chủ chốt đặc biệt là của các xã, huyện làm nòng

cốt cho việc thực hiện nhiệm vụ này. Tăng cường hiệu quả công tác tổ chức

tuyên truyền để hướng dẫn bằng các phương tiện thông tin đaị chúng hướng

dẫn từ xa.

Nguồn kinh phí cho các hoạt động này sẽ được huy động từ nhiều

nguồn: ngân sách nhà nước, nguồn hợp tác quốc tế, viện trợ quốc tế, các tổ

chức cá nhân trong và ngoài nước.

45



1.7. Dự án nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ xoá đói

giảm nghèo và cán bộ ở các xã nghèo.

Xoá đói giảm nghèo được thực hiện trên phạm vi rộng, đối tượng là

người nghèo nhận thức và trình độ thấp. Cho nên cần có đội ngũ cán bộ

nhiệt tình, hiểu công việc, gắn bó với địa bàn triển khai dự án. Tốt hơn hết

là sử dụng ngay cán bộ tại thôn xã, có sự phối hợp và giúp đỡ của cán bộ

cấp huyện tỉnh và trung ương. Do đó phải có kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo

ngay từ khi triển khai dự án.

1.8. Dự án định canh định cư, di dân làm kinh tế mới.

Chương trình vận động, định canh định cư đối với đồng bào các dân

tộc thiểu số, sống theo lối du canh du cư. Mục tiêu của dự án là giúp đỡ

đồng bào trong diện vận động định canh định cư có điệu kiện sản xuất ổn

định đời sống. Chấm dứt tình trạng du canh du cư, phá rừng làm nương rẫy.

Dự án sẽ tập trung nguồn lực vào 3 nhóm công việc.

- Đầu tư cơ sở sản xuất và đời sống cho hộ định canh định cư.

- Đầu tư kết cấu hạ tầng, công trình phúc lợi cho cộng đồng định canh

định cư.

- Đầu tư nguồn lực cho việc thực hiện dự án.

Để thực hiện thành công và đạt được mục tiêu của dự án cần có các

giải pháp phù hợp. Trước hết cần tuyên truyền vận động để bà con thấy

đươc cái lợi trong định canh, định cư. Đào tạo cán bộ hướng dẫn và triển

khai thực hiện dự án, điều tra và quy hoạch đúng các vùng định canh định

cư. Có kế hoạch và biện pháp cụ thể để chuyển giao khoa học công nghệ,

xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ định canh định cư.

1.9. Dự án hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn.

Nước ta còn một bộ phận dân cư các dân tộc thiểu số chậm tiến, lạc hậu

trình độ phát triển của các dân tộc ở mức độ chênh lệch khác nhau, cuộc

sống còn gặp nhiều khó khăn.



46



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

×