1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

3 Đánh giá tổng quát công tác quản lý tài chính Bưu điện tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 130 trang )


toán kỹ do đó công tác đầu tư chưa phát huy hiệu quả, đặc biệt là dự án kinh doanh

Internet tại các điểm công cộng và dự án kinh doanh vận tải. Bên cạnh đó nhiều dự án

có thể phát sinh hiệu quả cao do các lợi thế về vị trí đất đai nhưng thủ tục đầu tư rất

rườm rà và mất nhiều thời gian dẫn đến cơ hội bị bỏ lỡ.

2.3.1.4 Đánh giá tình hình doanh thu và chi phí

Do nhiều khoản doanh thu còn phụ thuộc vào cơ chế hỗ trợ của tập Đoàn Bưu

chính Viễn thông Việt Nam, mặc dù Bưu điện tỉnh đã tăng cường mở rộng và phát

triển dịch vụ mới nhưng tốc độ tăng trưởng về doanh thu của các dịch vụ mới không

đủ bù đắp được doanh thu bị cắt giảm dần hoa hồng thu cước VT-CNTT (từ 10% năm

2008 xuống 4,9% năm 2012)

Sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh mới buộc Bưu điện tỉnh phải chia bớt thị

phần của mình, đồng thời Bưu điện tỉnh phải áp dụng các chính sách giảm giá, hoa

hồng môi giới, chi cộng tác viên .... đã ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, chi phí và

hiệu quả SXKD của Bưu điện tỉnh nói riêng và toàn TCT nói chung.

2.3.2 Những tồn tại trong cơ chế quản lý tài chính

- Cơ chế quản lý còn nặng về mệnh lệnh hành chính:

Hiện nay cơ chế quản lý cuả TCT với các đơn vị HTPT vẫn còn nặng về cơ

chế xin cho, mang nặng tính mệnh lệnh cấp trên cấp dưới. Cụ thể theo định kỳ hàng

năm, các đơn vị HTPT phải lập kế hoạch thu; chi cùng với kế hoạch SXKD gửi về

Tổng Công ty để phê duyệt, hàng quí TCT cấp vốn phục vụ SXKD theo kế hoạch.

Tuy nhiên, việc phê duyệt quyết toán năm để tính toán số được cấp thêm diễn ra vào

cuối năm sau năm báo cáo gây khó khăn về vốn SXKD cho Bưu điện tỉnh.

Một số hợp đồng kinh tế được ký kết tại TCT và giao nhiệm vụ bằng các mệnh

lệnh hành chính cho các Bưu điện tỉnh thực hiện, song song với việc giao kế hoạch

các chỉ tiêu về thu chi tài chính là chưa phù hợp, hạn chế tính chủ động của các đơn vị

trong việc tìm kiếm các đối tác và lựa chọn các điều kiện tốt nhất trong quan hệ kinh

tế, quyền tự chủ của các đơn vị HTPT bị hạn chế. Sự phân cấp giới hạn của TCT làm

hạn chế tính linh hoạt cũng như khả năng sáng tạo của các đơn vị HTPT, các đơn

vị HTPT dần dần rơi vào thế thụ động, không làm chủ được DN cũng như những cơ

hội kinh doanh của mình.



66



- Quyền tự chủ về tài chính của các Bưu điện tỉnh bị hạn chế:

Việc xác định doanh thu, chí phí tại Bưu điện tỉnh chỉ mang tính nội bộ. Toàn bộ

doanh thu, chi phí, lợi nhuận được hạch toán tập trung tại TCT. Đồng thời, các khoản

doanh thu công ích không được phân bổ cho các đơn vị. Khoản chênh lệch giữa doanh

thu và chi phí nội bộ của các Bưu điện tỉnh được TCT cấp bù hoặc phải nộp hết về

TCT. Do đó, không khuyến khích được các đơn vị trực thuộc hoạt động kinh doanh có

hiệu quả cũng như sử dụng các nguồn lực một hiệu quả nhất.

2.3.3 Nguyên nhân của những thành quả và vướng mắc.

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

Bưu điện tỉnh đã đứng vững trong cạnh tranh và có mức độ tăng trưởng

tương đối cao trong thời gian vừa qua, một phần là nhờ có sự hỗ trợ tích cực của Nhà

Nước, của Tập Đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam và VNPost thông qua việc cấp

doanh thu công ích, hỗ trợ bằng hoa hồng thu cước VT-CNTT...

Ngược lại sự can thiệp quá sâu vào hoạt động của các đơn vị HTPT dẫn đến

việc các đơn vị HTPT phải luôn chấp hành những quy định, chế độ rất chặt chẽ của

TCT. Do đó, hiệu quả kinh doanh của cả TCT và các đơn vị thành viên bị hạn chế,

đồng thời triệt tiêu tính năng động, sáng tạo, tinh thần tự chủ kinh doanh của Bưu điện

tỉnh, nhiều cơ hội kinh doanh bị bỏ lỡ.

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Do ý thức được tình hình khó khăn sau khi chia tách Bưu chính hạch toán độc lập

với Viễn thông, Bưu điện tỉnh đã chuẩn bị tương đối tốt khâu giáo dục ý thức đến

từng người lao động, tổ chức tốt việc đào tạo nâng cao kỹ năng kinh doanh của người

lao động. Do đó, đội ngũ cán bộ và công nhân viên của Bưu điện tỉnh có thể đáp ứng

được yêu cầu SXKD trong điều kiện mới. Vấn đề chất lượng dịch vụ được đặt lên

hàng đầu, cho nên chất lượng dịch vụ của Bưu điện tỉnh ngày càng cao, tạo được uy

tín trong lòng khách hàng góp phần vào việc không ngừng gia tăng thị phần của Bưu

điện tỉnh.

Kết quả SXKD của các Bưu điện tỉnh và TCT bị lẫn lộn do đó chưa khuyến khích

nâng cao hiệu quả SXKD. Hoạt động của Bưu điện tỉnh nói riêng và TCT nói chung

vừa mang tính kinh doanh, vừa mang tính chất phục vụ cung cấp các dịch vụ công



67



í c h . G iá sản phẩm do Nhà nước quy định, nhưng việc quản lý giá của các đơn vị

khác kinh doanh cùng loại dịch vụ không được kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến sự cạnh

tranh không bình đẳng, gây thiệt thua cho các Bưu điện tỉnh.

Công tác quản lý, điều hành của Bưu điện tỉnh tuy có nhiều tiến bộ, tuy nhiên vẫn

còn bộc lộ nhiều điểm yếu kém, quy trình ra quyết định còn cồng kềnh, thiếu linh

hoạt, kém hiệu quả. Các quy trình quản lý khai thác còn chồng chéo và chưa rõ ràng,

chưa xây dựng được phong cách làm việc theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

và hướng vào thị trường.



Kết luận chương 2

Trong những năm qua, kể từ khi chia tách năm 2008, Bưu điện tỉnh đã hoàn

thành tốt nhiệm vụ SXKD do TCT giao, từng bước hoàn thiện các cơ chế quản lý DN

theo mô hình mới, trong đó chú trọng cơ chế quản lý tài chính. Bước đầu cơ chế quản

lý tài chính đã đem lại các kết quả tốt. Bên cạnh đó, bộ máy tổ chức, cơ chế quản lý tài

chính do những nguyên nhân chủ quan, khách quan còn bộc lộ một số hạn chế. Trong

tình hình mới hiện nay, các đơn vị thành viên của TCT, phải nâng cao tính chủ động

sách tạo trong SXKD, thực hành tiết kiệm, nâng cao hiệu quả SXKD, do đó việc

nhanh chóng hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Bưu điện tỉnh là vấn đề bức

thiết đặt ra.

Mặc dù các nguyên nhân yếu kém của cơ chế quản lý tài chính có thể xuất phát

từ nguyên nhân chủ quan hay khách quan, nhưng trong vai trò là chủ thể quản lý vốn

và tài sản, Bưu điện tỉnh phải chịu trách nhiệm trước TCT và Nhà Nước , do đó cần phải

nghiêm khắc xem xét các mặt còn yếu trong cơ chế quản lý tài chính để có những giải

pháp nhằm khắc phục những tồn tại hiện nay và đặc biệt là phải xác định được những

định hướng cụ thể cho tương lai trong bối cảnh ngành BCVN có những thay đổi lớn về

mô hình tổ chức, hướng đến hoạt động độc lập tách khỏi Tập Đoàn Bưu chính Viễn

Thông Việt Nam.



68



CHƯƠNG 3



GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ

TÀI CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH LÂM ĐỐNG

3.1 Nhân tố tác động đến công tác quản lý tài chính Bưu điện tỉnh Lâm Đồng

3.1.1 Định hướng phát triển Bưu chính Việt Nam của Nhà Nước

3.1.1.1 Định hướng hoạt động

Nhà nước khoán mức trợ cấp hàng năm cho BCVN duy trì hoạt động của mạng

bưu chính công cộng để cung ứng dịch vụ bưu chính công ích kể từ khi BCVN hạch

toán độc lập với viễn thông, nhưng chậm nhất là đến hết năm 2013; sau đó BCVN tự

bù đắp chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng. Mức trợ cấp được

thực hiện theo nguyên tắc giảm dần kinh phí cấp trực tiếp của Nhà nước hàng năm và

được xác định theo các nguyên tắc sau:

- Khoán chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng trên cơ sở

quan hệ giữa chi phí cho người lao động với các chi phí khác. Trong đó, chi phí tiền

lương của các chức danh quản lý và người lao động thuộc mạng bưu chính công cộng

trong 3 năm (2008, 2009, 2010) được xác định trên cơ sở đảm bảo ổn định so với trước

khi chia tách với viễn thông và phù hợp với các quy định của pháp luật về tiền lương

trong DNNN;

- Khoán tỷ lệ (%) chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng do

BCVN tự đảm bảo bằng thu nhập từ các hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động

cung ứng dịch vụ bưu chính công ích. Năm 2008 chi phí duy trì hoạt động của mạng

bưu chính công cộng do BCVN tự đảm bảo bù đắp là 40%; tỷ lệ cụ thể trong các năm

tiếp theo do Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định sau khi có ý kiến của Bộ Tài

chính theo nguyên tắc tăng dần mức tự bù đắp chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu

chính công cộng của BCVN;

- Khoán mức tăng sản lượng hàng năm đối với dịch vụ bưu chính công ích do

Nhà nước đặt hàng. Trong đó:

+ Mức tăng sản lượng dịch vụ bưu chính phổ cập năm sau so với năm trước tối

thiểu là 10%. Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định kế hoạch sản lượng dịch vụ

bưu chính công ích hàng năm;



69



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

×