1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

4 Một số kiến nghị đề xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 130 trang )


- Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh cụ thể và các yếu tố đặc thù của mỗi DN;

Nội dung chính trong quy chế tài chính của DN đó là : Quy định về quản lý vốn

và tài sản, các nguyên tắc quản trị trong công ty, quản trị về chi phí giá thành của sản

phẩm, phân phối lợi nhuận.

Qui chế tài chính của TCT là cơ sở quan trọng để kiểm soát hoạt động tài chính

của TCT và các đơn vị cơ sở. Đồng thời dựa vào cơ chế này, các đơn vị phụ thuộc xây

dựng qui chế chi tiết để kiểm soát hoạt tài chính ở đơn vị mình. Nhưng cho đến nay,

sau gần năm năm hoạt động nhưng TCT chưa xây dựng và ban hành qui chế quản lý

tài chính của mình. Việc kiểm soát điều tiết các hoạt động tài chính đều do các văn bản

qui định, thiếu tính hệ thống và đồng bộ. Chính vì vậy, các Bưu điện tỉnh cũng không

có cơ sở để xây dựng qui chế tài chính của mình cho phù hợp.

Để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính TCT nên sớm xây dựng và ban hành qui

chế quản lý tài chính làm cơ sở để điều hành và kiểm soát công tác quản lý tài chính

một cách hiệu quả

3.4.1.2 Phân định rõ quyền sở hữu tài sản,chi phí sử dụng tài sản

Kể từ sau khi chia tách riêng biệt bưu chính và viễn thông (ngày 01/01/2008)

đến nay, Bưu điện tỉnh Lâm Đồng cũng như tất cả các Bưu điện tỉnh thành khác còn

phải sử dụng chung nhiều tài sản với Viễn thông tỉnh. Trong đó, bao gồm cả tài sản

thuộc sở hữu của Bưu điện tỉnh, Viễn thông tỉnh dùng chung và tài thuộc Viễn thông

tỉnh sở hữu, Bưu điện tỉnh dùng chung. Các tài sản này chủ yếu là đất đai, nhà cửa và

tài sản trên đất. Theo hướng dẫn của Tập Đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, trong

quá trình sử dụng Bưu điện tỉnh thực hiện phân chia chi phí khấu hao và sửa chữa tài

sản và thuế đất, tiền thuê đất theo nguyên tắc:

- Đối với chi phí khấu hao và thuế đất, tiền thuê đất : Phân chia theo tỷ lệ diện

tích sử dụng của mỗi đơn vị

- Đối chi phí sửa chữa nhà cửa làm việc, Bưu diện tỉnh chịu chi phí sửa chữa

nhà cửa nơi làm việc. Viễn thông tỉnh chịu chi phí sửa chữa sân, đường, hàng rào

Sau khi chia tách TCT là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tập Đoàn Bưu

chính Viễn thông Việt Nam. Do vậy, TCT hoàn toàn có quyền định đoạt đối với tài sản

thuộc quyền sở hữu của mình để thu được các lợi ích kinh tế từ những tài sản đó đem



87



lại. Nhiều tài sản do Bưu điện tỉnh tiếp nhận đã khấu hao hết. Nhưng giá trị thực tế của

nó còn lại rất lớn. Việc phân chia chi phí khấu hao cho các đơn vị theo diện tích sử

dụng là không hợp lý, không theo luật kinh tế thị trường. Quan hệ sử dụng chung tài

sản giữa hai bên phải thiết lập bằng hợp đồng kinh tế và tôn trọng qui luật thị trường.

Đối với chi phí sửa chữa tài sản, việc phân chia như trên cũng không có cơ sở.

Đơn vị sở hữu tài sản phải chủ động thực hiện việc sửa chữa và hạch toán chi phí. Chi

phí đơn vị dùng chung xác định trong giá cho thuê tài sản

Để thay đổi chính sách trên, TCT cần sớm làm việc với tập Đoàn Bưu chính

Viễn thông Việt Nam để xác lập lại mối quan hệ kinh tế trong việc sử dụng chung tài

sản.

3.4.1.3 Cơ chế xác định quỹ tiền lương

Theo cơ chế hiện tại của TCT ban hành theo quyết định số 06/QĐ-BCVN ngày

08/01/2012 về chỉ tiêu giao kế hoạch năm 2012 cho Bưu Điện tỉnh Lâm Đồng và văn

bản hướng dẫn số 66/BCVN-KHĐT ngày 08/01/2012 về việc hướng dẫn thực hiện kế

hoạch SXKD năm 2012. Chi phí tiền lương thực hiện của Bưu điện tỉnh được xác định

như sau:

(1) Tiền lương và Đơn giá tiền lương theo doanh thu tính lương.

QTLtheo DTTLTH = DTTLTH x ĐGTLKH

Trong đó:

-QTLtheo DTTLTH : là quỹ tiền lương thực hiện theo doanh thu tính lương

- DTTLTH: Doanh thu tính lương thực hiện

- ĐGTLKH : Đơn giá tiền lương kế hoạch theo doanh thu do TCT giao

(2) Quỹ tiền lương khuyến khích mức độ tăng trưởng doanh thu tính lương so với năm

trước liền kề

QTLtăng trưởng TH = DTTL tăng trưởng TH x ĐGTLtăng trưởng

Trong đó:

- QTLtăng trưởng TH : Là quỹ tiền lương tăng trưởng



88



- DTTL



tăng trưởngTH:



là phần DTTL hiện cao hơn năm trước liền kề. Xác định



theo công thức

DTTLtăng trưởngTH = DTTLTH - DTTLTH năm trước liền kề

+ DTTLTH : Doanh thu tính lương thực hiện

+ DTTLTH năm trước liền kề : Doanh thu tính lương thực hiện năm trước liền kề

- ĐGTLtăng trưởng: là đơn giá tiền lương được cộng thêm ngoài đơn giá chung,

được TCT qui định cho từng năm. Trong năm kế hoạch 2012, TCT qui định thống nhất

ĐGTLtăng trưởng là là 10% DTTLtăng trưởngTH

(3) Quỹ tiền lương hiệu quả

QTLhiệu quảTH = (CLTC TH - CLTCTH năm trước liền kề) x ĐGTL hiệu quả

Trong đó:

- QTLhiệu quảTH : Là quỹ tiền lương hiệu quả được hưởng

- CLTCTH là chênh lệch thu - chi (không bao gồm tiền lương và kinh phí công

đoàn) thực hiện

- CLTCTH năm trước liền kề là chênh lệch thu - chi (không bao gồm tiền lương và

kinh phí công đoàn) thực hiện năm trước liền kề

- ĐGTLhiệu quả: là đơn giá tiền lương hiệu quả, do TCT qui định hàng năm. Năm

2012 TCT qui định thống nhất bằng (=) 30% chênh lệch thu-chi (không kể tiền lương

và KPCĐ) năm kế hoạch tăng thêm so với chỉ tiêu này thực hiện năm trước liền kề .

(4) Điều tiết tiền lương khi không hoàn thành kế hoạch thu chi

Tiền lương giảm trừ do không hoàn thành kế hoạch chênh lệch thu chi: QTLGT

= H x (CLTC không lươngTH – CLTC không lươngKH), trong đó:

QTLGT : Quỹ tiền lương giảm trừ do không hoàn thành kế hoạch chênh lệch thu

chi

H là hệ số <=1

+ Trường hợp CLTC không lươngTH năm kế hoạch  CLTC không lươngTH năm trước

liền kề



nhưng vẫn không hoàn thành kế hoạch CLTC Bưu Điện tỉnh giao thì phần không



hoàn thành kế hoạch sẽ bị giảm trừ với hệ số H = 0,5.



89



+ Trường hợp CLTC không lươngTH năm kế hoạch < CLTC không lươngTH năm trước

liền kề



thì :

Phần CLTC thực hiện nhỏ hơn (< ) so với kết quả CLTC không lương thực hiện



năm trước liền kề: H=1.

Phần CLTC không hoàn thành kế hoạch còn lại: H=0,5

CLTC không lươngTH : Chênh lệch thu chi không lương, không KPCĐ thực hiện

CLTC không lươngKH :Chênh lệch thu chi không lương, không KPCĐ kế hoạch

Ví dụ: Đơn vị A năm 2011 thực hiện chỉ tiêu CLTC không lương 5 tỷ đồng,

năm 2012 kế hoạch Bưu Điện tỉnh giao 7 tỷ đồng.

Trường hợp 1: Thực hiện trong năm 2012 đạt 6 tỷ đồng (cao hơn kết quả thực

hiện trong năm 2011 là 1 tỷ đồng, thấp hơn kế hoạch giao 1 tỷ đồng).

+ Phần tiền lương bị giảm trừ do không hoàn thành KH CLTC năm 2012 = 0,5 x

(CLTC không lươngTH – CLTC không lươngKH).

→ Tiền lương bị giảm trừ do không hoàn thành chỉ tiêu CLTC năm 2012 sẽ = 0,5 x (6

tỷ đồng thực hiện năm 2012 – 7 tỷ đồng KH 2012 giao) = - 500 triệu đồng.

Trường hợp 2: Thực hiện trong năm 2012 đạt 4 tỷ đồng (thấp hơn năm 2011 là 1 tỷ

đồng và thấp hơn kế hoạch giao năm 2012 là 3 tỷ đồng). Tiền lương bị giảm trừ sẽ

gồm 2 phần:

(1) Giảm trừ do CLTC không lương năm 2012 thực hiện thấp hơn năm 2011=

H x (CLTC không lươngTH2012 – CLTC không lươngTH 2011).

Phần tiền lương bị giảm trừ là = 1 x (4 tỷ đồng thực hiện năm 2012 – (trừ) 5 tỷ đồng

thực hiện năm 2011) = - 1 tỷ đồng.

(2) Giảm trừ do CLTC không lương năm 2012 do đơn vị không hoàn thành KH

giao = H x (CLTC không lươngTH2011 – CLTC không lươngKH2012).

Phần tiền lương bị giảm trừ là = 0,5 x (5 tỷ đồng thực hiện năm 2011 – (trừ) 7 tỷ

đồng KH 2012) = - 1 tỷ đồng.

Tổng số tiền bị giảm trừ ở trường hợp 2 = (1) + (2) = -1 tỷ đồng + (- 1) tỷ đồng

= -2 tỷ đồng.



90



(5) Quỹ tiền lương thực hiện

Tổng quỹ lương = QTLtheo DTTLTH + QTLtăng trưởng TH + QTLhiệu quảTH + QTLGT

Theo cơ chế trên chính sách tiền lương TCT giao cho Bưu điện tỉnh chưa gắn

liền với hiệu quả SXKD của Bưu điện tỉnh mà còn phụ thuộc quá nhiều vào chỉ tiêu

doanh thu tính lương, do phần điều tiết (QTLGT) chưa tính đến yếu tố chi phí tiền

lương và KPCĐ. Giả định hai tình huống có chênh lệch thu chi chưa tính chi phí tiền

lương và KPCĐ là như nhau, nếu tình huống nào có doanh thu tính lương cao hơn sẽ

có chi phí tiền lương và KPCĐ cao hơn. Như vậy, hiệu quả cuối cùng sau khi đã tính

cả chi phí tiền lương và KPCĐ của tình huống này sẽ thấp hơn tình huống có doanh

thu tính lương thấp hơn. Tức là hiệu quả SXKD thấp hơn nhưng tiền lương cao hơn.

Chưa kể đến việc tăng doanh thu tính lương có thể phải sử dụng nhiều vốn hơn, công

suất sử dụng tài sản cao hơn ...

Vì vậy, để tiền lương của người lao động gắn liền với hiệu quả SXKD TCT

phải xem xét điều chỉnh cơ chế phù hợp hơn. Làm sao cho việc tăng lên của tiền lương

ứng với doanh thu tăng thêm tối đa bằng hiệu quả tăng thêm do doanh thu tính lương

tăng thêm sau khi đã trừ KPCĐ tăng thêm.

3.4.1.4 Xác định rõ doanh thu công ích của từng đơn vị

Trong quá trình thực hiện cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích, các Bưu

điện tỉnh cùng tham gia thực hiện và được Nhà nước cấp bù doanh thu công ích. Tuy

nhiên, khoản doanh thu này TCT hạch toán tập trung không xác định và phân bổ cho

Bưu điện tỉnh. TCT cấp bù cho các Bưu điện tỉnh đúng bằng số lỗ (nội bộ) của Bưu

điện tỉnh. Hoặc thu hồi toàn bộ số lãi (nội bộ) của Bưu điện tỉnh.

Điều đó không khuyến khích, động viên các đơn vị có hiệu quả SXKD tốt do

không đánh giá được giá trị thực sự của đơn vị đem lại. Để tạo động lực thúc đẩy các

đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ SXKD, nâng cao năng suất lao động, thực hành tiết

kiệm, chống lãng phí phải xác định rõ kết quả đem lại của từng đơn vị, kể cả phần

doanh thu công ích do Nhà nước cấp bù. Việc xác định doanh thu công ích được cấp

bù xác định theo tỷ lệ sản lượng sản phẩm chiều đến, chiều đi của từng đơn vị. Phương

pháp này, có thể chưa chính xác tuyệt đối nhưng có thể thực hiện được ngay và bước

đầu xác định được hiệu quả đóng góp của từng đơn vị vào kết quả chung của toàn TCT



91



3.4.1.5- Cấp đủ vốn hoạt động, xác định chi phí sử dụng vốn

Để các đơn vị phát huy hết khả năng của mình trong hoạt động SXKD, một đòi

hỏi các đơn vị phải có đầy đủ vốn để hoạt động. Nguồn vốn của đơn vị bao gồm vốn

chủ sở hữu và công nợ. Bưu điện tỉnh không được huy động các nguồn vốn khác. Do

vậy để Bưu điện tỉnh có đầy đủ vốn hoạt động, TCT xem xét, cấp đủ nguồn vốn cho

các Bưu điện tỉnh bao gồm:

- Vốn cố định: Bưu điện tỉnh phải được cấp bằng giá trị còn lại của của TSCĐ,

trong quá trình hoạt động, tính trích khấu hao Bưu điện tỉnh nộp về TCT 100% số trích

khấu hao. Thực tế tại Bưu điện tỉnh Lâm Đồng theo quyết định giao vốn của TCT số

1577/QĐ-TCKT ngày 31/12/2008, giá trị còn lại của TSCĐ là 41.268 triệu đồng.

Trong khi nguồn vốn chủ sở hữu 38.828 triệu đồng. Như vậy, về vốn cố định Bưu điện

tỉnh còn thiếu: 2.440 triệu đồng đề nghị TCT cấp bổ sung

- Vốn lưu động: Trong năm 2009 TCT căn cứ vào tình hình SXKD và các quan

hệ hợp tác kinh tế, đã cấp cho Bưu điện tỉnh 3.800 triệu đồng vốn lưu động

Để đánh giá chính xác hiệu quả tài chính, làm cơ sở điều tiết nguồn tiền lương

cho các Bưu điện tỉnh, hạn chế quan hệ xin cho trong quá trình cấp vốn, trong quá

trình đầu tư và thanh quyết toán vốn đầu tư, cần xem xét việc tính chi phí sử dụng vốn

cho các đơn vị. Muốn thực hiện tốt việc này cần có qui định về quan hệ thanh toán nội

bộ giữa TCT và các đơn vị trực thuộc, giữa các đơn vị với nhau.

3.4.2 Đối với Nhà Nước

3.4.2.1 Xác định giá điện, giá thuê đất một cách ổn định đối với DN

cung cấp dịch vụ công ích

VNPost được Nhà nước đặt hàng cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích. Khi

thực hiện cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công ích theo đơn đặt hàng hoặc nhiệm vụ

kế hoạch nhà nước giao, TCT sử dụng số tiền do Nhà nước thanh toán và do người

được hưởng sản phẩm, dịch vụ công ích thanh toán để bù đắp chi phí hoạt động công

ích và đảm bảo lợi ích cho người lao động. Trường hợp, số tiền được thanh toán thấp

hơn chi phí thực tế hợp lý thì được ngân sách Nhà nước cấp bù chênh lệch theo số

lượng hoặc khối lượng thực tế và đơn giá dự toán.



92



Trong các năm qua, bên cạnh tình hình lạm phát, giá cả leo thang, chính sách

Nhà nước về tiền lương, về thuế và giá cả các sản phẩm dịch vụ do Nhà nước quản lý

ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động SXKD của TCT nói chung và Bưu điện tỉnh nói

riêng. Với vai trò là đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, được Nhà nước cấp

bù chi phí, đề nghị Nhà nước có chính sách phù hợp về giá đối với sản phẩm dịch vụ

do Nhà Nước quản lý, về thuế đất; tiền thuê đất.

- Về giá cả sản phẩm dịch vụ: Đề nghị Nhà nước giảm giá bán các sản phẩm

dịch vụ do Nhà nước quản lý về giá cho ngành BCVN, hoặc xây dựng lộ trình tăng giá

các sản phẩm dịch vụ công ích tương ứng với tình hình lạm phát, hoặc cấp bù thêm

kinh phí cho hoạt động cung ứng dịch vụ công ích do Nhà Nước đặt hàng

- Các chính sách về thuế: Trong các năm 2010,2011,2012 UBND tỉnh Lâm

Đồng có nhiều văn bản qui định khung tỷ lệ đơn giá thuê đất, giá đất của các địa bàn

trên toàn tỉnh. Các qui định này làm cho chi phí thuê đất của Bưu điện tỉnh tăng lên

rất lớn (Phụ lục 06), ngoài ra Bưu điện tỉnh còn phải nộp thêm thuế sử dụng đất phi

nông nghiệp theo thông tư 153 /2011/TT-BTC ngày 11/11/2011. Các khoản thuế trên

không nằm trong dự toán cấp bù dịch vụ công ích, làm mất cân đối trong kế hoạch thu

chi của Bưu điện tỉnh.

Để tạo điều kiện tốt cho Bưu điện tỉnh nói riêng và TCT nói chung thực hiện tốt

nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng đề nghị Nhà nước (1) qui

định thống nhất chính sách về thuế đất, tiền thuê đất cho toàn TCT phù hợp với nhiệm

vụ SXKD cũng như việc cung cấp dịch vụ công ích mà TCT đảm nhận. (2) Trong thời

gian qua, tỉnh Lâm Đồng đã đánh giá lại giá đất cho Bưu điện tỉnh thuê theo giá thị

trường chuyển nhượng theo các văn bản qui định của Nhà nước. Tuy nhiên, để phù

hợp với nhiệm vụ SXKD và cung cấp các dịch vụ công ích, việc xác định đơn giá đất

để tính tiền thuê đất và thuế đất phải căn cứ vào mục đích sử dụng đất do Uỷ ban nhân

dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm được giao đất, cho thuê đất hoặc chuyển mục đích

sử dụng đất. Thực tế trong thời gian qua các cơ quan chức năng tại tỉnh đã xác định,

đánh giá đơn giá đất thuê của Bưu điện tỉnh, không căn cứ vào mục đích sử dụng. Vì

vậy, đơn giá xác định là quá cao so với giá cả các sản phẩm, dịch vụ do Bưu điện tỉnh

cung cấp cho xã hội. Đây không phải là trường hợp riêng của Bưu điện tỉnh Lâm Đồng

mà nhiều tỉnh khác cũng tương tự. Vì vậy, đề nghị Nhà nước qui định nguyên tắc



93



chung về việc xác định giá đất cho TCT thuê, trên cơ sở xem xét nhiệm vụ của TCT

mà Nhà nước đã giao.

3.4.2.2 Quản lý việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ dành riêng

Trong những năm qua lĩnh vực bưu chính, chuyển phát đã phát triển nhanh

chóng cả về doanh thu, số lượng, chất lượng dịch vụ… Nhiều DN đã đầu tư phát triển

mạng lưới đồng bộ, rộng khắp, dịch vụ đa dạng đáp ứng yêu cầu của xã hội. Công tác

quản lý nhà nước về lĩnh vực bưu chính, chuyển phát ngày càng được nâng lên, hoàn

thiện và đạt được những kết quả tốt.

Bên cạnh những ưu điểm thì lĩnh vực bưu chính, chuyển phát cũng bộc lộ một

số khuyết điểm nhất là sự phát triển chênh lệch giữa các vùng miền. Một khu vực rẩt

rộng lớn là nông thôn, miền núi, hải đảo … người dân được tiếp cận dịch vụ bưu chính

rất hạn chế, khó khăn, do các DN cung cấp dịch vụ chuyển phát không muốn đầu tư

mở rộng mạng lưới ở những khu vực này vì không có hiệu quả kinh tế. Để khắc phục

những tồn tại trên, phục vụ kịp thời sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, đảm bảo mọi người

dân được hưởng dịch vụ bưu chính, chuyển phát, Nhà nước đã quyết định đặt hàng với

BCVN để cung cấp dịch vụ bưu chính công ích.

Để BCVN hoàn thành trọng trách này, Nhà nước ta trong những năm qua đã

ban hành những cơ chế, chính sách hỗ trợ cho BCVN. Điều này đã được cụ thể hoá

trong các văn bản quy phạm pháp luật như: Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày

25/5/2002, Nghị định 157/2004/NĐ-CP ngày 18/8/2004 của Chính phủ quy định chi

tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về bưu chính, Nghị

định số 128/2007/NĐ-CP ngày 02/8/2007 của Chính phủ về dịch vụ chuyển phát. Đây

là cơ sở pháp lý quan trọng giúp cho TCT tập trung khai thác sản lượng dịch vụ bưu

chính phổ cập, dịch vụ dành riêng, góp phẩn giảm sự hỗ trợ của Nhà nước đối với dịch

vụ bưu chính công ích mà BCVN đang đảm nhận, đặc biệt được cụ thể hoá tại Quyết

định số 04/2007/QĐ-BTTTT ngày 14/9/2007 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy

định dành riêng cho BCVN cung ứng dịch vụ thu gom, chia chọn, vận chuyển và phát,

bằng các phương tiện vật lý, thông tin dưới dạng văn bản có địa chỉ nhận, có khối

lượng đơn chiếc không quá hai kilôgam và với mức giá cước không thấp hơn: 8.000

đồng/chiếc đối với dịch vụ chuyển phát trong nước và đối với công đoạn phát trong

lãnh thổ Việt Nam của dịch vụ chuyển phát quốc tế chiều đến.



94



Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 04/2007/QĐ-BTTTT của

Bộ Thông tin và Truyền thông, đã có một số DN cung cấp dịch vụ chuyển phát có dấu

hiệu vi phạm dưới nhiều hình thức khác nhau như cung ứng dịch vụ chuyển phát

nhanh với giá cước thấp hơn mức 8.000 đồng (đã bao gồm thuế GTGT), hoặc công bố

giá cước là 8.000 đồng nhưng khi cung ứng dịch vụ vẫn thu của khách hàng giá cuối

cùng thấp hơn 8.000 đồng do thực hiện các chính sách chiết khấu giảm giá, giá ưu đãi

… Đặc biệt, một số DN chuyển phát vẫn cung ứng dịch vụ thư thường trong nước đến

20 gram với giá cước 2.000 đồng/chiếc theo Quyết định số 37/2009/QĐ-TTg ngày

06/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là vi phạm nghiêm trọng của các DN bưu

chính, chuyển phát đối với Quyết định số 04/2007/QĐ-BTTTT ngày 14/9/2007 của Bộ

Thông tin và Truyền thông, xâm phạm đến quyền lợi của BCVN, đơn vị được nhà

nước giao trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ bưu chính công ích.

Để giải quyết vấn đề này, các cơ quan chức năng liên quan cần phải tìm các

biện pháp tháo gỡ và có các chế tài điều chỉnh các hành vi vi phạm một cách hữu hiệu:

- Thanh tra Bộ cần chủ động phối hợp với Vụ Bưu chính Bộ Thông tin truyền

thông chỉ đạo các Sở Thông tin và Truyền thông thường xuyên tiến hành thanh tra,

kiểm tra, xử lý vi phạm;

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch đầu tư các tỉnh (Phòng đăng ký

kinh doanh) để khi các DN làm thủ tục đăng ký kinh doanh có ngành nghề bưu chính,

chuyển phát thì khuyến cáo, hướng dẫn các DN liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước

chuyên ngành liên quan làm các thủ tục cần thiết khi kinh doanh dịch vụ chuyển phát,

chuyển phát thư.

- Tăng cường hơn nữa công tác thanh, kiểm tra các DN chuyển phát, kết hợp

công tác thanh, kiểm tra với công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về

bưu chính, chuyển phát, để các DN khi đã tham gia thị trường chuyển phát phải có

kiến thức, hiểu biết pháp luật về bưu chính, chuyển phát, để việc cạnh tranh được lành

mạnh, bình đẳng trước pháp luật.

- Hoàn thiện đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động

kinh doanh bưu chính, chuyển phát. Xây dựng văn bản dưới luật hướng dẫn đồng bộ

bao gồm các quy định bắt buộc thực hiện, chế tài xử phạt vi phạm hành chính khi vi

phạm các quy định này, đảm bảo vừa thông thoáng vừa chặt chẽ tạo điều kiện thuận



95



lợi cho các DN phát triển, cạnh tranh bình đẳng trên cơ sở chấp hành quy định pháp

luật về bưu chính, chuyển phát.



Kết luận chương 3

Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bưu điện tỉnh đảm bảo thực hiện tốt

công tác tài chính tại đơn vị và phù hợp với những đổi mới trong tình hình mới của TCT

BCVN. Từ đó có những biện pháp tích cực trong việc giảm giá thành, nâng cao hiệu

quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì thế mà việc hoàn thiện công tác quản lý

tài chính cần phải quan tâm và được thực hiện từng giai đoạn. Trong công tác quản lý

vốn và tài sản, quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận TCT phải công bố

công khai minh bạch, từ đó đánh giá đúng mức sự đóng góp của từng đơn vị phụ thuộc.

Cơ chế quản lý tài chính phải hỗ trợ thực hiện các nội dung trên.

Trong tương lai, TCT sẽ tách khỏi Tập Đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam,

cùng với các đơn vị thành viên tham gia vào thị trường cạnh tranh, kể cả việc cung cấp

dịch vụ bưu chính công ích. Do đó cần khẩn trương hoàn thiện công tác quản lý tài

chính. Việc hoàn thiện công tác quản lý phải thực hiện đồng bộ với việc hoàn thiện qui

chế tài chính của TCT, hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán, ổn định cơ cấu tổ chức của

TCT, tổ chức tốt bộ máy kế toán, hoàn thiên phân cấp quản lý tài chính và hạch toán kế

toán cho các đơn vị phị thuộc.



96



KẾT LUẬN

TCT BCVN là TCT nhà nước, do Nhà nước quyết định thành lập và giao vốn.

Được Nhà nước đặt hàng cung ứng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ bưu

chính công ích do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành. TCT thực hiện cơ chế tài

chính đặc thù đảm bảo cung ứng dịch vụ bưu chính công ích. Nhà nước khoán mức trợ

cấp hàng năm cho BCVN duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng để cung

ứng dịch vụ bưu chính công ích, nhưng chậm nhất là đến hết năm 2013; sau đó BCVN

tự bù đắp chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng.

BCVN là một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể cho sự

phát triển của nền kinh tế đất nước, cũng như thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập của

nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế thế giới, đồng thời phục vụ tốt cho các cấp ủy Đảng,

chính quyền thực hiện nhiệm vụ chính trị, cung cấp các dịch vụ bưu chính phổ cập,

phát hành báo chí công ích cho nhân dân.

Việc chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con của TCT, hạch toán

Độc lập với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam sau hơn bốn năm hoạt động đã

có những kết quả đáng kích lệ. Khoản cấp bù của Nhà nước cho hoạt động công ích

liên tục giảm từ 1.300 tỷ đồng năm 2008 tiến tới cân bằng vào năm 2013. Để tiếp tục

đứng vững và phát huy vai trò của mình, TCT cần hoàn thiện các công cụ quản lý

nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh. Trong đó, quản lý tài

chính là một công cụ quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế. Hoàn thiện

công tác quản lý tài chính tại TCT BCVN phải thực hiện đồng bộ từ trên xuống dưới,

thực hiện thống nhất giữa các đơn vị trong toàn TCT.

Như vậy, bên cạnh việc TCT tiến hành nghiên cứu các giải pháp để sắp xếp lại

mối quan hệ của mình với các đơn vị hạch toán phụ thuộc một cách tốt nhất và nhanh

chóng nhất thì ngay từ bây giờ các Bưu điện tỉnh phải có những hành động phù hợp và

kịp thời để nâng cao chất lượng dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm… góp phần nâng cao

khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Đồng thời tiếp tục có các nghiên cứu

bổ sung thêm cho phù hợp với điều kiện mới.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn này đã đưa ra các giải pháp

hoàn thiện công tác quản lý tại Bưu điện tỉnh Lâm Đồng. Luận văn này có tính khả thi

cao, hy vọng được áp dụng rộng rãi trong toàn TCT BCVN.



97



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

×