1. Trang chủ >
  2. Nông - Lâm - Ngư >
  3. Ngư nghiệp >

Chương 2: Các điểm, cụm CNNT, khu công nghiệp và làng nghề truyền thống ở nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 174 trang )


Dần dần theo yêu cầu của việc phát triển nghề, các hộ làm nghề tiểu thủ công

nghiệp tự quần tụ lại, thông thường tại những nơi thuận lợi giao thông hoặc

những nơi trung tâm, dần dần hình thành các cụm công nghiệp nông thôn.

Đến lượt nó, các cụm công nghiệp nông thôn sau khi hình thành lại giữ vai trò là

hạt nhân kỹ thuật trong nông thôn, tác động trở lại thúc đẩy nông nghiệp và các

hoạt động phi nông nghiệp khác phát triển.

Như vậy, có hai điểm cần chú ý về sự hình thành và phát triển các cụm công

nghiệp nông thôn:

- Thứ nhất, cụm công nghiệp nông thôn hình thành và phát triển luôn gắn liền

với những đặc điểm sản xuất, trước hết là sản xuất nông nghiệp và tập quán

truyền thống của mỗi vùng nông thôn.

- Thứ hai, cụm công nghiệp nông thôn là một bộ phận không thể tách rời của

ngành công nghiệp cả nước, là mạng lưới chân rết của công nghiệp thành thị,

của công nghiệp lớn. Điều này xuất phát từ bản chất của sản xuất công nghiệp

là có tính xã hội hoá cao.

Phát triển công nghiệp nông thôn có nội dung rất rộng, do vậy có thể và cần tiếp

cận quá trình này từ nhiều góc độ khác nhau. Khi xem xét tính chất hoạt động

của các công nghiệp nông thôn, ta nhận biết được các ngành công nghiệp nông

thôn chủ yếu. Nếu xem xét về cách thức bố trí sản xuất công nghiệp nông thôn

trong quá trình phát triển từ thấp đến cao, ta nhận biết được các dạng cụm công

nghiệp nông thôn.

1.2. Phương hướng phát triển các cụm công nghiệp nông thôn

Để thúc đẩy sự hình thành và phát triển các cụm công nghiệp nông thôn một

cách vững chắc, cần chú ý những vấn đề có tính phương hướng chủ yếu sau:

1.2.1. Cụm công nghiệp nông thôn vừa là hạt nhân kinh tế - kỹ thuật của mỗi

vùng nông thôn, vừa là chân rết của công nghiệp thành thị, công nghiệp hiện

đại.

Có thể nói đây là đặc điểm của cụm công nghiệp nông thôn cần được tôn trọng

trong quá trình xây dựng các cụm ngành nghề này.

Với tính cách là hạt nhân kinh tế - kỹ thuật, cụm công nghiệp nông thôn gắn bó

với yêu cầu phát triển kinh tế và đời sống trên địa bàn, luôn giữ vai trò là động

lực thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.

Là chân rết của công nghiệp thành thị bằng các hoạt động sơ chế nguyên liệu,

sản xuất các loại bán thành phẩm, lắp ráp linh kiện, sản xuất phụ kiện, phụ

tùng… dưới dạng các hợp đồng gia công đặt hàng sẽ cho phép gắn kết công

nghiệp nông thôn với công nghiệp thành thị trong sự phát triển thống nhất của

ngành công nghiệp cả nước.

1.2.2. Kết hợp phát triển chuyên môn hoá với đa dạng hoá trong các cụm

CNNT.



Do điều kiện cụ thể về tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi vùng nông thôn là khác

nhau đã tạo cho từng vùng có những lợi thế riêng. Mỗi cụm công nghiệp nông

thôn ở từng vùng cụ thể cần xác định ngành công nghiệp chuyên môn hoá, sản

phẩm chuyên môn hoá theo lợi thế của vùng. Ngành chuyên môn hoá, sản

phẩm chuyên môn hoá cần được đầu tư đầy đủ để phát huy hết lợi thế tiềm

năng của vùng.

Mặt khác, để đảm bảo cung cấp những hàng hoá và dịch vụ cần thiết cho các

hoạt động kinh tế khác mà trước hết là sản xuất nông nghiệp và đời sống dân

cư địa phương; sử dụng đầy đủ và hợp lý mọi nguồn tài nguyên đất đai, lao

động, tiền vốn, kỹ năng và kinh nghiệm truyền thống của vùng, cần phát triển

các ngành và các sản phẩm đa dạng khác. Trên cơ sở kết hợp phát triển

chuyên môn hoá với đa dạng hoá, các cụm công nghiệp nông thôn sẽ phát triển

vững chắc và có hiệu quả cao.

1.2.3. Kết hợp thủ công với hiện đại trong công nghệ sản xuất

Đặc điểm cơ bản về kỹ thuật sản xuất là phần lớn các ngành công nghiệp nông

thôn dựa trên công nghệ thủ công truyền thống và sự khéo léo tinh xảo của

người thợ thủ công. Trong điều kiện ngày nay; với việc áp dụng ngày càng

nhiều những công nghệ và kỹ thuật mới vào mọi lĩnh vực sản xuất đã làm cho

năng suất lao động tăng vọt và giá thành sản phẩm giảm thấp. Điều này tất yếu

đòi hỏi các ngành công nghiệp nông thôn cũng phải áp dụng từng bước công

nghệ hiện đại vào sản xuất theo phương châm “tiểu công nghiệp nhưng phải

hiện đại, thủ công nghiệp nhưng phải tinh xảo”.

Đối với những ngành công nghiệp và thủ công nghiệp truyền thống vừa khuyến

khích nâng cao kỹ năng thủ công tinh xảo, vừa cơ giới hoá hoặc tự động hoá

những công đoạn nhất định để không ngừng cải tiến chất lượng, mẫu mã sản

phẩm, nâng cao năng suất lao động, tăng khối lượng sản phẩm và hạ giá thành

sản phẩm hàng hoá nhưng cần đảm bảo được tính tinh xảo trong chế tác các

sản phẩm, giữ được những đặc trưng truyền thống của từng loại sản phẩm mà

nơi khác, vùng khác không có.

1.2.4. Phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp nông thôn trên cơ sở phát huy tối đa năng lực của mọi thành phần kinh

tế ở địa phương.

Phát triển các cơ sở, doanh nghiệp CNNT với quy mô nhỏ và vừa là chủ yếu,

đặc biệt coi trọng quy mô kinh doanh nhỏ của hộ tiểu chủ, cơ sở sản xuất kinh

tế hộ gia đình. Điều này vừa phù hợp với bản chất của loại hình công nghiệp

nông thôn là vừa phù hợp với trình độ quản lý ở nông thôn và vừa tạo nên tính

năng động, linh hoạt cao cho các cơ sở kinh doanh công nghiệp ở nông thôn.



Hình 7: Các khu công nghiệp đang quy họach, đầu tư xây dựng trên địa

bàn tỉnh An Giang

Do đa số cơ sở, doanh nghiệp CNNT quy mô sản xuất nhỏ, lẽ; cho nên các cơ

sở sản xuất CN TTCN nông thôn đáp ứng nhanh nhu cầu đa dạng về mẫu mã,

chất lượng khác nhau, có thể thay đổi chất liệu, kích thước, kiểu dáng đa dạng

và sáng tạo theo tay nghề, óc thẩm mỹ của người thợ và phù hợp nhu cầu của

thị trường mà ít phải đầu tư, thay đổi nhiều về công nghệ, máy móc thiết bị sản

xuất.

1.2.5. Xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp nông thôn cần chú trọng

việc bảo vệ môi trường.

Tuỳ theo đặc điểm kỹ thuật sản xuất của từng ngành nghề cụ thể mà quá trình

phát triển nghề tạo nên nguy cơ ô nhiễm các yếu tố môi trường đất, nước,

không khí có khác nhau. Cần coi vấn đề bảo vệ môi trường là một nội dung

trọng yếu trong quy hoạch, đầu tư xây dựng cũng như trong chiến lược phát

triển các cụm công nghiệp nông thôn.

Chẳng hạn làng nghề sản xuất gạch ngói, các doanh nghiệp khai thác đá… tạo

ra các chất thải khí, bụi đá… chẳng những gây các bệnh nghề nghiệp ảnh

hưởng sức khoẻ những người trực tiếp sản xuất, mà còn lan toả ra khu vực

xung quanh làm ô nhiễm không khí, tác hại sức khoẻ cộng đồng dân cư và hoa

màu, cây trái.



Các cơ sở chế biến thuỷ sản, sản xuất bún, thực phẩm… do chạy theo lợi

nhuận, do sự quản lý chưa nghiêm của chính quyền đã thải nước rửa cá, nước

từ bột bún, nước làm sạch nông thuỷ sản khác xuống sông, kênh rạch … gây ô

nhiễm nguồn nước sinh hoạt và tác động đến việc nuôi thuỷ sản trên sông. Các

nhà máy xay xát gây khói, bụi, tiếng ồn, xả trấu xuống sông, kênh rạch… tác

động xấu đến môi trường.

Mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về quản lý, xử

lý, xử phạt và biện pháp hành chính khác đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản

xuất gây ô nhiễm môi trường nhưng hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước

trong việc bảo vệ môi trường chưa cao.

1.3. Các dạng cụm công nghiệp nông thôn

Các cụm công nghiệp nông thôn hình thành và phát triển là kết quả của quá

trình công nghiệp hoá. Dựa trên kinh nghiệm những nước đã thực hiện công

nghiệp hoá thành công cũng như kinh nghiệm thực tiễn phát triển nông thôn

nước ta, có thể nhận thấy có các dạng cụm công nghiệp nông thôn chủ yếu là:

- Dạng cụm công nghiệp nông thôn làm vệ tinh của công nghiệp đô thị, công

nghiệp lớn. Các cụm công nghiệp nông thôn thuộc loại này thường bố trí ở các

thị trấn, thị tứ, vùng ven đô có cơ sở hạ tầng phát triển. Hướng chuyên môn hoá

của chúng là sơ chế hoặc bán tinh chế nguyên liệu (chủ yếu nông sản thực

phẩm) cho các xí nghiệp công nghiệp chế biến ở thành thị; làm hàng gia công,

sản xuất linh kiện hoặc bán thành phẩm, lắp ráp từng bộ phận của sản phẩm

cho xí nghiệp công nghiệp lớn.

- Dạng cụm công nghiệp nông thôn chế biến nông, lâm thuỷ sản ở các vùng

chuyên canh sản xuất nguyên liệu như: cụm công nghiệp khai thác chế biến gỗ,

lâm sản ở vùng núi; cụm công nghiệp chế biến chè ở vùng chuyên canh sản

xuất chè búp tươi, cụm công nghiệp chế biến cao su, hồ tiêu, mía đường, các

cụm công nghiệp chế biến thuỷ sản, hải sản ở vùng chuyên nuôi trồng hay đánh

bắt thuỷ hải sản…

- Dạng cụm công nghiệp hình thành và phát triển từ các làng nghề truyền thống.

Đây là dạng cụm công nghiệp nông thôn có lịch sử phát triển lâu đời nhất, thể

hiện đậm nét nhất truyền thống văn hoá của nông thôn. Hộ gia đình làm nghề

thủ công là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong các làng nghề.

Các làng nghề truyền thống ở nông thôn

2.1. Quá trình hình thành và phát triển các cụm làng nghề truyền thống

Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam vốn có truyền thống quý báu từ lâu đời.

Truyền thống đó gắn liền với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện

bằng những sản phẩm thủ công truyền thống, với những nét độc đáo, tinh xảo,

hoàn mỹ. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam có nét riêng và độc đáo tới

mức tên của sản phẩm luôn kèm theo tên của làng làm ra nó; sản phẩm nổi

tiếng cũng làm cho làng nghề tạo ra các sản phẩm ấy nổi tiếng.



Nhiều nghề và làng nghề truyền thống của ta đã nổi bật lên trong lịch sử văn

hoá, văn minh Việt Nam. Ở đó không chỉ tập trung một hay nhiều nghề thủ

công, trở thành một trung tâm sản xuất lớn hoặc khá lớn, mà còn là nơi hội tụ

các thợ và nghệ nhân có tài, khéo léo, tạo ra những sản phẩm có bản sắc riêng,

nơi khác khó có thể bắt chước được.

Lịch sử phát triển nền văn hoá cũng như lịch sử phát triển kinh tế của nước ta,

luôn gắn với lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam. Bởi những sản phẩm thủ

công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm sinh hoạt bình thường hàng ngày,

mà nó chính là những tác phẩm nghệ thuật biểu trưng của nền văn hoá xã hội,

thể hiện mức độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí, đặc điểm nhân văn của dân

tộc.



Hình 8: Nghề làm đồ gốm và nghề chế biến sản phẩm từ sợi lục bình khô

Ðồng thời, các làng nghề không chỉ đơn thuần sản xuất ra những sản phẩm

hàng hoá như trong một cái công xưởng. Làng nghề là cả một môi trường văn

hoá - kinh tế- xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời. Nó bảo lưu những tinh

hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác, chung đúc ở các

thế hệ nghệ nhân tài năng, với những sản phẩm có bản sắc riêng của mình,

nhưng lại tiêu biểu và độc đáo của cả dân tộc Việt Nam.

Môi trường văn hoá làng nghề cũng chính là khung cảnh làng quê, gắn với cây

đa bến nước, đình chùa, đền miếu..., các hoạt động lễ hội và hoạt động phường

hội, phong tục tập quán, nếp sống đậm nét dân gian và chứa đựng tính nhân

văn sâu sắc. Truyền thống đó từ lâu đã trở thành một bộ phận không thể thiếu

và làm phong phú thêm truyền thống văn hoá Việt Nam.

Tuy có những cách hiểu khác nhau về cụm công nghiệp làng nghề, nhưng có

thể quan niệm, cụm công nghiệp làng nghề là một địa điểm phân bố sản xuất



của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ kinh tế gia đình, kinh doanh công

nghiệp và dịch vụ nhằm khắc phục ô nhiễm môi trường, tạo ra cơ sở hạ tầng tốt

hơn và tạo điều kiện tốt hơn cho sản xuất kinh doanh.

Khác với khu công nghiệp tập trung; cụm công nghiệp làng nghề có quy mô nhỏ

hơn, điều kiện và phương tiện xử lý môi trường, cũng như có các yếu tố cơ sở

hạ tầng kém hơn. Cụm công nghiệp làng nghề khác với khu công nghiệp vừa và

nhỏ ở chỗ: khu công nghiệp vừa và nhỏ bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ

ở thành phố di dời ra để khắc phục ô nhiễm môi trường hoặc hình thành từ sự

quy hoạch, đầu tư phát triển của chính quyền địa phương.

Còn các cụm công nghiệp làng nghề gồm các cơ sở sản xuất được hình thành

từ các hộ kinh doanh gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở làng nghề; có

quá trình phát triển khá dài lâu, kết tinh nhiều kinh nghiệm và từ bàn tay, óc

thẩm mỹ của người thợ thủ công, mỹ nghệ. Nó mang tính tự phát nhiều hơn và

có sự thăng trầm theo thời gian.

2.2. Đặc điểm phát triển các cụm làng nghề

Phát triển cụm công nghiệp làng nghề là yêu cầu cấp thiết giải quyết mặt bằng

cho sản xuất kinh doanh và khắc phục ô nhiễm môi trường ở làng nghề. Trong

những năm đổi mới, làng nghề ở nông thôn Việt Nam đã có sự phát triển mạnh

và đạt được những thành tích đáng ghi nhận, đó là:

Quy mô và giá trị sản xuất của các làng nghề không ngừng tăng lên qua các

năm.

Nhiều làng nghề mới hình thành, nhiều làng nghề phát triển trở thành xã nghề,

vùng nghề. Theo số liệu điều tra của Tổ chức quốc tế Nhật Bản (2001) cả nước

có 2.017 làng nghề, trong đó làng nghề ở Bắc bộ chiếm 63%, đặc biệt vùng

châu thổ sông Hồng chiếm tới 43% số làng nghề toàn quốc, số làng nghề và lao

động trong các làng nghề đã tăng lên rõ rệt.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất ở các làng nghề trong những năm qua đạt khá cao,

vượt qua tốc độ tăng chung của công nghiệp cả nước.

· Nhiều làng nghề đã có sự chuyển đổi cơ cấu sản phẩm phù hợp với yêu cầu

thị trường. Nhiều làng nghề đã chú ý đổi mới công nghệ. Nhìn chung sản xuất

kinh doanh của các làng nghề được duy trì và phát triển, một số sản phẩm được

xuất khẩu ra nước ngoài.

· Về tổ chức sản xuất kinh doanh, ở nhiều làng nghề đã có sự đa dạng hoá các

hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển.

Theo số liệu của JICA (2001) tại các làng nghề trong cả nước, có 851 doanh

nghiệp (Công ty TNHH, Công ty tư nhân, Công ty cổ phần) và 277 hợp tác xã

hoạt động.

Với sự phát triển “khá nóng” như vậy, các làng nghề đã nổi lên 2 mâu thuẫn lớn

phải giải quyết, đó là:



- Thứ nhất, xãy ra tình trạng thiếu mặt bằng cho duy trì và mở rộng sản xuất

kinh doanh của các làng nghề.

- Thứ hai, cần phải xây dựng chiến lược phát triển làng nghề và giải pháp thích

hợp để giải quyết ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển làng nghề.

Hình thành và phát triển các cụm công nghiệp làng nghề là giải pháp hữu hiệu

để giải quyết hai mâu thuẫn trên trong quá trình phát triển các làng nghề.

Các cụm công nghiệp làng nghề được hình thành và phát triển bằng hai con

đường chính: i) Sự hình thành tự phát từ một cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp

do các hộ, cơ sở sản xuất tự xây dựng, sau đó phát triển thành cụm công

nghiệp làng nghề; ii) Xây dựng mới cụm công nghiệp làng nghề do nhu cầu bức

xúx cần mặt bằng mới, mở rộng hay quy hoạch của địa phương.

2.3. Một số giải pháp củng cố, bảo tồn và phát triển các cụm làng nghề thủ

công

Thời gian qua, nhiều làng nghề vẫn phát huy được vai trò và vị trí trong nền kinh

tế, xã hội nói chung nhưng cũng có nhiều làng nghề đang bị mai một dần, người

dân làng nghề vì nhiều lý do không còn theo nghề truyền thống của cha ông để

lại… Việc một số làng nghề bị mai một dẫn đến mất nghề có nhiều nguyên nhân

như do ngành nghề không thích hợp nhu cầu tiêu dùng của xã hội, tự thân các

làng nghề chưa có cách tiếp cận với cơ chế thị trường để tìm hướng đi phù hợp

hơn. Sản phẩm làm ra không phải không có chất lượng mà vì chưa tiếp thị,

quảng bá tốt, vẫn chủ yếu theo kiểu "hữu xạ tự nhiên hương".

Các tác động của kinh tế thị trường cũng tạo cho thế hệ thanh niên nông thôn

có xu hướng di dân ra thành thị, thích làm trong các ngành nghề mới, thu nhập

cao và không phải tốn nhiều công sức rèn luyện tay nghề như các nghề tiểu thủ

công mỹ nghệ.

Mỗi một làng nghề đều có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, làm nghề

theo kiểu cha truyền con nối, dòng tộc truyền lại. Làm thế nào để bảo tồn và

phát triển làng nghề trong cơ chế thị trường, đây là bài toán khó cho các cơ

quan quản lý. Để phát triển các làng nghề, có một định hướng đang được quan

tâm hiện nay là xây dựng làng nghề tập trung kết hợp với kinh doanh dịch vụ và

du lịch.

Các làng nghề cần được các chính sách hỗ trợ để xây dựng tập trung, tạo ra

những điểm du lịch hấp dẫn khách trong và ngoài nước, tạo các điều kiện về

vốn, bổ sung công nghệ phù hợp, thay đổi mẫu mã, bao bì, nâng cao tay nghề,

tiếp thị sản phẩm… nhằm duy trì nghề truyền thống, tạo công ăn việc làm, xoá

đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn. Phát triển làng nghề kết hợp với du lịch

là hướng đi thuận lợi cho các làng nghề, để làm được việc này cần sự phối hợp

đồng bộ giữa các cấp, ngành, địa phương, Tổng cục Du lịch Việt Nam trong việc

sắp xếp các tua du lịch cho khách tham quan, xây dựng cơ sở hạ tầng...

Sau khi có Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng

Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn,

cụm công nghiệp làng nghề rất phát triển ở các địa phương có nhiều làng nghề.



Từ thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh thời gian qua cho thấy cụm công

nghiệp làng nghề có ưu điểm và lợi ích rõ rệt sau đây:

- Thúc đẩy phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương, góp

phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế các tỉnh.

- Tạo mặt bằng cho mở rộng và tăng quy mô sản xuất của nhiều làng nghề.

Như vậy, có thể coi cụm công nghiệp làng nghề là cứ điểm, là khâu đột phá

trong phát triển làng nghề ở trình độ mới quy mô nâng lên, hạn chế ô nhiễm môi

trường và nâng cao chất lượng sự phát triển.

Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và nâng cao vai trò cụm công nghiệp

làng nghề trong quá trình hội nhập.

Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp làng nghề.

Phải coi trọng công tác quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp làng nghề vì

khâu này phải đi trước và nó ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển lâu dài

của cụm. Tư tưởng cần quán triệt trong quy hoạch là: phải tính toán mục tiêu và

hiệu quả của cụm công nghiệp làng nghề. Về mục tiêu thành lập cụm công

nghiệp làng nghề là hạn chế ô nhiễm môi trường và phát triển sản xuất kinh

doanh, trong đó nhấn mạnh trước hết đến mục tiêu hạn chế ô nhiễm môi

trường. Ngành nào, sản phẩm nào để lại sản xuất phân tán ở làng nghề (thêu

ren, mây tre đan...) có hiệu quả thì không nhất thiết phải thành lập cụm công

nghiệp làng nghề. Ngành nào, sản phẩm nào nếu sản xuất phân tán ở làng xã

làm môi trường bị ảnh hưởng thì kiên quyết thành lập cụm công nghiệp làng

nghề để tách khu vực sản xuất ra khỏi khu dân cư. Cần tránh tình trạng biến

cụm công nghiệp làng nghề thành một khu dân mới và nhân rộng ô nhiễm môi

trường ra nơi mới.

Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp làng nghề cần chú ý kết hợp với:

i) Quy hoạch phát triển ngành nghề trong chiến lược lâu dài;

ii) Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương;

iii) Quy hoạch sử dụng đất đai của tỉnh;

iv) Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp vừa và

nhỏ trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện các giải pháp giảm ô nhiễm môi trường.

Trên thực tế, chưa có tiến bộ và thay đổi đáng kể trong giải quyết ô nhiễm môi

trường ở các làng nghề khi thành lập cụm công nghiệp làng nghề.

Để giảm ô nhiễm môi trường ở các làng nghề và các cụm công nghiệp làng

nghề, cần có giải pháp đồng bộ về: Quy hoạch, công nghệ sản xuất, xử lý môi

trường và chính sách kèm theo.

- Về quy hoạch: Thành lập và phát triển các cụm công nghiệp làng nghề để tách

khu vực sản xuất ra khỏi khu vực dân cư và tạo điều kiện mở rộng, phát triển



sản xuất. Trong mỗi một cụm công nghiệp làng nghề, cần giành một diện tích

đất đai nhất định để trồng cây xanh.

- Về công nghệ sản xuất: Cần thay đổi và đổi mới công nghệ sản xuất theo

hướng áp dụng công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường, ví dụ: dùng lò ga thay lò

hộp sử dụng than củi trong các làng và các cụm công nghiệp sản xuất gốm sứ.

- Về xử lý ô nhiễm: Tại các cụm công nghiệp làng nghề có thể thành lập các xí

nghiệp xử lý chất thải và áp dụng các phương tiện xử lý chất thải. Nên có các

giải pháp để nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi người lao động. Mỗi cơ sở

sản xuất kinh doanh phải có giải pháp xử lý tập trung phế thải ở cụm công

nghiệp làng nghề với sự hỗ trợ có hiệu quả của nhà nước.

- Về chính sách, nên có chính sách đầu tư hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường.

Tổ chức bộ máy quản lý đối với cụm công nghiệp làng nghề.

Để quản lý cụm công nghiệp làng nghề có hiệu lực và hiệu quả, vấn đề mấu

chốt là phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý nội bộ

cụm. Trong đó sẽ phân công phân cấp: chức năng quản lý nhà nước và chức

năng quản lý nội bộ cụm công nghiệp làng nghề cần phân biệt rõ.

Bộ máy chính quyền các cấp (tỉnh, huyện, xã) - với cơ quan giúp việc là các cơ

sở ban, ngành của tỉnh và các phòng, ban của huyện là cơ quan quản lý nhà

nước đối với các cụm công nghiệp làng nghề; chịu trách nhiệm về quy hoạch,

chỉ đạo thực hiện quy hoạch, ban hành, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các quy

định, hướng dẫn có tính pháp quy về xây dựng và phát triển cụm công nghiệp

làng nghề.

Ban Quản lý dự án cụm công nghiệp làng nghề ở các huyện là ban chuyên môn

do nhà nước tổ chức ra để lo việc: đầu tư, triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng

và đưa cụm công nghiệp làng nghề vào hoạt động.

Ban điều hành hoạt động cụm công nghiệp làng nghề (thực chất là Ban quản lý

nội bộ cụm) là một tổ chức do cụm công nghiệp làng nghề thành lập, sau khi

công tác xây dựng hạ tầng kỹ thuật của cụm về cơ bản hoàn thành. Ban này

hoạt động như một đơn vị sự nghiệp có thu hoặc một đơn vị thực hiện hạch

toán kinh tế.

· Hoàn thiện môi trường thể chế cho phát triển và quản lý các cụm công nghiệp

làng nghề.

Sau khi có Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng

Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn,

nhiều chính quyền địa phương (tỉnh, huyện) đã ban hành các văn bản pháp quy

để tiến hành xây dựng và phát triển cụm công nghiệp làng nghề.

Các văn bản pháp quy này đã tạo cơ sở pháp lý để triển khai khá nhanh các

công việc liên quan đến hình thành, phát triển các cụm làng nghề. Tuy nhiên,

còn nhiều vấn đề cần có quy định thống nhất của nhà nước để tạo môi trường



thể chế cho quản lý, hoạt động, phát triển các cụm công nghiệp làng nghề, đó

là:

- Cần ban hành về mặt pháp quy các tiêu chí đánh giá làng nghề và cụm công

nghiệp làng nghề. Nên thống nhất khái niệm: cụm công nghiệp làng nghề.

- Xây dựng cơ chế cho việc thành lập, phát triển, quản lý các cụm công nghiệp

làng nghề.

- Nên có chính sách khuyến khích, hỗ trợ của nhà nước đối với hình thành và

phát triển cụm công nghiệp làng nghề. Ví dụ, nhà nước hỗ trợ việc xây dựng hạ

tầng cơ sở ngoài hàng rào, cấp điện, nước đến cụm công nghiệp làng nghề, hỗ

trợ kinh phí lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp làng nghề, ưu tiên trong việc

tính giá thuê đất, hỗ trợ công tác đào tạo và nghiên cứu, ứng dụng khoa học

công nghệ, hỗ trợ công tác tiếp thị...

· Phát triển các hoạt động dịch vụ với sự hỗ trợ của nhà nước.

Các hoạt động dịch vụ như: đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công

nghệ, tư vấn chất lượng, xúc tiến thương mại, tài chính ngân hàng đóng vai trò

rất quan trọng đối với đẩy nhanh sự phát triển, nâng cao hiệu quả sự phát triển

các cụm công nghiệp làng nghề.

Trên thực tế, các hoạt động dịch vụ trên còn rất nhỏ bé, chưa phát triển và phần

lớn do cơ sở tự lo hoặc do tổ chức trung gian đảm nhận.

2.4. Kinh nghiệm phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn ở

một số nước châu Á và bài học đối với Việt Nam

Nhận thức được tầm quan trọng của các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp

trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, các nước Nhật Bản, Hàn

Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ… đều tập trung nỗ lực của mình vào phát triển các

ngành tiểu, thủ công nghiệp trong nông thôn và đưa ra những giải pháp phát

triển như: Xác định hướng phát triển các ngành tiểu, thủ, nhiệm vụ được đặt ra

là bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống theo hướng hiện đại và vận

dụng lợi thế của các xí nghiệp nhỏ và vừa vào phát triển ngành tiểu công

nghiệp.

Tổ chức quản lý các ngành tiểu, thủ công nghiệp, nhiệm vụ đặt ra là lựa chọn

hướng sản xuất và lựa chọn kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức các dịch

vụ tư vấn công nghiệp, thiết lập mối quan hệ sản xuất gia công công nghiệp,

giữa nền sản xuất tiểu công nghiệpv à nền sản xuất đại công nghiệp. Trên cơ

sở những kinh nghiệm đó, một số bài học về phát triển ngành tiểu, thủ công

nghiệp cho nông thôn Việt nam trong thời gian tới.

2.4.1. Xác định hướng phát triển các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp

* Bảo tồn, đổi mới và phát triển nghề thủ công truyền thống ở nông thôn: Đây là

vấn đề trọng tâm trong hát triển ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp trong nông

thôn ở các nước châu Á điển hình là Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc,

vùng lãnh thổ Đài Loan, Thái Lan… Các nước đã tập trung nhiều nỗ lực vào



việc bảo tồn, đổi mới và phát triển nghề thủ công truyền thống. Nghề thủ công

muốn phát triển phải có sự thích nghi với xu thế mới, phải được đổi mới và hiện

đại hoá. Đây là hai điều kiện quyết định cho mọi kỳ vọng phát triển. Trường hợp

Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc cho Việt Nam kinh nghiệm tiêu biểu về khả

năng thích nghi của nền thủ công nghiệp truyền thống với công cuộc hiện đại

hoá nền kinh tế. Người thợ thủ công ở những nước này đã được đổi mới, mang

tính cách mới.

Quan niệm về người thợ thủ công không còn theo nghĩa cổ điển là làm bằng tay

mà đã được hiểu theo nghĩa tính chất sản xuất cá thể hoá của họ. Người thợ

thủ công hiện đại có thể sử dụng các dụng cụ cơ khí như máy khoán, cưa điện

và máy móc hiện đại. Kinh nghiệm các nước cho thấy bảo tồn và phát triển một

giá trị truyền thống một nghề thủ công nào đó hoàn toàn không có nghĩa duy trì

một kỹ thuật thô sơ không cần đến máy móc và không nên duy trì một quan hệ

cạnh tranh giữa sản phẩm thủ công với sản phẩm công nghiệp hiện đại, nền

sản xuất thủ công nghiệp phải được hiện đại, hướng đến một quan hệ bổ sung

đối với nền sản xuất đại công nghiệp và hướng đến các khu vực dịch vụ hiện

tại.

* Vận dụng lợi thế và ưu điểm của xí nghiệp nhỏ và vừa vào phát triển ngành

tiểu, thủ công nghiệp trong nông thôn: Các nước có nền công nghiệp hiện đại

như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan… rất

quan tâm đến phát triển các xí nghiệp nhỏ và vừa trong các ngành tiểu, thủ

công nghiệp trong nông thôn, vì nó có nhiều lợi thế và ưu điểm. Kinh nghiệm

vận dụng lợi thế và ưu điểm của xí nghiệp nhỏ được thể hiện qua một số nội

dung như:

- Vận dụng lợi thế vật chất kỹ thuật của quy mô sản xuất nhỏ để sản xuất những

sản phẩm đòi hỏi độ chính xác tương đối; Vận dụng lợi thế về địa điểm sản xuất

và chi phí vận chuyển thấp.

- Sử dụng công nhân có tay nghề, trong xí nghiệp nhỏ để sản xuất hàng loạt

những bộ phận đặc biệt và phụ tùng để hoàn chỉnh sản phẩm, sản phẩm sản

xuất từng lô nhỏ, không thể tiêu chuẩn hoá, phụ thuộc vào nhu cầu, thị hiếu của

khách hàng, thị trường hạn chế.

- Vận dụng tính mềm dẻo, linh hoạt trong các hoạt động sản xuất kinh doanh,

khả năng giảm bớt các chi phí trung gian, các quan hệ cá nhân chặt chẽ, trực

tiếp trong nội bộ xí nghiệp trong việc nâng cao năng suất lao động, khai thác

những điểm mạnh trong dịch vụ bán hàng như sự nhanh nhậy, trực tiếp, chu

đáo, phản ứng nhạy bén đối với khả năng phát triển sản xuất sản phẩm mới và

dễ nắm bắt thời cơ kinh doanh hơn là các xí nghiệp lớn.

2.4.2. Tổ chức quản lý các ngành tiểu, thủ công nghiệp.

Kinh nghiệm của các nước cho thấy, những thành công về phát triển các ngành

nghề tiểu, thủ công nghiệp trong nông thôn phần lớn phụ thuộc vào yếu tố tổ

chức quản lý sản xuất, trong đó tập trung vào những điểm mấu chốt như:



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

×