1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH LÂM ĐỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 130 trang )


CHƯƠNG 3



GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ

TÀI CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH LÂM ĐỐNG

3.1 Nhân tố tác động đến công tác quản lý tài chính Bưu điện tỉnh Lâm Đồng

3.1.1 Định hướng phát triển Bưu chính Việt Nam của Nhà Nước

3.1.1.1 Định hướng hoạt động

Nhà nước khoán mức trợ cấp hàng năm cho BCVN duy trì hoạt động của mạng

bưu chính công cộng để cung ứng dịch vụ bưu chính công ích kể từ khi BCVN hạch

toán độc lập với viễn thông, nhưng chậm nhất là đến hết năm 2013; sau đó BCVN tự

bù đắp chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng. Mức trợ cấp được

thực hiện theo nguyên tắc giảm dần kinh phí cấp trực tiếp của Nhà nước hàng năm và

được xác định theo các nguyên tắc sau:

- Khoán chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng trên cơ sở

quan hệ giữa chi phí cho người lao động với các chi phí khác. Trong đó, chi phí tiền

lương của các chức danh quản lý và người lao động thuộc mạng bưu chính công cộng

trong 3 năm (2008, 2009, 2010) được xác định trên cơ sở đảm bảo ổn định so với trước

khi chia tách với viễn thông và phù hợp với các quy định của pháp luật về tiền lương

trong DNNN;

- Khoán tỷ lệ (%) chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng do

BCVN tự đảm bảo bằng thu nhập từ các hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động

cung ứng dịch vụ bưu chính công ích. Năm 2008 chi phí duy trì hoạt động của mạng

bưu chính công cộng do BCVN tự đảm bảo bù đắp là 40%; tỷ lệ cụ thể trong các năm

tiếp theo do Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định sau khi có ý kiến của Bộ Tài

chính theo nguyên tắc tăng dần mức tự bù đắp chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu

chính công cộng của BCVN;

- Khoán mức tăng sản lượng hàng năm đối với dịch vụ bưu chính công ích do

Nhà nước đặt hàng. Trong đó:

+ Mức tăng sản lượng dịch vụ bưu chính phổ cập năm sau so với năm trước tối

thiểu là 10%. Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định kế hoạch sản lượng dịch vụ

bưu chính công ích hàng năm;



69



+ Mức sản lượng dịch vụ phát hành các loại báo chí công ích bao gồm : báo

Nhân dân, báo Quân đội Nhân dân, báo do Đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương xuất bản và các loại báo chí khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định do

Bộ Thông tin và Truyền thông quy định phù hợp với tình hình thực tế.

+ Mức lợi nhuận về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích được xác định theo

quy định hiện hành của Nhà nước. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp

với Bộ Tài chính xác định mức trợ cấp cho BCVN phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về dịch vụ bưu chính công ích. Trong quá trình thực hiện, Bộ Thông tin và

Truyền thông phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo BCVN có các biện pháp

cần thiết về tổ chức, quản lý SXKD nhằm giảm nhanh trợ cấp và sớm chấm dứt tài trợ

trực tiếp của Nhà nước cho việc duy trì hoạt động mạng bưu chính công cộng.

3.1.1.2 Nguồn kinh phí trợ cấp cho BCVN để cung ứng dịch vụ bưu

chính công ích:

- Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010: Nhà nước trích một phần lợi

nhuận sau thuế được chia theo vốn nhà nước đầu tư tại Tập đoàn Bưu chính Viễn

thông Việt Nam để trợ cấp cho BCVN. Trường hợp mức trợ cấp cho BCVN trong giai

đoạn này vượt quá 20% số lợi nhuận sau thuế được chia theo vốn nhà nước đầu tư tại

Tập đoàn (không bao gồm lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước đầu tư tại VNPost),

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng

Chính phủ xem xét, quyết định việc bổ sung nguồn kinh phí;

- Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013: Nhà nước trợ cấp cho BCVN từ ngân

sách nhà nước.

3.1.1.3 Định hướng về giải pháp, cơ chế quản lý khác của Nhà nước

nhằm đảm bảo cung ứng dịch vụ bưu chính công ích

- Đầu tư đủ vốn cho BCVN để hình thành mạng bưu chính công cộng có công

nghệ hiện đại, hoạt động hiệu quả.

- Thực hiện lộ trình điều chỉnh tăng dần giá cước dịch vụ bưu chính công ích để

từng bước bù đắp được chi phí cung ứng các dịch vụ này, phù hợp với cơ chế thị

trường, mức sống của người dân và tình hình giá cước các dịch vụ cùng loại của các

nước trong khu vực.



70



- Quy định dịch vụ dành riêng, giá cước dịch vụ dành riêng cho BCVN để hỗ

trợ cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.

- Thực hiện các chính sách ưu đãi về đầu tư, thuế, sử dụng đất đối với hoạt

động cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật.

- Quy định chế độ hạch toán, báo cáo; giám sát, kiểm tra tình hình cung ứng

dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật.

3.1.2 Các yếu tố kinh tế, xã hội tác động

Năm 2011 là năm có nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, năm diễn ra Đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ XI, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016,

năm đầu tiên toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng

toàn quốc lần thứ XI, với mục tiêu phấn đấu đưa nước ta sớm trở thành nước công

nghiệp theo hướng hiện đại hóa, khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Bên cạnh đó các doanh nghiệp gặp phải không ít những khó khăn do ảnh

hưởng, tác động của tình hình kinh tế, xã hội trong nước và khủng hoảng kinh tế,

chính trị trên thế giới, lạm phát tăng cao, giá cả leo thang; thị trường kinh doanh các

dịch vụ Bưu chính, Viễn thông tiếp tục bị cạnh tranh gay gắt bởi các nhà cung cấp trên

địa bàn. Mức tiêu dùng chung của xã hội, trong đó có các dịch vụ Bưu chính, VTCNTT.

Theo lộ trình tăng lương tối thiểu do chính phủ phê duyệt từ năm 2008 đến nay

mức lương tối thiểu của các DN trong nước tăng bình quân hàng năm là 18,8%. Cụ thể

tại khu vực Lâm Đồng mức lương tối thiểu 540.000 đồng năm 2008, tăng lên 650.000

đồng năm 2009 tương ứng với tỷ lệ 20,37%; năm 2010 tăng lên 730.000 đồng tương

ứng với tỷ lệ tăng 23,3% so với năm 2009; năm 2011 tăng lên 830.000 đồng tương

ứng với tỷ lệ tăng 13,69% so với năm 2010; đến 01/05/2012 lên 1.050.000 tương ứng

với tỷ lệ tăng 25,5% so với năm 2011.

Bên cạnh đó tỷ lệ các khoản chi phí theo lương như BHXH, BHYT, BHTN

cũng cũng tăng lên. Cụ thể so với năm 2008, đến năm 2012 BHXH tăng từ 15% lên

17%, BHYT tăng từ 2% lên 3%, BHTN tăng từ 0% lên 1%.

Ngành Bưu chính có tỷ lệ chi phí tiền lương khá cao so với các khoản chi phí

khác. Tại Bưu điện tỉnh Lâm Đồng chi phí tiền lương xấp sỉ 50% doanh thu sau khi trừ



71



giá vốn thương mại. Chính vì vậy các chính sách về tiền lương và các khoản bảo hiểm

trong thời gian qua ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động SXKD của Bưu điện

tỉnh.

Các khoản chi phí vật tư, chi phí tiền điện và các khoản chi phí khác liên tục

tăng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động SXKD của Bưu điện tỉnh. Trong khi đó, việc

tăng giá các sản phẩm dịch vụ của nghành Bưu chính phải thực hiện thống nhất trong

toàn Quốc và theo lộ trình thường là rất chậm không theo kịp tốc độ tăng giá của các

yếu tố đầu vào của SXKD.

Trước tình hình đó đòi hỏi các nhà quản lý tài chính cần phải nâng cao chất

lượng công tác quản lý tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hạ giá thành sản

phẩm dịch vụ đảm bảo tăng hiệu quả SXKD để Bưu điện tỉnh tồn tại và phát triển,

đồng thời không ngừng nâng cao thu nhập, ổn dịnh đời sống vật chất, tinh thần của cán

bộ công nhân viên trong toàn Bưu điện tỉnh.

3.2 Xây dựng quan điểm hoàn thiện công tác quản lý tài chính

3.2.1 Xuất phát từ mục tiêu tồn tại và phát triển

Hoàn thiện công tác quản lý tài chính trước hết xuất phát từ mục tiêu tồn tại và

phát triển. Quản lý tài chính trong tất cả các DN nói chung và trong Bưu điện tỉnh nói

riêng nhằm xây dựng những chiến lược, chính sách, cơ chế quản lý tài chính ngắn hạn,

dài hạn nhằm thu hút mọi nguồn lực, tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu

quả sử dụng vốn.

Hoàn thiện công tác quản lý tài chính phải gắn với việc xây dựng các chính

sách tiền lương, thưởng, nhằm thúc đẩy phát triển mạnh mẽ đội ngũ cán bộ công nhân

viên có tư duy sáng tạo, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, biết coi trọng

hiệu quả kinh tế, xã hội, biết giữ vững đoàn kết nội bộ, tôn trọng đối tác, quan tâm

thực hiện trách nhiệm xã hội, củng cố và giữ vững thương hiệu BCVN

3.2.2 Xuất phát từ quan điểm duy trì mạng Bưu chính công cộng, cung cấp

dịch vụ bưu chính công ích

3.2.2.1 Khái niệm dịch vụ công ích

Theo nghị định số 31/2005/NĐ-CP thì sản phẩm, dịch vụ được xác định là sản

phẩm, dịch vụ công ích khi đồng thời đáp ứng các điều kiện sau đây:



72



- Là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước,

cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Việc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó

có khả năng bù đắp chi phí.

- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, giao kế hoạch, đấu thầu theo

giá hoặc phí do Nhà nước quy định.

3.2.2.2 Phương thức cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích và nguyên

tắc lựa chọn

Sản xuất và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích theo các phương thức:

- Do DNNN thực hiện nhiệm vụ công ích theo phương thức đặt hàng hoặc giao

kế hoạch;

- Do DNNN, DN thuộc các thành phần kinh tế khác và hợp tác xã thực hiện

theo phương thức đặt hàng.

Đối với những sản phẩm, dịch vụ công ích có thể thực hiện theo hai phương

thức nêu trên, việc lựa chọn phương thức cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thực

hiện theo thứ tự ưu tiên sau: (1) Đấu thầu; (2) Đặt hàng; (3) Giao kế hoạch.

3.2.2.3 Quyền và nghĩa vụ của DN khi tham gia sản xuất và cung

ứng sản phẩm và dịch vụ công ích

VNPost là DNNN. Vì vậy, ngoài các quyền và nghĩa vụ của DN khi tham gia

sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích còn phải :

- Thực hiện việc ký kết hợp đồng và hạch toán kinh tế theo quy định của pháp

luật; chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về sản phẩm, dịch vụ công

ích do mình cung ứng;

- Cung cấp đủ số lượng sản phẩm, dịch vụ công ích, đảm bảo đúng chất lượng,

đúng đối tượng và đúng thời gian;

- Được Nhà nước thanh toán theo giá hoặc phí đã được cơ quan nhà nước có

thẩm quyền chấp thuận;

- Được hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch

vụ công ích theo quy định của nhà nước;



73



VNPost phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo Quy chế quản lý tài chính

của công ty Nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN khác, đó là:

- Đối với những sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện theo phương thức đấu

thầu, công ty nhà nước phải tự bù đắp chi phí bằng giá trị thực hiện thầu và tự chịu

trách nhiệm về kết quả hoạt động này.

- Khi thực hiện cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công ích theo đơn đặt hàng

hoặc nhiệm vụ kế hoạch nhà nước giao, công ty nhà nước sử dụng số tiền do Nhà nước

thanh toán và/hoặc do người được hưởng sản phẩm, dịch vụ công ích thanh toán để bù

đắp chi phí hoạt động công ích và đảm bảo lợi ích cho người lao động. Trường hợp, số

tiền được thanh toán thấp hơn chi phí thực tế hợp lý thì được ngân sách Nhà nước cấp

bù chênh lệch theo số lượng hoặc khối lượng thực tế và đơn giá dự toán. Phải tổ chức

hạch toán riêng doanh thu và chi phí cho sản phẩm, dịch vụ này. Số tiền bù chênh lệch

được xác định là doanh thu của đơn vị. Kết quả kinh doanh của công ty Nhà nước

được xác định trên cơ sở tổng hợp kết quả hoạt động công ích và hoạt động kinh

doanh.

Theo quyết định số 65/2008/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2008 qui định: Các

sản phẩm, dịch vụ công ích do TCT cung cấp bao gồm dịch vụ bưu chính phổ cập,

dịch vụ bưu chính bắt buộc, phát hành báo chí qua mạng bưu chính công cộng.

- Dịch vụ bưu chính phổ cập: dịch vụ thư cơ bản trong nước và quốc tế (có khối

lượng đơn chiếc đến 2 kg).

- Dịch vụ bưu chính bắt buộc gồm:

(1) Các dịch vụ bưu chính được cung ứng theo yêu cầu của Nhà nước nhằm

phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh;

(2) Các dịch vụ bưu chính mang tính khẩn cấp nhằm phục vụ công tác phòng,

chống thiên tai, dịch bệnh;

(3)Các dịch vụ bưu chính bắt buộc khác theo quyết định của Thủ tướng Chính

phủ.

- Phát hành báo chí qua mạng bưu chính công cộng bao gồm: Báo Nhân dân,

báo Quân đội Nhân dân, báo do Đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

xuất bản và các loại báo chí khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.



74



Nhà nước đặt hàng BCVN cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và phát hành

các loại báo chí nêu trên (sau đây gọi các dịch vụ này là dịch vụ bưu chính công ích).

3.3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính Bưu điện tỉnh Lâm Đồng

3.3.1 Nâng cao hiệu quả công tác kế hoạch

Kế hoạch là một khâu quan trọng của công tác quản lý tài chính. Theo phân cấp

quản lý, việc hoạch định chiến lược, chính sách dài hạn do TCT thực hiện. Bưu điện

tỉnh xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn hảng năm.

Chính vì sự khác quá xa như phân tích ở Chương II, công tác kế hoạch nói

chung và công tác kế hoạch tài chính nói riêng của Bưu điện tỉnh chưa phát huy tác

dụng.

Để công tác quản lý tài chính có hiệu quả, phải chấn chỉnh ngay công tác lập kế

hoạch làm cho kế hoạch thực sự là mục tiêu có thể thực hiện của Bưu điện tỉnh, kế

hoạch phải thực hiện được chức năng dự báo và định hướng cho mọi hoạt động của

Bưu điện tỉnh. Để thực tốt công tác lập kế hoạch thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu

Bước 2: Xác định căn cứ lập kế hoạch bao gồm các nội dung (1) Các quy định

về chính sách, (2) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kỳ trước, (3) Phân tích kết quả kỳ

trước, (4) Phân tích các điều kiện kinh tế xã hội kỳ kế hoạch, (5) Dự báo các chỉ tiêu

có thể thực hiện kỳ kế hoạch

Bước 3: Xây dựng phương pháp lập kế hoạch bao gồm (1) Kế hoạch từ cấp trên

giao xuống, (2) Kế hoạch từ cấp dưới lên, (3) Kết hợp kế hoạch từ cấp trên xuống với

kế hoạch từ cấp dưới lên trên cơ sở có sự phân tich, thống nhất giữa cấp trên và cấp

dưới ( Phương pháp thỏa thuận)

Bước 4: Tính toán xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch gồm (1) Kế hoạch doanh thu,

(2) Kế hoạch chi phí, (3) Kế hoạch đầu tư , (4)Kế hoạch sửa chữa tài sản, (5)Kế hoạch

mua hàng, (6)Kế hoạch bán hàng, (7)Kế hoạch chi quản lý DN, (8)Kế hoạch chi phí

sản xuất chung, (9)Kế hoạch nhân công và chi phí tiền lương, (10)Kế hoạch nguồn vốn

và dòng tiền, (11)

Bước 5: Tổng hợp kết quả



75



Bước 6: Xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch

Phương pháp lập kế hoạch từ trên xuống có ưu điểm là đảm bảo tính thống

nhất, tính tuân thủ cao, nhưng lại có nhược điểm là cấp dưới khó phản hồi thông tin.

Do đó, không thu thập được ý kiến của cấp dưới.

Phương pháp kế hoạch từ dưới lên và phương pháp kế hoạch thỏa thuận được

xây dựng trên cơ sở có sự bàn bạc, thống nhất giữa cấp trên và cấp dưới. Lúc này kế

hoạch có sự phản hồi và tham gia ý kiến của các bộ phận liên quan. Vì vậy phương

pháp lập kế hoạch này có ưu điểm là tính chính xác cao, dễ thực hiện nhưng có nhược

điểm là tốn thời gian và kinh phí thực hiện.

3.3.2 Tăng cường công tác quản lý chi phí

Một yêu cầu căn bản đối với công tác quản lý tài chính đối với DN là nâng cao

hiệu quả SXKD. Muốn vậy, phải có các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm giá thành sản

phẩm, giảm chi phí quản lý ở các khâu. Hoạt động SXKD của Bưu điện tỉnh rất đa

dạng, phong phú về các loại sản phẩm dịch vụ. Do đó, chi phí duy trì hoạt động SXKD

của Bưu điện tỉnh cũng rất đa dạng phong phú. Việc quản lý chi phí đảm bảo yêu cầu

chi phí bỏ ra thấp nhất nhưng vẫn đạt hiệu quả cao nhất. Nghĩa là, đối với mỗi một kết

quả đạt được về việc cung cấp sản phẩm dịch vụ phải bỏ ra một lượng chi phí thấp

nhất hoặc mỗi một lượng chi phí đem lại một kết quả cao nhất.

Việc quản lý chi phí phải đáp ứng yêu cầu tiết kiệm, chống lãng phí. Tiết kiệm

chi phí trong DN không đồng nghĩa với việc cắt giảm chi phí mà phải xem xét mối

quan hệ giữa doanh thu đem lại và chi phí bỏ ra làm sao cho hiệu quả hoạt động doanh

thu trừ (-) chi phí là cao nhất.

Muốn vậy, phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có tổ chức hệ

thống thông tin bằng số liệu để phản ánh ghi nhận kịp thời các khoản chi theo nội dung

chi, từng nhóm chi, mục chi và thường xuyên tổ chức đánh giá, tổng kết, rút kinh

nghiệm trên cơ sở đó đề ra các giải pháp phù hợp. Các nội dung chủ yếu là:

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đặc biệt chú trọng phát huy nội lực. Đây là

giải pháp quan trọng nhất trong các chính sách tiết kiệm.

- Tiết kiệm vốn trong kinh doanh bao gồm các giải pháp tiết kiệm vốn lưu động

bằng tiền dự trữ trên tài khoản, tối ưu hoá lượng dự trữ tồn kho, triển khai thực hiện hệ



76



thống quản lý tiền và hệ thống thanh toán để quản lý tốt các khoản công nợ và giảm số

dư các khoản công nợ phải thu.

- Xây dựng định mức chi phí và giảm chi phí ở tất cả các khâu của quá trình

quản lý, thực hiện khoán chi đối với một số khoản chi phí quản lý.

- Đi đôi với việc tiết kiệm chi, cần phải thực hiện các giải pháp tăng thu và thu

đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản phải thu, trong đó đặc biệt lưu ý giải pháp tăng

thu thông qua cải thiện cơ cấu sản phẩm, dịch vụ

3.3.3 Chú trọng vai trò của kế toán

Nội dung chính của hệ thống báo cáo tài chính của DN là việc trình bày một

cách tổng quát, toàn diện về tình hình thu, chi kết quả hoạt động SXKD, tình hình thực

hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà Nước ( Báo cáo kết quản hoạt động SXKD), tình

hình biến động và cân đối tài sản nguồn vốn (Báo cáo cân đối kế toán), tình hình luân

chuyển các dòng tiền (Báo cáo luân chuyển tiền tệ) và báo cáo thuyết minh chi tiết các

số liệu tài chính, các chế độ tuân thủ (Thuyết minh báo cáo tài chính).Toàn bộ những

thông tin trình bày trên hệ thống báo cáo tài chính được xây dựng trên cơ sở thông tin

do công tác kế toán cung cấp. Do đó, hệ thống báo cáo tài chính có trung thực, hợp lý

hay không phụ thuộc phần lớn vào công tác tổ chức hạch toán kế toán của đơn vị. Việc

cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời cho việc lập báo cáo tài chính

có ảnh hưởng lớn đến việc phân tích, đánh giá từ đó ảnh hưởng lớn đến công tác quản

lý tài chính của DN. Do vậy, để thực hiện tốt công tác quản lý tài TCDN cần phải tổ

chức tốt công tác hạch toán kế toán, cụ thể: Áp dụng hình thức tổ chức công tác kế

toán, hình thức kế toán phù hợp với mô hình tổ chức sản xuất và quản lý của DN

3.3.4 Công tác kiểm tra, kiểm soát thu, chi

Công tác kiểm tra kiểm soát thu chi phải bắt đầu từ khâu lập kế hoạch. Kế

hoạch có chính xác mới làm căn cứ để so sánh, đánh giá tình hình hoạt động tài chính

của DN. Kiểm tra, kiểm soát công tác lập kế hoạch thu chi tài chính phải căn cứ vào

tình hình thực tế của Bưu điện tỉnh, các chế độ chính sách có liên quan và định mức

kinh tế kỹ thuật đang áp dụng. Việc lập kế hoạch thu chi tài chính phải đặt trong mối

quan hệ mật thiết với nhau giữa thu và chi. Mọi khoản thu phải có chi phí bỏ ra và mọi

khoản chi phải đem lại doanh thu hoặc hướng tới đem lại doanh thu trong tương lai.



77



Kiểm tra việc sử dụng chi phí phải xem xét từng khoản chi phải thực hiện đúng

chế độ, đúng tiêu chuẩn, đúng định mức đã ban hành và các khoản chi đó phải có

chứng từ, hóa đơn hợp pháp. Nhất là các khoản chi thanh toán cá nhân, chi thanh toán

dịch vụ công cộng, chi thuê mướn, chi văn phòng phẩm, thông tin tuyên truyền, liên

lạc, chi công tác phí, hội nghị …

Kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu đảm bảo việc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời

các khoản doanh thu của đơn vị, kịp thời xác định và xử lý các khoản doanh thu nhưng

không thu được cũng như việc phát hiện và hạch toán các khoản doanh thu bị bỏ sót.

Việc xác định doanh thu phải đảm bảo đúng chuẩn mực kế toán Việt Nam, đảm bảo

chế độ hóa đơn chứng từ theo qui định của pháp luật.

Kiểm tra, kiểm soát thu, chi phải đảm bảo sự thống nhất, phù hợp doanh thu

phải tương ứng với chi phí trong cùng kỳ hạch toán.

Công tác kiểm tra, kiểm soát muốn phát huy tác dụng tốt phải đi đôi với các chế

tài điều chỉnh các hành vi, phải có chế độ khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh, kịp

thời nhằm phát huy những nhân tố tích cực, chấn chỉnh các sai phạm không chấp hành

tốt các qui định về quản lý tài chính.

3.3.5 Mở rộng thị trường, tận dụng tiềm năng, thương hiệu để phát triển

dịch vụ, tăng nguồn thu của Bưu điện tỉnh

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và các nguồn lực sẵn có của Bưu điện tỉnh

thực hiện phát triển mở rộng việc cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường

và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo đơn đặt hàng của Nhà nước về việc cung ứng dịch

vụ bưu chính, phát hành báo chí công ích. Trên nguyên tắc các sản phẩm dịch vụ phát

triển thêm phải đem lại hiệu quả tức là nguồn thu ngoài việc đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra

còn phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước và có tích lũy. Muốn thực

hiện tốt việc duy trì, mở rộng thị trường, mở rộng việc cung ứng các dịch vụ mới Bưu

điện tỉnh cần phải:

Thứ nhất, thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng, không ngừng nâng cao

chất lượng sản phẩm dịch vụ, thường xuyên nắm bắt nhu cầu của khách hàng. Ngành

BCVN trải qua 67 năm truyền thống, do đó nó rất gần gũi với mọi tầng lớp nhân dân.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, công tác bán hàng và chăm sóc khách hàng bị ảnh



78



hưởng bởi một số nguyên nhân, làm cho một lượng lớn khách hàng rời bỏ ngành Bưu

điện mà chuyển sang sử dụng dịch vụ của các đơn vị khác. Các nguyên nhân đó là:

Do tác phong phục vụ khách hàng theo cung cách cũ, chưa quan tâm đúng mức

đến nhu cầu, tâm tư nguyện vọng của khách hàng.

Thủ tục cung cấp dịch vụ của Bưu điện tỉnh nói riêng và ngành Bưu chính nói

chung còn rườm rà tốn nhiều thời gian.

Việc khai thác sản phẩm dịch vụ liên quan đến nhiều khâu, nhiều đơn vị. Do đó

chất lượng sản phẩm dịch vụ phụ thuộc vào tất cả các khâu đó. Việc nâng cao chất

lượng sản phẩm dịch vụ phải có sự thống nhất, đồng bộ ở tất cả các đơn vị. Bưu điện

tỉnh không thể chủ động nâng cao chất lượng nếu các khâu khác không thực hiện.

Thứ hai, tận dụng tiềm năng sẵn có về mạng lưới phục vụ, về con người, về

công nghệ thông tin và các cơ sở hạ tầng hiện có, thời gian phục vụ của Bưu điện tỉnh

để phát triển dịch vụ phù hợp. Trong thời gian qua Bưu điện tỉnh đã thực hiện tốt các

dịch phụ chuyển phát giấy chứng minh thư nhân dân, giấy phép lái xe đến địa chỉ của

khách hàng, vừa tăng nguồn thu cho Bưu điện tỉnh, vừa tạo tiện ích cho nhân dân. Bưu

điện tỉnh cũng thực hiện tốt các dịch vụ thu hộ, chi hộ tạo ra nguồn thu không nhỏ.

Đặc biệt Bưu điện tỉnh là một trong bốn đơn vị đầu tiên trên toàn Quốc thực hiện tốt

việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH đến người hưu trí. Tuy nhiên, còn khá nhiều

dịch vụ mà mạng lưới rộng khắp của Bưu điện tỉnh có thể đáp ứng để tăng nguồn thu

và tạo lợi ích cho nhân dân như: dịch vụ thu hộ tiền điện, tiền nước, tiền bán hàng trả

góp, chi hộ trợ cấp xã hội

Thứ ba, không ngừng bồi dưỡng đào tạo cho đội ngũ cán bộ công nhân viên có

kỹ năng bán hàng, có đủ trình độ và hiểu biết để cung cấp nhiều dịch vụ cho khách

hàng, có đầy đủ khả năng khai thác sử dụng các ứng dụng của công nghệ thông tin vào

quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng

3.3.6 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản

3.3.6.1 Đối với TSCĐ

Hiện nay giá trị (còn lại) TSCĐ của Bưu điện tỉnh chiếm tỷ trọng lớn (37,68%)

trong tổng số tài sản của Bưu điện tỉnh, bằng 93,88% nguồn vốn chủ sở hữu của Bưu

điện tỉnh . Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng của TSCĐ có ý nghĩa vô cùng



79



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

×