1. Trang chủ >
  2. Nông - Lâm - Ngư >
  3. Ngư nghiệp >

Chương 5: Phát triển công nghiệp nông thôn các Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 174 trang )


sinh môi trường thấp kém. Nhìn chung chất lượng đời sống dân cư nông thôn

thấp hơn nhiều dân cư của đô thị.

Tình trạng nghèo nàn, lạc hậu hiện nay ở một số vùng nông thôn đồng bằng

sông Cửu Long vì nhiều nguyên nhân như: thiên tai, lũ lụt, chính sách của Nhà

nước chưa điều chỉnh kịp thời và phù hợp, cơ chế thị trường tác động, do bản

thân người lao động không biết cách làm ăn, không có tay nghề, kiến thức khoa

học… Nhưng vấn đề cơ bản ở đây là mọi sinh họat đời sống, vật chất tinh thần

của người dân đồng bằng SCL đều chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp,

trong đó thu nhập từ trồng lúa là nhân tố quyết định mức tiêu dùng của các hộ

nông dân. Trong khi đó, hàng năm sản xuất nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng

của thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, giá cả bấp bênh, đất đai ngày càng bạc màu…

Trước tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm còn nhiều, dân số tăng nhanh,

thời gian lao động chưa sử dụng hết như hiện nay thì cần phải đẩy mạnh khai

thác các tiềm năng, xóa dần tình trạng thần nông, độc canh cây lúa, đồng thời

phải tạo ra nhiều công việc làm từ nhiều ngành nghề, cả sản xuất nông nghiệp

và phi nông nghiệp.

Phát triển công nghiệp nông thôn sẽ là chìa khóa đẩy nhanh tốc độ công nghiệp

hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện nay nhiều lọai sản phẩm nông nghiệp của chúng ta chưa đáp ứng được

yêu cầu của thị trường, nhất là tình hình cạnh tranh ngày càng cao với các

nước trong khu vực; đặc biệt là thị trường xuất khẩu do giá thành cao, tính cạnh

tranh kém, hiệu quả sản xuất thấp. Do vậy việc chủ động tạo ra sự chuyển dịch

về cơ cấu kinh tế nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long một cách mạnh

mẽ hơn là cần thiết.

Tuy nhiên cũng cần chú ý những khó khăn, mâu thẩu trong thời gian tới khi phát

triển công nghiệp nông thôn vùng ĐBSCL:

Vừa phải đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ thuần nông sang cơ

cấu kinh tế có công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong khi

vừa phải đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm nhằm đảm bảo an ninh

lương thực quốc gia, đồng thời vừa phải đẩy mạnh sự phát triển tòan diện của

nông, lâm, ngư nghiệp.

Vừa phải tạo ra sự chuyển dịch lao động từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sang

lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ trong khi vẫn phải duy trì sự ổn định

về cơ cấu dân cư phân bố ở nông thôn.

Việc đẩy mạnh tốc độ cơ giới hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp sẽ làm

cho tình trạng dư thừa lao động ở nông thôn. Nạn thất nghiệp ở nông thôn sẽ

tăng nhanh hơn, kéo theo phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp khó giải quyết.

Việc đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu

công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện nguồn

tích lũy của dân cư nông thôn còn nhỏ, sự hỗ trợ của Nhà nước chưa đáp ứng

do kinh phí, ngân sách có hạn.



Những khó khăn, mâu thuẩn trên chỉ có thể giải quyết bằng cách đẩy mạnh phát

triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Trong đó vai trò của công nghiệp

nông thôn có tác dụng to lớn và giúp nông thôn phát triển bền vững.

1.2. Thực trạng phát triển công nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông Cửu

Long

Nhờ đường lối đổi mới của Đảng, đặc biệt là hệ thống chính sách khuyến khích

phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần mà công nghiệp nông thôn ở

đồng bằng Sông Cửu Long những năm qua đã có những tiến bộ nhanh chóng

và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của vùng.

Công nghiệp nông thôn ở ĐBSCL phát triển mạnh từ khi nền kinh tế nước ta

chuyển sang cơ chế mới; do đó dù là sản xuất ở hộ gia đình cũng được cơ giới

hóa lao động ở mức độ cần thiết. Các ngành nghề sản xuất thủ công ở nông

thôn ĐBSCL chỉ còn chủ yếu ở các hộ làm nghề đan lát, làm hàng thủ công mỹ

nghệ… chiếm một tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu ngành nghề nông thôn..

CNNT vùng tập trung phát triển mạnh ở các thị trấn, thị tứ và ở những nơi đầu

mối giao thông quan trọng. Tính chất sản xuất hàng hóa của công nghiệp nông

thôn ở đồng bằng SCL thể hiện ở các họat động sản xuất kinh doanh đều

hướng đến thị trường, sản phẩm được thị trường tín nhiệm và bước đầu đã có

một số cơ sở, doanh nghiệp xuất khẩu được sản phẩm sang thị trường các

nước trên thế giới.

CNNT vùng ĐBSCL có kết cấu rất đa dạng và phong phú, trong đó nhóm ngành

chế biến nông sản chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 22,5% lực lượng lao động

ngành công nghiệp ở nông thôn, chiếm 40 - 60% giá trị sản xuất công nghiệp

của từng địa phương trong vùng).

Họat động chế biến lương thực thực phẩm rất phong phú, khó có thể thống kê

được hết. Nhưng những doanh nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có quy

mô công nghiệp, khối lượng hàng hóa lớn ở các vùng nông thôn thì lại không

nhiều. Hiện nay họat động chế biến lươg thực, thực phẩm mạnh nhất ở ĐBSCL

chủ yếu là xay xát lúa gạo, đông lạnh thủy hải sản, sản xuất rau quả đông lạnh,

đóng hộp, chế biến nước mắm và các lọai tôm cá khô, ép dầu dừa.

Mỗi tỉnh ở vùng đồng bằng SCL đều có hàng ngàn cơ sở xay xát lúa gạo với

năng lực xay xát từ vài triệu tấn /năm trở lên. Các tỉnh vùng ĐBSCL đều có nhà

máy đông lạnh thủy sản với sản lượng hơn 25 ngàn tấn / năm; năm 2001, tòan

vùng đã có 46 nhà máy chế biến đông lạnh thủy sản với công suất khỏang 250

tấn / ngày.

Nhóm ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng phát triển mạnh, trong đó chủ yếu

là sản xuất gạch ngói.

Đến năm 2005, về công nghiệp sản xuất và phân phối điện; tổng công suất các

nguồn điện hoàn toàn vùng khoảng 1.390 MW, trong đó xây dựng mới 1320MW

(Nhà máy điện Ô Môn I+II công suất 600 MW, vốn đầu tư 600 triệu USD; Nhà

máy điện tua bin khí hỗn hợp Cà Mau công suất 720 MW với số vốn đầu tư 400

triệu USD (khoảng 5600 tỉ đồng), đang khảo sát để lập nghiên cứu báo cáo



TKT). Xây dựng hệ thống dây chuyền tải điện 110 KV, 220 KV và trạm biến áp

đồng bộ với nhà máy điện Ô Môn (138 km đường dây 220 KV, 4 trạm công suất

4x125 MVA; 384 km đường dây 110 KV, 15 trạm biến áp với tổng số vốn

khoảng 2016 tỷ đồng); đường dây cao thế Cà May - Ô Môn chiều dài 150 km.

Triển khai xây dựng khu công nghiệp khí - điện - đạm có công suất 720 MW

điện và 80 vạn tấn đạm urê/năm ở Cà Mau. Đưa khí từ Tây Nam về Cần Thơ để

phát triển điện khí Ô Môn, Trà Nóc.

Sản lượng xi măng đến năm 2005 tăng 4,17 triệu tấn, trong đó tập trung chủ

yếu sản xuất xi măng ở tỉnh Kiên Giang (3,05 triệu tấn).

Phát triển 2 cụm liên hợp dệt, may, nhuộm: 1 cụm ở Cần Thơ, 1 cụm ở Long An

có quy mô mỗi cụm: kéo sợi 2-3 vạn cọc; dệt vải mọc (vải nhẹ) cho áo sơ mi, vải

cho quần âu tổng công suất 20 triệu m/năm; dệt kim 1500 tấn/năm; nhuộm hoàn

tất cho vải bông, tổng hợp 45 triệu tấn/năm. Thu hút khoảng hơn 20.000 lao

động dư thừa từ nông nghiệp.

Đầu tư chiều sâu để hiện đại hoá các nhà máy, nâng cao chất lượng thuốc lá

điếu, đưa thuốc lá có đầu lọc, bao cứng lên 90%.

Tập trung nâng cao chất lượng bia cho 5 đơn vị quốc doanh địa phương, mở

rộng công suất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong vùng, tiến hành sắp xếp, giảm

bớt cơ sở để nâng cao chất lượng. Đầu tư nhà máy nước giải khát từ trái cây

xoài, nhãn, cam, quýt, chôm chôm, công suất trên 10 triệu lít/ năm.

Mở rộng và nâng cao chất lượng chế biến thuỷ sản tại An Giang, Cà Mau, Sóc

Trăng, Cần Thơ, Trà Vinh ... đưa công suất chế biến lên hơn 25 vạn tấn/năm

vào năm 2005.

Phát triển 6 khu công nghiệp tập trung, đồng thời từng bước quy hoạch và hình

thành thêm một số khu công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ (30 - 40 ha) tạo Cần

Thơ (KCN Hưng Phú), Bạc Liêu (KCN Trà Kha, Gành Hào), An Giang (KCN

Vàm Công), Bên Tre (KCN Phú Hưng - Mỹ Thạnh).

Các yêu cầu quản lý nhà nước đối với công nghiệp nông thôn

Để quản lý nhà nước đối với CNNT có hiệu lực và hiệu quả cao cần tuân thủ

những yêu cầu cơ bản của quản lý nhà nước đã được Đảng và Nhà nước ta đề

ra trong quá trình đổi mới và cải cách bộ máy nhà nước.

Một là, sự tác động của QLNN đối với CN phải đảm bảo cho hệ thống CN phát

triển và tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với các quy luật, đặc biệt là các

quy luật kinh tế, các quy luật của thị trường, nhất là các đặc trưng của thị trường

ở địa phương gắn với việc cung cấp và tiêu thụ hàng hoá của nông nghiệp,

nông thôn.

Hai là, QLNN đối với CN một mặt với tư cách là người chỉ huy, phải bảo đảm

tính tập trung thống nhất để giữ cho hoạt động của CN phát triển đúng hướng.

Mặt khác, với tư cách là người điều hoà phối hợp, điều chỉnh và điều tiết hoạt

động, cần phải tôn trọng và bảo đảm phát huy cao độ tính năng động, tính chủ



động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ doanh nghiệp ở các

thành phần kinh tế, phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường có sự quản

lý của Nhà nước và điều kiện của địa phương.

Để thực hiện yêu cầu này đòi hỏi sự QLNN phải phân biệt rõ ranh giới, nhiệm vụ

và chức năng QLNN về kinh tế với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của

các chủ doanh nghiệp. Đối với hệ thống doanh nghiệp CN có vốn nhà nước như

công ty cổ phần có vốn góp lớn của Nhà nước, Nhà nước còn cần phải phân

định rõ chức năng QLNN về kinh tế với chức năng QLNN mà Nhà nước với tư

cách là thành viên sở hữu các doanh nghiệp đó.

Ba là, QLNN đối với CN phải có tác động kết hợp hài hoà các loại lợi ích của

Nhà nước, của tập thể và của cá nhân người lao động; trong đó phải coi lợi ích

cá nhân là động lực trực tiếp thúc đẩy tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu

quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời phải bảo vệ lợi ích kinh tế - xã hội, coi hiệu

quả kinh tế - xã hội là mục tiêu hàng đầu, là chuẩn mực của sự tăng trưởng kinh

tế. Sự kết hợp hài hoà 3 lợi ích trên sẽ tạo ra được động lực phát triển CN một

cách cân đối và phát triển đúng định hướng.

Bốn là, hoạt động QLNN đối với CN phải nhằm mục tiêu hiệu quả kinh tế - xã

hội, lấy đó làm mục đích cuối cùng của hoạt động quản lý. Đồng thời, phải coi

mức hiệu quả kinh tế xã hội là thước đo năng lực và trình độ quản lý. Nguyên

tắc này đòi hỏi những nhà quản lý phải có quan điểm đúng đắn về hiệu quả kinh

tế xã hội, đồng thời phải có trình độ nhất định về tính toán hiệu quả và có

phương pháp luận về xét hiệu quả kinh tế.Bất kỳ một biện pháp nào trong quản

lý cũng cần phải đưa ra được nhiều phương án để chọn lựa phương án tối ưu.

Năm là, phải không ngừng hoàn thiện cơ chế vận hành của bộ máy quản lý đối

với CN, thông qua công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Từ đó tiến hành

cải cách tổ chức bộ máy QLNN về kinh tế nói chung, đối với CNNT nói riêng,

phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, với quá trình công

nghiệp hoá hiện đại hoá tại địa phương theo những mục tiêu sau:

- Phân định rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan

QLNN có liên quan đến CN, nhất là cần định rõ trách nhiệm của mỗi ngành, của

từng cấp, từng cơ quan cụ thể trong hoạt động QLNN đối với CN nói riêng.

- Xây dựng được hệ thống phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước, xử lý

tốt mối quan hệ giữa Nhà nước ở Trung ương và chính quyền địa phương trong

QLNN đối với CN tại địa phương.

- Xây dựng cơ cấu bộ máy gọn nhẹ với những mối quan hệ giữa nội bộ và bên

ngoài hợp lý, khắc phục nhiều đầu mối, nhiều khâu trung gian trong quá trình

QLNN đối với CN; gắn với tiến trình cải cách các thủ tục hành chính có liên

quan đến CN.

- Xây dựng một hệ thống thể chế để thiết lập, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước

đối với CN bằng pháp luật, chú trọng xây dựng hệ thống thông tin quản lý hoàn

chỉnh.



- Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở các cơ quan QLNN liên quan đến CN

có năng lực phẩm chất phù hợp với nhiệm vụ trong điều kiện mới. Trong đó cần

chú ý các đặc trưng của quản lý nhà nước đối với ngành CN có khác với các

ngành kinh tế khác, từ đó yêu cầu người cán bộ công chức vừa có hiểu biết về

kinh tế, kỹ thuật của ngành CN, vừa phải có kiến thức về quản lý hành chính

nhà nước, có phẩm chất chính trị và đạo đức cũng như năng lực điều hành

quản lý, tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Cơ quan quản lý nhà nước đối với công nghiệp nông thôn tại địa phương

Bộ Công nghiệp và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước

về công nghiệp ở địa phương theo Thông tư liên tịch 02/2003/TTLT –BCN-BNV

ngày 29/10/2003; như sau:

2.5.1. Vị trí và chức năng Sở Công nghiệp

Sở Công nghiệp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh), giúp Ủy ban nhân dân tỉnh

thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp,

bao gồm các ngành: cơ khí, luyện kim, hoá chất (bao gồm cả hoá dược), điện,

dầu khí (nếu có), khai thác khoáng sản, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp

tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến khác; quản lý nhà

nước các dịch vụ công thuộc ngành công nghiệp trên địa bàn theo quy định của

pháp luật. Sở Công nghiệp chịu sự quản lý toàn diện và trực tiếp của Ủy ban

nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên

môn, nghiệp vụ của Bộ Công nghiệp.

2.5.2. Nhiệm vụ và quyền hạn Sở Công nghiệp

- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về quản lý các

hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn theo quy định của

pháp luật.

- Trình Bộ Công nghiệp thỏa thuận để Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy

hoạch phát triển công nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp cả

nước, quy hoạch phát triển công nghiệp theo vùng lãnh thổ và quy hoạch phát

triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện

các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp

đã được phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về

các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở địa phương

- Về quản lý cơ khí, luyện kim và hoá chất: Tổ chức, chỉ đạo việc phát triển các

sản phẩm cơ khí, cơ - điện tử, tự động hoá, điện tử công nghiệp trọng điểm trên

địa bàn; hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách của Nhà nước, Bộ Công

nghiệp về hỗ trợ phát triển ngành cơ khí, luyện kim, hoá chất và các sản phẩm

cơ khí, cơ - điện tử trọng điểm trên địa bàn.



Về quản lý điện: Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các qui định về quản lý

điện nông thôn; tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ hành lang an toàn

lưới điện cao áp và bảo vệ các công trình điện khác trên địa bàn; Xây dựng quy

hoạch phát triển điện lực tỉnh để Ủy ban nhân dân tỉnh trình Bộ Công nghiệp

phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra thực hiện sau khi được phê duyệt; Trình Ủy ban

nhân dân tỉnh phê duyệt các dự án đầu tư công trình lưới điện hạ áp nông thôn

theo phân cấp; chủ trì phối hợp với các Sở có liên quan trình Ủy ban nhân dân

tỉnh phương án giá điện trên địa bàn theo quy định khung giá của Chính phủ;

Phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng

chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân kỹ thuật thuộc các tổ chức tham

gia quản lý điện nông thôn.

Về quản lý vật liệu nổ công nghiệp: Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm

pháp luật về cung ứng, bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công

nghiệp trên địa bàn; Phối hợp với các cơ quan liên quan, thực hiện công tác

thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý sử dụng, bảo quản,

vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

Về quản lý khai thác khoáng sản: Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt mục

tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch khai thác khoáng sản, các dự án đầu tư theo quy

định của pháp luật đối với các doanh nghiệp trực thuộc sau khi có giấy phép

khai thác khoáng sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.

Về quản lý công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế

biến khác: Hướng dẫn thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển công

nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác trên địa

bàn; chủ trì phối hợp với các Sở có liên quan xây dựng quy hoạch tổng thể và

chi tiết các cơ sở chế biến, vùng nguyên liệu của từng ngành phù hợp với quy

hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê

duyệt; Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chương trình, dự án phát triển

ngành công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến

khác phù hợp với quy hoạch phát triển cơ sở chế biến và vùng nguyên liệu.

Về hoạt động khuyến công: Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các chương

trình, kế hoạch khuyến công trong các ngành công nghiệp trên địa bàn; hướng

dẫn và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt;

Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu công tác khuyến công

của từng thời kỳ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh Danh mục các ngành, nghề công

nghiệp được hỗ trợ từ Quỹ khuyến công của tỉnh cho các đối tượng thuộc mọi

thành phần kinh tế trong các ngành công nghiệp của địa phương.

Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng Quỹ khuyến công của

tỉnh; xét duyệt, cấp và quyết toán Quỹ khuyến công theo quy định của Ủy ban

nhân dân tỉnh;

Về quản lý các khu, cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và kinh tế tập

thể: Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo phát triển các khu, cụm, điểm công

nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với những ngành, nghề phù hợp với quy hoạch

phát triển công nghiệp và quy hoạch kinh tế - xã hội trên địa bàn;



Phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban

hành các quy định để thực hiện các cơ chế, chính sách của Nhà nước ưu đãi về

đầu tư, đất đai, tài chính, khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường có liên

quan đến xây dựng cơ sở kỹ thuật hạ tầng, di chuyển, xây dựng mới khu, cụm,

điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn;

Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế lập dự án đầu tư

phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn phù hợp với quy hoạch công

nghiệp của tỉnh;

Tổ chức, hướng dẫn đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề truyền thống;

tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, thăm quan khảo sát liên doanh, liên

kết, hợp tác kinh tế và tham gia các hội nghề nghiệp. Hướng dẫn phát triển kinh

tế tập thể, mô hình tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã công nghiệp - tiểu

thủ công nghiệp; phân loại các hợp tác xã và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó

khăn cho phát triển kinh tế tập thể; xây dựng và phát triển các mô hình hợp tác

xã kiểu mới.

Tham gia thẩm định hoặc thẩm định các dự án đầu tư trong ngành công nghiệp

của địa phương theo quy định của pháp luật; chủ trì phối hợp với các cơ quan

có liên quan hướng dẫn, kiểm tra hoạt động sản suất - kinh doanh thuộc các

ngành công nghiệp trên địa bàn.

Đề xuất những cơ chế, chính sách ưu đãi riêng phù hợp với điều kiện của địa

phương để thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp trên

địa bàn.

Trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn giấy phép hoạt

động điện lực, giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và các giấy phép khác

theo phân cấp.

Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về kỹ thuật an toàn đối với

các thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong các

ngành công nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp được Ủy ban nhân dân

tỉnh giao.

Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong hoạt

động công nghiệp; hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước về tiêu

chuẩn kỹ thuật, quy phạm kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, chất lượng sản

phẩm công nghiệp; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ, cung cấp tư liệu về

công nghiệp theo quy định của pháp luật.

Chỉ đạo và tổ chức các hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực công nghiệp theo

quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự

nghiệp trực thuộc Sở.

Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp công

nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật.



Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện, quận,

thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.

Tổng hợp, thống kê tình hình hoạt động công nghiệp trên địa bàn (bao gồm cả

hoạt động công nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế

mở, khu công nghệ cao và công nghiệp ngoài quốc doanh) theo quy định của

Bộ Công nghiệp.

Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước các hoạt động của hội và tổ chức

phi Chính phủ thuộc lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn

theo quy định của pháp luật.

Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về hoạt động công nghiệp trên địa bàn

theo quy định của pháp luật.

Thực hiện báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ với

Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công nghiệp.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2.5.3. Vị trí và chức năng của Phòng Công nghiệp huyện, thị xã, thành phố

thuộc tỉnh

Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung

là huyện) có cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức

năng quản lý nhà nước về công nghiệp, tiểu công nghiệp và các dịch vụ công

thuộc ngành công nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Cơ quan

chuyên môn quản lý công nghiệp ở cấp huyện chịu sự quản lý toàn diện, trực

tiếp của Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm

tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Công nghiệp.

2.5.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Công nghiệp cấp huyện

Trình Ủy ban nhân dân huyện các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính

sách, pháp luật, các quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Công nghiệp về

hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.

Trình Ủy ban nhân dân huyện quyết định kế hoạch 5 năm và hàng năm phát

triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra việc

thực hiện sau khi được phê duyệt.

Tổ chức, hướng dẫn và khuyến khích các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư

nhân đầu tư phát triển công nghiệp, mở rộng sản xuất; tổ chức các hoạt động

dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại

và đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn.

Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về điện trên địa bàn; tham gia

xây dựng kế hoạch phát triển điện và kiểm tra chất lượng các công trình điện do

ngân sách huyện đầu tư.



Tổ chức triển khai, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất

công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.

Thực hiện, công tác thống kê, thông tin công nghiệp theo hướng dẫn của Sở

Công nghiệp.

Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất về đánh giá tình hình, kết quả hoạt động

sản xuất - kinh doanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, với Chủ tịch Ủy ban

nhân dân huyện và Giám đốc Sở Công nghiệp.

Chủ trì phối hợp với các với các cơ quan có liên quan kiểm tra, thanh tra việc thi

hành pháp luật về hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.

Giúp Ủy ban nhân dân huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về

hoạt động công nghiệp trên địa bàn.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ủy ban nhân dân huyện.

Đối với những huyện đạt giá trị sản xuất công nghiệp (không kể công nghiệp

Trung ương, đầu tư nước ngoài trên địa bàn) từ 20% trở lên trong cơ cấu kinh

tế của huyện có thể thành lập Phòng Công nghiệp phù hợp với quy định tại Nghị

định số 12/2001/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2001 của Chính phủ.

Câu hỏi thảo luận

1. Vì sao cần thiết có sự quản lý của Nhà nước nói chung, các cấp chính quyền

địa phương nói riêng trong phát triển công nghiệp nông thôn

2. Phân tích các nội dung quản lý nhà nước đối với phát triển các ngành công

nghiệp nông thôn. Liên hệ với một ngành công nghiệp cụ thể, ví dụ chế biến

thủy sản đông lạnh. Nếu sự quản lý lơi lõng, kém hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng

sản xuất và các tác động khác thế nào?

3. Phân tích các yêu cầu đối với quản lý của Nhà nước trong phát triển công

nghiệp nông thôn. Thảo luận nhóm và liên hệ thực tế các tỉnh vùng đồng bằng

sông Cửu Long hiện nay

Tài liệu tham khảo:

1. Đề án phát triển các ngành công nghiệp đến năm 2010 phục vụ Công nghiệp

hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn của Bộ Công nghiệp.

2. Thông tư liên tịch 02/2003/TTLT –BCN-BNV ngày 29/10/2003 về Hướng dẫn

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn

giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về công nghiệp ở địa phương

3. Nghị định của Chính phủ số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 về

trợ giúp phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.Phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển

CNNT vùng đồng bằng sông Cửu Long



2.1. Những quan điểm cơ bản về phát triển công nghiệp nông thôn ở đồng

bằng sông Cửu Long trong những năm tới:

- Phát triển công nghiệp nông thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long phải dựa

vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng theo hướng công

nghiệp hoá, hiện đại hoá và phải được triển khai trong chương trình kế hoạch

phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn cụ thể của từng địa phương trong

vùng. Công nghiệp nông thôn chỉ có thể phát triển được trên nền tảng công

nghiệp hiện có và phải chịu sự chi phối của những yêu cầu, mục tiêu phát triển

công nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và của từng địa

phương trong vùng nói riêng.

- Phát triển công nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long phải dựa vào

lợi thế của cả vùng nói chung và của từng địa phương nói riêng để đảm bảo đạt

hiệu quả trong giao lưu, hợp tác, liên kết với các vùng kinh tế khác trong cả

nước, đặc biệt đảm bảo hiệu quả trong việc hội nhập vào nền kinh tế khu vực và

thế giới. Ưu thế lớn nhất của vùng là sản xuất nông nghiệp hàng hoá, có tiềm

năng rất lớn, với sản phẩm đa dạng, chất lượng cao và giá thành có thể chấp

nhận được đối với công nghiệp chế biến. Mỗi địa phương chỉ có ưu thế trong

việc sản xuất ra một số loại sản phẩm nhất định cho nên cần dựa vào ưu thế

sản xuất riêng của mình mà phát triển công nghiệp nông thôn cho phù hợp, vừa

chủ động được nguồn nguyên liệu, vừa thúc đẩy sản xuất nông nghiệp địa

phương mình phát triển mạnh mẽ.

- Phải xuất phát từ yêu cầu của thị trường, thực hiện phương châm “tiểu công

nghiệp hiện đại, thủ công nghiệp tinh xảo”, đồng thời lấy hiệu quả kinh tế xã hội

làm thước đo. Đó là tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc như: thoả mãn tối đa

nhu cầu thị trường cả về số lượng, chất lượng hàng hoá và dịch vụ; tôn trọng

các quy luật của thị trường; lựa chọn công nghệ sản xuất phù hợp với khả năng

nguồn tài chính, trình độ quản lý và các sản phẩm làm ra có thể cạnh tranh

được trên thị trường. Sự phát triển của công nghiệp nông thôn còn phải nhằm

đảm bảo xã hội nông thôn phát triển ổn định và bền vững.

- Phải trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa việc phát huy các nguồn lực trong nông

thôn với sự quan tâm đầu tư của cải trong và ngoài nước, đặc biệt phải có sự

quản lý, hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước. Phát triển kinh tế nông thôn nói chung,

công nghiệp nông thôn nói riêng ở địa phương nào phải do nhân dân ở nơi đó

quyết định. Cần tạo ra sự hỗ trợ liên kết chặt chẽ giữa các thành phần kinh tế,

giữa các loại hình doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, giữa công

nghiệp nông thôn với công nghiệp đô thị để có thể đứng vững trên thị trường

cạnh tranh và hạn chế tình trạng phát triển tự phát, chồng chéo ngay trên địa

bàn nông thôn.

2.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp nông thôn ở

vùng đồng bằng sông Cửu Long:

- Hình thành mạng lưới dịch vụ hỗ trợ cho phát triển công nghiệp nông thôn từ

tỉnh đến huyện (bao gồm dịch vụ thông tin, tư vấn, cung ứng, tiêu thụ..). Nhu

cầu này ngày càng trở nên bức thiết đối với phát triển công nghiệp nông thôn



hiện nay. Bao gồm các hoạt động sau: tuyên truyền chủ trương chính sách của

Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với phát triển công nghiệp nông thôn; cung

cấp các thông tin cho doanh nghiệp và phản hồi thông tin từ cơ sở sản xuất lên

các cơ quan nhà nước; hướng dẫn người sản xuất lựa chọn các thiết bị, công

nghệ phù hợp; tổ chức đào tạo nghề cho người lao động, đào tạo bồi dưỡng

kinh nghiệm, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh cho chủ cơ sở.

- Tăng cường đầu tư của Nhà nước cho các chương trình nghiên cứu ứng dụng

tiến bộ khoa học – công nghệ vào phát triển và hiện đại hoá công nghiệp nông

thôn; chủ yếu là chế biến nông, lâm, thuỷ sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong

nước và xuất khẩu.

- Tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn. Tạo

tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các cơ sở công nghiệp nông thôn như:

bảo đảm vận chuyển, cung ứng nguyên nhiên liệu và tiêu thụ sản phẩm được

dễ dàng, nhanh chóng; đào tạo nguồn nhân lực và bảo vệ sức khoẻ cho người

lao động… Xây dựng cơ sở hạ tầng giúp hình thành và phát triển nhanh các tụ

điểm công nghiệp nông thôn theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của vùng

và từng địa phương; đồng thời giảm thiểu các tác động gây ô nhiễm môi trường

do công nghiệp nông thôn gây ra.

- Xây dựng hệ thống chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư

đưa công nghiệp nhỏ và vừa về nông thôn; đó là: chính sách huy động vốn từ

nhiều nguồn để đầu tư cho công nghiệp nông thôn; chính sách về thị trường;

chính sách ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ

hiện đại.

- Tổ chức sản xuất và quản lý công nghiệp nông thôn theo lãnh thổ, hình thành

những cụm công nghiệp nông thôn tập trung, gắn với quá trình đô thị hoá trong

vùng và theo kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung. Các cấp

chính quyền địa phương cần kiểm soát chặt chẽ những diễn biến phức tạp do

quá trình phát triển công nghiệp nông thôn gây ra như làm ô nhiễm môi trường,

vi phạm đến an toàn lương thực, khai thác có tính chất huỷ hoại nguồn tài

nguyên thiên nhiên. Mở rộng quan hệ liên kết kinh tế giữa các cơ sở công

nghiệp nông thôn và công nghiệp ở các đô thị, các khu công nghiệp tập trung

trong và ngoài vùng. Lập những hội nghề nghiệp với những hình thức thích hợp.

- Tổ chức tốt hệ thống thông tin giữa các cơ quan chức năng ở địa phương

nhằm có sự quản lý thống nhất chung các mặt phát triển công nghiệp nông

thôn; tăng cường năng lực cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật; nâng cao hiệu lực

và hiệu quả quản lý nhà nước đối với các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp

nông thôn.

- Phát triển mạng lưới tiêu thụ nông, thuỷ sản cho nông dân; hình thành các chợ

đầu mối nông sản, là nơi cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đóng

hộp hay gia công hàng xuất khẩu. Xây dựng một số trung tâm thương mại ở các

thành phố, thị xã trong vùng, các trung tâm thương mại khu vực để lưu chuyển

hàng hoá giữa nông thôn và đô thị.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

×