1. Trang chủ >
  2. Nông - Lâm - Ngư >
  3. Ngư nghiệp >

Chương 1: Khái niệm vai trò đặc điểm cơ sở hạ tầng nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 174 trang )


tầng thuộc lĩnh vực cung cấp điện năng, giao thông vận tải, thuỷ lợi, thông tin

liên lạc…

Trong điều kiện hiện nay, khái niệm này còn được mở rộng là những quan hệ

mang tính thiết chế làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Trong nền

kinh tế thị trường hiện đại, thì hệ thống tài chính, ngân hàng có thể xem như

đóng vai trò nền tảng cho toàn bộ sự hoạt động của nền kinh tế. Như vậy, hạ

tầng kinh tế xã hội của xã hội hiện đại là khái niệm dùng để chỉ tổng thể những

phương tiện và thiết chế, tổ chức làm nền tảng cho kinh tế xã hội phát triển.

Sự tìm kiếm một quy định chung cho các yếu tố thuộc hạ tầng kinh tế xã hội là

một quá trình phức tạp, chưa có sự thống nhất và có nhiều cách hiểu khái niệm

này có khác nhau. Cho nên có nhiều cách phân loại; hay cách gọi các thành

phần của cơ sở hạ tầng cũng khác nhau. Chẳng hạn:

- Có quan điểm chia hạ tầng thành hạ tầng vật chất, hạ tầng nhân văn và hạ

tầng thể chế.

- Có quan điểm phân loại hạ tầng thành hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế và hạ

tầng thể chế.

- Có quan điểm chia hạ tầng thành hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật. Hạ tầng

xã hội gồm: nhà ở, dịch vụ công cộng, chợ, trung tâm thương mại, bệnh viện,

trường học, cơ sở giải trí, cơ sở làm việc… Hạ tầng kỹ thuật gồm: hệ thống cấp

nước, giao thông vận tải, nguồn năng lượng (điện, khí đốt…), thoát nước…

- Một số tài liệu tham khảo hiện nay người ta phân hạ tầng kinh tế- xã hội thành

hai thành phần:

· Hạ tầng kinh tế - sản xuất (gọi chung là hạ tầng kinh tế) gồm những yếu tố như

giao thông, vận tải, thông tin liên lạc, cung cấp điện nước và nhiều loại khác

nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất, trao đổi và các quá trình khác của xã hội

được tiến hành hiệu quả.

· Hạ tầng xã hội có thể xem như là những yếu tố nhằm phục vụ các lĩnh vực

như luật pháp, quản lý, an toàn xã hội, y tế, giáo dục, thể thao… nhằm đảm bảo

cho các tổ chức và xã hội phát triển toàn diện.

Hạ tầng kinh tế xã hội là những phương tiện vật chất hình thành tiền đề, nền

tảng cho các quá trình công nghệ, quá trình sản xuất và dịch vụ được thực hiện.

Hiệu quả của hoạt động kinh tế xã hội phụ thuộc vào tính khả dụng và mức độ

khai thác, phương thức khai thác từ quá trình sản xuất, dịch vụ và công nghệ

đối với các công trình hạ tầng. Nếu thiếu các quá trình sản xuất dịch vụ, công

nghệ thích ứng sử dụng các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thì mức khả dụng

của nó sẽ là rất thấp, thậm chí chúng sẽ trở thành vật thừa, chiếm chỗ trong

không gian và khả năng kém chuyển nhượng của chúng sẽ trở nên sự cản trở

cho phát triển kinh tế xã hội.

Như vậy, không phải bản thân cơ sở hạ tầng quyết định sự phát triển kinh tế xã

hội mà chỉ là một khâu, một yếu tố có vai trò quan trọng tác động vào quá trình

chung. Từ đó cho thấy nếu quá nhấn mạnh, nặng về hình thức hay phô trương,



sẽ tạo ra những cơ sở hạ tầng ít tính khả dụng, gây lãng phí làm giảm sút năng

lực thực tế, cản trở sự tăng trưởng, phát triển chung của kinh tế xã hội.

1.1.2. Vai trò của hạ tầng kinh tế - xã hội

Nhiều nhà kinh tế đã khẳng định thông qua thực tiễn rằng các hoạt động kinh tế

càng được hoàn thiện nếu như được trang bị cơ sở hạ tầng tốt hơn. Trong tất

cả các nhân tố làm cho kinh tế xã hội một quốc gia phát triển thì cơ sở hạ tầng

kinh tế - xã hội được xem như là một yếu tố hữu cơ và là điều kiện tiền đề

không thể thiếu được cho sự phát triển.

Tác động qua lại giữa các yếu tố hạ tầng kinh tế xã hội với các nhân tố khác

như sau:

· Hạ tầng kinh tế xã hội là động lực và là điều kiện tiền đề cơ bản cho sự khai

thác một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên của một quốc gia,

một vùng lãnh thổ.

· Sự phát triển của hạ tầng kinh tế - xã hội sẽ tạo điều kiện để thu hút người lao

động tham gia vào các hoạt động kinh tế; tạo ra được các cơ sở đào tạo, nâng

cao chất lượng nghề nghiệp cũng như các cơ sở chăm sóc sức khoẻ sẽ tạo ra

tiền đề cho việc tăng năng suất lao động.

· Thúc đẩy các nguồn lực đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau nhằm khai thác hệ

thống hạ tầng kinh tế- xã hội đã được xây dựng.

· Tạo điều kiện để mở rộng thị trường và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân do

mở rộng mối giao lưu kinh tế- xã hội thông qua hệ thống hạ tầng kinh tế- xã hội

phát triển.

· Tạo điều kiện cho việc thúc đẩy các hoạt động công nghệ, nghiên cứu khoa

học

· Tạo điều kiện hình thành và hoàn thiện cơ cấu hạ tầng kinh tế xã hội trên địa

bàn vùng lãnh thổ với mức độ phát triển của hệ thống hạ tầng kinh tế- xã hội

thích ứng.

· Tham gia mạnh mẽ vào quá trình phân công lao động trong vùng, khu vực và

quốc tế do tận dụng được các lợi thế trong việc giảm các chi phí liên quan đến

hạ tầng kinh tế xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông vận tải.

· Tạo ra những mối giao lưu mới nhằm hoàn thiện các quan hệ nhân văn giữa

con người và con người.

· Tạo ra những điều kiện cho việc tăng các chỉ số của sự phát triển do hạ tầng

kinh tế- xã hội được củng cố.

· Hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển là nhân tố tạo ra sự phát triển đồng đều, bình

đẳng hơn giữa các vùng kinh tế. Tăng cường mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh

vực khác nhau.

1.1.3. Đặc trưng cơ bản của hạ tầng kinh tế xã hội



Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội cần lưu ý những nét đặc trưng chung như sau:

- Tính tất yếu phải được tạo ra như những điều kiện tiên quyết cho sản xuất tồn

tại và phát triển.

- Chi phí cho tạo ra hạ tầng kinh tế xã hội cao; thời gian khai thác dài, thu hồi

vốn chậm và khó có thể phân chia, khai thác bở nhiều đối tượng khác nhau.

- Những hoạt động liên quan đến sự xây dựng và phát triển hạ tầng cũng như

kiểm soát sự tồn tại, phát triển và khai thác nó chủ yếu thuộc khu vực nhà nước.

- Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội gắn liền chặt chẽ với sự phát triển không gian

lãnh thổ và đòi hỏi đặc trưng của nó.

1.2. Hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn

Nông thôn là một khái niệm dùng để chỉ những khu vực dân cư sinh sống có

hoạt động chủ yếu là nông nghiệp, dựa trên hoạt động nông nghiệp. Thích ứng

với hoạt động nông nghiệp là một kiểu tổ chức sinh hoạt đặc thù về sinh hoạt và

sản xuất của dân cư sinh sống nơi đó.

Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn bao gồm hạ tầng kinh tế - xã hội cho

toàn ngành nông nghiệp và nông thôn của vùng nông thôn hay từng làng, xã.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của nông thôn được hình thành và sử dụng vì

mục đích phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.

Trong đường lối phát triển kinh tế xã hội, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi

trọng nông nghiệp và nông thôn; đã dành một mức đầu tư thích đáng để phát

triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Khái

niệm hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn được hiểu là toàn bộ cơ sở vật chất cung

cấp dịch vụ kỹ thuật kinh tế cho nông nghiệp và nông thôn trên phạm vi toàn

vùng hoặc cả nước.

2.Nội dung kết cấu cơ sở hạ tầng nông thôn

2.1. Nội dung kết cấu cơ sở hạ tầng nông thôn

Xét về bản chất, kết cấu cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm tổng thể những yếu

tố vật chất, các cơ sở vật chất và thiết chế làm nền tảng cho sự phát triển kinh

tế- xã hội nông thôn.

Một số thành phần của cơ sở hạ tầng nông thôn như: hệ thống thuỷ lợi, hệ

thống giao thông thuỷ bộ, hệ thống mạng cung cấp điện, hệ thống thông tin liên

lạc, hệ thống chợ nông thôn, hệ thống y tế, giáo dục, hệ thống thuỷ lợi, cấp

nước sạch, thoát nước và vệ sinh môi trường, các thiết chế văn hoá xã hội khác

(nhà văn hoá, khu vui chơi, di tích lịch sử, chùa đình.v.v…).

Những yếu tố hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế thường được gọi là kết cấu

hạ tầng kỹ thuật. Còn những yếu tố hạ tầng phục vụ cho phát triể văn hoá xã hội

thì được gọi là kết cấu hạ tầng xã hội.

2.1.1. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật



Hệ thống này bao gồm toàn bộ những yếu tố vật chất, các cơ sở vật chất phục

vụ yêu cầu phát triển các ngành kinh tế nông thôn. Các bộ phận quan trọng

thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật bao gồm:

· Hệ thống thuỷ lợi

Thuỷ lợi là một ngành khoa học nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp nhằm

đánh giá, khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên nước. Công tác

thuỷ lợi bao gồm: quy hoạch thuỷ lợi, khảo sát thiết kế và xây dựng công trình

(bao gồm cả công trình chỉnh trị sông và bờ biển); quản lý khai thác công trình,

quản lý lưu vực, bảo vệ và phát triển môi trường, chỉnh trị sông và phòng chống

lụt bão…

Thuỷ nông là một bộ phận của ngành thuỷ lợi nhằm khai thác các công trình với

mục đích tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nội dung chủ yếu của

công tác thuỷ nông là: xây dựng công trình để tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất

nông nghiệp; thực hiện cải tạo đất, quản lý sử dụng khai thác công trình, thực

hiện tu bổ, bảo dưỡng các công trình hệ thống thuỷ nông. Việc xây dựng hệ

thống thuỷ nông không chỉ có mục đích để tưới, tiêu nước mà còn có ý nghĩa

quan trọng trong việc cải tạo đất (thau chua, rửa mặn).

Như vậy hệ thống hạ tầng thuỷ lợi bao gồm toàn bộ hệ thống công trình phục vụ

cho việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước (nước mặt và nước ngầm) và

cho việc hạn chế những tác hại do nước gây ra đối với sản xuất, đời sống và

môi trường sinh thái.

Các công trình chủ yếu thuộc hệ thống thuỷ lợi bao gồm:

+ Hệ thống các hồ đập giữ nước, có thể gồm cả các đập của nhà máy thuỷ

điện.

+ Hệ thống các trạm bơm tưới và tiêu nước, có thể là bơm diện hay bơm dầu

điêsel.

+ Hệ thống đê sông, đê biển, đê bao chống lũ..

+ Hệ thống kênh mương, cống bững ngăn và xả nước.v.v..

Công tác thuỷ lợi có quá trình lịch sử lâu dài và tác động nhiều mặt đến nông

thôn, đó là:

- Hình thành hệ thống thuỷ nông có ý nghĩa quyết định đưa các vùng còn hoang

hoá, chua phèn, ngập mặn vào sản xuất nông nghiệp và thay đổi chế độ canh

tác, mở rộng sản xuất theo chiều rộng.

Đó là trường hợp trị thuỷ thời gian qua ở đồng bằng sông Cửu Long, đưa hệ

thống canh tác từ một vụ lúa mùa nổi mang tính tự nhiên sang chế độ thâm

canh hai vụ lúa ngắn ngày. Thậm chí hiện nay nhiều địa phương đã đắp đê bao

chống lũ, tạo thêm một vụ thứ ba và tạo sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng mạnh

mẽ ở vùng lúa nước. Cũng bằng công tác trị thuỷ, người dân đã thau chua, rữa

phèn ở vùng Đồng Tháp Mười, hoặc tại những vùng ven biển ngập mặn như

Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu… đã được đưa vào khai thác dưới hình thức



vùng nuôi trồng thuỷ sản, đầm ao hay vuông nuôi tôm, cá ... tạo ra sự phát triển

đặc biệt nhanh chóng ở vùng trước đây còn hoang hoá.

Tuy nhiên, khi quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi thì vấn đề bảo vệ

môi trường, giữ ổn định hệ sinh thái và phát triển bền vững là điều cần quan

tâm; nhất là khi thực hiện các công trình thuỷ lợi mang tính quy mô vùng, phạm

vi tác động rộng lớn và hậu quả phải sau nhiều năm mới bộc lộ.

- Hệ thống thuỷ nông góp phần hình thành các vùng thâm canh, tăng vụ, tạo các

diện tích sản xuất với những giống lúa năng suất cao, thời gian sinh trưởng

ngắn và gia tăng sản lượng lúa hàng hoá.

- Hệ thống thuỷ lợi cung cấp hàng triệu mét khối nước để cải tạo đất (thau chua,

rữa mặn), hàng tỷ mét khối nước cho sản xuất nông nghiệp, hoạt động công

nghiệp và dân sinh. Bên cạnh đó, hệ thống kênh rạch chằng chịt, nối liền nhau

như vùng đồng bằng sông Cửu Long tạo sự phát triển giao thông thuỷ ở nông

thôn, thuận tiện cho việc vận chuyển nông sản hàng hoá, vật tư nguyên liệu;

đặc biệt việc hình thành các chợ nổi trên sông - là một nét văn hoá của vùng

sông nước.

- Nếu có sự nghiên cứu, quy hoạch dựa trên cơ sở khoa học và sự đầu tư hợp

lý thì hệ thống thuỷ lợi góp phần quan trọng cải tạo môi trường, thúc đẩy phát

triển kinh tế xã hội nông thôn. Trong công tác thuỷ lợi, việc phòng chống lụt bão

với hệ thống đê điều có một ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển nông nghiệp

và dân sinh.

Số liệu năm 2002, cả nước có hệ thống thuỷ lợi phong phú với 650 hồ đập lớn,

3500 hồ đập nhỏ, trên 2000 trạm bơm, công suất tưới 230.000 Kw và 10.000

cống tưới tiêu. Những hệ thống thuỷ lợi này bảo đảm tưới cho 5,8 triệu ha lúa,

600.000 ha hoa màu, tiêu úng cho 92.000 ha, cải tạo 700.000 ha đất ven biển.

Cả nước có 57 tuyến đê sông với 5716 km đê, 1.100 cống dưới đê và hàng

ngàn km đê bao.

Tại đồng bằng sông Cửu Long hiện nay còn hơn 1,4 triệu ha đất bị ảnh hưởng

mặn, hơn 200.000 ha bị nhiễm chua, trong khi hệ thống thuỷ lợi phục vụ chuyển

đổi sản xuất còn yếu kém, chưa hoàn chỉnh. Theo kế hoạch đã được Chính Phủ

phê duyệt, từ nay đến năm 2010, tổng mức đầu tư xây dựng các công trình thuỷ

lợi tại đồng bằng sông Cửu Long là 6.090 tỉ đồng; dành cho các vùng tứ giác

Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, vùng bán đảo Cà Mau, vùng giữa sông Tiền –

sông Hậu…

· Hệ thống giao thông nông thôn

Hệ thống giao thông là toàn bộ các phương tiện vật chất thích hợp với mỗi loại

hình giao thông nhằm phục vụ cho việc vận chuyển phục vụ sản xuất và nhu

cầu đi lại của nhân dân. Các phương tiện vật chất tương ứng với các loại hình

giao thông là rất phong phú nhưng có thể chia làm hai loại: hệ thống đường sá

và hệ thống các phương tiện vận tải.



Hình 9: Đường giao thông nông thôn

Hệ thống giao thông là hệ thống hạ tầng đặc biệt quan trọng đối với phát triển

kinh tế- xã hội. Ở tầm quốc gia, hệ thống giao thông hình thành mạng lưới bao

phủ khắp đất nước. Sự phát triển giao thông quốc gia nối liền các vùng kinh tế

xã hội khác nhau với các trung tâm kinh tế xã hội của đất nước, sẽ có tác động

to lớn đến phát triển kinh tế xã hội của các vùng nông thôn. Hệ thống giao thông

nước ta phân theo cấp quản lý: trung ương, tỉnh, huyện, xã.

Hệ thống giao thông bao gồm hệ thống giao thông đường thuỷ, đường bộ,

đường sắt, đường hàng không; trong đó hệ thống giao thông đường bộ là cơ sở

hạ tầng tác động đặc biệt đến phát triển kinh tế xã hội và cải thiện dân sinh

nông thôn.

Hệ thống đường bộ quốc gia (quốc lộ) cùng hệ thống giao thông tỉnh, huyện, xã

nối liền các vùng nông thôn với các đô thị, khu kinh tế lớn cả nước. Cả nước

theo số liệu năm 2002 có 150.106 km đường bộ, trong đó có 31.264 km đường

huyện, có 91.216 km đường xã mà ô tô có thể đi được và có 35.700 km đường

sông. Cả nước đã nối thông được đường ô tô đến 9.209 xã trên tổng số 9.816

xã; đạt 93,8%.

Riêng tỉnh An Giang, đặc điểm địa hình thuận lợi phát triển cả giao thông đường

bộ và đường thuỷ. Đến năm 2000, toàn tỉnh có 6.063 km đường giao thông.

Tổng chiều dài đường bộ là 3.560 km, trong đó có 356 km đường nhựa, còn lại

là đường đá, đường cấp phối và đường đất. Mật độ đường bộ là 1,05 km/km2.

Hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh gồm đoạn quốc lộ 91 dài 91,3 km; với 42

cầu. Hệ thống đường tỉnh lộ có 14 tuyến với tổng chiều dài 404 km, có 114 cầu,

trong đó có 239 km láng nhựa. Đường giao thông nông thôn có 772 tuyến với

tổng chiều dài 3065 km, trong đó chỉ có 25 km láng nhựa, còn lại là cấp phối và

đường đất. Về đường thuỷ, toàn tỉnh có 541 tuyến đường sông với tổng chiều

dài 2504 km; mật độ đường sông là 0,73 km / km2.



Hình 10: Vận tải đường sông là một lợi thế của vùng đồng bằng sông Cửu

Long

· Hệ thống điện nông thôn

Thời gian qua, nhà nước ta đã tạo ra hệ thống điện năng cung cấp không chỉ

cho các thành phố, khu công nghiệp lớn mà còn có thể cung cấp cho các vùng

nông thôn rộng lớn.



Hình 11: Công nhân lắp đặt hệ thống điện nông thôn

Hệ thống điện nông thôn là toàn bộ các yếu tố cơ sở vật chất làm nền tảng cho

việc cung cấp điện sử dụng vào tưới tiêu, các hoạt động sản xuất và dịch vụ

nông thôn. Hệ thống này bao gồm mạng lưới đường dây tải điện từ nguồn cung

cấp, hệ thống các trạm hạ thế, mạng lưới phân phối và dẫn điện tới các dụng cụ

dùng điện. Ở các vùng sâu, vùng xa , hệ thống điện nông thôn còn bao gồm cả

các máy phát điện nhỏ chạy bằng sức nước, sức gió, tua bin nhỏ hay động cơ

dầu.



Việc đưa điện về vùng nông thôn giúp cải thiện điều kiện sinh sống các cộng

đồng dân cư, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá và tiếp nhận thông tin khoa học

công nghệ cho nông dân, tăng số lượng các cơ sở dịch vụ và sản xuất CN tiểu

thủ công nghiệp có sử dụng điện ở nông thôn.

Số liệu năm 2002, nước ta có 5.281 xã có điện, chiếm 70,2% số xã cả nước,

trong đó có 6,064 triệu hộ dùng điện, chiếm 50,7% tổng số hộ ở nông thôn. Điện

cung cấp cho nông thôn chủ yếu dùng cho các trạm bơm tưới tiêu nước, chiếm

khoảng 40 –50%, còn lại dùng cho sinh hoạt nông thôn và các hoạt động sản

xuất dịch vụ khác.

· Hệ thống thông tin, bưu chính viễn thông:

Hệ thống thông tin bưu chính viễn thông nôngthôn bao gồm toàn bộ các cơ sở

vật chất, các phương tiện phục vụ cho việc cung cấp thông tin, trao đổi thông tin

đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống ở nông thôn. Hệ thống thông tin và bưu

chính viễn thông bao gồm: mạng lưới điện thoại, hệ thống bưu điện, internet,

mạng lưới truyền thanh xã ấp, hệ thống phát thanh, truyền hình của Trung ương

và địa phương.

Trong nền kinh tế thị trường và trong điều kiện hiện đại, thông tin là một yếu tố

rất quan trọng cho phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá. Xây dựng và phát triển

hệ thống thông tin hoàn chỉnh và hiện đại là một nhiệm vụ trọng yếu trong việc

xây dựng và phát triển hạ tầng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá

nông thôn.

Hệ thống bưu điện đã phục vụ hơn 75% dân cư nông thôn trên 90% địa bàn cả

nước. Tất cả các huyện đã có điện thoại nội hạt, trong đó có 332 huyện có điện

thoại tự động. Mạng lưới truyền thanh, truyền hình đã phủ sóng ở hầu hết các

vùng nông thôn. Có hơn 50% các xã đã có hệ thống truyền thanh.

Mạng bưu chính viễn thông của An Giang trong những năm gần đây được đầu

tư khá hiện đại và đồng bộ nhằm phục vụ kịp thời cho nhu cầu kinh tế xã hội và

an ninh quốc phòng. Toàn tỉnh đã có 59 bưu cục, 68 trạm bưu điện xã, 29 máy

vô tuyến, 100 tổng đài điện thoại. Số máy điện thoại tăng nhanh từ 48 ngàn

chiếc vào năm 2000 lên 106,2 nghìn chiếc vào năm 2003; trong đó mật độ máy

điện thoại cố định trung bình là 3,8 máy/100 dân.

2.1.2. Hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội

Hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội nông thôn là những yếu tố hạ tầng quan hệ trực

tiếp đến dân sinh, có ý nghĩa trong việc phát triển nguồn lực con người và vì vậy

có ý nghĩa trong sự phát triển bền vững. Những cơ sở vật chất có vai trò như

trên gồm có: hệ thống giáo dục, hệ thống y tế, hệ thống các nhà văn hoá, các

chợ nông thôn, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, hệ thống thoát nước và vệ

sinh môi trường…

· Hệ thống giáo dục, đào tạo.

Số liệu năm 2002, trong số 9816 xã cả nước có 76% số xã có lớp mẫu giáo,

30% xã có nhà trẻ, 98% số xã có trường tiểu học, 70% số xã có trường phổ



thông cơ sở. Số học sinh đến trường phổ thông là 18 triệu em và hơn 92% dân

số biết chữ. Nước ta đã đạt phổ cập giáo dục tiểu học ở hầu hết nông thôn và

đang phấn đấu phổ cập phổ thông trung học cơ sở. Ngoài ra ở nhiều huyện còn

có trường dạy nghề, trường dành cho trẻ em dân tộc ít người, trẻ em có hoàn

cảnh đặc biệt…

· Hệ thống cơ sở hạ tầng y tế. Hiện nay cả nước có 9.210 xã có trạm y tế, chiếm

90,5% số xã toàn quốc. Lực lượng cán bộ y tế cũng được tăng cường với trên

40 ngàn cán bộ y tế xã, trong đó có hơn 1800 xã có bác sĩ, chiếm 18% số xã.

Ngoài ra trong nông thôn cũng hình thành và phát triển hệ thống các trạm khám

chữa bệnh động y và tây y của tư nhân, đã góp phần to lớn vào việc chăm sóc

sức khoẻ cho dân cư nông thôn.

· Hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn

Trong điều kiện nông thôn còn kém phát triển, hệ thống cấp nước hiện nay của

nông thôn chủ yếu dựa vào nguồn nước tự nhiên (nước sông rạch, nước mưa,

nước suối…) hoặc nước ngầm (giếng khơi, giếng khoan), đa số chưa xử lý triệt

để mà ở dạng cung cấp nước thô. Trước đây việc cấp thoát nước là vấn đề của

các đô thị, thành phố nhưg hiện nay nhiều vùng nông thôn việc giải quyết vấn

đề cấp nước và thát nước ngày càng trở nên nan giải, khó khăn hơn.

Trong các năm gần đây, nhu cầu nước sạch nông thôn được đặt ra cấp bách do

các vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn càng tăng và nhu cầu cuộc sống

người dân, trình độ dân trí cũng tăng cao hơn trước. Các nguồn nước tự nhiên

ngày càng cạn kiệt, bị ô nhiễm không sử dụng được cho các sinh hoạt dân cư

cũng như không đủ tiêu chuẩn để cung cấp nước cho sản xuất. Mặt khác các ao

hồ đầm tự nhiên ngày càng bị san lấp dần; các vùng nước đầu nguồn ngày

càng bị cạn kiệt do tình trạng phá rừng đầu nguồn. Do vậy công tác quản lý môi

trường nước, một mặt hướng vào các hoạt động nhằm hạn chế mức độ gây ô

nhiễm cho các nguồn nước mặt, tạo ra các vùng xử lý sinh học tự nhiên các

nguồn nước thải, nước bị ô nhiễm. Bên cạnh, phải tăng cường công tác quản lý

khai thác, bảo vệ các vùng nước đầu nguồn. Quản lý môi trường nước nông

thôn phải chú ý tới cả công tác quản lý nước ngầm, hạn chế các hoạt động khai

thác nước ngầm bừa bãi có nguy cơ làm thẩm thấu tạo ra ô nhiễm nguồn nước

ngầm hoặc khai thác quá mức làm hạ thấp mặt nước ngầm. Đối với những

giếng khoan không còn sử dụng phải xử lý, lấp lại đúng quy định về bảo vệ

mạch nước ngầm.

Số liệu năm 2000, nước ta có khoảng 3,9 triệu giếng nước các loại, hơn

150.000 công trình cấp nước khác là thiết bị lọc, bể nước gia đình, bể chứa

nước công cộng với hệ thống ống dẫn nước…

· Các công trình xử lý vệ sinh môi trường như hệ thống thoát nước thải sinh

hoạt, bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh… mới có ở một số thị trấn, xã được Nhà

nước đầu tư trọng điểm. Đa số rác thải ở nông thôn hiện nay ngày một gia tăng,

ngoài một số ít được chôn lấp, đốt trong vườn của hộ gia đình nông thôn, còn

lại được đưa xuống sông rạch, phát tán ngoài môi trường do chưa có nơi chôn

lấp, xử lý triệt để.



Khi xây dựng các khu dân cư nông thôn hay các cụm tuyến dân cư cần quan

tâm ngay từ đầu quy hoạch và xây dựng hệ thống cấp thoát nước theo tiên

chuẩn vệ sinh môi trường. Quy hoạch hệ thống nhà máy, công xưởng, cửa

hàng, khu dân cư phải chú ý xử lý phế thải, xử lý nước thải trước khi đưa vào

hệ thống thoát nước thải chung của thị tứ, thị trấn. Giúp đỡ các gia đình nông

dân xây dựng các công trình xử lý chất thải sinh hoạc như xây dựng hầm khí

biogaz, xây dựng các hố xí tự hoại. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền

về nếp sống văn minh, vệ sinh sạch sẽ, giúp dân cư nông thôn quen với việc xử

lý rác, nước thải và bảo vệ môi trường.

· Hệ thống chiếu sáng công cộng

· Những yếu tố khác

Trên cả nước hiện nay có 7.755 điểm Bưu điện văn hoá xã, trong đó có 2.037

diểm tại các xã đặc biệt khó khăn. Nhiểu điểm Bưu điện văn hoá xã đã được

chú trọng đầu tư để đưa internet vào phục vụ người dân. Một số địa phương có

tỷ lệ số điểm Bưu điện văn hoá xã cao như Đồng Tháp 100% điểm có internet,

An Giang có 97,8%; TP Hồ Chí Minh 91,7%…

2.2. Những chuyển biến trong kinh tế nông thôn tác động đến phát triển hạ tầng

kinh tế - xã hội ở nông thôn.

Nông thôn là khái niệm để chỉ những khu vực dân cư sinh hoạt có hoạt động

nông nghiệp, dựa trên hoạt động nông nghiệp cho nên có kiểu tổ chức sinh hoạt

đặc thù của dân cư thích ứng với hoạt động nông nghiệp. Chính tính chất đặc

thù này quy định đến kết cấu hạ tầng phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của

nông thôn. Cần phải đặt việc xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn

trong quá trình phát triển tổng thể của nông nghiệp, nông thôn và công cuộc đổi

mới, công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn hiện nay.

Trong nông thôn quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường biểu hiện ở một

số điểm sau: cơ chế thị trường được xác lập, dần dần hình thành các loại thị

trường về hàng hoá dịch vụ, thị trường về tư liệu sản xuất, về lao động, về công

nghệ, thị trường vốn. Việc sản xuất cái gì, bao nhiêu, bằng cách nào và giá cả

ra sao được quyết định phần lớn bởi thị trường và tác động của sự quản lý của

Nhà nước.

Ở đồng bằng sông Cửu Long, có thể tạm phân các hộ sản xuất nông nghiệp

thành ba loại theo quy mô canh tác hay diện tích sử dụng đất, như sau:

- Loại hộ sử dụng dưới 1 ha đất, chiếm khoảng 12 – 15% dân cư nông thôn: là

hộ tiến hành sản xuất bằng lao động của gia đình ở những khâu có thể làm

bằng lao động thủ công như sạ lúa, nhổ cỏ, tỉa cấy dặm lúa, vãi phân, xịt thuốc

trừ sâu, trừ cỏ, cắt lúa, vận chuyển và phơi lúa. Còn một số khâu như làm đất,

bơm nước, suốt lúa, sấy lúa thì đi thuê các nơi làm dịch vụ bằng máy móc. Thời

gian thừa, những người lao động trong các hộ gia đình này đi làm thuê, kinh tế

gia đình phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu thuê người trên thị trường lao động và

thu nhập của các hộ này cũng dao động trên dưới 50% từ lao động làm thuê.



Bên cạnh là một số lượng khoảng từ 10 –15% hộ không có đất phải đi làm thuê

hay làm các dịch vụ phi nông nghiệp khác.

- Loại hộ có từ 1 đến 3 ha đất, theo thống kê chiếm từ 40 –50% số hộ nông

thôn: đa số các hộ này thường khá giả, trong gia đình có thể có máy suốt, máy

bơm nước và một số hộ có máy kéo, máy cày. Những hộ này thuê mướn nhân

công ở các khâu lao động thủ công hay những khâu mà lao động thủ công rẻ

hơn làm bằng máy móc. Trong khi đó những hộ này sau khi thực hiện trên diện

tích đất của gia đình, phần lớn đi làm dịch vụ bằng máy móc cho các hộ khác.

Kinh tế hộ dạng này phát triển chủ yếu bằng nông nghiệp và dịch vụ trong sản

xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp.

- Loại hộ có nhiều đất: hoạt động nông nghiệp trở thành hoạt động kinh doanh

và những chủ hộ này ở các mức độ hoạt động khác nhau trở thành các chủ

doanh nghiệp và thường họ không trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Họ thuê

người trực tiếp lao động trên diện tích đất canh tác hoặc cả việc thay họ quản lý

việc sản xuất nông nghiệp. Họ xem nông nghiệp và dịch vụ phục vụ nông

nghiệp là lĩnh vực đầu tư kinh doanh; có thể sẵn sàng chuyển sang lĩnh vực

khác như sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ nếu như không đạt mục

tiêu lợi nhuận từ nông nghiệp. Theo thống kê, số hộ này chiếm khoảng 30 –40%

tổng số hộ nông thôn.

Như vậy điều dễ nhận thấy là các hộ giàu, quy mô kinh tế lớn sẽ có quy mô khai

thác diện tích đất nhiều và mức sử dụng các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cao

hơn. Mức độ sử dụng các công trình thuỷ lợi, đường sá, hệ thống điện, các dịch

vụ công cộng khác là lớn hơn nhiều lần những hộ có quy mô kinh tế nhỏ, có đất

ít hay không có đất. Điều này có nghĩa là sự phát triển kinh tế kèm theo với quá

trình phân hoá sẽ dẫn tới mâu thuẫn giữa đầu tư xây dựng hạ tầng với mức độ

hưởng thụ công trình hạ tầng đó giữa các tầng lớp dân cư.

Sự phát triển nông thôn trong bối cảnh hiện nay là tiến hành công nghiệp hoá,

tiến trình xây dựng nền kinh tế thị trường, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả quản lý

của Nhà nước để phát triển nông thôn bền vững. Vì thế ngoài các yếu tố kinh tế,

yếu tố sinh thái môi trường và yếu tố xã hội nhân văn; đã hình thành một yếu tố

mới trong phát triển ở nông thôn đó là sự quản lý về phát triển. Sự quản lý này

được thực hiện bởi Nhà nước với những nội dung: cung cấp thể chế, khuôn khổ

pháp lý cho sự phát triển, đưa ra chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch

và những dự án cho sự phát triển; quản lý sự vận hành trên thực tế các quá

trình kinh tế - xã hội.. Từ việc xem xét việc quản lý sự phát triển, chúng ta có thể

thấy được các nguyên nhân thành công và thất bại của một sự phát triển; cụ thể

là sự trù phú, khởi sắc hay cảnh nghèo nàn, thiếu kém của một vùng nông thôn

nào đó.

2.3. Các tác động của hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn

Qua các giai đoạn phát triển nhất định của kinh tế xã hội, chúng ta thấy nông

nghiệp và nông thôn phát triển dựa trên một hệ thống kết cấu hạ tầng có trình

độ phát triển nhất định. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng nông thôn tác động tích

cực đến các mặt kinh tế xã hội nông thôn, thể hiện trên các lĩnh vực như sau:



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

×