1. Trang chủ >
  2. Nông - Lâm - Ngư >
  3. Ngư nghiệp >

Chương 7: Quản trị cơ sở doanh nghiệp công nghiệp nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 174 trang )


Sử dụng mô hình SWOT để phân tích tình hình của ĐBSCL theo quan điểm hợp

tác liên kết giữa các tỉnh

o Điểm mạnh: điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thuỷ sản

và du lịch sinh thái, nguồn nhân lực dồi dào.

o Điểm yếu: lũ lụt ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của vùng, thiếu đội ngũ

lao động có trình độ và thiếu sự hợp tác giữa các ngành và địa phương trong

điều kiện cơ sở hạ tầng yếu kém

o Cơ hội: được Chính phủ quan tâm đầu tư, con người ĐBSCL năng động

thông minh; việc hoà nhập của đất nước vào nền kinh tế thế giới và khu vực là

cơ hội để mở rộng thị trường

o Thách thức: nền kinh tế thị trường thường xuyên thay đổi, khó kiểm soát do

năng lực của ta còn yếu; việc sản xuất làm nguy cơ ô nhiễm môi trường.

1.2. Sử dụng phương pháp phân tích chuỗi các giá trị

Là một chuỗi hoàn chỉnh các hoạt động kinh tế từ giai đoạn tạo ra nguyên vật

liệu thô cho đến khâu phân phối sản phẩm cuối cùng tới khách hàng. Chuỗi giá

trị có thể bao gồm các nhân tố ở nhiều địa phương tham gia hoặc cả quy mô

toàn cầu.



Sự không hiệu quả ở từng khâu riêng biệt trong cả chuỗi giá trị: Hội chứng

mang tên con bò điên ngu ngốc. Đây là ví dụ minh họa:

Chính phủ Columbia và các công ty tư nhân đã thực hiện một cuộc nghiên cứu

để khuyến nghị làm thế nào để nâng cao tính cạnh tranh của ngành sản xuất đồ

da xuất khẩu sang Mỹ. Cuộc nghiên cứu bắt đầu từ New York, khi biết rằng giá

túi da của Columbia tại đây quá cao còn chất lượng thì quá thấp. Đoàn người

nghiên cứu đã trở lại Columbia để phỏng vấn các nhà sản xuất điều gì đã làm

giảm chất lượng và bán với giá cao như vậy. Kết quả là không phải do nhà sản

xuất, cũng không phải do xưởng thuộc da đã cung cấp da với lượng thấp,

không phải do ở các lò mổ không quan tâm tới việc bảo vệ da, không phải do

chủ trang trại nuôi bò với việc dùng mác sắt để bảo vệ bò khỏi nạn trộm bò, mà

nguyên nhân cuối cùng là lỗi của các con bò. Lũ bò ngu ngốc tự làm trầy xước

da khi va chạm vào mác sắt, đã làm hỏng da.

Đây là ví dụ buồn cười về sự đổ lỗi lẫn nhau. Nhưng ý nghĩa cốt lỏi của phân

tích chuỗi giá trị là: xem xét các mối liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất;

giữa các nhà sản xuất với các nhà kinh doanh và nhà cung cấp các dịch vụ hỗ

trợ. Qua đó, xác định được những thiếu sót và khâu kém hiệu quả trong chuỗi

có thể làm cho sản phẩm cuối cùng thiếu tính cạnh tranh, để có các giải pháp

cần thiết và kịp thời tác động nhằm cải thiện tình hình. Và để làm được điều này

đòi hỏi một quá trình rất công phu phân tích rất nhiều giai đoạn trong quá trình



tạo ra sản phẩm từ nhà sản xuất nguyên liệu ban đầu cho đến khi sản phẩm tới

tay khách hàng.

Mặt khác, viễn cảnh chuỗi giá trị nói lên sự tập trung vào khách hàng cuối cùng,

điều này có thể dẫn đến sự hiểu biết tốt hơn về khách hàng và sản phẩm có

chất lượng tốt hơn sau khi khắc phục những điểm làm cho sản phẩm kém hiệu

quả. Và sự hợp tác chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị có thể tạo ra

sự đổi mới của sản phẩm.

Ví dụ minh hoạ - Chuỗi giá trị sản phẩm chế biến cá Ba sa ở An Giang:

Trước tiên, người nuôi cá sẽ cung cấp cá nguyên liệu cho nhà máy chế biến.

Có một loạt các nhà cung cấp dịch vụ cho người nuôi cá như: cung cấp thú y

thuỷ sản, kỹ thuật khuyến ngư, cá giống, dịch vụ tài chính.

Nhà sản xuất sẽ chế biến cá nguyên liệu thông qua qui trình sản xuất của nhà

máy tạo ra nhiều loại thành phẩm khác nhau.

Ngoài ra có một loạt các nhân tố khác có liên quan như: Hiệp hội VASEP, các

cơ quan xúc tiến thương mại, dịch vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm, các trường

đào tạo nhân lực cho các công ty, các nhà tư vấn về: công nghệ, pháp luật, thị

trường, marketing; nhà sản xuất bao bì.

Thông qua dịch vụ vận chuyển để các sản phẩm này đến các kênh phân phối

đã thiết lập sẵn. Các kênh phân phối này có thể ở trong nước và nước ngoài tuỳ

vào chiến lược phân phối của các công ty.

Cuối cùng sản phẩm cá ba sa có thể được chế biến lại ở nước người mua, và

đến tay người tiêu dùng.

Làm thế nào có thể xúc tiến phát triển các chuỗi giá trị? Các hoạt động trong

quá trình thúc đẩy chuỗi giá trị là gì?

Trước tiên là tập hợp các công ty và các chủ thể khác trong chuỗi giá trị. Sau

đó, xúc tiến thảo luận để tìm ra những nút cổ chai trong chuỗi giá trị, thảo luận

để tìm ra các biện pháp khắc phục có thể có về những vấn đề đó; thoả thuận

giữa các công ty và chủ thể trong chuỗi giá trị để tìm ra các mục tiêu và biện

pháp ưu tiên cho các hành động; và phân chia trách nhiệm giữa các chủ thể để

đi tới việc thực hiện.

2.Quy trình công nghệ của một số nghề CNNT

2.1. Quy trình công nghệ sản xuất

Quy trình công nghệ sản xuất có thể là quy trình chung hay quy trình cho từng

bộ phận. Để tạo ra sản phẩm, trong các cơ sở, doanh nghiệp thường có nhiều

bộ phận sản xuất. Đó là một đơn vị sản xuất có một dây chuyền công nghệ tạo

ra sản phẩm. Trong quy trình công nghệ mỗi cơ sở sản xuất đều có các bộ

phận, phân xưởng sản xuất với những chức năng nhất định để tạo ra sản phẩm.



Trong quy trình sản xuất các bộ phận có thể được thể hiện bằng sơ đồ khối với

các mối liên hệ và cá số liệu liên quan. Để xây dựng quy trình sản xuất có thể

Việc lập quy trình sản xuất giúp nhà quản lý có thể hình dung các mối quan hệ

đầu vào, đầu ra và giữa các bộ phận trong quá trình sản xuất hay chế biến một

dạng hay loại sản phẩm nhất định. Từ đó có thể tính toán được các yếu tố đầu

vào (nguyên nhiên vật liệu, điện, nước, nhân công, các vật rẻ tiền mau hỏng,

các máy móc thiết bị như động cơ, nồi hơi, lò sấy, hệ thống xử lý nước cấp, hệ

thống cung cấp nhiên liệu, điện năng, hệ thống băng chuyền vận chuyển….) và

xác định được số lượng và chất lượng các yếu tố đầu ra (thành phẩm, bán

thành phẩm, phụ phẩm, phế phẩm, các loại chất thải…) nằm ở từng khâu của

quá trình sản xuất.

Trong sơ đồ sản xuất cũng cần đo đạc các số liệu về nguyên nhiên vật liệu sử

dụng để duy trì, bảo dưỡng thiết bị, ví dụ như dầu mở bôi trơn, nước làm lạnh,

nước tuần hoàn…

Như vậy sơ đồ quy trình sẽ giúp cho cơ sở, doanh nghiệp chủ động lên kế

hoạch sản xuất tiêu thụ của doanh nghiệp, giúp hoạch định kho bãi chứa vật tư

nguyên liệu đầu vào, kho chứa sản phẩm chuẩn bị tiêu thụ; giúp nghiên cứu sản

xuất sạch hơn như việc giảm tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng ở

đầu vào, hợp lý hoá các công đoạn sản xuất, kiểm toán chất thải, theo dõi quản

lý hệ thống sản xuất và thực hiện các tiêu chuẩn về chất lượng như ISO,

HACCP…

2.2. Một số quy trình sản xuất, chế biến của các ngành nghề cơ bản, phổ

biến ở nông thôn

2.2.1. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản

Ví dụ minh họa: Nghề xay lát, lau bóng gạo

Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều lợi thế để xây dựng vùng lúa chuyên canh

xuất khẩu gạo, xuất phát từ những thuận lợi của hệ thống canh tác và điều kiện

lưu thông phân phối.

Muốn cải tạo và hiện đại hoá hệ thống xay xát để nâng cao quy cách, chất

lượng gạo xuất khẩu cần cải tiến một số công nghệ như sau:

- Ở công đoạn nhập nguyên liệu cần chú trọng trang bị phương tiện, tiết bị sàng

tách tạp chất và máy sấy để đảm bảo lúa đạt tiêu chuẩn về độ sạch và độ ẩm

trước khi đưa vào xay, nhất là đạt độ ẩm tiêu chuẩn 14-15% sẽ giảm thiểu được

tỷ lệ gạo gãy trong quá trình xay xát.

- Trong quy trình chế biến cần thay công nghệ cũ (dùng cối đá để bóc trấu và

chà trắng) trước đây bằng phương pháp công nghệ tốt hơn. Trong đó bóc vỏ

trấu bằng rulô cao su sẽ cho tỷ lệ gạo lật (gạo lức) cao hơn; bốc cám bằng

thanh trượt lặp lại nhiều lần (phạm vi điều chỉnh là 2-4 lần) đảm bảo gạo trắng

hơn và ít gãy nát hơn. Đánh bóng để lau sạch lớp cám mịn bám bên ngoài bề

mặt hạt gạo giúp dự trữ được lâu hơn. Sàng lọc tạp chất lần thứ hai nhằm loại

tạp chất triệt để hơn. Ở công đoạn cuối cùng bán thành phẩm được sàng phân



loại chi tiết, cho vào các thùng chứa riêng biệt theo các nhóm: hạt nguyên (hai

đầuha5t gạo đều nhọn), hạt mẻ đầu (ít nhất bằng 8/10 hạt nguyên), gạo gãy hay

tấm lớn (từ 5/10 đến 8/10 hạt nguyên), tấm vừa (từ 2,5/10 đến dưới 5/10 hạt

nguyên), tấm nhỏ (nhỏ hơn 2,5/10 hạt gạo nguyên), từ đó cho phép phối trộn

gạo thành phẩm theo các phẩm cấp mà khách hàng yêu cầu.

Sơ đồ Quy trình xay xát gạo



- Trong cấu tạo của lúa, hàm lượng trấu chiếm khoảng 20-22%. Cho nên một số

nhà máy xay xát bóc vỏ trấu và cám trước ở vùng nguyên liệu, chỉ chở gạo lật

(gạo lứt) về lau xát tại các nhà máy gần nơi tiêu thụ hay xuất khẩu thì sẽ giảm

bớt chi phí vận chuyển (do đã để lại khoảng 30% trọng lượng lúa), đồng thời hạt

gạo có thời gian nguội lại trước khi đưa vào công đoạn bóc cám và đánh bóng;

hạn chế rất nhiều tỷ lệ gạo gãy và độ gãy nát của hạt gạo. Do đó giảm hao hụt,

giảm thứ phẩm, tăng tỷ lệ thu hồi chính phẩm và tăng hiệu quả kinh tế so với

trường hợp xay xát đi từ lúa ra gạo trắng trên một quy trình liên hoàn. Tuy nhiên

cách làm này chỉ có hiệu quả ở góc độ giảm bớt chi phí vận chuyển và thuận lợi

cho công tác kiểm phẩm, chứ chưa giảm thiểu được mức hao hụt, tỷ lệ gạo gãy

vẫn còn cao, thành phẩm thu hồi thấp và lượng tấm dôi ra khá cao (từ 20-30%

so với trọng lượng nguyên liệu) lại khó xuất khẩu vì thường không đạt quy cách

quốc tế.

- Cần có chính sách khuyến khích nông dân và các cơ sở doanh nghiệp tham

gia đầu tư phát triển hệ thống nhà máy xay xát cở nhỏ có tính cơ động cao rộng

khắp vùng lúa nhằm tạo nguồn cung ứng nguyên liệu (gạo lứt) dồi dào. Bên

cạnh tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư hệ thống nhà máy xay xát

gạo quy mô lớn ở những địa điểm thuận tiện cho việc lưu thông phân phối nằm



dọc theo tuyến đường sông, hình thành các cụm công nghiệp liên hợp phục vụ

xuất khẩu gạo (kết hợp kho trung chuyển với nhà máy xay xát, lau bóng gạo,

nhà máy sản xuất bao bì..) nằm gần các cảng sông.

- Các nhà đầu tư cũng cần nghiên cứu sản xuất các mặt hàng mới như gạo đồ,

gạo sấy… để đa dạng hoá sản phẩm phù hợp nhu cầu của thị trường.

2.2.2. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ nông thôn

Ví dụ minh họa: Nghề sản xuất gạch ngói nung:

Theo thống kê, An Giang hiện có 490 cơ sở sản xuất gạch ngói, với 985 lò gạch

thủ công, tổng sản lượng khoảng 400 triệu viên các loại. Riêng hai nhà máy

gạch tuy nen của Công ty xây lắp An Giang sản xuất khoảng 55 triệu viên /năm.

Năm 2005, sản lượng gạch ngói của An Giang đạt trên 433 triệu viên, cung cấp

cho thị trường đồng bằng sông Cửu Long và Campuchia.

Sở Công nghiệp An Giang đã quy hoạch 4 cụm CN sản xuất gạch ngói ở các xã

Hoà Bình Thạnh (huyện Châu Thành), xã Nhơn Mỹ (Chợ Mới), xã Bình Mỹ và

Bình Thuỷ (Châu Phú) với tổng diện tích là 191 ha. Dự kiến đến năm 2010 An

Giang sẽ thay toàn bộ các lò gạch nung thủ công hiện nay gây nhiều ô nhiễm,

khói bụi, dễ xãy ra tai nạn lao động bằng các lò sử dụng công nghệ nung liên

tục kiểu đứng, ít khói bụi. Hiện có gần 50 ngàn lao động đang làm việc trong các

lò sản xuất gạch ở tỉnh An Giang.

(Sinh viên thảo luận và vẽ quy trình sản xuất gạch)

3.Vấn đề kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động trong sản xuất CNNT

3.1. Điều kiện lao động và các yếu tố nguy hiễm có hại trong lao động

Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã

hội, tự nhiên, thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao

động, tải trọng của công việc và mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố tác động

đến sức khoẻ, khả năng lao động của người lao động, ảnh hưởng đến trạng thái

và quá trình biến đổi các chức năng lao động, trạng thái tâm sinh lý người lao

động.

Để có thể làm tốt công tác bảo hộ lao động, người sử dụng lao động phải đánh

giá được các yếu tố điều kiện lao động, đặc biệt là phải phát hiện và xử lý các

yếu tố không thuận lợi đe doạ đến sức khoẻ và an toàn của người lao động

trong quá trình lao động.

3.1.1. Các yếu tố của lao động như:

 Người lao động,

 Máy, thiết bị, công cụ lao động

 Nhà xưởng, nơi sản xuất

 Năng lượng, nguyên vật liệu

 Đối tượng lao động

3.1.2. Các yếu tố liên quan đến lao động



 Các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi làm việc

 Các yếu tố kinh tế xã hội, quan hệ, đời sống hoàn cảnh gai đình liên quan đến

tâm lý người lao động

3.1.3. Điều kiện lao động không thuận lợi được chia thành hai loại chính

- Những yếu tố, điều kiện lao động xấu, có nguy cơ gây chấn thương, tai nạn

lao động như: các bộ phận truyền động và chuyển động; nguồn nhiệt, nguồn

điện; vật rơi, đổ, sập; vật văng, bắn; các vụ nổ.

- Những yếu tố có hại đối với sức khoẻ, gây bệnh nghề nghiệp như vi khí hậu

xấu (nhiệt độ, độ ẩm không khí, bức xạ nhiệt, phóng xạ…), tiếng ồn, độ chiếu

sáng, độ rung động; chất phóng xạ, bụi, các hoá chất, hơi khí độc, các vi sinh

vật có hại…

Bên cạnh có các yếu tố về cường độ lao động, tư thế lao động gò bó và đơn

điệu trong lao động không phù hợp với tâm sinh lý bình thường và nhân trắc

của cơ thể người lao động trong sản xuất.

3.2. Công tác bảo hộ lao động trong cơ sở CN TTCN

Lĩnh vực kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động là một lĩnh vực tổng hợp liên quan

đến các ngành khoa học, công nghệ, y tế, bảo vệ sức khoẻ, quản lý, luật

pháp… thể hiện quan điểm nhân bản - tất cả vì con người, tất cả cho con người

của Đảng và Nhà nước ta.

Từ bản Hiến pháp năm 1946, đã quy định quyền làm việc, nghỉ ngơi, quyền

được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động. Trong quá trình xây

dựng đất nước, Nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật, chế độ

chính sách về bảo hộ lao động. Năm 1994, Quốc hội đã ban hành Bộ luật Lao

động, có chương 9 nói về An toàn lao động, vệ sinh lao động. Nhiều văn bản

dưới luật đã cụ thể hoá công tác này.

Mục đích của công tác bảo hộ lao động, mà chủ yếu là kỹ thuật an toàn và vệ

sinh lao động; bằng các biện pháp về khoa học, kỹ thuật, tổ chức, hành chính,

kinh tế xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiễm và có hại phát sinh trong sản

xuất, tạo nên điều kiện lao động thích nghị, thuận lợi và ngày càng được cải

thiện để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau và

giảm sút sức khoẻ cũng như những thiệt hai khác đối với người lao động, nhằm

đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng người lao động, trực tiếp góp

phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.

Bảo hộ lao động trước hết là phạm trù của sản xuất, gắn liền với sản xuất nhằm

bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất là người lao động. Mặt

khác nhờ chăm lo bảo vệ sức khoẻ cho người lao động, mang lại hạnh phúc

cho bản thân và gia đình người lao động mà công tác bảo hộ lao động có một

hệ quả xã hội và nhân đạo to lớn.

Bên cạnh đó cũng là nhiệm vụ mang tính pháp luật được thể chế hoá thành

những quy định pháp luật, chế độ chính sách tiêu chuẩn, quy định hướng dẫn

buộc mọi cấp quản lý, tổ chức và cá nhân nghiêm chỉnh thực hiện.



Đồng thời phải tiến hành thanh tra, kiểm tra một cách thường xuyên, khen

thưởng và xử phạt nghiêm minh và kịp thời thì công tác bảo hộ lao động mới

được tôn trọng và có hiệu quả thiết thực.

Mọi hoạt động của công tác bảo hộ lao động chỉ có kết quả khi mọi cấp quản lý,

mọi người sử dụng lao động, cán bộ khoa học kỹ thuật và người lao động tự

giác và tích cực tham gia thực hiện các chế độ, luật lệ, tiêu chuẩn, biện pháp để

cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Bảo hộ lao động là hoạt động hướng về cơ sở và vì con người, trước hết là

người lao động.

3.3. Quyền và nghĩa vụ về bảo hộ lao động

3.3.1. Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động

a. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động:

- Người sử dung lao động có nghĩa vụ tuân thủ tiêu chuẩn, quy phạm an toàn,

chính sách chế độ bảo hộ lao động, tạo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh.

Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về tình trạng an toàn và sức

khoẻ của người lao động.

- Hàng năm khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cơ

sở trong đó phải chú ý lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao

động và cải thiện điều kiện làm việc.

- Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về

an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định của Nhà nước.

- Phân công trách nhiệm và cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội

quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh an toàn lao động trong doanh nghiệp;

phối hợp với công đoàn cơ sở tuyên truyền giáo dục người lao động chấp hành

quy định biện pháp làm việc an toàn; xây dựng và duy trì sự hoạt động của

mạng lưới an toàn viên và vệ sinh viên.

- Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với

từng loại máy móc, thiết bị, công nghệ theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.

- Thực hiện huấn luyện, hướng dẫn người lao động nâng cao hiểu biết và kỹ

năng làm việc an toàn.

- Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo chế độ quy định.

- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp.

- Định kỳ 6 tháng, hàng năm sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả tình hình thực

hiện an toàn - vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động và báo cáo với cơ

quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

b. Quyền hạn của người sử dụng lao động



- Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp an toàn vệ sinh lao động.

- Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực

hiện an toàn vệ sinh lao động

- Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định của thanh tra

lao động, nhưng phải chấp hành các quyết định đó khi chưa có quyết định mới.

3.3.2. Nghĩa vụ và quyền hạn của người lao động

a. Nghĩa vụ của người lao động

- Chấp hành các quy định, nội quy về an toàn - vệ sinh lao động có liên quan

đến công việc, nhiệm vụ được giao.

- Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang

cấp, các thiết bị an toàn - vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì

phải bồi thường.

- Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai

nạn lao động, gây độc hai hoặc sự cố nguy hiễm. Tham gia cấp cứu và khắc

phục hậu quả tai nạn, sự cố khi có lệnh của người sử dụng lao động.

b. Quyền hạn của người lao động

- Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh,

cải thiện điều kiện lao động, trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ

cá nhân, huấn luyện, hướng dẫn biện pháp an toàn - vệ sinh lao động.

- Từ chối làm công việc hoặc tự rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra

tai nạn lao động, đe doạ trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của mình và phải

báo ngay với người sử dụng lao động hay người phụ trách trực tiếp; từ chối trở

lại nơi làm việc nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục.

- Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người sử

dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện các giao

kết về an toàn - vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động hay thoả ước lao

động tập thể.

1.4. Nguyên tắc chung để cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn

lao động, bệnh nghề nghiệp

3.4.1. Thực hiện các biện pháp về kỹ thuật an toàn

- Thực hiện bảo đảm khoảng cách an toàn, là khoảng không gian nhỏ nhất giữa

người lao động và các loại phương tiện, thiết bị, hoặc khoảng cách nhỏ nhất

giữa chúng với nhau để không gây nguy hiểm cho người lao động khi làm việc,

như khoảng cách cho phép giữa đường dây điện trần với mặt đất, công trình,

khoảng cách an toàn khi nổ mìn. Tuỳ thuộc vào quá trình công nghệ, đặc điểm

của từng loại thiết bị công nghệ và yêu cầu bảo vệ để quy định khoảng cách an

toàn.



- Thực hiện che chắn để cách ly yếu tố nguy hiểm, vùng ngy hiểm với người lao

động; ngăn ngừa vật rơi, bắn vào người lao động, ngăn ngừa người lao động

rơi, tụt ngã. Tuỳ thuộc vào yêu cầu bảo vệ che chắn người ta có thể che chắn

cố định, che chắn tạm thời, che chắn di động

- Sử dụng thiết bị bảo hiểm, thiết bị phòng ngừa nhằm ngăn chặn sự cố trong

quá trình sản xuất. Khi đó thiết bị bảo hiểm tự động loại trừ nguy cơ sự cố hay

tai nạn khi đối tượng phòng ngừa vượt quá mức giới hạn quy định.

- Sử dụng các cơ cấu điều khiển như các nút mở máy, đóng máy, hệ thống tay

gạt, vô lăng điều khiển để điều khiển theo ý muốn của người lao động nhưng

người lao động hoặc tay của người lao động không nằm trong vùng nguy hiểm.

Sử dụng điều khiển từ xa để đưa người lao động ra khỏi vùng nguy hiểm đồng

thời giảm nhẹ điều kiện lao động nặng nhọc. Cơ khi hoá và tự động hoá cũng là

các đặc trưng của hệ thống điều khiển từ xa.

- Hệ thống tín hiệu, báo hiệu nhằm mục đích nhắc nhở người lao động kịp thời

tránh các yếu tố nguy nhiễm, có hại bằng các biển báo, đèn báo, cờ hiệu, còi

báo động…

- Trong nhiều trường hợp cụ thể, cần có trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân

như bình thở oxy, dây đeo an toàn…

3.4.2. Các quy tắc an toàn nơi làm việc, sản xuất

Để người lao động được làm việc trong điều kiện lao động không có những

nguy cơ trực tiếp gây ra các tai nạn lao động cần tuân thủ những quy tắc sau:

 Không cất giữ chất độc ở nơi làm việc.

 Khi làm việc trên cao cấm người đi lại phía dưới, không ném đồ, dụng cụ

xuống dưới.

 Thực hiện các biển báo, các quy tắc an toàn.

 Nơi làm việc luôn giữ sạch sẽ, dụng cụ vật liệu được sắp xếp ngăn nắp, sạch

sẽ, gọn gàng.

 Không nhảy từ vị trí trên cao như từ giàn giáo xuống đất.

 Không đi vào khu vực dành riêng cho vận chuyển, dành chuyển tải bằng máy

trục.

 Sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động thích hợp trước khi làm việc.

 Khi làm việc tập thể phải phối hợp chặt chẽ với nhau; chỉ định người chỉ huy

và làm việc theo tín hiệu của người chỉ huy.

 Trước khi vận hành thiết bị phải chú ý người xung quanh, tìm hiểu kỹ trình tự,

cách làm việc và tiến hành theo đúng trình tự.

 Ngoài người phụ trách ra, không ai được khởi động, điều khiển máy.

 Trước khi khởi động máy phải kiểm tra thiết bị an toàn và vị trí đứng.

 Khi muốn điều chỉnh máy phải tắt động cơ và chờ cho tới khi máy dừng hẳn;

không dùng tay hoặc gậy để làm dừng máy.

 Khi vận hành máy không mặc áo quá dài, không cuốn khăn quàng cổ, không

đeo cà vạt, nhẫn, găng tay.

 Trên máy hỏng cần treo biển báo ghi chữ “máy hỏng”.



 Sử dụng kính bảo hộ khi làm việc ở nơi có vật văng, bắn như đục đá, chạm

khắc, mài dao kéo…

3.4.3. Các quy tắc về an toàn điện

 Không ai được sửa chữa điện ngoài những người có chứng chỉ hành nghề

(thợ điện).

 Không sờ mó vào dây điện, thiết bị điện khi tay bị ướt, cơ thể đổ mồ hôi.

 Khi phát hiện sự cố cần báo ngay cho người có trách nhiệm

 Lắp đặt nắp đậy cho tất cả các công tắc

 Không phun, để rớt chất lỏng lên thiết bị điện như công tắc, mô tơ, tủ phân

phối điện.

 Kiểm tra định kỳ độ an toàn của dây dẫn, độ cách điện của thiết bị điện;

 Không treo, móc đồ vật lên dây dẫn điện, thiết bị điện;

 Không để dây điện chạy vắt qua kết cấu thép, các góc sắc hoặc máy có cạnh

sắc nhọn (có thể làm đứt vỏ bọc cách điện của dây điện)

 Không nối nhiều nhánh với dây đồng trục.

VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT CNNT

4.1. Đánh giá tác động môi trường

4.1.1. Đánh giá tác động môi trường là một công cụ rất quan trọng và hiệu lực

trong bảo vệ môi trường.

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của hoạt động phát triển kinh tế xã hội nói

chung, hoạt động sản xuất CN TTCN nói riêng, là nhằm xác định, phân tích, dự

báo những tác động tích cực và tiêu cực, trước mắt và lâu dài, mà việc thực

hiện hoạt động đó có thể gây ra cho tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi

trường sống của con người tại nơi có liên quan tới hoạt động đó, trên cơ sở

nghiên cứu và lựa chọn các biện pháp phòng chống, xử lý, khống chế các tác

động tiêu cực, đảm bảo được chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn cho phép

của Nhà nước.

Đánh giá tác động môi trường là công cụ để thực hiện chính sách, chiến lược,

thực thi pháp luật, quy định, làm cho kế hoạch, chương trình, dự án phát triển

kinh tế - xã hội mang tính phát triển bền vững.

Mặt khác, đánh giá tác động môi trường chỉ có thể tiến hành một cách có hiệu

quả với sự có mặt và hỗ trợ của các loại công cụ bao gồm:

Chính sách, chiến lược, luật pháp bảo vệ môi trường, quy định, chế định, tiêu

chuẩn về môi trường; kiểm toán môi trường, quản lý tai biến môi trường là một

hướng quan trọng về xử lý tác động môi trường; giáo dục, tào tạo chuyên gia về

môi trường là nguồn chung cấp chuyên viên cho đánh giá tác động môi trường;

nghiên cứu khoa học và công nghệ là cơ sở của bản thân việc đánh giá và đề

xuất biện pháp phòng tránh, khắc phục các tác động tiêu cực.

Vấn đề quan trọng và chủ yếu trong đánh giá tác động môi trường của một dự

án hoặc một sơ sở đang hoạt động là phải phân tích được tất cả các tác động

tích cực và tiêu cực của hoạt động của cơ sở tới môi trường. Từ đó đề ra

những biện pháp thích hợp khống chế những tác động tiêu cực đến môi trường

và phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường cho toàn khu vực hoạt động



( tiêu chuẩn quy định về môi trường bên trong cũng như môi trường bên ngoài

dự án hoặc một cơ sở công nghiệp).

4.1.2. Nội dung của một Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) tại cơ sở

sản xuất công nghiệp thường cần trình bày những vấn đề chính sau đây:

a. Phần mở đầu

b. Chương I: Mô tả sơ lược dự án:

- Tên dự án,

- Chủ đầu tư,

- Mục tiêu kinh tế - xã hội của dự án,

- Tiến độ thực hiện của dự án.

c. Chương II: Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tại khu vực hoạt động của dự

án

- Điều kiện tự nhiên tại khu vực dự án,

- Đặc điểm khí hậu, khí tượng tại khu vực,

- Phân tích địa hình, thực trạng sử dụng đất đai tại khu vực dự án,

- Phân tích điều kiện thuỷ văn, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình,

- Hiện trạng môi trường khu vực dự án,

- Hiện trạng sức khoẻ cộng đồng tại khu vực dự án.

d. Chương III: Đánh giá tác động của công trình, hoạt động của cơ sở tới môi

trường tự nhiên và kinh tế xã hội

- Các tác động có thể xảy ra của dự án tới môi trường,

- Nguồn gốc, đặc trưng và tác động của chất ô nhiễm,

- Đánh giá tác động môi trường nước do hoạt động của dự án gây ra,

- Đánh giá tác động môi trường không khí do hoạt động của dự án gây ra,

- Đánh giá tác động môi trường tiếng ồn do hoạt động của dự án gây ra,

- Đánh giá tác động môi trường đất do hoạt động của dự án gây ra,

- Đánh giá tác động môi trường chất thải (rắn, lỏng hay khí) do hoạt động của

dự án gây ra,

- Đánh giá tác động của dự án gây ra đối với tài nguyên sinh vật, đối với kinh tế

xã hội, đối với sức khoẻ công đầng dân cư xung quanh khu vực.

e. Chương IV: Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu

vực dự án.

- Các biện pháp bảo vệ môi trường nước, đất, không khí, môi trường tiếng ồn,



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

×