1. Trang chủ >
  2. Nông - Lâm - Ngư >
  3. Ngư nghiệp >

Chương 4: Hệ thống cơ sở hạ tầng cấp và thoát nước trên địa bàn khu dân cư nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 174 trang )


Số hộ có bể chứa nước lớn khoảng 10m3 để ăn uống cả năm chỉ chiếm 2-3%,

vì giá thành xây dựng bể chứa nước khá cao.

b. Nguồn nước mặt

Nước mặt lấy ngay ở sông hồ, kênh rạch có trữ lượng khá phong phú, phân bố

rộng khắp các địa phương trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên

chất lượng nguồn nước này có sự biến động rất lớn theo không gian và thời

gian.

Nguồn nước ngọt có chất lượng tương đối tốt từ thượng lưu sông Mêkông đổ

về với lưu lượng khoảng 475 tỷ m3/năm. Nhưng phân bố không đều, tập trung

dọc sông Tiền và sông Hậu đoạn từ biên giới Việt Nam -Campuchia đến khỏi

Cần Thơ và Vĩnh Long. Vào mùa lũ, lưu lượng tăng cao đột ngột và đạt trung

bình từ 20.000 – 30.000 m3/s; trong khi đó và mùa khô kiệt, lưu lượng giảm chỉ

còn khoảng 2.000 – 4.000 m3/s; bằng 10 - 20% lưu lượng các tháng mùa lũ.

Đây là nguồn nước ngọt, không bị nhiễm phèn, tuy nhiên có hàm lượng phù sa

cao nên cần phải xử lý ở mức độ nhất định mới có thể dùng cho ăn uống, sinh

hoạt. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước do các loại hoá chất, phân bón, thuốc trừ sâu

rữa trôi từ các đồng ruộng chảy xuống sông rạch; vấn đề vệ sinh môi trường

chưa tốt và hàng loạt hoạt động khác trên lưu vực có thể phát sinh chất thải gây

ô nhiễm nguồn nước là điều cần phải có các biện pháp ngăn chặn, hạn chế và

xử lý đạt hiệu quả hơn.

Với nguồn nước này thường được người dân sử dụng theo các hình thức

sau:

+ Sử dụng trực tiếp nước không qua xử lý.

+ Để lắng tự nhiên, hoặc đánh phèn.

+ Lắng lọc, sát trùng rồi mới sử dụng.

Nước sông hồ, kênh rạch được sử dụng chủ yếu trong mùa khô, khi nước mưa

dự trữ đã hết hoặc sử dụng cho các nhu cầu sinh hoạt khác như tắm rửa, giặt

giũ cả năm kể cả khi có nguồn nước sạch (giếng khoan, bể lọc…) vì chi phí

không cao như các nguồn nước khác.

Nguồn nước mặt hiện nay không đảm bảo về mặt chất lượng, việc lắng lọc hoặc

đánh phèn chỉ làm cho nước có độ trong, còn các chất độc hại và vi khuẩn gây

bệnh chưa bị loại trừ. Ngay việc để lắng tự nhiên và đánh phèn trước khi sử

dụng cũng phức tạp, ít gia đình thực hiện được. Cho nên cần nấu sôi, để nguội

khi dùng nước sông để uống.

Sử dụng các bể lọc chậm để xử lý nước mặt là một biện pháp có hiệu quả, bảo

đảm được chất lượng nước nhưng hiện nay chưa được người dân nông thôn

sử dụng rộng rãi, do:

+ Kỹ thuật khá phức tạp, chưa được phổ cập

+ Giá thành còn cao so với thu nhập bình quân của người dân nông thôn



+ Có nơi do dân chưa thấy mức độ cần thiết nên chưa chấp nhận.

Ngoài nguồn nước mặt có chất lượng tương đối tốt như trên, các nguồn nước

mặt còn lại thường không thích hợp cho mục đích cung cấp nước. Gần như

toàn bộ vùng Đồng Tháp Mười, một phần của Tứ giác Long Xuyên, vùng trũng

Tây sông Hậu bị nhiễm phèn từ 2-4 tháng vào cuối mùa khô và thời điểm giao

mùa; cá biệt có một số nơi nhiễm phèn quanh năm, gây khó khăn rất lớn cho

việc cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

Vùng bán đảo Cà Mau và ven biển Đông Tây bị nhiễm mặn gần như quanh

năm, vùng chuyển tiếp giữa ngọt – phèn và mặn là vùng nước lợ và một phần

nhiễm mặn vào cuối mùa khô nên cũng gây khó khăn nhiều cho việc cấp nước.

c. Nguồn nước ngầm

- Các giếng đào: các công trình cấp nước từ các giếng đào, giếng khơi từ lâu đã

được nhân dân chấp nhận vì nó tương đối phù hợp với khả năng kinh tế hiện

nay và tập quán sử dụng của nông thôn. Tuy nhiên chỉ có những giếng của gia

đình hoặc giếng công cộng gần đền chùa, được xây dựng và bảo quản tốt chất

lượng nước tương đối hợp vệ sinh, có thể dùng cho ăn uống và sinh hoạt.

Nhưng loại giếng này không nhiều, chỉ chiếm khoảng 15 đến 20% tống số giếng

hiện có. Số giếng nước còn lại nói chung không đảm bảo điều kiện vệ sinh vì

các nguyên nhân sau:

+ Khi đào giếng không xây thành và nền, nên nước trong giếng thường bị ô

nhiễm bởi nước rửa xung quanh tràn hay ngấm vào;

+ Giếng không được duy tu định kỳ;

+ Nước giếng bị nhiễm mặn, nhiễm phèn hay có nồng độ sắt cao….

Chất lượng nước của loại giếng này cũng chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh nhưng

vẫn còn sạch hơn nhiều so với nước mặt tự nhiên. Ngoài ra những giếng này có

nhược điểm là thường bị cạn kiệt về mùa khô.

- Các loại giếng khoan lắp bơm tay, hay bơm điện: giếng bơm tay khá đơn giản

nhưng chỉ khai thác được nước ngầm mạch nông. Đến nay vùng nông thôn đã

có hàng vạn giếng khoan nhỏ với chiều sâu từ 10m đến 50m do tài trợ của

UNICEF và do các đội khoan tay tư nhân của các huyện, xã thực hiện.

Do khoan giếng tự phát, trong quá trình sử dụng chưa có những hiểu biết cơ

bản, nên loại hình này đã bộc lộ ra một số nhược điểm như:

+ Khoan giếng tuỳ tiện, trong quá trình khai thác không theo dõi chất lượng của

nước, chưa chú ý bảo đảm vệ sinh nguồn nước dẫn tới giảm sút chất lượng.

Một số nơi vùng đồng bằng sông Cửu Long nước bị nhiễm phèn vào mùa khô

nên khó sử dụng.

+ Quá trình vận hành thiếu duy tu bảo dưỡng, nhất là các giếng công cộng “cha

chung không ai khóc”, thiếu phụ tùng thay thế… làm cho nhiều giếng không thể

hoạt động được nữa.



+ Có khuynh hướng giếng khoan tay chỉ dùng cho một hay vài gia đình, do đó

mỗi ngày chỉ hoạt động 15-20 phút, hiệu quả sử dụng rất thấp, gây lãng phí vốn

đầu tư cũng như vật liệu xây dựng.

Loại giếng khoan đường kính nhỏ có khả năng phát triển nhiều trên diện rộng,

để cấp nước sạch cho các gia đình ở nông thôn. Nhưng trong quá trình sử dụng

loại giếng này lại nhanh bị hư hỏng, nên không thể dựa vào loại hình này đế

tính kế hoạch lâu dài được. Vì vậy phải nghiên cứu, lựa chọn các giải pháp cấp

nước bền vững mới giải quyết được vấn đề nước sạch cho các khu dân cư

nông thôn.

1.1.2. Chất lượng nước cấp từ nguồn nước ngầm

+ Chất lượng nước của các giếng khoan sâu nói chung đảm bảo hơn nước

giếng mạch nông và nước từ các nguồn nước mặt.

+ Việc xử lý nước trước khi dùng chủ yếu là khử sắt và lắng trong bằng kỹ thuật

thô sơ, đơn giản.

+ Nhiều vùng chất lượng nước giếng khơi xấu, nhiều sắt,bị nhiễm mặn hoặc

nhiễm các chất hữu cơ.

+ Nước mặt lấy từ sông , kênh, mương hay ao hồ tù đọng để tắm giặt, rửa…

không đảm bảo vệ sinh.

1.1.3. Tiêu chuẩn cấp nước nông thôn đến năm 2010

Theo Quy chuẩn Xây dựng Việt nam (điều 6.12.2, chương 6), khi lập dự án quy

hoạch cấp nước tập trung cho các khu dân cư nông thôn, thì tiêu chuẩn nước

dùng cho sinh hoạt, ăn uống đối với “nhà có thiết bị vệ sinh và đường ống cấp

thoát nước: 100-120 lít/người/ngày; nhà chỉ có đường ống dẫn đến vòi nước gia

đình: 60-80 lít/người/ngày”.

1.2. Quy hoạch cấp nước sinh hoạt vùng nông thôn

1.2.1. Quy hoạch cấp nước cho vùng dân cư nông thôn:

Nói chung là nhu cầu nước sinh hoạt của vùng nông thôn có nhiều vấn đề rất

bức xúc. Nhiều nơi nguồn nước ăn, tắm giặt đều lấy từ nước sông và nước thải

cũng chảy ra sông. Có nơi từ lâu nay vẫn sử dụng giếng nước chung cho cả

xóm, dù đã bị ô nhiễm khá trầm trọng. Bên cạnh, việc phóng uế bừa bãi, sử

dụng tuỳ tiện các loại thuốc sâu, phân hoá học, thải các loại chất thải xuống

sông rạch làm cho nguồn nước mặt và nước ngầm hiện nay thường bị ô nhiễm,

cần có biện pháp xử lý trước khi dùng.

Mục tiêu Nhà nước đề ra là đến năm 2010 bảo đảm 100% dân số nông thôn

trong cả nước có đủ nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy

nhiên, phần lớn dân cư nông thôn hiện thiếu nước sạch dùng cho sinh hoạt, đôi

nơi vào mùa khô hạn còn không đủ nước để sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất

nông nghiệp. Các biện pháp xử lý như đào kênh mương, nạo vét sau vài năm

đều mang tính đối phó.



Các giải pháp cơ bản cấp nước sinh hoạt cho các xã vùng nông thôn:

- Khai thác xử lý nước tập trung, cung cấp nước bằng đường ống đến tận nhà

dân ở các làng xã tập trung đông dân cư. Khuyến khích các tổ chức, tư nhân

kinh doanh nước sạch. Bên cạnh các cơ quan chức năng cần có sự kiểm soát

chất lượng nước cung cấp của các trạm cấp nước không để ảnh hưởng đến

sức khoẻ người dùng. Việc khai thác các nguồn nước ngầm cần tuân theo quy

định của Luật tài nguyên nước và văn bản hướng dẫn của Tổng cục Khí tương

Thuỷ văn.

- Các xã có dân cư phân tán, có thể sử dụng các công trình khai thác và xử lý

nước quy mô nhỏ, phục vụ cho thôn xóm. Sử dụng giếng khoan bơm tay hay

bơm điện cho từng gia đình. Cần có hỗ trợ cho người dân mua hay xây các bể

chứa nước mưa, tích trữ nước dùng khi vào mùa khô hạn.

- Các nguồn nước như nước sông, hồ, nước mưa (nước mặt), giếng khoan

(nước ngầm) thường lượng nước cung cấp phân bố không đều theo không gian

và không ổn định theo thời gian; cho nên tuỳ vào điều kiện tự nhiên và kinh tế

của từng vùng nông thôn mà có cách khai thác, xử lý và quản lý một cách hợp

lý và hiệu quả.

1.2.2. Lập dự án quy hoạch cấp nước sinh hoạt cho một khu dân cư nông thôn

Cần tiến hành những bước sau đây.

a. Thu thập tài liệu

Cần thu thập các tài liệu cơ sở sau:

 Quy mô dân số của khu thiết kế. Số liệu này có thể thu được ở bản quy hoạch

kinh tế xã hội xã, quyết định quy mô cấp nước

 Tình hình khí hậu (khí tượng): nhiệt độ, lượng mưa, nắng gió….

 Tình hình thuỷ văn, địa chất thuỷ văn: nước ngầm, nước mặt, sông ngòi, hồ

ao, tình hình ngập lụt.

 Tình hình hiện trạng cấp nước

Mục tiêu là phải mô tả tình hình các cơ sở hiện có, chú ý tới số dân được

hưởng dịch vụ và mức độ dịch vụ cấp nước.

Phương pháp thực hiện: thu thập, thống kê và báo cáo các cơ sở, ngành liên

quan đến cấp nước: Thu thập số liệu thống kê và số liệu của xã bao gồm kế

hoạch, nghiên cứu khả thi, những thiết kế hệ thống cấp nước đang được xem

xét, xây dựng và khả thi. Đặc biệt quan tâm những số liệu nằm trong khu vực đồ

án do nhân dân tự làm.

* Các nội dung quan trọng cần được xem xét là:

+ Số lượng người được sử dụng nước sạch;

+ Bản chất của nguồn cung cấp nước.

+ Thông tin về vấn đề này sẽ được chia thành từng nhóm sau:

 Giếng đào (kiểu đơn giản hay đã được cải tiến);



 Giếng khoan nông có bơm tay;

 Giếng bơm sâu có bơm điện hay bơm dầu (đi-ê-zen);

 Điểm lấy từ sông hay mương tưới;

 Bể hứng nước mưa;

 Mạch lộ (trong các khu vực đồi núi);

 Suối và ao hồ.

+ Bất kỳ hình thức xử lý nào đối với các nguồn nước trên đều cần được ghi

chép và phân loại:

 Không xử lý;

 Có xử lý (chỉ khử sắt);

 Xử lý bằng bể lọc chậm;

 Xử lý bằng keo tụ, lắng, lọc;

 Xử lý bằng hoá chất khử trùng;

 Các biện pháp xử lý khác

+ Hình thức sở hữu cung cấp nước:

 Tư nhân;

 Công cộng;

 Xã (kể cả giếng khoan trên đất tư);

 Huyện…

+ Hình thức phân phối nước

 Không có sự phân phối, người dân lấy nước trực tiếp từ nguồn nước;

 Phân phối một cách hạn chế từ nguồn hoặc nơi xử lý tới các điểm lấy nước

công cộng.

+ Hiện trạng các cơ sở cung cấp nước, phân loại:

 Công trình được vận hành và bảo dưỡng tốt;

 Thời gian (%) không vận hành, nêu các lý do.

+ Sử dụng nước và thói quen dùng nước, phân loại:

 Kết hợp sử dụng nguồn nước cho các mục đích khác nhau như nước uống,

nấu nướng, vệ sinh…

 Các nguồn nước giành riêng cho các mục đích khác nhau

+ Ước tính, giả thuyết hoặc số liệu tiêu thụ cụ thể.

+ Xác định những nơi không có đủ điều kiện cấp nước để hạn chế sự phát triển

dân cư hay có kế hoạch di chuyển dân cư.

+ Các kế hoạch hiện có để cải thiện điều kiện cấp nước, tình hình thực hiện các

kế hoạch đó.

 Kế hoạch nguồn vốn hiện tại hay kế hoạch phát triển 5 năm sau;

 Nghiên cứu khả thi hiện đang tiến hành hay đã hoàn thành;

 Thiết kế chi tiết đang nghiên cứu hay đã hoàn thành;

 Các kế hoạch hiện đang tiến hành xây dựng.

+ Cơ cấu tổ chức và việc phân loại theo các đối tượng chịu trách nhiệm

 Cơ quan chức năng chuyên ngành chịu trách nhiệm bảo dưỡng;



 Dân làng chịu trách nhiệm vận hành và bảo dưỡng, thu tiền dịch vụ, quyết

định giá dịch vụ;

 UBND xã chịu trách nhiệm;

 Các đối tượng khác chịu trách nhiệm.

Cấn khảo sát thực địa để thu nhập số liệu và kiểm chứng mức độ chính xác của

các số liệu đã thu thập được.

Tập hợp số liệu thành một báo cáo, phân tích để rút ra những vấn đề chung,

làm cơ sở cho việc thiết kế quy hoạch xây dựng cấp nước làng xã.

b. Thiết kế quy hoạch cấp nước

- Xác định vùng: khu dân cư thuộc vùng nào: nội đồng, ven biển hay bán sơn

địa.

- Xác định tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt theo vùng và điều kiện cụ thể của khu

dân cư, nên chú ý cấp nước cho sản xuất (nếu có).

- Chọn nguồn nước: chọn nguồn nước là vấn đề rất quan trọng vì nó có ảnh

hưởng nhiều đến tính kinh tế khi thi công và vận hành cấp nước. Tuỳ điều kiện

cụ thể ở địa phương mà có phương án khai thác nước mặt hay nước ngầm và

cần tận dụng nguồn nước mưa hay không.

Nhận xét về nguồn nước:

+ Nguồn nước ngầm với trữ lượng phong phú, chất lượng khá tốt, công nghệ

xử lý đơn giản, giá thành khai thác tương đối rẻ, là nguồn khai thác chính để

cấp nước tập trung cho các khu dân cư tập trung.

+ Nguồn nước mặt: do đặc điểm trữ lượng giảm về mùa khô, hàm lượng chất lơ

lửng cao, công nghệ xử lý phức tạp, nên chỉ sử dụng ở nơi thiếu nước hoặc

không có nguồn nước ngầm, khi dùng để cấp nước cho sinh hoạt buộc phải xử

lý.

+ Nước mưa: có chất lượng tốt, nên tận dụng nguồn nước này cho ăn uống.

Song việc trữ nước mưa để dùng trong các tháng không mưa cần phải có bể

chứa kích thước lớn. Nếu sử dụng nước mưa ngoài ăn uống (vệ sinh), sẽ

không có khả năng và không kinh tế. Xây dựng bể nước mưa hỗ trợ cho ăn

uống hoàn toàn có thể thực hiện được đối với từng gia đình.

1.2.3. Các loại công trình cấp nước thông thường

Trên cơ sở tổng kết các loại công trình cấp nước truyền thống của vùng đồng

bằng sông Cửu Long và tham khảo các loại công trình mới được sử dụng ở các

vùng trong nước,các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, trong

những năm tới có thể sử dụng các loại công trình cấp nước như sau:

a. Hệ thống cấp nước tập trung: các hệ thống cấp nước tập trung có khu xử lý

chất lượng và đường ống dẫn phân phối đến từng đối tượng tiêu thụ sẽ được

xây dựng ở các trung tâm của các làng xã, với công suất với 500 - 1500

m3/ngày đêm phục vụ cho 3.000 – 10.000 người. Hiện nay mô hình này đang

có xu hướng được áp dụng rộng rãi.



b. Giếng khoan đường kính D = 90 – 110mm: dùng bơm điện, có khu xử lý sắt,

cấp nước sạch cho các trung tâm xã và các cụm dân cư từ 500 – 2.000 người.

c. Lọc các loại (hào thấm ven bờ, bể lọc chậm): chỉ sử dụng ớ các nơi không có

nguồn nước ngầm (hoặc khai thác nước ngầm mạch sâu quá tốn kém) có thể

phục vụ cụm dân cư 60-200 người.

d. Giếng khoan đường kính nhỏ (D= 42, 49, 63 mm): lắp bơm tay hoặc bơm

điện, có xử lý sắt cục bộ phục vụ chi 1 hộ gia đình hoặc một nhóm hộ gia đình,

có khả năng phục vụ đến 500 người.

e. Giếng khơi có nắp: có thể lắp bơm tay, có bể lọc chậm kiểu gia đình, có thể

phục vụ cho khoảng 100 người.

g. Bể chứa nước mưa hoặc dự trữ nước sạch: thông thường dùng loại có dung

tích 1-5m3. Ở các vùng ven biển hoặc hải đảo nên dùng bể có dung tích lớn

hơn để phục vụ cho một gia đình.

h. Nguồn nước ngầm mạch lộ thiên: chất lượng nước tương đối tốt, chỉ cần xử

lý sơ bộ là có thể sử dụng được.

i. Các thiết bị lọc sạch nước: kiểu gia đình, kiểu công cộng cho trường học,

bệnh xá, công suất từ 50 lít/giờ đến 1-3m3/giờ.

2. thống thoát nước và công trình vệ sinh môi trường

2.1. Vệ sinh môi trường trong các khu dân cư nông thôn

Nói tới vệ sinh môi trường trong các khu dân cư nông thôn chủ yếu là đề cập

đến vấn đề xử lý phân người, phân gia súc, gia cầm, rác sinh hoạt, rác từ sản

xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, phế phẩm nông nghiệp và nước thải các

loại. Một hiện tượng đáng lưu ý nữa là ở nhiều làng quê muỗi và ruồi, nhặng

nhiều hơn trong các khu dân cư đô thị do vấn đề vệ sinh môi trường chưa được

quan tâm.

Vấn đề tồn tại về rác và nước thải ở nông thôn liên quan tới sự thu hẹp và biến

mất của nhiều diện tích đất vườn, ao. Các hộ có vườn thường ủ rác hay đốt rác

làm phân bón; nước thải được thu vào một hố cuối vườn hay cho chảy xuống

ao của gia đình. Với các điểm dân cư nông thôn không còn vườn, ao thì nước

thải và rác đều đã trở thành những nguồn gây ô nhiễm, cần giải quyết ngay từ

đầu.

2.2. Các yếu tố gây mất vệ sinh môi trường

Các khảo sát đã xác định được các nguồn gây ô nhiễm môi trường ở nông thôn

đồng bằng sông Cửu Long như sau:

1. Hố xí (cầu tiêu) không hợp vệ sinh trong các khu dân cư như cầu tiêu trên ao

cá, trên sông kênh rạch hay đi tiêu đào hố mèo sau vườn không chôn lấp, xử lý

hợp vệ sinh.; có tới 60-70% số hộ gia đình trong các khu dân cư nông thôn còn

sử dụng các loại hố xí chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Các công trình vệ sinh chưa

đạt yêu cầu này là những nguồn gây ô nhiễm môi trường.



2. Chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm của các hộ gia đình thải phân, rác…

không qua xử lý;

3. Nước thải từ sinh hoạt, từ rửa chuồng trại, từ các dịch vụ thương mại và sản

xuất tiểu thủ công nghiệp gia đình;

4. Rác thải trong sinh hoạt và từ sản xuất;

5. Nạn sử dụng hoá chất kích thích tăng trưởng, phân bón hoá học, thuốc

phòng trừ sâu bệnh… một cách bừa bãi trong sản xuất nông nghiệp.

6. Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh cũng góp thêm phần gây

ô nhiễm cho các khu dân cư.

2.3. Hướng khắc phục

2.3.1. Về quy hoạch hạ tầng kỹ thuật

Để đảm bảo vệ sinh môi trường, trong quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khu dân cư

cần:

+ Vạch ra được phương hướng xử lý phân rác;

+ Chọn mô hình xử lý nước thải phù hợp;

+ Thanh toán nạn dùng phân người, phân gia súc còn tươi bón cho cây trồng,

rau cải… bằng cách ủ phân chuồng, dùng túi chứa, hầm bể ủ bi-ô-gaz kết hợp

với việc giải quyết chất đốt cho nấu ăn;

+ Cải thiện vệ sinh môi trường nông thôn bằng cách sử dụng hố xí 2 ngăn, hố xí

dội nước…

+ Chợ nông thôn cũng là nơi tạo ra nguồn rác khá lớn. Do vậy tại tất cả các địa

điểm họp chợ, đều cần có quy hoạch, quản lý việc thu gom, xử lý rác và chất

thải.

2.3.2. Về sản xuất nông nghiệp:

Cần tiến tới một nền nông nghiệp hữu cơ. Sản xuất nông nghiệp liên quan chặt

chẽ với việc bảo đảm vệ sinh môi trường ở nông thôn. Vì vậy cần thường xuyên

tuyên truyền, giáo dục nông dân có ý thức trong việc áp dụng các biện pháp

tổng hợp phòng trừ sâu bệnh và quy trình sử dụng phân bón thích hợp, đi đôi

với việc khuyến khích nhà nông tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học trong

trồng trọt và chăn nuôi; sử dụng tối đa nguồn phân xanh, phân hữu cơ tại chỗ.

Như vậy, vừa hạn chế việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp để có những

sản phẩm sạch, không gây độc hại cho sức khoẻ người sử dụng, vừa không

làm cạn kiệt độ màu mỡ và độ tơi của đất, tránh nguy cơ bạc màu, dẫn đến

hoang hoá. Tiến tới một nền nông nghiệp hữu cơ, ít sử dụng các nguồn tài

nguyên, vật liệu đó là giải pháp ưu việt, đảm bảo phát triển bền vững.

Câu hỏi thảo luận



1. Tìm hiểu thực trạng cấp nước sạch, thói quen tiêu dùng nước của người dân

nông thôn. Đề xuất giải pháp khắc phục và phươnghướng giải quyết vấn đề cấp

nước sạch cho dân cư nông thôn

2. Tham quan một số công trình xử lý chất thải và hệ thống thóat nước

Chương 5: Quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng nông thôn.

Chủ trương, chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng

Mục tiêu quản lý phát triển cơ sở hạ tầng nước ta từ 2006 đến 2010

Vai trò to lớn của Nhà nước đối với sự phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội

là một tất yếu khách quan không thể thiếu được của mọi quốc gia.

Nghị quyết về phương hướng phát triển kinh tế xã hội của Đại hội Đảng tòan

quốc lần thứ X có nêu mục tiêu quản lý phát triển cơ sở hạ tầng nước ta nói

chung từ năm 2006 -2010:

“Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước và đa dạng các nguồn vốn để phát triển

mạnh kết cấu hạ tầng nông thôn; thúc đẩy cơ giới hoá, hiện đại hoá nông thôn.

Ưu tiên nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống thuỷ lợi đồng bộ, đi đôi với đổi

mới và nâng cao hiệu quả quản lý để khai thác có hiệu quả các công trình đã

đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu về nước cho nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ

sản, cho công nghiệp, dịch vụ và nước cho sinh hoạt ở nông thôn. Củng cố hệ

thống hồ, đập, đê, kè ven sông, ven biển; nâng cấp các hệ thống cảnh báo, chủ

động phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, bảo vệ môi trường

nước. Đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng để hoàn thành có chất lượng chương

trình cụm tuyến dân cư vùng ngập lũ ở đồng bằng Sông Cửu Long. Tiếp tục đầu

tư phát triển giao thông nông thôn, bảo đảm các xã đều có đường ô tô tới khu

trung tâm, từng bước phát triển đường ô tô tới thôn, bản; phấn đấu đến năm

2010, trên 90% hộ dân cư nông thôn có điện sinh hoạt, trên 75% dân cư nông

thôn có nước sạch.

Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân và cho lao động nông thôn,

nhất là các vùng Nhà nước thu hồi đất để xây dựng kết cấu hạ tầng và phát

triển các cơ sở phi nông nghiệp. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông

thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng

lao động làm công nghiệp và dịch vụ. Tạo điều kiện cho lao động nông thôn có

việc làm cả trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tại chỗ và ngoài

khu vực nông thôn, kể cả ở nước ngoài.

Trên cơ sở bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch, Nhà nước ưu tiên dành vốn ngân

sách và huy động các nguồn lực khác để đẩy nhanh việc xây dựng đồng bộ kết

cấu hạ tầng trong từng vùng và trên cả nước, xem đây là một khâu đột phá để

phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay và chuẩn bị cho bước tiếp theo.

Khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài tham gia phát triển lĩnh vực này. Chú trọng các công

trình quan trọng, thiết yếu, phát huy nhanh tác dụng. Khắc phục tình trạng đầu

tư dàn trải, thất thoát, lãng phí.



Tập trung huy động các nguồn lực để ưu tiên hoàn chỉnh một bước cơ bản kết

cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt, đường biển, đường

hàng không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Cải tạo, nâng cấp và

xây dựng mới các công trình thuỷ lợi có nhu cầu cấp bách, gắn với phát triển

thuỷ điện, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, nước

sinh hoạt của dân cư và giảm nhẹ thiên tai.

Phát triển nhanh nguồn điện với cơ cấu hợp lý, hoàn chỉnh hệ thống truyền tải,

bảo đảm sự vận hành an toàn, hiệu quả, đáp ứng đủ điện cho yêu cầu phát

triển kinh tế, xã hội, cả ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Nhà

nước tập trung đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư để phát

triển nhanh ngành điện trên nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh và thực hiện cơ

chế thị trường về giá bán điện, đồng thời có chính sách trợ giúp hợp lý đối với

các hộ nghèo.

Tăng nhanh năng lực và hiện đại hoá bưu chính - viễn thông; tiếp tục đẩy mạnh

phát triển kết cấu hạ tầng thông tin hiện đại, đồng bộ và ổn định đáp ứng cho

phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm sự cạnh tranh bình

đẳng trong lĩnh vực dịch vụ thông tin.

Rà soát, bổ sung và nâng cao chất lượng quy hoạch, tiếp tục tổ chức thực hiện

các định hướng phát triển đô thị đến năm 2020, hình thành hệ thống đô thị phù

hợp trên địa bàn cả nước; đặc biệt chú trọng phát triển các đô thị vừa và nhỏ,

hạn chế tập trung dân cư vào một số ít thành phố lớn; xây dựng đồng bộ và

từng bước hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, chú trọng hoàn thiện mạng

lưới giao thông, hệ thống cấp nước sinh hoạt, cung cấp đủ nước sạch và giải

quyết cơ bản vấn đề thoát nước và xử lý chất thải ở các đô thị, các khu công

nghiệp; quản lý chặt chẽ việc thực hiện qui hoạch và các qui chế về đô thị.”

Quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng nông thôn

Các nội dung cơ bản trong quản lý nhà nước đối với hệ thống cơ sở hạ tầng

nông thôn.

Hoạt động quản lý nhà nước đối với sự phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn cần

phải tập trung và giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

2.1. Xây dựng hệ thống pháp luật bảo vệ, khai thác, phát triển hệ thống cơ sở

hạ tầng nông thôn nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế của hệ thống này; tuân theo

những quy định chung của Nhà nước và chỉ có Nhà nước mới có thể đề ra

được những quy định đó. Nhà nước luôn phải đưa ra những chính sách, hệ

thống pháp luật để quản lý, khai thác hệ thống cơ sở hạ tầng để nhằm phục vụ

lợi ích chung của xã hội; không vì lợi ích của chính người hay tổ chức tham gia

đầu tư hệ thống hạ tầng đó. Đây là quan điểm chung cho hoạt động quản lý hệ

thống hạ tầng kinh tế - xã hội của mọi quốc gia.

Cần phân biệt việc khai thác hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội với vai trò của

Nhà nước quản lý sự phát triển hệ thống này. Quan niệm sai lầm về vấn đề xã

hội hoá các hoạt động trong lĩnh vực y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội cũng như

khai thác các hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện, nước với việc giảm vai trò



quản lý của Nhà nước nên đã xảy ra khá nhiều hoạt động phát triển không lành

mạnh trong các lĩnh vực trên. Thậm chí nếu lĩnh vực nào thiếu sự quản lý của

Nhà nước thì lĩnh vực đó gặp nhiều vấn đề tiêu cực và gây thất thoát tài sản

của Nhà nước, của xã hội. Chẳng hạn lĩnh vực cung cấp điện, cấp nước hiện

nay là hoạt động mang tính chất độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước,

nhưng do thiếu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, thiếu hệ thống văn bản pháp

luật có hiệu lực nên mặc dù có sự tăng cường đầu tư, hiệu quả cung cấp và

khai thác hạ tầng điện nước đã được nâng lên một bước song vẫn còn thất

thoát lớn, chất lượng chưa cao, hiệu quả còn thấp.

Trách nhiệm của Nhà nước trong hoạt động quản lý sự phát triển các yếu tố của

hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là yếu tố hạ tầng xã hội có một ý

nghĩa quan trọng. Đó là điều kiện để thực hiện sự bình đẳng trong phát triển và

sự tiếp cận bình đẳng của mọi thành phần kinh tế đối với việc sử dụng các loại

hạ tầng kinh tế xã hội. Những chính sách và hệ thống pháp luật của Nhà nước

đối với quản lý hạ tầng kinh tế xã hội phải nhằm đáp ứng nguyện vọng chính

đáng của nhân dân và bảo đảm cho họ được phục vụ, được hưởng thụ các tiện

ích từ hạ tầng kinh tế xã hội ngày một tốt hơn.

2. 2. Quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn liền

với quy hoạch phát triển vùng, là một trong những nhiệm vụ của các cấp chính

quyền từ trung ương đến cơ sở.

Công tác quy hoạch nhằm đảm bảo cho sự phát triển hệ thống hạ tầng kinh tếxã hội thích ứng với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Hoạt động quy hoạch

cần theo những nguyên tắc rất cơ bản, khoa học của công tác quy hoạch và

phải xem quy hoạch hệ thống hạ tầng kinh tế- xã hội là một bộ phận quan trọng

của quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội của vùng, địa phương và toàn

quốc. Trên cơ sở phân tích mức độ đáp ứng của hệ thống hạ tầng kinh tế- xã

hội hiện nay so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân.

Ở những vùng đang phát triển, do hệ thống hạ tầng chưa được đầu tư trước đó

nên phải tập trung vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng và tạo tiền đề cho phát

triển các loại hình sản xuất trên địa bàn lãnh thổ. Đây cũng là quan điểm phát

triển đi trước một bước của hệ thống hạ tầng kinh tế sản xuất. Nhà nước ta đã

kết hợp nhiều mô hình chiến lược phát triển khác nhau nhằm tạo sự phát triển

đồng đều một cách thích ứng cho các vùng và tạo ra các cực tăng trưởng, hạt

nhân của sự phát triển.

2.3. Tìm kiếm các nguồn vốn khác nhau để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.

Trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong cung cấp vốn cho hoạt động đầu

tư xây dựng hệ thống hạ tầng kinh tế- xã hội thông qua vốn ngân sách nhà

nước cho đầu tư cơ bản. Bên cạnh có các chính sách ưu đãi về thuế, sử dụng

vốn, cho thuê đất dài hạn để lấy cơ sở hạ tầng, đa dạng hoá các hình thức đầu

tư và quản lý sử dụng hoặc cho phép thu lệ phí một số công trình hạ tầng để

khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

nông thôn.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

×