1. Trang chủ >
  2. Nông - Lâm - Ngư >
  3. Ngư nghiệp >

Chương 3: Quy hoạch xây dựng và quản lý hệ thống đường nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 174 trang )


Khi một con đường mòn ở nông thôn được mở rộng, cải tạo thành đường ô tô

thì đó là một nguồn phúc lợi, nguồn của cải của cộng đồng, là phương tiện tiếp

cận thị trường, là cửa mở cho các ngành công nghiệp và dịch vụ…

Mặt khác, trong các khu dân cư, đường sá không chỉ đơn thuần mang chức

năng giao thông; hệ thống đường làng, ngõ xóm còn là hành lang để đặt đường

dây dẫn điện, đường ống cấp nước sạch, cống rãnh thoát nước… Con đường

còn có thêm chức năng thông thoáng, đảm bảo tỷ lệ không gian tương ứng với

tầng cao và mật độ xây dựng nhà ở hai bên đường.

Đường giao thông nông thôn là cầu nối, là phương tiện để di chuyển, họat động

của ¾ dân số và hàng hóa cả nước. Vì vậy cải thiện chất lượng đường sá nông

thôn trở thành mục tiêu ưu tiên trong chiến lược phát triển nông thôn của Đảng

và Nhà nước. Điều đó phù hợp với xu hướng của tất cả các nước đi lên từ nông

nghiệp ở nước ta.

Mật độ mạng lưới đường trong một khu vực, một vùng không chỉ nói lên mức độ

phát triển giao thông của vùng đó mà còn thể hiện mức độ phát triển kinh tế xã

hội cũng như mức sống của người dân vùng đó. Phần lớn các họat động giao

thông nông thôn chủ yếu thực hiện trên đường bộ, tuy nhiên giao thông vùng

đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế nhờ mạng lưới sông rạch chằng chịt và

giao thông đường thủy tác động rất lớn và có vai trò quan trọng trong vùng.

Chỉ tiêu mật độ đường km/km2 và km /1000 dân cư được coi là một trong

những chỉ số quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Mật độ đường của

Việt Nam là 0,32 km/km2 và 1,6 km /1000 dân; trong đó vùng đồng bằng sông

Cửu Long có mật độ là 0,15 km/km2 và 0,47 km/ 1000 dân.

Do nhu cầu về giao thông cùng với sự gia tăng của sản xuất và giao lưu xã hội,

mật độ đường nông thôn ngày càng cao. Theo tài liệu của Bộ Giao thông vận

tải, trong giai đọan quy họach 1998 – 2020 nên lấy mật độ đường nông thôn từ

1,5 đến 2 km/km2 bình quân trê các vùng nông thôn. Về mặt hình học mà xét,

nếu trên 1km2 có 2km đường giao thông có khả năng thông xe trên mọi thời tiết

thì một hộ gia đình ở xa nhất cũng chỉ cách đường xe chạy có 500m, khỏang

cách bình quân đến đường giao thông cơ giới là 250m mà thôi. Đây là khỏang

cách vừa phải và phù hợp với tốc độ phát triển nông thôn ở các vùng trọng điểm

kinh tế.

Trong các khu dân cư làng xã tập trung, các thị trấn huyện lỵ, các trung tâm

nông thôn, mật độ đường ô tô nên từ 3 đến 4 km/km2, tương đương với mật độ

đường các vùng ven đô hiện nay. Để đạt chỉ tiêu mật độ đường như vậy cần có

kế họach mở rộng các tuyến đường trục làng xã cho xe cơ giới lưu thông được.

1.2. Phân loại đường giao thông nông thôn

1.2.1. Phân loại đường nông thôn của Bộ Giao thông Vận tải

Bộ giao thông vận tải đã ban hành Quy phạm kỹ thuật đường nông thôn lần thứ

nhất năm 1967, sau đó đã sửa chữa và ban hành “Quy phạm kỹ thuật đường

nông thôn” năm 1992. Theo quy phạm thì “Mạng lưới đường giao thông nông

thôn là bộ phận giao thông địa phương nối tiếp với hệ thống đường quốc gia,



phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và giao lưu kinh tế, văn hoá và xã hội

của các điểm dân cư nông thôn. Mạng lưới đường phải bảo đảm cho các loại xe

cơ giới loại trung, loại nhẹ và xe thô sơ qua lại.

Đường nông thôn được chia ra làm 3 loại, trong đó đường liên xã (đường

huyện) tương đương đường cấp IV, còn lại là loại A và B tuỳ theo nhu cầu giao

thông của khu vực, tuỳ giai đoạn mà lựa chọn.

Khi sản xuất phát triển thì người dân có nhu cầu vận tải và di chuyển tăng sẽ

tăng nhanh chóng lượng xe cơ giới ở khu vực nông thôn.

Căn cứ vào lưu lượng xe tính tóan (lưu lượng trung bình xe trong một ngày đêm

của năm cuối cùng trong thời hạn tương lai tính tóan, thời hạn này là 20 năm).

Các tuyến đường ô tô chia thành 6 cấp kỹ thuật và đường giao thông nông thôn

chia thành 3 lọai. Trong những năm gần đây, ở nước ta, đã bắt đầu thiết kế và

thi công xây dựng đường cao tốc không có giao cắt cùng mức, đường giao

thông nông thôn đảm bảo giao thông liên tục, an tòan.

* Phân lọai theo tầm quan trọng của đường có thể chia thành các cấp đường

như bảng sau:

Bảng 3:

Cấp

đường



Quốc

lộ



Tỉnh

lộ



I

Lưu

lượng

xe tính

tóan



Đường



II



III



>6000



3000

6000



1000

3000



Đường



giao



thông



NT



IV



V



VI



A



B



300 1000



50 300



<50



<<50



<<50



* Phân lọai theo cấp quản lý, có thể chia thành các lọai đường: quốc lộ, tỉnh lộ,

huyện lộ, xã lộ và đường thôn xóm.

Như vậy theo quy phạm trên thì đường trong làng xã không nằm trong cấp

đường nào, có thể là loại A hay B theo nhu cầu giao thông địa phương.

Các loại đường trong khu dân cư nông thôn hiện nay chưa có sự quản lý thống

nhất, xây dựng mang tính tự phát tuỳ hoàn cảnh và năng lực quản lý của chính

quyền địa phương.

Đường sá trong các khu dân cư nông thôn đã được hình thành tự phát, từ rất

lâu, cùng với sự ra đời và phát triển của các làng xã. Đặc điểm chung là hẹp,

quanh co, chưa có khả năng thông xe cơ giới. Hệ thống đường nội bộ hiện tại

gồm ba loại như sau:

1. Đường trục xã: Là đường liên thôn ấp, nối khu trung tâm xã (thường là nơi trụ

sở UBND xã toạ lạc) với đường liên huyện, tỉnh lộ hay quốc lộ. Tuyến đường



này thông thường có chiều rộng từ 3-4 m. Hiện nay hầu hết trên các đường trục

xã, xe bốn bánh mới vào được tới trụ sở UBND.

2. Đường trục thôn, ấp (đường làng): Là đường chính trong thôn, nối liền các

xóm, có chiều rộng thông thường 1,5 - 2,0 m.

3. Đường ngõ xóm: Là những đường nhánh (ngõ), nối các xóm với đường thôn

hay xã (tổ, đội sản xuất). Chiều rộng thông thường chỉ 1 - 1,5 m.

Ngoài các đường trong xã, còn có đường giao thông trên cánh đồng (vùng nội

đồng) hay ra khu vườn đồi (vùng bán sơn địa) gọi chung là đường nội đồng.

Các đường nội đồng đều là đường đất tự nhiên, phổ biến có chiều rộng từ 1 1,5 m.

1.2.2. Thiết kế đường giao thông nông thôn

Khi thiết kế các lọai đường giao thông nông thôn cần lựa chọn cấp kỹ thuật

thích hợp cho con đường của địa phương khi cân nhắc kỹ các điều kiện sau:

1. Tầm quan trọng về chính trị, kinh tế xã hội của con đường. Ví dụ đường nối

huyện – xã nên chọn cấp 6.

2. Lưu lượng xe và vận tốc thông qua.

3. Khả năng tiền vốn xây dựng. Ví dụ: đường liên xã, yêu cầu nên chọn đường

lọai A, nền rộng 5 m. Nhưng do kinh phí xây dựng có hạn thì địa phương nên cố

gắng đảm bảo các yếu tố hình học của tuyến là đường lọai B, các công trình

cầu cống, công trình trên đường nên cố gắng xây dựng vĩnh cửu, còn mặt

đường có thể xây dựng ở cấp thấp hơn.

4. Lựa chọn lưu lượng xe và tải trọng thiết kế. Đường giao thông lọai A tải trọng

trục để thiết kế trên đường là 6 tấn/trục đường; lọai B phục vụ các phương tiện

vận tải thô sơ dùng tải trọng 2,5 tấn / trục.

Tiêu chuẩn kỹ thuật của đường phụ thuộc vào cấp kỹ thuật của nó. Cấp đường

càng cao, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định theo tiêu chuẩn đường ô tô TCVN 405485 và tiêu chuẩn thiết kế đường GTNT 22 TCN – 210-92.

1.3. Ý nghĩa của chỉ giới lưu không đường bộ

Chỉ giới lưu không là giới hạn trên mặt đất và cả trên không của con đường. Để

đảm bảo giao thông, thông thoáng, thì cần có quy định giới hạn được phép xây

dựng trên mặt bằng và phần nhô ra trên mặt đứng của công trình. Các khu dân

cư nông thôn cũng cần có quy định về giới xây dựng để tránh việc tuỳ tiện xây

ban công, mái nhà lấn ra không gian của con đường. Giới hạn này gọi là chỉ giới

xây dựng. Chỉ giới xây dựng dọc các con đường cũng cần được quy định rõ và

cần được tôn trọng như chỉ giới xây dựng trong đô thị.

Ở các khu dân cư không có biến động gì lớn (như sẽ trở thành khu công

nghiệp, khu đô thị mới…), thì chỉ giới lưu không của đường làng xã cũng có thể

đồng thời là chỉ giới xây dựng.



Việc xác định lưu không của mỗi con đường là để biết phạm vi xây dựng nhà ở

và công trình mới, tránh việc tuỳ tiện lấn vào đất đường, rồi phải phá dỡ gây

lãng phí. Việc làm mặt đường cần phân đợt, tuỳ theo nhu cầu và khả năng của

địa phương.

Việc quy định chiều rộng lưu không một cách hợp lý cho đường đường sá trong

các điểm dân cư nông thôn sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển theo hướng đô thị

hóa, giảm được những lãng phí không đáng có.

Hiện tại, các làng truyền thống có mật độ xây dựng cao, vẫn phải tạm thời chấp

nhận thực trạng đường sá quá hẹp, nhưng quy định rõ chỉ giới lưu không các

con đường, trong trường hợp này vẫn có tác dụng thực hiện khi các hộ cải tạo,

xây cất lại nhà dọc theo con đường.

1.4. Hệ thống kỹ thuật dọc theo đường

Theo quy chuẩn xây dựng của nước ta, phạm vi bảo vệ các công trình kỹ thuật

hai bên đường giao thông không chỉ dành cho người đi bộ mà còn là hành lang

để bố trí trồng hai hàng cây xanh, bố trí rãnh, cống thóat nước; thủy lợi, đường

ống cấp nước sạch, môi trường sinh thái cảnh quan khu vực, đường dây dẫn

điện và thông tin và các vấn đề khác.

Hệ thống kỹ thuật dọc theo đường trong khu dân cư bao gồm:

+ Cống rãnh thoát nước mưa và nước thải, bao gồm cống, hay mương dọc theo

đường và cống ngang qua đường. Vì đường trong khu dân cư lưu lượng xe cơ

giới ít, cống rãnh thoát nước không nhất thiết phải bố trí trên lề đường, có thể

đặt đường cống hay mương kín ngay dưới lòng đường để tận dụng không gian.

+ Đường ống phân phối nước sạch: là đường ống nước có áp lực, cần đặt ở

phần lề đường, để hạn chế sự cố đường ống, nước xói làm hỏng mặt đường.

Trường hợp đường hẹp, không có lề thì nên đặt đường ống cấp nước gần về

phía biên (mép) đường.

+ Đường dây dẫn điện, điện thoại, cáp truyền hình (trong tương lai)…có thể đi

trên cột hay đi ngầm trên phần đất của lề đường. Khi không có lề đường thì nên

bố trí sát biên đường để đỡ cản trở giao thông.

Khi lập dự án quy hoạch mở rộng hệ thống đường cần dự kiến đồng bộ hệ

thống công trình kỹ thuật nêu trên, nhằm phân đợt xây dựng hợp lý, theo thứ tự

dưới trước trên sau, tránh phải làm đi, làm lại gây lãng phí. Thí dụ: nếu cống

thoát nước đặt dưới lòng đường thì cần thi công cống rồi mới làm mặt đường.

Trường hợp đất hẹp, đường không có lề, càng cần bố trí xong cột điện, cống

rãnh… mới thi công hoàn thiện mặt đường. Trường hợp chưa có điều kiện đặt

đường điện, đường nước và đường cống thì chưa làm mặt đường chính thức,

chỉ nên làm mặt đường tạm để tiết kiệm chi phí.

1.5. Chọn loại kết cấu mặt đường



Khi quy hoạch mở rộng hệ thống đường, cần dự kiến chọn loại mặt đường. Vật

liệu làm mặt đường cần lưu ý chọn vật liệu địa phương để giảm chi phí vận

chuyển và giá thành công trình.

Mặt đường là bộ phận trực tiếp chịu tác dụng của bánh xe cơ giới và thô sơ

cũng như chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết và khí hậu do đó cần phải đủ độ

bền chắc. Do mật độ giao thông không lớn, nên thường chọn mặt đường theo

cấu tạo, tuỳ theo khả năng vốn đầu tư và tình hình vật liệu.

Trước đây do đường trong làng xã chủ yếu là đi bộ và đi xe đạp, nên mặt

đường xây gạch (nằm hay nghiêng) là đã đủ độ bền. Nhưng nay để xe cơ giới

đến từng nhà, mặt đường cần được tăng cường sức chịu tải trọng.

Có thể chọn loại mặt đường đá dăm láng nhựa hay bê tông xi măng cho đường

trục xã. Triển vọng những năm tới đây, khi ngành công nghiệp hoá dầu của

nước ta phát triển, chúng ta sẽ có đủ bi-tum để làm mặt đường.

Mặt đường đá dăm cấp phối, mặt đường cát sỏi, sỏi ong cho đường thôn.

Đường ngõ xóm có thể xây bằng gạch, cấp phối gạch vỡ, đất nung, xỉ lò hay đất

dính trộn cát…tuỳ theo điều kiện cụ thể từng địa phương.

Nên lưu ý tận dụng triệt để vật liệu địa phương để giảm chi phí. Như vùng bán

sơn địa có thể tận dụng nguồn đất đá la-te-ri-te (đất đá ong) để làm lớp mặt cho

những con đường có điều kiện thoát nước tốt; nơi sẵn nguồn đá có thể làm mặt

đường đá dăm cấp phối hay đá dăm tráng nhựa, nơi phát triển nghề gạch ngói

có thể làm đường xây gạch; nơi gần nhà máy xi măng có thể làm mặt đường bê

tông là chính…

Mặt đường là bộ phận chịu tác động trực tiếp của bánh xe của xe cơ giới và thô

sơ cũng như chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết khí hậu.

Một số lọai mặt đường giao thông nông thôn như:

- Mặt đường bê tông xi măng: mác bê tông từ 150 trở lên, dầy 16 cm; nằm trên

lớp cát dầy 10 cm được dầm nén chặt. Nền đất tự nhiên dầm chặt, đã ổn định,

hệ số k = 0,9 – 0,95.

- Mặt đường đá dăm láng nhựa: lớp đá dăm dầy 12 cm, đá cứng, sắc cạnh,

không bị mềm khi gặp nước, có thể lẫn ít đất. Lớp nhựa tráng lên trên đá dăm là

3 kg/m2. Nền dầm chặt, đất ổn định.

- Mặt đường đá dăm (đá dăm cấp phối, đá thải): lớp đá dăm dầy 12 – 15 cm, đá

cứng, sắc cạnh, không bị mềm khi gặp nước, có thể lẫn ít đất. Nền dầm chặt,

đất ổn định.

- Mặt đường cát sỏi, sỏi ong: Lớp cát sỏi dầy 15 –20 cm, trộn thêm 10% đất

dính. Sỏi ong lọai cứng, ít hòn bóp vở được bằng tay. Nền dầm chặt, ổn định.

- Mặt đường gạch vở, đất nung, xỉ lò: cở hạt từ 4 – 8 cm, rải đều, san bằng.

Tưới nước cho mặt ướt đều, đầm chặt rồi lại tưới nước và rải 1 lớp đất sét hạt

nhỏ, dùng chổi quét cho đất lọt xuống khe, dầm chặt. Chiều dầy 15-20 cm.



Mặt đường đất dính trộn cát: có thể tỷ lệ từ 70% đất dính và 30% cát cho đến

30% đất dính và 70% cát, trộn lẫn, dầm chặt.

1.6. Tác động của đường giao thông nông thôn

Các tác động của đường giao thông nông thôn đến phát triển kinh tế - xã hội

nông thôn:

- Đường giao thông nông thôn phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển hàng hoá

nông sản; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống đường giao thông nông

thôn gồm đường bộ (đường liên huyện, liên xã, thôn ấp, đường ngỏ xóm, cầu...)

và đường thuỷ (sông, kênh rạch …); là bộ phận của kết cấu hạ tầng kỹ thuật

nông thôn.

- Là các công trình mang tính cộng đồng, thường được mọi người dân cùng sử

dụng, góp phần xây dựng và tham gia quản lý cùng chính quyền địa phương.

- Tác động về mặt kinh tế của các công trình giao thông nông thôn thể hiện rất

rõ ở sự phát triển mở rộng sản xuất, là cơ sở thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu

kinh tế nông thôn, từ sản xuất nông nghiệp để tự tiêu thụ sang sản xuất hàng

hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Người sản xuất có điều kiện hạ chi phí đầu vào và tăng giá bán đầu ra, nhất là

vùng nông thôn có giao thông thuận lợi. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp,

chế biến nông sản mở mang giúp gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Sản

xuất hàng hoá phát triển thì thu nhập được cải thiện và nâng cao, có tích luỹ lại

càng có điều kiện để mở rộng và phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Tác động về mặt xã hội đó là khu vực nào có đường sá giao thông phát triển thì

nơi đó chẳng những có nhiều thuận tiện để giao thông, vận chuyễn hàng hoá

mà còn có cơ hội để giao lưu văn hoá, tiếp cận giáo dục, y tế và tạo được thiện

cảm về vùng nông thôn đó.

Cần có quy hoạch mở rộng hệ thống đường trục xã, đường làng (thôn, ấp) và

ngõ xóm để không những giúp giao thông nội bộ vùng nông thôn thuận tiện, có

đất cho hành lang thi công lắp đặt điện - hệ thống cống - hệ thống cung cấp

nước, mà còn góp phần làm thông thoáng, tạo bộ mặt nông thôn hiện đại. Hệ

thống đường được mở rộng là yếu tố quan trọng hàng đầu để cải thiện và nâng

cao tiện nghi sinh hoạt trong các khu dân cư nông thôn. Việc mở rộng, nối liền

các đường giao thông nông thôn góp phần phát triển các ngành nghề, mở rộng

giao lưu văn hoá giữa các vùng, tăng cường các giá trị xã hội nông thôn.

1.7. Nhu cầu phát triển các phương tiện cơ giới tác động đến giao thông

nông thôn

Vấn đề hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp được biểu hiện rất rõ qua xu hướng

sử dụng ngày càng phổ biến các máy móc nông cụ trong sản xuất.

Điều kiện này hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Nhà nước ta: “Dùng máy

kéo nhỏ ở nơi ít ruộng đất, máy kéo loại trung và lớn sử dụng tại nơi nhiều

ruộng đất trong khâu làm đất; đẩy mạnh cơ giới hoá các khâu gieo trồng, chăm



sóc và thu hoạch. Cơ giới hoá giao thông vận tải thuỷ, bộ đáp ứng nhu cầu vận

chuyển sản xuất và lưu thông hàng hoá, hành khách”.

Tích tụ ruộng đất là một quá trình tất yếu của kinh tế thị trường, nó thúc đẩy

nông nghiệp đi lên theo hướng sản xuất hàng hoá lớn và dẫn tới sự phân công

lại lao động xã hội. Việc sử dụng máy móc nông cụ cơ giới và vận chuyển bằng

ô tô tải ngày càng phát triển. Đây là cơ sở cho việc mở rộng hệ thống đường sá,

thay đổi bộ mặt làng quê.

Phương tiện vận tải cơ giới (các loại xe 4 bánh và 3 bánh) đã trở thành chủ đạo

trong việc chuyên chở nông sản, thực phẩm từ nới sản xuất đến các thị trường

tiêu thụ và nơi chế biến. Cho nên cần quan tâm hệ thống giao thông nông thôn,

các tuyến đường liên xã, liên thôn ấp kết nối với hệ thống giao thông - thuỷ lợi

nội đồng. Đây là cơ sở cho việc phát triển cơ giới hoá ở nông thôn.

Như vậy, việc mở rộng mặt cắt ngang đường sá nông thôn nói chung và trong

khu dân cư nói riêng để đảm bảo thông xe là một nhu cầu cấp bách của sản

xuất và đời sống.

2.Quy hoạch mở rộng đường giao thông nông thôn

2.1. Về quy hoạch giao thông vận tải trên địa bàn nông thôn:

Đối tượng phục vụ chủ yếu của giao thông vận tải trên địa bàn xã là các hoạt

động sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp quy mô nhỏ,

phân tán; có liên quan chặt chẽ với thời vụ và thời điểm của nông nghiệp.

Quy hoạch mạng lưới giao thông xã cần dựa trên quy hoạch xây dựng tổng thể

của xã về cơ sở hạ tầng. Mạng lưới đường làng xã từ nay đến những năm 2010

về cơ bản nên tận dụng các tuyến đường hiện có, cải thiện những đoạn chưa

hợp lý và bổ sung cục bộ. Khi xây dựng các tuyến đường trục giữa các xã, nếu

tận dụng tuyến đường liên huyện, liên tỉnh cần chú ý đến việc thông xe và an

toàn giao thông khi vào mùa vụ sản xuất nông nghiệp. Vào giai đoạn cao điểm

có thể tạm ngừng hay hạn chế một số loại xe, máy nông nghiệp đi qua, chỉ cho

chạy qua vào ban đêm.

Chiều rộng mặt cắt ngang mỗi con đường làng xã gồm hai phần: phần lòng

đường dành cho việc đi lại, vận chuyển hàng hoá và phần lề đường cần đủ rộng

để bố trí cột điện, đường ống cấp nước, rãnh thoát nước và đất dự trữ để mở

rộng (nếu cần).

Việc mở rộng đường sá trong làng xã hay nâng cấp, mở mới đường là công

việc cần được sự nhất trí của cộng đồng. Đây là kinh nghiệm trong công tác xã

hội hoá và phát huy dân chủ cơ sở trong việc quy hoạch, thiết kế, xây dựng và

kiểm tra việc phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng nông thôn nói chung.

Khi chọn hướng tuyến đường giao thông nông thôn cần thực hiện một số đểm

sau:

- Cần xác định các điểm khống chế theo hướng chung của tuyến; vị trí cầu, chỗ

đường giao nhau, địa điểm đường phải đi qua, chỗ nối với đường chính.



- Khi khối lượng công trình không lớn nên sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tương

đối phù hợp của địa phương.

- Tiết kiện sử dụng đất, nhất là đất nông nghiệp, chú ý kết hợp giao thông với

thủy lợi, và giao thông đường bộ với giao thông đường thủy.

- Tuyến đường nên tránh đi qua khu vực có điều kiện địa chất xấu, đầm lầy, các

sông suối rộng và sâu, địa hình phức tạp với những khúc ngoặt gấp, lên xuống

quá dốc.

- Đảm bảo liên hệ thuận lợi với các điểm tập trung giữa trường học, y tế, nhà ở,

chợ, bến xe, bến sông, bến cảng, sân bay, trạm trại, cơ quan hành chính, bưu

điện viễn thông v.v… và không ngập lụt, lầy lội trong mùa mưa lũ.

- Tuyến nên thẳng, khối lượng công trình ít, giá thành không cao, chi phí duy tu

bảo dưỡng về sau ít. Tuyến đường phải hòa nhập với cảnh quan và sinh thái

của địa phương.

- Để nâng cao hiệu quả đồng vốn cóthể xem xét khả năng đầu tư phân kỳ, xác

định hợp lý tiêu chuẩn kỹ thuật của từng giai đọan và phải so sánh hiệu quả kinh

tế - xã hội của từng phương án tuyến để lựa chọn tuyến đường hợp lý nhất.

- Phải xác định mục tiêu chọn tuyến hợp lý trên cơ sở kế thừa trong quy họach

chiến lược dài hạn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và

nông thôn. Không th6ẻ làm quy mô quá lớn, đi trước quá nhiều, lại không phù

hợp cho quy họach phát triển kinh tế xã hội, tương lai có thể gây lãng phí,

không còn phù hợp.

- Cần lựa chọn cách tiếp cận gần đúng các vấn đề trong quy họach chiến lược

sao cho thỏa mãn các nhu cầu ngắn hạn và trung hạn nhưng vẫn duy trì được

khả năng chuyển cấp đường dễ dàng sang cấp đường có yêu cầu cao hơn đến

năm 2020.

Đường làng xã cần được mở rộng với lòng đường rộng tối thiểu 5 m và lề

đường mỗi bên rộng 1,5m (khi qua khu dân cư ) và 0,5m khi qua ruộng. Chiều

rộng lưu không tối thiểu 8m (qua khu dân cư) và 6m (khi qua ruộng, vườn).

Cần chú ý tận dụng nguồn vật liệu xây dựng tại địa phương để làm mặt đường.

Ở trung tâm các xã, nơi gần chợ, khu hành chính xã, trường học, trạm y tế.v.v…

cần dành đất để làm bãi đổ xe cơ giới, xe khách sau này.

Bảng 4: Chiều rộng của một số loại đường làng xã (mét)



Đường Chiều rộng



Lòng đường



Lề đường mỗi bên



Lưu không



1



Đường trục xã



6



2–1



10 –8



2



Đường thôn (làng)



5



1,5 – 0,5



8–6



3



Đường ngõ xóm



3



4



Đường nội đồng



1



5



4



4



2.2. Điều tra hiện trạng đường sá trong khu dân cư

Ngày nay, nhu cầu mở rộng đường sá trong khu dân cư đã trở thành bức thiết,

tất yếu và khách quan, không thể không làm. Nhưng vấn đề này liên quan đến

đất đai và chi phí di dời, bồi hoàn hay giải toả để xây dựng, mở rộng đường

nông thôn. Đất đai vốn là một vấn đề rất nhạy cảm và hết sức phức tạp. Vì vậy,

công tác điều tra hiện trạng đường sá trong khu dân cư và những số liệu liên

quan đến việc mở rộng đường là công việc cần được tiến hành trước khi lên

phương án mở rộng đường. Các bước cần quan tâm khi quy hoạch mở rộng

hoặc xây dựng đường làng xã:

- Hiện trạng đường sá và cầu cống trong khu vực dự kiến xây dựng đường

nông thôn: Khi lập quy hoạch mở rộng hệ thống đường, cần tiến hành điều tra,

thu thập các số liệu về hiện trạng đường sá trong xã và các số liệu liên quan khi

mở rộng đường.

Nội dung điều tra: chiều dài tuyến, chiều rộng mặt cắt ngang các đoạn tuyến, tại

mỗi vị trí có sự thay đổi chiều rộng con đường đều cần đo một mặt cắt ngang.

Đối với các cầu và cống trên đường, cần có số liệu về số lượng và chất lượng;

phát hiện những hư hỏng cần có kế hoạch sửa chữa, hay nâng cấp để đáp ứng

nhu cầu đi lại hiện tại và tương lai…

Do hệ thống đường sá trong xã đơn giản, thường chỉ gồm một đường trục xã,

đường trục thôn (đường làng trước kia) và những ngõ xóm; cách tổ chức điều

tra tốt nhất là trực tiếp, tự do và ghi chép kết quả vào các bảng thống kê như

dưới đây.

Bảng 5 . Bảng thống kê hiện trạng mạng lưới đường tại một địa phương



Chiều rộng (m)

TT



Tên

đường



Dài

(m)



Nền



Mặt



Lưu

không



Loại mặt

đường &

Ghi

tình

chú

trạng tốt

xấu



Bảng 6 . Bảng thống kê hiện trạng cầu cống tại một địa phương (xã)



TT



Vị

trí



Khẩu

độ (m)



Dài (m)



Rộng

(m)



Chất

lượng



Ghi

chú



- Các số liệu liên quan đến việc mở rộng đường

Các số liệu liên quan đến việc mở rộng đường sá như số hộ gia đình là chủ

trang trại, số hộ làm nghề dịch vụ vận chuyển, các hộ làm nghề chế biến nông

sản, thực phẩm; các hộ hiện đã có và dự định mua phương tiện vận tải cơ giới

và số hộ có đầu máy kéo, máy cày…trong làng xã cần được thống kê. Số hộ

này càng nhiều thì dự án mở rộng đường sá càng được sự ủng hộ và tham gia

tích cực.

- Nhận xét hiện trạng

+ Nhận xét về việc phân bố các tuyến đường đã hợp lý và thuận tiện cho tất cả

các xóm, thôn trong xã; hay còn có những xóm thôn chưa thuận tiện liên hệ với

trung tâm hoặc đường giao thông bên ngoài…;

+ Về tuyến, cần phát hiện những tuyến nào chưa hợp lý, như quá nhiều khúc

quanh co cần được nắn lại; những đoạn nào cần được mở thông …

2.3. Chọn phương án mở rộng đường làng xã

Quy hoạch mở rộng đường giao thông xã dựa trên quy hoạch xây dựng tổng

thể xã, là một phần trong dự án quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng. Vì vậy cần

phải tiến hành lập quy hoạch tổng thể trước để làm cơ sở cho việc quy hoạch

xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, mà dự án mở rộng đường sá là một thành

phần quan trọng.

Theo kinh nghiệm của Bộ Giao thông vận tải và trường Đại học Giao thông Hà

Nội nghiên cứu về đường giao thông nông thôn thì: Mạng lưới đường làng xã từ

nay tới năm 2010, về cơ bản nên tận dụng các tuyến đường hiện có, cải thiện

những đoạn chưa hợp lý và bổ sung cục bộ những đoạn cần thiết để giảm chi

phí đầu tư.

Nội dung quy hoạch mở rộng đường làng xã bao gồm cả việc điều chỉnh lại

mạng lưới, nắn lại một số đoạn đường quá quanh co hay cần mở thêm những

đoạn đường mới để cải thiện hệ thống đường sá.

Một số điều cần lưu ý khi quy hoạch chỉnh trang đường sá:



+ Khi tận dụng đường cấp tỉnh, huyện làm đường trục làng xã hay làm đường

nối các cụm dân cư, cần chú ý đến việc đảm bảo thông xe và an toàn giao

thông. Để tránh tình trạng vào mùa vụ địa phương làm ách tắc xe cộ trên đường

giao thông (vào giai đoạn cao điểm), có thể tạm ngừng hay hạn chế một số loại

xe, máy nông nghiệp hoạt động, chỉ cho chạy qua vào ban đêm.

+ Ngoài ra, ở trung tâm xã, gần chợ… cần giành đất để làm bãi đỗ xe cơ giới,

kiêm luôn chức năng điểm đỗ xe khách nông thôn (village bus); hiện nay chưa

cần vẫn có thể sản xuất trồng trọt. Tương lai không xa sẽ phải dùng đến, nếu

không sẽ không còn đất, hay phải phá dỡ một số công trình gây lãng phí.

Sau khi có phương án mở rộng đường, cần thống kê diện tích nhà cửa, vườn

tược… nằm trong giới hạn mở rộng đường để thông báo công khai, tố chức cho

cộng đồng tham gia ý kiến và bàn biện pháp khắc phục.

Tương tự như vậy, cần thống kê số thửa đất có liên quan đến việc mở rộng

đường của các hộ ven đường và các chủ sở hữu công trình nằm ven đường.

Khi phương án quy hoạch mở rộng hệ thống đường được chấp thuận, thì chỉ

giới lưu không của các con đường là cơ sở để quản lý xây dựng ở địa phương.

3.Công tác quản lý đường giao thông nông thôn

3.1. Phương thức quản lý,duy tu, bảo dưỡng đường sá

Về quản lý, cần có bộ máy gọn nhẹ để đôn đốc chung, từng đoạn đường nên

chia cho các hộ gia đình ở kề đó tự quản. Do lợi ích sử dụng trực tiếp nên

quãng đường sẽ được quản lý chu đáo.

Nội dung công tác bảo dưỡng đường sá

Các loại mặt đường đều có tuổi thọ nhất định và cần được duy tu bảo dưỡng

định kỳ. Tốt nhất là tại mỗi huyện nên có một đội làm công tác bảo dưỡng

đường làng xã (kết hợp với việc bảo dưỡng giao thông bên ngoài khu dân cư).

Bảo dưỡng đường sá bao gồm cả việc luôn luôn giữ cho cống rãnh thoát nước

được thông. Bởi việc ứ đọng nước trên đường không chỉ là mất vệ sinh, mà còn

là nguyên nhân phá hỏng đường nặng nhất.

Cần tổ chức tổng vệ sinh chung định kỳ trong làng xóm, kết hợp việc thu dọn

rác thải tồn đọng tại những nơi công cộng với việc làm sạch đường và khơi

thông cống rãnh thoát nước. .

3.2. Công tác lập quy hoạch xây dựng đường giao thông

3.2.1. Xác định thời gian quy hoạch

Mốc thời gian quy hoạch mạng lưới đường giao thông trong khu dân cư phù

hợp với quy hoạch khu dân cư, khoảng 10-15 năm. Kế hoạch xây dựng đợt đầu

(ngắn hạn) thường được lập cho thời hạn 3-5 năm.

3.2.2. Tình hình dân số trong khu dân cư



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

×