1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

1 Một số vấn đề cơ bản về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 111 trang )


nhập (còn gọi là công ty mục tiêu - target company) sẽ chấm dứt sự tồn tại sau khi

sáp nhập. Khi đó, thông thường thương hiệu của công ty mục tiêu sẽ mất đi, chuyển

tên cùng công ty tiếp nhận.

Hợp nhất (Consolidation): là hình thức hai hay một số công ty (gọi là công

ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất)

bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình

sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

Hợp nhất doanh nghiệp là một dạng đặc biệt của sáp nhập. Doanh nghiệp A

và doanh nghiệp B hợp nhất để hình thành doanh nghiệp C, nghĩa là sau hợp nhất,

tên doanh nghiệp A hay doanh nghiệp B sẽ không còn nữa, mà chỉ còn tồn tại doanh

nghiệp C.

Bảng 1.1: So sánh giữa sáp nhập và liên doanh

Sáp nhập

Không hình thành doanh Hợp

nghiệp mới

A+B= A”



nhất



hình



doanh nghiệp mới

A+B=C



thành

Liên doanh

A+B= A+B+C



Sau khi sáp nhập, B chấm Sau khi hợp nhất, A và B C được hình thành trên cơ

dứt sự tồn tại. A” bao gồm chấm dứt sự tồn tại và sở liên doanh của A với B.

A ban đầu và bộ phận sáp hình thành nên C.



A và B vẫn tồn tại.



nhập từ B.

Sáp nhập cần được phân biệt với liên doanh. Liên doanh giữa các doanh

nghiệp là việc hai hay nhiều doanh nghiệp cùng góp một phần tài sản, quyền lợi và

nghĩa vụ hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới. Nghĩa là nếu

doanh nghiệp A và doanh nghiệp B liên doanh với nhau hình thành một doanh nghiệp

C thì sau khi liên doanh có thể vẫn có sự tồn tại của cả ba doanh nghiệp A, B và C.

Tại Việt Nam, khái niệm mua bán và sáp nhập doanh nghiệp được quy định

tại Luật doanh nghiệp 2005 như sau:

7



Hợp nhất doanh nghiệp: Hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là

công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty

hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp

sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

(Điều 152)

Sáp nhập doanh nghiệp: Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là

công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty

nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp

pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp

nhập. (Điều 153)

Khái niệm hai công ty cùng loại trong hai điều luật trên được hiểu là các công

ty cùng loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Như vậy điều kiện tiên

quyết để có một vụ sáp nhập hay hợp nhất là hai doanh nghiệp phải cùng loại hình

và có sự chấm dứt hoạt động của cả một hoặc tất cả các bên tham gia.

Trong Luật doanh nghiệp không đề cập đến mua lại doanh nghiệp. Trong khi

đó, điều 17, Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã

hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 03/12/2004, định nghĩa mua lại là “việc một

doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để

kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại”.

Cũng tại điều 17 Luật cạnh tranh, sáp nhập doanh nghiệp là “việc một hoặc một số

doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình

sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị

sáp nhập”. Còn hợp nhất doanh nghiệp là "việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp

chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành

một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp

nhất”.

Đối với ngành ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cũng ra thông tư số

04/2010/TT-NHNN ngày 11 tháng 02 năm 2010 quy định việc sáp nhập, hợp nhất,

mua lại tổ chức tín dụng. Cụ thể:



8



Sáp nhập tổ chức tín dụng là hình thức một hoặc một số tổ chức tín dụng

(sau đây gọi là tổ chức tín dụng bị sáp nhập) sáp nhập vào một tổ chức tín dụng

khác (sau đây gọi là tổ chức tín dụng nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài

sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng nhận sáp nhập, đồng

thời chấm dứt sự tồn tại của tổ chức tín dụng bị sáp nhập;

Hợp nhất tổ chức tín dụng là hình thức hai hoặc một số tổ chức tín dụng (sau

đây gọi là tổ chức tín dụng bị hợp nhất) hợp nhất thành một tổ chức tín dụng mới

(sau đây gọi là tổ chức tín dụng hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền,

nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự

tồn tại của các tổ chức tín dụng bị hợp nhất;

Mua lại tổ chức tín dụng là hình thức một tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ

chức tín dụng mua lại) mua toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của

tổ chức tín dụng khác (tổ chức tín dụng bị mua lại). Sau khi mua lại, tổ chức tín

dụng bị mua lại trở thành công ty trực thuộc của tổ chức tín dụng mua lại.

Như vậy, các hành vi tập trung kinh tế này thể hiện những nội dung đã trình

bày trên đây của hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp nói chung và ngành

ngân hàng nói riêng, bao gồm sự chuyển giao quyền sở hữu gắn liền với thay đổi về

cơ chế kiểm soát và tổ chức quản trị doanh nghiệp.

Sự khác nhau giữa mua lại và sáp nhập:

Mặc dù mua lại và sáp nhập thường được đề cập cùng nhau với thuật ngữ quốc

tế phổ biến là “M&A” nhưng hai thuật ngữ mua lại và sáp nhập vẫn có sự khác biệt

về bản chất.

Khi một công ty mua lại (tiếp quản) một công ty khác và đặt mình vào vị trí

chủ sở hữu mới thì thương vụ đó được gọi là mua lại. Dưới khía cạnh pháp lý, công

ty bị mua lại không còn tồn tại, bên mua đã “nuốt chửng” bên bán và cổ phiếu của

bên mua không bị ảnh hưởng.

Theo nghĩa đen thì sáp nhập diễn ra khi hai doanh nghiệp, thường có cùng quy

mô, đồng thuận gộp lại thành một công ty mới thay vì hoạt động và sở hữu riêng lẻ.



9



Loại hình này thường được gọi là “sáp nhập ngang bằng”. Cổ phiếu của cả hai công

ty sẽ ngừng giao dịch và cổ phiếu của công ty mới sẽ được phát hành.

Tuy nhiên trong thực tế hình thức sáp nhập ngang bằng không diễn ra thường

xuyên do nhiều lý do. Một trong những lý do chính là việc truyền tải thông tin ra

công chúng cần có lợi cho cả công ty bị mua và công ty mới sau khi sáp nhập.

Thông thường, một công ty mua một công ty khác và trong thỏa thuận đàm phán sẽ

cho phép công ty bị mua tuyên bố với bên ngoài rằng hoạt động này là sáp nhập

ngang bằng cho dù về bản chất là hoạt động mua lại. Như vậy một thương vụ mua

lại cũng có thể được gọi là sáp nhập khi cả hai bên đồng thuận liên kết cùng nhau vì

lợi ích cho cả hai công ty. Nhưng nếu thương vụ đó diễn ra trong sự chống đối, thù

nghịch và công ty bị mua không muốn thương vụ diễn ra thì nó sẽ được gọi là một

vụ mua lại. Một thương vụ được coi là mua lại hay sáp nhập hoàn toàn phụ thuộc

vào việc nó được diễn ra một cách thân thiện giữa hai bên hay bị ép buộc thâu tóm

nhau. Mặt khác, nó còn là cách truyền tải thông tin ra bên ngoài cũng như sự nhìn

nhận của ban giám đốc, nhân viên và cổ đông công ty.

Bản chất của hoạt động M&A:

Về bản chất, M&A là quá trình thanh lọc và khẳng định uy tín của các doanh

nghiệp trong cuộc chiến cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường. Hoạt động

mua bán và sáp nhập doanh nghiệp có thể được tiếp cận ở các góc độ khác nhau.

Xét về tính chất và mức độ tác động của M&A đến sở hữu và kiểm soát doanh

nghiệp, theo Frankel (2005), M&A là giao dịch lớn, hay còn gọi là giao dịch chiến

lược, làm thay đổi bản chất, đường lối hay sự kiểm soát một doanh nghiệp.

Xét ở góc độ tổ chức quản trị, hoạt động M&A dẫn tới các quyết định về sự

tồn tại của doanh nghiệp là đối tượng bị mua bán do sự thay đổi về sở hữu và kiểm

soát. Quyết định về sự tồn tại của doanh nghiệp bị bán hoàn toàn phụ thuộc vào tỷ

lệ sở hữu doanh nghiệp bị bán và ý đồ chiến lược của bên mua. Trong trường hợp

các nhà quản lý hoặc các nhà đầu tư bên ngoài mua lại doanh nghiệp thì doanh

nghiệp bị bán sẽ vẫn tồn tại nhưng với một cơ cấu sở hữu và cơ chế kiểm soát hoàn

toàn mới. Tuy nhiên, sáp nhập doanh nghiệp có thể được thực hiện không thông qua



10



mua bán khi các chủ sở hữu của hai doanh nghiệp đồng thuận về việc hợp nhất hai

doanh nghiệp. Đây là trường hợp sáp nhập tự nguyện không thông qua thôn tính

quyền sở hữu doanh nghiệp.

Xét ở góc độ tổ chức sản xuất trong nền kinh tế, M&A thể hiện xu hướng tập

trung các nguồn lực của nền kinh tế. Hiện tượng này đã được Karl Marx đề cập đến

trong khái niệm "tập trung tư bản". Cạnh tranh và tín dụng là những đòn bẩy mạnh

nhất thúc đẩy tập trung tư bản. Do cạnh tranh mà dẫn tới sự liên kết tự nguyện hay

sáp nhập của các tư bản cá biệt. Như vậy, có thể nói sáp nhập là một hình thức thể

hiện của tập trung tư bản.

Tóm lại, M&A có thể được hiểu là xu hướng tập trung tư bản và xuất hiện

một cách tất yếu trong nền kinh tế thị trường do tác động của cạnh tranh, hội nhập

khu vực và quốc tế. Đó là các giao dịch chiến lược làm thay đổi cơ cấu sở hữu

doanh nghiệp và do đó dẫn tới sự thay đổi quyền kiểm soát, điều hành doanh

nghiệp. Tuy nhiên, sáp nhập cũng có thể thực hiện bằng cách hợp nhất các doanh

nghiệp trên cơ sở các chủ sở hữu doanh nghiệp đồng thuận về sự hợp nhất.

1.1.2 Các chủ thể tham gia M&A

Cũng giống như bất kỳ giao dịch thị trường nào khác, các giao dịch M&A

cũng bao gồm hai nhóm chủ thể chính tham gia là bên bán và bên mua. Tuy nhiên,

do đây là các giao dịch về quyền sở hữu doanh nghiệp và có thể tác động đến nhiều

nhóm chủ thể khác nhau trong và ngoài doanh nghiệp nên bên cạnh bên mua và bên

bán còn có những cá nhân, tổ chức khác nhau liên quan đến hoạt động M&A.

Bên mua

Bên mua trong hoạt động M&A thường là tổ chức hoặc một số cá nhân có khả

năng về tài chính. Bên mua kỳ vọng rằng việc mua lại và sự cộng hưởng có thể có

được từ hoạt động kinh doanh hiện tại đối với hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp bị mua lại; sự cộng hưởng này giúp bên mua đạt được lợi ích nhiều hơn so

với khi doanh nghiệp của bên mua và doanh nghiệp bị mua lại hoạt động độc lập.

Nhưng bên mua sẽ để doanh nghiệp bị mua lại tiếp tục tồn tại độc lập và quan tâm

nhiều hơn đến việc tái cấu trúc doanh nghiệp bị mua lại. Việc tái cấu trúc là để cải



11



thiện, gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bị mua lại và sau đó bên mua

tài chính bán doanh nghiệp đã mua lại với mức giá cao hơn đáng kể so với chi phí

bỏ ra để mua lại và tái cấu trúc doanh nghiệp bị mua lại.

Bên bán

Bên bán là bên chuyển giao quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp. Bên bán

có thể bán một phần hoặc bán toàn bộ doanh nghiệp. Trong trường hợp bán một

phần, doanh nghiệp của bên bán vẫn tồn tại là một thực thể và tiếp tục hoạt động.

Việc bán một phần như vậy là cơ chế tài trợ vốn được bên bán áp dụng để tăng tính

thanh khoản hoặc tăng cường quan hệ giữa doanh nghiệp với bên mua. Với bên bán,

người đầu tư sáng lập đồng thời là chủ sở hữu thường điều hành công ty trong thời

gian dài, sở hữu phần vốn đáng kể. Chính vì vậy, họ có tiếng nói đáng kể trong các

giao dịch M&A. Các quyết định của họ có thể thúc đẩy bởi những động cơ khá đa

dạng, bao gồm cả các động cơ về mặt tài chính (tối đa hóa giá trị tài sản) và phi tài

chính (cảm xúc, lòng tự tôn…).

Các nhóm có liên quan



Các nhóm liên quan là các nhóm trực tiếp, hoặc gián tiếp tác động đến hoạt

động M&A, hoặc bị tác động bởi giao dịch M&A xuất phát từ việc thay đổi cơ chế

kiểm soát, điều hành hoạt động và từ đó tác động đến mối quan hệ giữa doanh

nghiệp với các nhóm đó. Các nhóm liên quan bên trong bao gồm những người làm

việc trong doanh nghiệp như hội đồng quản trị, ban quản lý điều hành, những người

quản lý chuyên môn và bộ phận phát triển các giao dịch chiến lược. Các nhóm liên

quan bên ngoài có thể kể đến là các khách hàng, các nhà cung cấp, các cơ quan

quản lý nhà nước, phương tiện truyền thông đại chúng… Đặc biệt phải kể đến đội

ngũ các nhà tư vấn, ngân hàng đầu tư, kiểm toán viên… trực tiếp hỗ trợ bên mua và

bên bán trong giao dịch M&A.

Tóm lại, giao dịch M&A được thực hiện với sự tham gia đồng thời của bên

bán và bên mua và có liên quan tới nhiều nhóm khác nhau, cả bên trong và bên

ngoài doanh nghiệp. Chính vì vậy, giao dịch M&A không chỉ là quá trình chuyển



12



nhượng quyền sở hữu doanh nghiệp đơn thuần giữa bên mua và bên bán mà còn

chịu tác động từ nhiều phía khác nhau.



1.2 Phân loại hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp

Hoạt động M&A có thể được phân loại dựa trên những căn cứ khác nhau tùy

theo cách tiếp cận khác nhau.

Căn cứ vào chủ thể tham gia mua bán chia thành 2 loại là M&A bên trong

và bên ngoài.

Doanh nghiệp cũng có thể bị mua lại bởi chính các nhà lãnh đạo doanh

nghiệp. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể không sở hữu hoặc chỉ sở hữu một

phần vốn của doanh nghiệp. Họ có thể là những người nắm giữ thông tin về tiềm

năng phát triển của doanh nghiệp, các cơ hội thị trường có thể có đối với doanh

nghiệp… và có tham vọng chi phối hoạt động của doanh nghiệp. Việc mua lại như

vậy sẽ giúp các nhà lãnh đạo có thêm quyền sở hữu để kiểm soát và chi phối hoạt

động của doanh nghiệp. Đứng sau việc mua lại của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp

thường là các ngân hàng, tổ chức tài chính cùng với những ràng buộc đối với các

nhà lãnh đạo nhận tài trợ của họ. Các nhà đầu tư bên ngoài cũng có thể tìm cách

mua lại doanh nghiệp để nắm quyền kiểm soát và chi phối hoạt động của doanh

nghiệp theo ý đồ của mình. Khi doanh nghiệp được mua lại bởi các nhà lãnh đạo

doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư bên ngoài, doanh nghiệp sẽ vẫn tiếp tục hoạt

động nhưng với một cơ cấu sở hữu mới và tất nhiên, cơ chế kiểm soát và điều hành

hoạt động của doanh nghiệp cũng bị thay đổi.

Căn cứ vào mối liên kết giữa các bên liên quan, hoạt động M&A có thể

phân loại thành 3 nhóm.

M&A theo chiều ngang: là sự kết hợp giữa hai doanh nghiệp kinh doanh và

cùng cạnh tranh trực tiếp về một dòng sản phẩm, dịch vụ trong cùng một thị trường.

Kết quả của giao dịch theo hình thức này sẽ mang lại cho bên sáp nhập nhiều lợi ích

như cơ hội mở rộng thị trường, tăng cường hiệu quả hệ thống phân phối, giảm bớt

đối thủ cạnh tranh, tận dụng nguồn lực con người, công nghệ... Hình thức M&A



13



theo chiều ngang tập trung năng lực sản xuất của các doanh nghiệp khác nhau vào

một doanh nghiệp và do đó mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp đi sáp nhập.

M&A theo chiều dọc là giao dịch M&A giữa các doanh nghiệp hoạt động tại

các khâu khác nhau trong cùng một lĩnh vực dẫn tới sự mở rộng về phía trước hoặc

phía sau của doanh nghiệp sáp nhập trên một chuỗi giá trị đó. Đó là khi doanh

nghiệp tìm cách kiểm soát các nguồn cung cấp đầu vào hoặc các kênh phân phối

đầu ra thông qua việc mua lại, sáp nhập để nhận được phần giá trị gia tăng nhiều

hơn từ các hoạt động sản xuất kinh doanh nằm dưới sự kiểm soát, chi phối của

mình. Hình thức sáp nhập này được chia thành hai nhóm nhỏ: (i) Sáp nhập tiến

(forward): trường hợp này xảy ra khi một doanh nghiệp mua lại doanh nghiệp khách

hàng của mình; (ii) Sáp nhập lùi (backward): trường hợp này xảy ra khi một doanh

nghiệp mua lại nhà cung cấp của mình. Sáp nhập theo chiều dọc đem lại cho doanh

nghiệp tiến hành hợp nhất lợi thế về đảm bảo và kiểm soát chất lượng nguồn hàng

hoặc đầu ra sản phẩm, giảm chi phí trung gian, khống chế nguồn hàng hoặc đầu ra

của đối thủ cạnh tranh.

M&A kết hợp: là giao dịch M&A diễn ra giữa các doanh nghiệp hoạt động ở

các lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề không liên quan với nhau. Các công ty này

không phải là đối thủ của nhau, và họ cũng không có mối liên hệ mua bán nào. Lợi

ích của hoạt động M&A loại này là giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa, tiết kiệm chi

phí gia nhập thị trường và lợi nhuận gia tăng nhờ có nhiều sản phẩm, dịch vụ.

Căn cứ vào quy mô của doanh nghiệp bán hay bị sáp nhập chia thành

M&A từng phần và toàn phần.

M&A từng phần xảy ra khi đối tượng của hoạt động M&A là một phần

doanh nghiệp của bên bán. Hình thức này không làm thay đổi sự tồn tại về mặt pháp

lý của bên bán và bên mua.

M&A toàn phần xảy ra khi đối tượng của hoạt động M&A là toàn bộ doanh

nghiệp của bên bán. Trong trường hợp này, bên mua sẽ nhận chuyển giao toàn bộ

quyền sở hữu đối với doanh nghiệp được mua lại và định đoạt sự tồn tại về mặt

pháp lý đối với doanh nghiệp này.



14



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

×