1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

1 Khái niệm và phân loại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.31 KB, 88 trang )


Chuyên đề thực tập



2



GVHD: PGS.TS. Vũ Cương



Về KH, theo Bách khoa Việt Nam, “KH là một sự án tổng thể với các mục

tiêu KTXH ở tầm kinh tế vĩ mô hay kinh tế vi mô được thể hiện thành các chỉ tiêu

chung của nền kinh tế quốc dân hay các ngành, các đơn vị hay một lãnh thổ, hay

đơn vị cơ sở, cùng với các chính sách, các giải pháp tương ứng để thực hiện”. Trong

giáo trình KHH phát triển, trường Đại học Kinh tế quốc dân 2012, “KH là thể hiện

các mục tiêu tổng thể về phát triển KTXH của một quốc gia (hay một địa phương)

cần đạt tới trong một thời kỳ KH nhất định và các giải pháp, chính sách, cách đi phù

hợp nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra một cách linh hoạt và hiệu quả cao nhất” (trang

12). Vậy, trong chuyên đề này có thể hiểu KH là bản thể hiện mục tiêu, chỉ tiêu, kết

quả và cách thức, giải pháp thực hiện để đạt được mục tiêu đặt ra của một địa

phương trong một kỳ KH nhất định.

1.1.1.2. Đặc trưng của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có nhiệm vụ cụ thể hóa các mục tiêu định

hướng của chiến lược phát triển,phương án quy hoạch thông qua kế hoạch 5 năm và

kế hoạch hàng năm. Kế hoạch phát triển được.thể hiện rõ nhất (so với.chiến lược

và.quy hoạch) qua hệ thống các.mục tiêu, chỉ tiêu cụ.thể và các giải pháp, chính

sách.thích hợp với.các giai đoạn. Kế hoạch hàng năm sẽ có các mục tiêu, chỉ tiêu,

giải pháp cụ thể và mang tính tác nghiệp hơn kế hoạch 5 năm. Do đó, khi xét về đặc

trưng của KH, chuyên đề này sẽ so sánh với chiến lược phát triển theo các khía

cạnh cơ bản sau:

Thứ nhất, tính phân đoạn.trong kế hoạch chặt chẽ hơn

Chiến lược là sự mô tả mong muốn.về viễn cảnh tương lai.phát triển nên

thường không.bị chặn bởi thời gian. Nó có thể.là 10 năm, 20 năm hay 50 năm tùy

thuộc.vào khả năng nhìn xa.trông rộng của các nhà hoạch.định chiến lược về.tương

lai. Khoảng thời gian của chiến lược chỉ được.xác định một cách tương đối.chứ

không đòi hỏi.tính chính xác. Ngược lại, trong kế hoạch, một yêu cầu.mang tính

nguyên tắc là phải có khung.thời gian rõ ràng. Về thời gian, kế hoạch thường được

chia.thành nhiều mức độ khác nhau: KH 5 năm, KH 3 năm, KH hàng năm... Trong

khoảng.thời gian cụ thể đó, chúng ta sẽ thực hiện.một số mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể để

thực hiện.các bước đi của chiến lược và quy hoạch.

Thứ hai, tính định lượng cụ thể hơn



SV: Hoàng Thị Liên



Lớp: Kế Hoạch 54 B



Chuyên đề thực tập



3



GVHD: PGS.TS. Vũ Cương



Kế hoạch và chiến lược.đều bao gồm cả mặt định tính.và định lượng. Tuy

vậy, mặt định.lượng là đặc trưng cơ bản hơn của kế hoạch. Còn chiến lược lại mang

tính.định tính là chủ yếu. Tính định lượng của KH được.thể hiện thông qua các chỉ

tiêu.phán ánh mục tiêu, kết quả, đầu ra hay hoạt.động cần đạt được trong kỳ KH.

Bên cạnh đó là các chỉ tiêu phản ánh.nhu cầu nguồn lực cần thiết để thực.hiện

nhiệm vụ đặt ra.

Thứ ba, tính kết quả và tính hiệu.quả rõ ràng hơn

Mục tiêu của chiến.lược chủ yếu là vạch ra các hướng.phát triển chủ yếu, tức

là nó thể hiện.tính hướng đích là chính. Còn mục tiêu của KH là phải thể hiện.ở tính

kết quả. Kế hoạch sẽ xác định.từng mục tiêu cụ thể để đạt được mục tiêu chính.của

chiến lược, đồng thời phải xác định thứ tự của.mục tiêu cụ thể và trả lời được câu

hỏi.làm thế nào để đạt được mục tiêu cụ thể đó?... Vì vậy, các mục tiêu, chỉ tiêu và

giải pháp của.kế hoạch chi tiết, rõ ràng hơn, đầy đủ hơn.

1.1.2 Vai trò và phân loại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

1.1.2.1.

-



Vai trò của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội



Vai trò điều tiết, phối hợp, ổn định kinh tế vĩ mô



Trên góc độ vĩ mô, mục tiêu chính của kế hoạch.là ổn định giá cả, đảm bảo

công ăn.việc làm, tăng trưởng và.cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Các mục tiêu

trên có mỗi quan hệ.chặt chẽ với nhau và cùng tác động đến.cân bằng tổng thể nền

kinh tế. Vì vậy, chức năng này của.kế hoạch hóa thể hiện thông qua:

Hoạch định kế hoạch.chung tổng thể phát triển kinh tế xã hội trên toàn địa

phương, đưa ra và thực thi các chính sách.cần thiết bảo đảm cân đối kinh tế nhằm

sử dụng.tổng hợp nguồn lực, phát huy hiệu quả tổng thể kinh tế xã hội, thúc đẩy

tăng trưởng theo phương thức thống nhất.

Bảo đảm môi trường kinh.tế ổn định và cân đối. Tạo điều kiện thuận lợi về

cơ sở hạ.tầng kỹ thuật, xã hội và bảo vệ môi trường. Đảm bảo sự công bằng.xã hội

giữa các vùng và các tầng lớp dân cư bằng.các kế hoạch sử dụng ngân sách và các

chính sách điều tiết.

Điều tiết kinh tế địa phương.sao cho phù hợp với xu thế hội nhập, toàn cầu

hóa ngày càng tăng. Vì vậy, KHH phải xây dựng các.chính sách chuyển giao công

nghệ phù hợp.góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, rút ngắn.khoảng cách

với các nước phát triển.



SV: Hoàng Thị Liên



Lớp: Kế Hoạch 54 B



Chuyên đề thực tập



-



4



GVHD: PGS.TS. Vũ Cương



Vai trò định hướng phát triển



Chức năng này thể hiện.bản chất của kế hoạch trong nền kinh tế thị trường

và chính nó đã.làm cho kế hoạch hóa không bị lu mờ trong cơ chế thị trường. chức

năng này thể hiện ở chỗ :

Công tác KHH cần đưa ra được.chiến lược và quy hoạch phát triển cho địa

phương. Khi đó, KH phát triển KTXH sẽ đưa ra.hệ thống các mục tiêu phát triển,

các chỉ tiêu và các giải pháp thực hiện, dự báo.khả năng, phương hướng phát triển...

nhằm thực hiện vai trò dẫn dắt, định hướng.phát triển, xử lý kịp thời các mất cân đối

xuất.hiện trong nền kinh tế thị trường.

Ngoài ra, các chỉ tiêu được đưa ra.trong kế hoạch phát triển KTXH cần giám

sát và quản lý.chủ yếu là những chỉ tiêu giá trị ở tầm vĩ mô, không.cứng nhắc và áp

đặt mà cần có sự mềm dẻo, linh hoạt. Cần tránh các.chỉ tiêu mang tính pháp lệnh.

-



Vai trò kiểm tra, giám sát



Nội dung chủ yếu của chức năng này là việc chính phủ thông qua.cơ quan

chức năng thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện các tiến độ kế hoạch,

thực hiện và tuân thủ.các cơ chế, thể chế, chính sách hiện hành áp dụng trong thời

kỳ dài. Đánh giá kết quả của việc.thực hiện các chính sách, mục tiêu đề ra. Phân

tích hiệu quả tài chính và hiệu quả KTXH làm.căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch

kỳ tiếp sau.

1.1.2.2.



Phân loại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội



KH có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau; thông thường KH

được phân loại theo nội dung, theo cấp KH và theo thời gian.

Thứ nhất, phân loại theo nội dung

Theo nội dung, KH có thể được chia thành 2 loại: Kế hoạch phát triển kinh tế

xã hội và kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực.

KH phát triển KTXH là công cụ quản lý nhà nước.theo mục tiêu, được thể

hiện bằng những mục tiêu định hướng phát triển KTXH phải đạt được trong khoảng

thời gian nhất định của một quốc gia.hay của một địa phương và những giải pháp,

chính sách nhằm đạt được mục tiêu đề ra một cách một cách có hiệu quả cao nhất.

Các kế hoạch này được xây dựng từ các.cấp địa phương từ cấp xã, phường trở lên.

KH phát triển ngành, lĩnh vực được các ngành.xây dựng theo định hướng của

chiến lược và kế hoạch cấp quốc gia để phát triển ngành, lĩnh vực. Là định hướng



SV: Hoàng Thị Liên



Lớp: Kế Hoạch 54 B



Chuyên đề thực tập



5



GVHD: PGS.TS. Vũ Cương



phát triển ngành, lĩnh vực.trong từng thời kỳ. KH phát triển ngành, lĩnh vực là một

bộ phận.của KH phát triển KTXH, phải nằm trong kế hoạch tổng thể phát triển

KTXH của cả nước và KH phát triển KTXH của địa phương. Kế hoạch phát triển

ngành,lĩnh vực bao gồm 3.cấp: Bộ/ ngành (Trung ương), sở/ngành (cấp tỉnh),

phòng/ ban (cấp dưới tỉnh).

Như vậy, chuyên đề này sẽ đề cập tới loại KH phát triển KTXH.

Thứ hai, phân loại theo cấp KH

Theo cấp KH, KH được chia thành 2 loại : KH cấp Trung ương và KH cấp

địa phương. KH cấp Trung ương là kế hoạch phát triển của một quốc gia. KH cấp

địa phương bao gồm KH cấp tỉnh, thành phố; KH cấp huyện, quận; KH cấp xã,

phường, thị trấn.

Chuyên đề này sẽ nghiên cứu về kế hoạch cấp địa phương, cụ thể là kế hoạch

cấp huyện.

Thứ ba, phân loại theo thời gian

Xét theo góc độ thời gian, có thể có các loại kế hoạch dài hạn 10 năm; kế

hoạch trung hạn 5 năm hoặc 3 năm; kế hoạch ngắn hạn 1 năm và dưới 1 năm.

Chuyên đề sẽ đi sâu nghiên cứu về KH hàng năm.

Tóm lại, KH có thể được phân chia thành nhiều loại theo những tiêu chí

khác nhau. Trong chuyên đề này, tôi sẽ lựa chọn KH phát triển KTXH hàng năm

cấp huyện làm đối tượng nghiên cứu.

1.1.3



Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp huyện



1.1.3.1 Khái niệm kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp huyện

Kế hoạch hàng năm là bước.cụ thể hóa kế hoạch 5 năm, là công cụ điều hành

các hoạt động mang tính tác nghiệp thường niên của nền kinh tế nhằm thực hiện

mục tiêu của kế hoạch 5 năm của huyện.

Về bản chất, kế hoạch phát triển hàng năm của huyện là chi tiết hóa các

nhiệm vụ.đã được phân kỳ trong kế hoạch 5 năm của huyện. Hàng năm, huyện sẽ

triển khai lập KH hàng năm để điều chỉnh lại.sự phân kỳ đó sao cho phù hợp với sự

thay đổi tình hình kinh tế - xã hội của đất nước cũng như là của địa phương. Do

vậy, kế hoạch phát triển kinh tế.xã hội hàng năm là vừa công cụ triển khai vừa là

công cụ để điều chỉnh kế hoạch 5 năm. Ngoài ra, kế hoạch hàng năm còn bao hàm



SV: Hoàng Thị Liên



Lớp: Kế Hoạch 54 B



Chuyên đề thực tập



6



GVHD: PGS.TS. Vũ Cương



các nhiệm vụ, các chỉ tiêu.chưa được dự kiến trong kế hoạch 5 năm, đảm bảo tính

linh hoạt, nhạy bén của kế hoạch hóa nói chung.

1.1.3.2 Phân loại kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội cấp huyện

Kế hoạch phát triển KTXH cấp huyện cũng giống như Kh phát triển KTXH

của quốc gia. Nó bao gồm các bộ phận sau:

- KH phát triển KTXH 5 năm của huyện: là sự cụ thể hóa.các chiến lược và

quy hoạch phát triển trong lộ trình phát triển dài hạn của huyện. Nó xác định các

mục tiêu, chỉ tiêu tăng trưởng.kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội trong thời kỳ 5 năm

và xác định các cân đối, các chính sách phân bổ nguồn lực, vốn cho các chương

trình phát triển của khu vực.kinh tế nhà nước và khuyến khích.sự phát triển của khu

vực kinh tế tư nhân.

- KH phát triển KTXH hàng năm của huyện: là bước cụ thể hóa KH 5 năm, là

công cụ điều hành các hoạt động mang tính tác nghiệp thường niên của nền kinh tế

nằm thực hiện mục tiêu của KH 5 năm. Nếu như KH 5 năm là.công cụ chính sách

định hướng thì KH hàng năm là công cụ thực hiện.

Như vậy, KH phát triển kinh tế xã hội hàng năm của cấp huyện là một bộ phận

của KH phát triển KTXH cấp huyện. Nó là một công cụ mang tính tác nghiệp, có

mối quan hệ chặt chẽ với bộ phận còn lại nhằm thực hiện được mục tiêu phát triển

chung của huyện.



1.2 Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp huyện trong

nền kinh tế thị trường

1.2.1 Vai trò của lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp huyện

Quy trình KHH phát triển có thể chia làm 3 bước sau: Soạn lập KH; tổ chức

thực hiện KH; theo dõi, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh KH.

Soạn lập KH là công việc đầu tiên.trong quy trình thực hiện KHH phát triển.

Nội dung chính của soạn lập.KH là xác định mục tiêu, chỉ tiêu phát triển.và hệ

thống các giải pháp chính sách trong kỳ KH.



Hình 1.1: Sơ đồ tổng quát quy trình thực hiện kế hoạch phát triển

kinh tế xã hội



SV: Hoàng Thị Liên



Lớp: Kế Hoạch 54 B



Chuyên đề thực tập



Soạn lập KH



7



Tổ chức thực hiện

KH



GVHD: PGS.TS. Vũ Cương



Theo dõi, đánh giá

và điều chỉnh KH



Nguồn: Giáo trình KHH phát triển – Chủ biên: PGS.TS Ngô Thắng Lợi

Soạn lập KH phát triển KTXH hàng năm.cấp huyện là bước đầu tiên trong

quy trình thực hiện KH phát triển ở cấp huyện với các nội dung.cơ bản là xác định

các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội và hệ thống các.giải pháp chính sách

thực hiện trong năm kế hoạch của huyện.

Soạn lập KH là soạn lập các văn bản mang tính KH, là bước tiền đề để làm

căn cứ thực hiện các bước sau trong quy trình thực hiện KH phát triển. Lập KH có

vai trò vô cùng quan trọng trong quy trình thực hiện KHH nói chung và với nền

kinh tế nói riêng :

Lập kế hoạch sẽ định hướng được sự phát triển của địa phương. Lập KH

được ví như vẽ một con đường đi đến đích và chỉ ra cách thức làm thế nào để đến

đích đó. Bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm cấp huyện sẽ thể hiện các

mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu phát triển của năm kế hoạch ở huyện. Căn cứ vào

các mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu đó để đưa ra các giải pháp chính sách thực hiện.

- Lập KH lựa chọn được những mục tiêu ưu tiên cho kỳ KH. Trong một kỳ

KH, có rất nhiều mục tiêu và nhiều phương án KH. Một kỳ KH sẽ không thể thực

hiện được hết tất cả các mục tiêu, phương án KH. Vì vậy, lập KH sẽ căn cứ vào

nguồn lực sẵn có của địa phương và mức độ cấp thiết của vấn đề cần giải quyết mà

lực chọn các mục tiêu và phương án KH tối ưu nhất để thực hiện trong kỳ KH.

- Lập KH sẽ là cơ sở để thực hiện bước tổ chức thực hiện KH và thiết lập nên

những tiêu chuẩn.tạo điều kiện cho công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá đạt hiệu

quả cao. Quá trình thực hiện sẽ dựa trên nội dung của bản KH. Thực hiện các giải

pháp nhằm đạt được mục tiêu, chỉ tiêu đạt ra. Sự theo dõi, đánh giá quy trình thực

hiện và kết quả, hiệu quả đạt được sẽ được so sánh với các mục tiêu, chỉ tiêu đã

được nêu trong quá trình soạn lập. Thông qua theo dõi đánh giá sẽ tiến hành điều

chỉnh các mục tiêu, chỉ tiêu sao cho phù hợp hoặc có thể đưa ra các biện pháp hoàn

thiện để đạt được mục tiêu ban đầu đã đề ra khi soạn lập.



SV: Hoàng Thị Liên



Lớp: Kế Hoạch 54 B



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

×