1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Báo cáo khoa học >

I- SÔNG VÀ HỆ THỐNG SÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 50 trang )


- Hạ lưu là đoạn cuối cùng của sông trước khi đổ ra biển, hồ chứa hoặc con

sông khác. Đặc điểm ở đoạn này là độ dốc lòng sông rất bé, nước chảy chậm, bồi

nhiều hơn xói, tạo nhiều bãi sông nằm ngang ở giữa lòng sông, hình dạng lòng sông

quanh co uốn khúc rất nhiều, lòng sông mở rộng ra nhiều so với đoạn trên. Hạ lưu

thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải thuỷ cũng như các ngành kinh tế khác.

- Cửa sông là nơi sông tiếp giáp với biển hoặc hồ hoặc một con sông khác. Ở

cửa sông lòng sông mở rộng, lưu tốc bé dần, phù sa lắng đọng tạo thành những tam

giác châu.

Trong một số trường hợp đặc biệt, do điều kiện địa hình địa chất và khí hậu mà

sông có thể không có đầy đủ các phân đoạn như trên. Ví dụ ở vùng sa mạc khô nóng

hay khi chảy qua các vùng núi đá vôi có nhiều hang động ngầm, sông sẽ bị mất nước

và không thể chảy ra đến biển, khi đó sông không có cửa, còn gọi là sông cụt.

2. Hệ thống sông (lưới sông)

Dòng chảy lớn nhất trong mỗi hệ thống sông được gọi là dòng sông chính.

Sông chính trực tiếp đổ ra biển hoặc hồ chứa. Các sông đổ nước vào một dòng sông

chính được gọi là phụ lưu. Các sông làm nhiệm vụ thoát nước cho dòng sông chính

được gọi là chi lưu. Số lượng chi lưu bao giờ cũng ít hơn số lượng phụ lưu.

Dòng sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp lại với nhau tạo thành một

hệ thống sông (lưới sông). Trong hệ thống sông, người ta lấy tên sông chính gọi tên

cho cả hệ thống sông ấy. Ví dụ: Trong hệ thống sông Hồng thì sông Hồng là dòng

chính, các phụ lưu là sông Đà, sông Lô, sông Chảy, sông Gâm, ... còn chi lưu là các

sông Đáy, sông Trà Lí, sông Ninh Cơ



Các hệ thống sông thường tách biệt nhau nhưng cũng có khi kết hợp với nhau

nhất là ở phía hạ lưu để tạo thành một mạng lưới sông ngòi. Ví dụ các hệ thống sông

Hồng và Thái Bình ở nước ta tạo thành mạng lưới sông ngòi Bắc Bộ.



Để đánh giá sự phát triển của mạng lưới sông ngòi, nhất là chiều dài dòng chảy

người ta thường biểu thị bằng mật độ lưới sông (tổng độ dài các sông trong lưới sông

chia cho diện tích lưu vực sông – Đơn vị: km/km2)

3. Hình dạng lưới sông

Hình dạng lưới sông là sự kết hợp của dòng chính, các phụ lưu và các chi lưu.

Hình dạng lưới sông có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tập trung nước & đặc điểm

chế độ lũ. Có thể phân thành các dạng lưới sông chính như sau:



Các dạng lưới sông (các dạng phân bố phụ lưu trong một lưu vực sông)

- Lưới sông hình lông chim: dạng lưới sông này có một dòng sông chính tương

đối dài, các phụ và chi lưu phân bố đều ở cả hai phía tả ngạn và hữu ngạn của dòng

chính, vì vậy ít sinh ra lũ đồng thời và lũ ở hạ lưu không lớn. Ví dụ hệ thống sông

Mê Công

- Lưới sông hình nan quạt: sông chính không dài lắm, các phụ lưu nhiều và đổ

vào sông chính ở những vị trí gần nhau, vì vậy có khả năng sinh ra lũ đồng thời và lũ

ở hạ lưu khá lớn. Hệ thống sông Hồng và Thái Bình ở Việt Nam là tiêu biểu cho lưới

sông hình nan quạt

- Lưới sông song song: dòng sông chính và phụ lưu chảy gần như song song

nhau. Loại này sinh ra lũ đồng thời và lũ ở hạ lưu tương đối lớn và nhanh. Ở Việt

Nam dạng lưới sông song song như sông Mã-sông Chu, sông Đại – sông Kiến

- Lưới sông hỗn hợp: dạng lưới sông này là tổng hợp của các dạng lưới sông

trên.

4. Lưu vực sông

Lưu vực sông là diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông. Nói

cách khác, lưu vực của một con sông là khu vực tập trung nước của con sông đó, là

diện tích mặt đất trên đó nước trực tiếp chảy từ các sườn dốc và dồn vào lòng sông,

hoặc theo các phụ lưu chảy vào sông chính.



Sơ đồ hệ thống sông Hồng

Ranh giới của các lưu vực sông khác nhau là đường phân thủy (đường chia

nước). Đây là đường ranh giới mà từ đó nước chảy về 2 phía đối diện nhau của 2 lưu

vực cạnh nhau. Như vậy có thể thấy đường phân thủy là đường nối liền các điểm cao

nhất phân cách lưu vực con sông này với lưu vực con sông khác.

Đường phân thủy không cố định mà có thể biến đổi do hiện tượng cướp dòng

(bắt dòng) - hiện tượng một dòng sông bắt một bộ phận (thường là khúc thượng lưu)

của một dòng sông thuộc lưu vực khác chảy vào dòng của mình. Nguyên nhân của

hiện tượng này là tác dụng xâm thực giật lùi (đào sâu lòng, làm cho nguồn sông lùi

dần lên phía trên) của sông về phía thượng nguồn. Khi hiện tượng cướp dòng xảy ra

thì diện tích lưu vực sẽ thay đổi theo.

Lưu vực sông có tác dụng quan trọng tới dòng chảy sông ngòi. Lưu vực sông

càng lớn thì lưu lượng nước sẽ lớn theo. Diện tích lưu vực lớn thì tác dụng điều hòa

dòng chảy sẽ lớn hơn. Hình dạng lưu vực cũng có tác dụng nhất định đến quá trình

tập trung nước và đặc điểm lũ, ví dụ lưu vực dạng tròn thường gây lũ kép toàn phần,

nhưng lưu vực dạng dài thường sản sinh lũ bộ phận (lũ đơn).

II. CÁC DÒNG CHẢY SÔNG NGÒI



Trong các đặc trưng của sông ngòi thì đặc trưng dòng chảy là quan trọng nhất

(vì sông là dòng chảy thường xuyên và tương đối ổn định trên bề mặt các lục địa).

Dòng chảy đó bao gồm dòng chảy nước, dòng chảy rắn (cát bùn - phù sa), .... nhưng

dòng chảy nước là quan trọng nhất.

1. Dòng chảy nước

Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó trong

một giây đồng hồ gọi là lưu lượng nước sông (được biểu hiện bằng m3/s)

Trong một năm lưu lượng nước của sông có thể thay đổi tùy theo tháng, theo

mùa. Nhịp điệu thay đổi lưu lượng nước của con sông trong một năm làm thành chế

độ dòng chảy hay thủy chế của sông.

Mùa lũ gồm các tháng liên tục trong năm, từng tháng đều có lưu lượng dòng chảy lớn

hơn hoặc bằng 8,33% (100% = 12 tháng) lưu lượng dòng chảy cả năm. Ngược lại,

mùa cạn gồm các tháng liên tục trong năm, từng tháng đều có lưu lượng dòng chảy

nhỏ hơn 8,33% lưu lượng dòng chảy cả năm.



Trên Trái Đất có những con sông thủy chế đơn giản chỉ bao gồm 1 mùa lũ và 1

mùa cạn kế tiếp. Tuy nhiên, cũng có những sông chế độ nước phức tạp: tồn tại hai

(hoặc hơn nữa) mùa lũ, hai (hay hơn) mùa cạn xen kẽ nhau là. Ngoài ra cũng có một

số loại khác khá phức tạp như chế độ nước đơn giản mà trong mùa cạn có thêm một

mùa lũ Tiểu mãn.



Biến trình năm của lưu lượng nước

2. Dòng chảy cát bùn

Dòng chảy cát bùn là dòng chảy bao gồm các vật chất rắn như sỏi, cuội ... nhất

là cát bùn (phù sa) nên cũng được gọi là dòng chảy rắn.

Nguồn gốc của phù sa là do năng lượng của dòng nước thường xuyên xâm

thực bề mặt đất dốc trong lưu vực và trong lòng sông.

Các phù sa có kích thước nhỏ chuyển động lơ lửng trong dòng nước. Các hạt

phù sa có kích thước lớn hơn do chịu tác động của trọng lực nên lăn ở dưới đáy sông.

Nghiên cứu dòng chảy cát bùn có ý nghĩa thực tiễn lớn như chống bồi lắng hồ

chứa và các cảng đường thủy, chống xói mòn, chống lũ bùn....

III- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MẠNG LƯỚI, TỐC ĐỘ DÒNG

CHẢY VÀ CHẾ ĐỘ NƯỚC CỦA SÔNG NGÒI

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến mạng lưới sông ngòi

Mạng lưới sông ngòi của Việt Nam rất phát triển với mật độ lưới sông lên đến

1 km/km2 nhưng cũng có những vùng lãnh thổ mật độ lưới sông rất thấp, thậm chí có

những khu vực không có dòng chảy. Vì sao vậy? Mạng lưới sông ngòi phát triển phụ

thuộc vào nhiều nhân tố như địa chất, địa hình, khí hậu, nguồn cung cấp nước, con

người ..

Một nhà khí hậu học lỗi lạc đã nói ”Sông ngòi là hàm số của khí hậu”. Nơi

mưa nhiều thì mạng lưới sông ngòi chi chít và phát triển hơn những nơi mưa ít. Nếu

lượng mưa phân bố không đều theo lãnh thổ thì mật độ sông ngòi cũng phân bố

không đều. Nhiệt độ ảnh hưởng đến lượng bốc hơi, làm giảm lượng nước trong sông

và từ đó cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển của mạng lưới sông ngòi.

Một con sông chảy trong vùng khí hậu khô hạn ít mưa nhưng mạng lưới sông

ngòi vẫn có thể phát triển nếu có nguồn cung cấp nước ổn định

Tùy độ thấm nước của nham thạch khác nhau mà ở mỗi khu vực sông ngòi có

mật độ khác nhau. Ví dụ: do tính ít thấm nước của phiến thạch nhất là phiến thạch sét



cho nên mật độ ở những miền này rất dày, nhưng những nham thạch dễ thấm nước

hay có nhiều kẽ nứt thì mật độ ở nơi ấy thưa hẳn.

Thường thì ở đồng bằng mật độ sông cao hơn do sông chảy uốn khúc quanh co

trong khi đó ở miền núi sông thường chảy thẳng.

Thông qua các hoạt động sản xuất con người có thể làm tăng nhưng cũng có

thể làm giảm mật độ sông ngòi. Ví dụ ở nhiều vùng con người đã đào các sông nhân

tạo và làm tăng mật độ sông cho các vùng đó.

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy sông ngòi

a. Độ dốc lòng sông

Nước sông chảy nhanh hay chậm là tùy thuộc vào độ dốc của lòng sông, nghĩa

là tùy theo độ chênh của mặt nước. Độ chênh của mặt nước càng nhiều thì tốc độ

dòng chảy càng lớn.

b. Chiều rộng lòng sông

Nước sông chảy nhanh hay chậm là tùy thuộc vào bề ngang của lòng sông là

hẹp hay rộng. Ở khúc sông rộng nước chảy chậm, đến khúc sông hẹp nước chảy

nhanh hơn.

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông

a. Nguồn cung cấp nước.

Ở vùng khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khí hậu ôn đới, nguồn

cung cấp nước chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước sông của từng nơi phụ thuộc

vào chế độ mưa của nơi đó. Ví dụ ở vùng nhiệt đới gió mùa, chế độ mưa theo mùa

dẫn đến chế độ nước sông cũng phân hóa theo mùa nhưng ở Xích đạo chế độ mưa

quanh năm nên sông cũng đầy nước quanh năm, sự phân hóa của thủy chế không rõ

nét

Ở nhưng nơi đất đá thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò đáng kể trong việc

điều hòa chế độ nước sông.

Ở miền ôn đới lạnh và miền núi cao, nước sông chủ yếu do băng tuyết tan

cung cấp. Mùa xuân đến, khi nhiệt độ lên cao, băng tuyết tan, sông được tiếp nước

nên mùa xuân là mùa lũ.

b. Độ dốc của dòng sông, thực vật, hồ đầm

Độ dốc của dòng sông (độ chênh của mặt nước giữa nguồn và cửa sông) càng

lớn thì nước càng lên nhanh và rút cũng nhanh. Một trong những lí do chính khiến lũ

ở sông ngòi miền Trung nước ta lên nhanh rút nhanh là do các sông ở đây ngắn và rất

dốc.

Thực vật ở lưu vực sông cũng góp phần điều hòa chế độ nước của sông. Khi

nước mưa rơi xuống, một phần lượng nước khá lớn được giữ lại ở tán cây, phần còn

lại khi xuống tới bề mặt đất một phần được lớp thảm mục giữ lại, một phần len lỏi



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

×