1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Công nghệ - Môi trường >

SSOP2. VỆ SINH CÁ NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 186 trang )


- Có bảng hướng dẫn phù hợp để nhắc nhở công nhân rửa tay trước khi vào phân xưởng sản xuất, vệ sinh giữa giờ.

- Bồn khử trùng ủng được bố trí tại khu vực rửa và khử trùng tay ngay trước khi vào phân xưởng sản xuất và được thay nước định

kỳ.

- Công ty có đội ngũ nhân viên đã được đào tạo để kiểm tra vệ sinh cá nhân tại mỗi lối ra vào phân xưởng, chỉ những công nhân đã

có đầy đủ bảo hộ lao động và đã được làm vệ sinh đúng qui định mới được vào phân xưởng.

- Khu vực vệ sinh được bố trí bên ngoài khu vực sản xuất, không mở cửa thông trực tiếp và tách biệt với khu sản xuất với số lượng

phù hợp 20 công nhân/ một nhà vệ sinh, tùy theo giới tính, có nhà vệ sinh riêng cho nam và nữ. Trong nhà vệ sinh có thùng rác đậy

kín nắp và được thông gió tốt.

- Có phòng thay bảo hộ lao động cho nam, nữ riêng biệt, có giá treo bảo hộ lao động, tủ chứa đồ cá nhân,… được thông gió và chiếu

sáng tốt.

- Ở các phòng đều có dán nội quy phòng thay bảo hộ lao động.

- Công nhân khi vào phân xưởng sản xuất phải được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động. Khi có việc cần đi ra ngoài (kể cả khi đi vệ

sinh) phải thay bảo hộ lao động.



3. Các thủ tục cần tuân thủ

3.1. Vệ sinh cá nhân

Công nhân các tổ sản xuất phải tuân thủ các quy định về vệ sinh cá nhân cụ thể:

+ Đầu tóc gọn gàng sạch sẽ, móng tay phải cắt ngắn và không được nhuộm, sơn.

+ Không đeo đồ trang sức, các vật dụng không liên quan vào vị trí làm việc.

+ Mặc đồ bảo hộ lao động, đội mũ trùm tóc, đeo khẩu trang.

+ Cất giữ quần áo và đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

+ Phải rửa tay bằng xà phòng, lau khô tay bằng máy sấy và khử trùng tay lại bằng cồn:

- Trước khi vào sản xuất.

- Sau khi đi vệ sinh.

- Sau khi tiếp xúc vơi bất kỳ chất gây nhiễm bẩn nào.

+ Không ăn uống, hút thuốc, cười nói, đùa giỡn khi đang làm việc.

+ Không vứt giấy, vật dụng, khạc nhổ... nơi sản xuất.

+ Thay ủng, dép, đồ BHLĐ trước khi vào nhà vệ sinh, khi vào sản xuất phải thay dép chuyên dùng cho khu vực sản xuất.



+ Đối với khách tham quan khu vực sản xuất phải chấp hành đúng các qui định về vệ sinh, an toàn của công ty.

3.2. Bảo hộ lao động

Tất cả cán bộ công nhân viên của các phân xưởng sản xuất được cấp phát bảo hộ lao động phù hợp với tính chất công việc.

- Phân xưởng chế biến

+ Công nhân hủ tiếu khô, đập bột nêm, vô bột nêm, bao nhãn: quần áo, nón trùm tóc, khẩu trang màu trắng, dép màu nhạt.

+ Công nhân vệ sinh, bếp, hầm sấy, vô thùng: quần áo màu xanh, nón xanh, dép.

- Phân xưởng bánh phồng tôm, phân xưởng tráng bánh

+ Lao động nam mặc đồ bảo hộ lao động màu xanh, kết xanh, khẩu trang.

+ Lao động nữ mặc đồ bảo hộ lao động màu trắng, nón trùm tóc, khẩu trang màu trắng, dép màu nhạt (riêng nhóm xay gạo và khuấy

bột ở phân xưởng tráng bánh không mang khẩu trang).

- Đeo găng tay vải hoặc cao su đối với những khâu: Xay, phối trộn, tháu khăn, xếp vĩ, phòng lạnh, sàng, sấy, hấp.

- Mang ủng đối với những khâu xay, phối trộn.

- Mang yếm cao su ở khâu xay bột và yếm vải đối với khâu gỡ bánh, xé bìa, cân bánh dẻo.

3.3. Vệ sinh trang phục bảo hộ lao động



+ Quần áo bảo hộ lao động

- Trước mỗi ca sản xuất, các cán bộ công nhân viên thuộc các phân xưởng sản xuất phải thay quần áo sạch đã được giặt từ nhà giặt

trước khi vào xưởng.

- Sau mỗi ca công nhân sản xuất thay đồ BHLĐ đã mặc bỏ vào giỏ để ở khu vực quy định. Bộ phận giặt đồ bảo hộ lao động có trách

nhiệm giặt phơi khô và ủi.

3.4. Vệ sinh các nhà vệ sinh

+ Nhà vệ sinh, bồn rửa tay: Công nhân vệ sinh phải làm vệ sinh 2 lần/ngày đảm bảo sạch, không bám bẩn.

+ Xà phòng vệ sinh, cồn khử trùng và giấy vệ sinh do công nhân vệ sinh bổ sung thường xuyên.

+ Máy làm khô tay do bộ phận bảo dưỡng thường xuyên kiểm tra đảm bảo sẵn sàng.

3.5. Công nhân trước khi vào phân xưởng phải

- Để tất cả dụng cụ cá nhân vào tủ chứa trong phòng thay bảo hộ lao động.

- Đặt giầy, dép đúng vị trí và đúng nơi quy định.

- Đi vào phòng thay bảo hộ lao động theo bảng lối vào dành riêng cho mỗi khu vực chế biến.

- Công nhân mặc đồng phục đã cấp tại mỗi khu vực chế biến, quần áo cá nhân treo vào giá riêng tách biệt với giá máng bảo hộ lao



động sạch và bảo hộ lao động đã sử dụng.

- Công nhân mặc bảo hộ lao động: đầy đủ, sạch sẽ, đúng nơi, đúng qui định:

+ Đầy đủ: quần áo, nón, khẩu trang, yếm, ủng, bao tay (ngoại trừ một số khu vực có qui định riêng).

+ Đúng nơi: trang bị bảo hộ lao động từ phòng thay đồ và chỉ mặc trong phân xưởng, không mặc bảo hộ lao động ra ngoài khu vực

sản xuất.

+ Đúng qui định:

- Nón: Che kín tóc.

- Khẩu trang: che kín mũi, miệng.

- Bao tay: không bị thủng, bằng vật liệu không thấm nước.

- Quần áo: qui định riêng cho từng khu vực sản xuất.

Sau đó đến nơi vệ sinh tay được thiết kế ngay lối đi vào của công nhân tại mỗi khâu chế biến và thực hiện các bước vệ sinh tay:

- Móng tay phải được cắt ngắn, không mang nữ trang, không sơn.

- Không được khạc nhổ, hút thuốc, mang đồ ăn, thức uống vào phân xưởng.

- Khi công nhân mặc bảo hộ lao động không được ra ngoài phân xưởng hay vào nhà vệ sinh, không được nằm hoặc ngồi trong phòng



thay bảo hộ lao động. Khi đi nhà vệ sinh, hoặc ra ăn cơm, hoặc trước khi công nhân ra khỏi khu vực sản xuất.

3.6. Các bước vệ sinh tay được thực hiện như sau

- Vệ sinh tay bằng nước sạch và vệ sinh từ khuỷu tay xuống các kẽ tay, bàn tay.

- Vệ sinh bằng xà phòng, dùng bàn chải chuyên dùng chà sạch các đầu ngón tay, lòng và lưng bàn tay, xả sạch bằng nước sạch.

- Ngâm tay vào dung dịch chlorine nồng độ 10- 15ppm, ngâm phải ngập cả hai bàn tay vào dung dịch chlorine.

- Xả sạch chlorine còn dính trên tay bằng nước sạch.

- Lau khô tay bằng khăn sạch.

- Mang bao tay vào và lấy yếm được treo tại khu vực vệ sinh tay mặc vào. Sau đó ngâm bao tay và vuốt yếm bằng dung dịch

chlorine 50-100 ppm đã pha sẵn, và được tổ vệ sinh kiểm tra tình trạng vệ sinh trước khi sản xuất.

- Khi có việc ra ngoài phân xưởng công nhân phải vệ sinh bao tay, rửa mặt ngoài của yếm và đi ra treo bao tay, yếm ở giá máng trên

lối đi. Máng ủng vào giá, thay bảo hộ lao động máng vào móc và treo thứ tự sau đó đi ra ngoài và khi quay trở vào phân xưởng công

nhân phải vệ sinh lại như trước khi vào phân xưởng.

- Khi nghỉ giữa ca, công nhân phải vệ sinh yếm, bao tay, ủng bằng bàn chải, xà phòng bột, nước sạch nhưng chỉ vệ sinh mặt ngoài



sau đó treo đúng nơi qui định.

Sau mỗi ca sản xuất, công nhân phải vệ sinh sạch sẽ yếm, bao tay, ủng cả 2 mặt và treo đúng quy định.

4. Giám sát và phân công trách nhiệm

4.1. Giám sát

Điều hành phân xưởng tổ chức thực hiện và duy trì qui phạm này.

Tổ trưởng, công nhân ở các công đoạn phải tuân thủ đúng qui phạm này.

Công nhân vệ sinh theo dõi và báo cáo tình hình vệ sinh nhà xưởng, công nhân cho điều hành phân xưởng.

KCS kiểm tra tình trạng vệ sinh của công nhân và ghi vào “Biểu mẩu kiểm tra vệ sinh hàng ngày” trong suốt thời gian sản xuất.

Nhân viên kiểm nghiệm sẽ lấy mẫu kiểm: tay, bao tay, yếm theo kế hoạch.

KCS sẽ kiểm tra hàm lượng chlorine trong các bể nhúng ủng trước khi hoạt động sản xuất và mỗi 4 giờ sản xuất. Các kết quả này sẽ

được ghi vào Biểu mẫu kiểm tra nồng độ chlorine.

Việc thực hiện qui phạm này sẽ do KCS kiểm tra và ghi kết quả vào Biều mẫu kiểm tra vệ sinh hàng ngày (Vệ sinh cá nhân).

4.2. Hành động sửa chữa

QC tại các khu vực sản xuất, công nhân trực vệ sinh khi phát hiện công nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các bước



vệ sinh và khử trùng thì tuyệt đối không cho vào phân xưởng sản xuất và yêu cầu thực hiện lại các bước vệ sinh đến khi đạt yêu cầu

mới cho vào phân xưởng sản xuất.

Khi phát hiện thiết bị vệ sinh và khử trùng bị hỏng thì báo ngay cho bộ phận cơ điện để sửa chữa ngay.

Nhân viên tổ Vi sinh lấy mẫu kiểm tra vi sinh nhận định kết quả và tiến hành các biện pháp sửa chữa khi kết quả không đạt.

4.3. Thẩm tra

Hồ sơ ghi chép việc thực hiện qui phạm này được Đội trưởng Đội HACCP hoặc thành viên Đội HACCP (khi được sự ủy quyền của

Đội trưởng đội HACCP) thẩm tra hàng tuần.

4.4. Hồ sơ lưu trữ

Tất cả hồ sơ biểu mẫu ghi chép về việc thực hiện qui phạm này đã được thẩm tra phải được lưu trữ trong bộ hồ sơ SSOP của Công ty

ít nhất là 02 năm.



SSOP3. PHÒNG CHỐNG NHIỄM CHÉO



1. Yêu cầu

Tránh nhiễm chéo từ các vật kém vệ sinh sang thực phẩm, công nhân ở khu vực ít sạch hơn sang khu vực sạch, vật liệu bao gói, các

bề mặt tiếp xúc với sản phẩm bao gồm: dụng cụ, bao tay, bảo hộ lao động, môi trường ít sạch hơn môi trường sạch… và từ động vật

gây hại sang thực phẩm.

2. Điều kiện hiện tại của Công ty

- Mặt bằng xí nghiệp được bố trí phù hợp cho từng công đọan sản xuất từ khâu tiếp nhận đến khâu bảo quản thành phẩm.

- Giữa khu sạch và khu dơ được ngăn cách riêng biệt. Sản phẩm được lưu chuyển một chiều từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến thành

phẩm không có đường đi ngược lại.

- Có kho bao bì được thiết kế, bố trí nằm ngoài khu vực phân xưởng.

- Có kho bao bì trung gian an toàn nằm trong phân xưởng thông với phòng bao gói qua lổ tò vò.

- Có khu chứa phế liệu nằm ngoài phân xưởng thông 1 chiều với khu sơ chế.



- Có lối đi riêng cho công nhân và khách khi vào phân xưởng, không cùng đường đi với nguyên liệu và sản phẩm.

- Có hệ thống thoát nước thải được bố trí lưu chuyển từ khu sạch đến khu kém sạch hơn và chảy thẳng ra bể xử lý nước thải trước

khi thải ra sông.

3. Các thủ tục cần tuân thủ

3.1. Nhiễm chéo trong thiết kế nhà xưởng

- Dây chuyền sản xuất được thiết lập theo một đường thẳng, các công đoạn không cắt nhau.

Trần, đèn, quạt hút trong phân xưởng phải được bảo trì và làm vệ sinh mỗi tuần một lần nhằm tránh sự ngưng tụ hơi nước tạo nấm mốc

và bong tróc rơi vào sản phẩm. Công nhân tổ vệ sinh sử dụng cây lau sạch nhúng nước lau sạch trần, rồi lau lại bằng cây lau khô.

- Nền, tường, cống rãnh thoát nước luôn duy trì có bề mặt nhẵn láng, dễ làm vệ sinh. Nền, tường, cống rãnh được làm vệ sinh bằng

xà phòng và khử trùng bằng chlorine nồng độ 300- 500 ppm trước và sau khi sản xuất.

- Việc vệ sinh nền phải được thực hiện liên tục trong giờ sản xuất bằng thanh gạt cao su bởi công nhân tổ vệ sinh để làm sạch phần

tạp chất dơ trên nền. Sau cuối buổi sản xuất vệ sinh lại bằng bàn chải, xà phòng, chlorine 300- 500 ppm và nước sạch. Vệ sinh cuối

buổi cũng được thực hiện tương tự như trên.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (186 trang)

×